You are on page 1of 76

Chương III.

Các quá trình đáp ứng miễn dịch


Các quá trình đáp ứng miễn dịch
1. MD tự nhiên (bẩm sinh, không đặc hiệu)
2. MD thu nhận (thu được, đặc hiệu)
• Miễn dịch dịch thể
• Miễn dịch qua trung gian tế bào

→MD đặc hiệu: hình thành ở ĐV có xương sống


→Hai hình thức MD hợp tác, bổ túc, khuếch đại, điều hòa hiệu
quả
Hệ thống MD không đặc hiệu
• Hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể
• Gồm các thành phần không chuyên biệt và chuyên biệt
Các cơ chế không chuyên biệt
• Còn thực hiện các chức năng khác
- Cơ chế cơ học
- Cơ chế hóa học
- Cơ chế sinh học
Cơ chế cơ học
• Sự nguyên vẹn của da và niêm mạc là hàng rào bảo vệ, ngăn
chặn sự xâm nhập của VSV
- Tổn thương (bỏng, rách da, vết tiêm truyền) → tăng nguy cơ
nhiễm trùng
• Niêm mạc: lớp tiêm mao nhầy hệ hô hấp phía trên → loại bỏ,
tống khứ vi khuẩn, các chất thải
• Phản xạ ho, hắt hơi
• Sự lưu thông, nhu động đường tiêu hóa, đường tiết niệu,
đường mật ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn
Cơ chế hóa học
• Dịch tiết tự nhiên chứa các hóa chất có tác dụng diệt khuẩn
không chuyên biệt
- Axit béo trong tuyến bã
- Độ pH thấp của dịch âm đạo hạn chế sự tăng trưởng của VK
- Độ axit cao trong dịch vị loại bỏ hầu hết các VK
Cơ chế sinh học
• Vi khuẩn cộng sinh không gây bệnh thường có trên bề mặt da,
đường tiêu hóa → ngăn cản sự phát triển của các VK gây bệnh
bằng cách cạnh tranh chất dinh dưỡng tiết các chất kiềm chế
VK
Các cơ chế chuyên biệt tham gia đáp ứng MD
không đặc hiệu
• Các thành phần dịch thể:
- Lyzozyme
- Các protein viêm
- Interferon (IFN)
- Bổ thể
Các thành phần dịch thể
• Lysozyme
- Enzyme có trong nước mắt, nước bọt, nước mũi, da
- Cắt cầu nối phân tử của màng vi khuẩn → ly giải một số VK
G(+)
- VK G(-) có lớp peptidoglycan nên không bị ly giải trực tiếp →
khi có bổ thể làm thủng lớp màng, lysozyme sẽ cùng tấn công
màng VK
Các thành phần dịch thể
• Các protein viêm: tạo ra trong pha cấp của phản ứng viêm:
- CRP (C-Reactive Protein): sản xuất sớm nhất, có thể tăng gấp
100x → định lượng CRP huyết thanh để chẩn đoán và theo dõi
viêm
- α1 antitrypsin, α1antichymotrypsin
- Haptoglobin
Các thành phần dịch thể
• Interferon (IFN):
- Do tế bào nhiễm virus tiết: IFNα và IFNβ
- Do các tế bào lympho T hoạt hóa: IFNγ
• Hoạt tính sinh học của IFN:
- Cản trở sự xâm nhập và nhân lên của virus
- Kìm hãm sự tăng sinh của một số tổ chức u
- Hoạt hóa các đại thực bào
- Tăng khả năng trình diện KN của MHC → giúp lympho T nhận biết KN
→ Các hoạt tính trên không có tính đặc hiệu với KN, có thể xảy ra với tất cả
các loại virus → IFN được xếp vào hệ thống MD không đặc hiệu
Các thành phần dịch thể
• Bổ thể (complement): hệ thống gồm ~ 25 loại protein huyết
thanh tham gia vào cơ chế đề kháng tự nhiên của cơ thể + đáp
ứng miễn dịch đặc hiệu
- Trong huyết thanh, bổ thể được sản xuất dưới dạng không hoạt
động
Các con đường hoạt hóa bổ thể
1. Con đường cổ điển: bắt đầu từ C1q và khởi động nhờ phức hợp KN-KT,
trong đó kháng thể là IgG hoặc IgM
2. Con đường không cổ điển: không phụ thuộc vào cơ chế MD đặc hiệu
(không cần có sự hiện diện của KT), khởi động khi C3b gắn vào các bề
mặt hoạt hóa như thành của tế bào VK
- Các VSV và nhiều chất có thể hoạt hóa bổ thể theo con đường không cổ
điển như trực khuẩn G(+) hay G(-), virus Dengue (sốt xuất huyết), nấm, ký
sinh trùng, một số chất khác như polysaccharide vi khuẩn (VK lao, phế
cầu khuẩn)
3. Con đường lectin: được khởi động khi lectin gắn mannose (MBL) gắn vào
bề mặt vật lạ
Cả ba con đường đều tạo ra enzyme C3 convertase, C5 convertase và
C5b. Thành phần này sau đó lại được chuyển thành một phức hợp tấn
công màng theo trình tự chung của các tương tác cuối giống nhau ở cả ba
con đường
Con đường cổ điển (Classical pathway)
• Bắt đầu bằng sự hình thành của các phức hợp KN-KT thể hoà
tan hoặc bằng sự gắn của KT vào KN trên một đích thích hợp ví
dụ như một tế bào vi khuẩn.
• IgM và một số phân lớp IgG (IgG1, IgG2 và IgG3) có thể hoạt
hoá con đường cổ điển giống như một số yếu tố hoạt hoá
không có bản chất miễn dịch.
• Giai đoạn đầu tiên của quá trình hoạt hoá liên quan đến một
chuỗi liên tiếp các enzyme của C1, C4, C2 và C3 có mặt trong
huyết tương dưới các dạng không hoạt động chức năng.
Phức hợp C1qr2s2

Phức hợp C1qr2s2 gắn vào kháng thể đã tạo phức hợp với kháng nguyên trên
bề mặt vi sinh vật
Con đường không cổ điển
(alternative pathway)
• Không cần sự tham gia của KT → MD tự nhiên
• Liên quan đến 4 protein huyết thanh: C3, yếu tố B, yếu tố D và properdin
• Được hoạt hoá bởi các thành phần của bề mặt tế bào khác nhau mà được
coi là ”lạ” đối với túc chủ (VD: thành phần tế bào VK G(+) và G(-)).
• C3 trong huyết thanh có một liên kết thioester không bền là chỗ dễ bị thuỷ
phân tự nhiên thành C3a và C3b. C3b gắn vào các KN trên bề mặt lạ (ví
dụ như các KN trên các tế bào VK hoặc các hạt virus) hoặc với ngay cả
các tế bào của bản thân túc chủ .
• Trong thành phần của màng ở hầu hết ĐV có vú đều có lượng acid sialic
cao → làm bất hoạt nhanh các phân tử C3b đã gắn trên các tế bào của túc
chủ
• Vì các bề mặt có KN lạ như thành tế bào VK, thành TB nấm men, vỏ của
một số virus nhất định có lượng acid sialic thấp → C3b gắn vào các màng
này giữ nguyên được trạng thái hoạt động trong một thời gian dài
Con đường lectin (lectin pathway)
• Không cần sự tham gia của kháng thể → MD tự nhiên
• Con đường lectin được khởi động khi protein trong huyết thanh
là mannose-binding lectin (lectin gắn mannose, viết tắt là MBL)
gắn vào các gốc mannose là thành phần của các glycoprotein
hoặc các phân tử carbohydrate trên bề mặt của các vi sinh vật.
• Vì các gốc mannose chỉ có trên bề mặt các vi sinh vật chứ
không có trên các tế bào của ĐV có vú nên con đường lectin
được coi là một biện pháp để hệ thống miễn dịch phân biệt “lạ-
quen”.
Con đường lectin
• Cơ chế hoạt động giống với con đường cổ điển hơn. MBL là một
protein của pha cấp được tạo ra trong các phản ứng viêm.
• Về cấu trúc thì MBL có hình dạng tương tự như phân tử C1q và về
chức năng thì protein này cũng hoạt động tương tự như phân tử
C1q trong quá trình hoạt hoá con đường cổ điển.
• Phân tử MBL có hai phân tử enzyme protease có cấu trúc và hoạt
tính tương tự như C1r và C1s bám vào là mannose-associated
serine protease 1 và 2 (MASP1 và MASP2). Phức hợp MBP-
MASP1-MASP2 hoạt hoá C4 và C2 để tạo thành C4bC2a mang hoạt
tính C3 convertase trong con đường cổ điển.
→ Con đường lectin hoà vào với con đường cổ điển từ bước hoạt hoá
C3.
Sự hình thành phức hợp tấn công màng
• Ba con đường hoạt hóa bổ thể khác nhau ở cách khởi động
nhưng đều có chung một chuỗi phản ứng cuối cùng tạo ra một
đại phân tử được gọi là phức hợp tấn công màng (membrane
attack complex - viết tắt là MAC) có tác dụng làm tan một số tế
bào, vi khuẩn và virus khác nhau
• Những bước cuối của quá trình hoạt hoá bổ thể có liên quan
đến C5b, C6, C7, C8 và C9. Các thành phần này tương tác
tuần tự với nhau để tạo ra một cấu trúc đại phân tử được gọi là
MAC. Phức hợp này chiếm chỗ của các phospholipid màng, tạo
thành một kênh xuyên màng, gây rối loạn màng và cho phép
các ion cùng các phân tử nhỏ khuếch tán ra vào qua màng một
cách tự do.
Sự hình thành phức hợp tấn công màng
Tác dụng sinh
học của bổ thể
Các cơ chế chuyên biệt tham gia đáp ứng MD
• Các thành phần tế bào
- Tế bào NK
- Các bạch cầu hạt
- Bạch cầu đơn nhân
Tế bào NK
• Có trong tuần hoàn ngoại vi, tỷ lệ 5-15% trong tổng các TB
lympho
• Giống tế bào lympho nhưng có hạt lớn trong bào tương
• Không có các dấu ấn (marker) bề mặt tế bào như lympho T và
B
• Diệt các TB ung thư, TB nhiễm virus không cần được mẫn cảm
trước và không bị giới hạn bởi MHC → không có tính đặc hiệu
Bạch cầu hạt
• Chiếm đa số trong số Bc máu ngoại vi (60-70%)
• Đời sống ngắn: 3-4 ngày
• BC đa nhân trung tính chiếm đa số, tham gia tích cực phản ứng viêm,
có khả năng thực bào, trong tương bào có hạt chứa nhiều enzyme tiêu
đạm, enzyme thủy phân (mycloperoxydase, elastase, cathepsin G,
hydrolase, lactoferin, collagenase, lysozyme)
• BC ái toan: vai trò trong đề kháng với ký sinh trùng, phản ứng dị ứng
tại chỗ
• BC ái kiềm: vai trò tương tự tế bào mast, bề mặt TB có thụ thể với Fc
của kháng thể IgE (FcεR). Các TB được hoạt hóa khi có hiện tường
bắc cầu (liên kết chéo) giữa các IgE và KN đặc hiệu giải phóng và tổng
hợp các hoạt chất trung gian như histamin, serotonin, leucotrien.
Bạch cầu đơn nhân (monocyte)
• Nguồn gốc tủy xương, lưu hành trong hệ tuần hoàn
• Khi xâm nhập các tổ chức → biệt hóa thành các đại thực bào, có tên gọi
khác nhau: macrophages, dendritic cell, microglial cell
• Có khả năng thực bào rất mạnh → dọn dẹp vật lạ, các tổ chức bị phá
hủy, tế bào già cỗi.
- Khả năng thực bào của BC hạt trung tính, BC đơn nhân/ĐTB phụ thuộc
liên kết giữa VSV với các thụ thể bề mặt của tế bào như thụ thể đối với
C3b
• Các TB đơn nhân/ĐTB còn tham gia chủ động đáp ứng MD đặc hiệu
bằng cách biệt hóa thành các tế bào có chức năng trình diện KN cho
lympho T và tiết ra các cytokines (IL-1, TNF, …) mở đầu cho đá ứng MD
đặc hiệu
Đặc điểm của MD tự nhiên
• Xuất hiện tự nhiên, di truyền từ đời này sang đời khác
• Ngay khi mới sinh ra đã luôn ở trong trạng thái sẵn sàng nhận
diện và loại bỏ các VSV
• Có tác dụng ngay khi VSV xâm nhập vào các mô của cơ thể
• Sử dụng cùng cơ chế chống lại nhiều loại VSV khác nhau
(không đặc hiệu)
• Không phản ứng chống lại các chất không phải của VSV
• Đáp ứng không mạnh hơn sau mỗi lần tiếp xúc với VSV
Cơ chế thực bào
• Các tế bào chủ yếu tham gia
thực bào
- BC đa nhân trung tính (tiểu
thực bào)
- Các tế bào mono/ đại thực
bào
• Các TB này được điều động
từ máu vào mô, đến các vị trí
nhiễm VSV
Cơ chế thực bào
• Giai đoạn bám: tế bào thực bào nhận diện và bám vào các VSV
nhờ các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt của chúng
• Giai đoạn nuốt: TB thực bào nuốt VSV vào các bọng (túi) bên
trong tế bào
• Giai đoạn kết thúc:
- TB thực bào phá hủy được VSV
- VSV nhân lên phá vỡ tế bào
- VSV tồn tại trong tế bào đã nuốt chúng → nhiễm VSV tiềm
tàng; ổ nhiễm VSV thứ phát
Tế bào thực bào nhận diện vi sinh vật
• BC đa nhân trung tính và ĐTB có nhiều thụ thể → bám được
trực tiếp vào VSV
• Các thụ thể nhận diện các phân tử hoặc cấu trúc đặc thù chỉ có
ở VSV mà không có ở các tế bào và mô cơ thể
• Các ĐTB còn có thụ thể dành cho bổ thể (C) và thụ thể dành
cho Fc của kháng thể để bắt được KN gắn bổ thể hoặc KN-KT
Hệ thống miễn dịch đặc hiệu
• Các thuộc tính cơ bản
- Tính đặc hiệu
- Tính phân biệt cấu trúc bản thân và cấu
trúc lạ
- Trí nhớ miễn dịch
Tính đặc hiệu
• Các kháng thể, các lympho T hiệu quả (T effector) chỉ có thể gắn với
kháng nguyên (hay các QĐKN) đã được tiếp xúc trước đó
- VD: nếu ai đó được tiêm chủng phòng bệnh uốn ván thì hoạt tính MD
chỉ bảo vệ cho cơ thể chống lại bệnh uốn ván
Tính phân biệt cấu trúc bản thân và cấu trúc lạ
• Hệ thống MD bình thường không tạo ra đáp ứng MD gây tổn
thương cho các cấu trúc bản thân, trong khi chúng có khả năng
thải loại các cấu trúc ngoại lại từ cá thể khác (không cùng thuộc
tính di truyền)
Trí nhớ miễn dịch
• Đáp ứng MD tạo ra khi tiếp xúc với KN lần thứ 1 KHÁC với đáp ứng
MD tiếp xúc với chính KN đó lần thứ hai (đáp ứng thứ phát)
- Đáp ứng MD thứ phát: xảy ra nhanh hơn, mạnh hơn
- Đáp ứng MD thứ phát: có thể chuyền thụ động bằng cách tiêm truyền
các tế bào lympho mẫn cảm
Các thành phần tế bào tham gia đáp ứng MD
đặc hiệu
• Chủ yếu là các tế bào lympho: B và T
• Thụ thể lympho B kết hợp với KN đặc hiệu, cùng các tín hiệu
khác → tế bào B tăng sinh, biệt hóa thành các tương bào → SX
kháng thể có tính đặc hiệu tương ứng
• Các tế bào khác tham gia: TB trình diện kháng nguyên, dưỡng
bào (mast), bạch cầu hạt trung tính, …
Các phương thức đáp ứng MD đặc hiệu
• Tùy thuộc bản chất và vị trí xâm nhập của KN → đáp ứng MD
theo hình thức:
- MD dịch thể → tạo ra KT
- MD qua trung gian tế bào → lympho T
Các yếu tố dịch thể tham gia đáp ứng MD đặc
hiệu
• Kháng thể:
- Dạng lưu hành tự do trong dịch thể: có khả năng kết hợp với các KN
(QĐKN) hòa tan đặc hiệu → thay đổi sinh học
- Dạng biểu lộ trên bề mặt lympho B: thụ thể KN của lympho B, còn gọi
là các globulin bề mặt (sIg)
- Khi kết hợp với KN đăc hiệu, KT có khả năng hoạt hóa bổ thể. Khi bổ
thể được hoạt hóa → có nhiều hoạt tính sinh học như opsonin hóa
giúp thực bào dễ dàng hơn, ly giải tế bào đích, trung hòa độc tố VK,
gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể (ADCC)
Gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể (ADCC)
• Một số tế bào có hoạt tính gây độc tế bào thường bộc lộ các
thụ thể trên màng dành cho phần Fc của phân tử kháng thể.
- Khi KT được gắn một cách đặc hiệu vào một tế bào đích, các tế
bào có các thụ thể này có thể gắn vào phần Fc của phân tử
kháng thể → gắn vào tế bào đích → làm tan tế bào đích.
• Antibody – dependent Cell – mediated Cytotoxicity → hiệu quả ADCC
• Có rất nhiều tế bào có hiệu quả này: NK, đại thực bào, tế bào
mono, bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan
Gây độc tế bào phụ thuộc kháng thể (ADCC)
Cơ chế hoạt động
của globulin miễn
dịch với tác nhân
gây bệnh
Miễn dịch dịch thể
• Kháng thể có thể bất hoạt VSV, ngăn cản khả năng bám dính
của VSV với các thụ thể bề mặt đại thực bào, trung hòa độc tố,
hoạt hóa bổ thể làm ly giải tế bào đích, hiện tượng opsonin hóa
làm quá trình thực bào dễ hơn
• KT do tương bào tạo ra sau khi lympho B được kích thích bởi
các KN và biệt hóa thành tương bào.
Miễn dịch dịch thể
• Sự tương tác giữa KN và lympho B có thể xảy ra bởi 2 cơ chế:
- Phụ thuộc lympho T
- Không phụ thuộc lympho T
Đáp ứng MD dịch thể không phụ thuộc tế bào
lympho T
• Được quyết định bởi cấu trúc KN → các phân tử có cấu trúc
trùng lặp (các QĐKN giống nhau)
- VD: Streptococcus pneumoniae
- Đại thực bào nhận diện dễ dàng QĐKN → tạo liên kết chéo →
kích thích sự hoạt hóa lympho B → tương bào sản xuất KT
→Hoạt hóa lympho B lúc khởi đầu không phụ thuộc lympho T
→KT tạo ra chủ yếu là IgM
→Không có trí nhớ miễn dịch
→Đáp ứng MD không bền vững
Đáp ứng MD dịch thể phụ thuộc tế bào
lympho T
• Vai trò quan trọng trong MD chống nhiễm trùng có độc tố (bạch
hầu, uốn ván)
• KN kết hợp thụ thể bề mặt tế bào → nhập nội bào trong các túi
thực bào (phagosome) → bị enzyme tế bào phân cắt thành
peptide → peptide được MHCII vận chuyển đến bề mặt tế bào
→ trình diện với thụ thể đặc hiệu của lympho TCD4+ (Th2)
được gọi là TCR
Các hình thức đáp ứng MD dịch thể
Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào
• Thực hiện qua 2 cơ chế:
- Do lympho TCD4+ (Th1) nhận diện KN do MHCII trình diện trên
bề mặt các đại thực bào → tác động lên chức năng nuốt và giết
của ĐT thông qua các lymphokine (kiểu quá mẫn muộn)
- Do lympho TCD8+ (Tc) nhận diện KN do MHCI trình diện trên
các tế bào có nhân (tế bào đích) → thực hiện giết trực tiếp tế
bào đích (kiểu gây độc trực tiếp)
Đáp ứng của tế bào lympho TCD4+
• TCD4+ nhận diện các QĐKN ngoại lai do APC
(như đại thực bào) trình diện nhờ MHC II
• CD4 là thụ thể nhận diện MHC II có trên bề mặt tế
bào APC
- Để nhận diện QĐKN ngoại lai, tế bào TCD4+ có
thụ thể riêng, gọi là thụ thể của tế bào T dành cho
KN
- Hai thụ thể này phải đồng thời nhận diện phối tử
của nó (phân tử MHC II và peptide kháng nguyên
- Hiện tượng này gọi là nhận diện kép
Đáp ứng của tế bào lympho TCD4+
• Vi sinh vật gắn túi thực bào
- VK lao, VK hủi xâm nhập cơ thể → bị thực bào → tế bào VK phát
triển cơ chế ngăn cản sự phá hủy của ĐTB (VD: sản xuất
fibronectin, các enzyme khử con đường diệt khuẩn cần oxy, ngăn
cản hòa màng với các thể tiêu bào)
- Các VK nhân lên trong các túi nội bào, sản xuất peptide → MHCII
vận chuyển peptide đến màng và trình diện với Th1
- Th1 sản xuất IL-2, IFNγ, TNF (tumor necrosis factor) tác động trở lại
ĐTB
IFNγ, TNFα kết hợp tác động trên 2 con đường diệt khuẩn của ĐTB (phụ thuộc
oxy và không phụ thuộc oxy)
TNFα tạo u hạt, là yếu tố hóa hướng động các bạch cầu và bộc lộ các yếu tố
dính trên bề mặt các tế bào nội mạc giúp các bạch cầu xuyên mạch
Đáp ứng của tế bào lympho TCD4+
Đáp ứng của tế bào lympho TCD4+
• Khi nhận diện QĐKN → bề mặt TCD4+ xuất hiện nhiều thụ thể
để tiếp nhận IL-2 do chính TCD4+ tiết ra
• Có đủ 2 kích thích: nhận diện QĐKN và kích thích của IL-2 →
TCD4+ được hoạt hóa thành Th1 tiết ra cytokine có tác dụng
chiêu mộ và hoạt hóa ĐTB
• Dưới tác dụng của cytokine → ĐTB di chyển tới nơi có tương
tác giữa TCD4+ và KN → được hoạt hóa bởi IFN-γ → nuốt
nhiều và phân hủy các VSV/ tế bào nhiễm VSV
• Các cytokine (MIF, IL-4) kìm chân ĐTB đã nuốt KN không cho
di chuyển → khu trú ổ nhiễm trùng
Đáp ứng MD
đặc biệt với
mycobacterium
Đáp ứng của tế bào lympho TCD4+
• Khi ĐTB được hoạt hóa → giải phóng nhiều enzyme tư
lysosome để tiêu diệt VSV → quá nhiều enzyme giải phóng gây
tổn thương mô lân cận → quá mẫn
• Hoạt hóa TCD4+, chiêu mộ ĐTB đến chỗ KN cần 48-72 giờ →
quá mẫn muộn
- Quá mẫn tức khắc: diễn ra sau vài phút đến vài giờ do tác động
của KT va dị nguyên trên bề mặt tế bào mast và BC ái kiềm
• Quần thể Th1 tham gia vào quá trình này được gọi là T quá
mẫn muộn (TDTH ; DTH = delayed-type hypersensitivity)
Đáp ứng của tế bào TCD8+
• Kháng nguyên VSV tự do trong bào tương
• Phổ biến là KN virus
• Một số VK như Listeria monocytogenes có thể thoát khỏi các túi
nội bào vào bào tương
• Khi vào TB, các virus sao chép và dịch mã → protein của virus
đổ vào bào tương và vận chuyển đến hệ lưới nội mô thô →
MHC I vận chuyển đến màng tế bào trong những chiếc túi →
TCD8+ (hay Tc) nhận diện nhờ các thụ thể đặc hiệu KN → diệt
tế bào đích bằng enzyme → gây chết tế bào (apoptosis); hoặc
nhờ cytokine TNFα, IFN-γ do Tc tiết ra sẽ điều biến sự tổng hợp
protein ở tế bào đích gây chết tế bào
Đáp ứng của tế bào TCD8+
• Tế bào TCD8+ có khả năng nhận diện các QĐKN
nội sinh thông qua hiện tượng trình diện KN bởi tế
bào đã nhiễm virus hoặc ung thư hóa nhờ MHC I
• CD8 là thụ thể nhận diện MHC I có trên bề mặt
các tế bào nhiễm virus hoặc tế bào ung thư
- Để nhận diện KN nội sinh, TCD8+ có thụ thể riêng
gọi là thụ thể dành cho KN
- Thụ thể này gắn vào peptide KN do MHC I trình
diện
- Hiện tượng này là nhận diện kép
Đáp ứng của tế bào TCD8+
Đáp ứng của tế bào TCD8+
• Sau khi nhận diện KN, trên bề mặt TCD8+ xuất hiện nhiều thụ thể để
tiếp nhận IL-2 do các tế bào Th tiết ra
• Khi có đủ 2 kích thích gồm sự nhận diện KN và kích thích của IL-2,
tế bào TCD8+ được hoạt hóa và biệt hóa thành lympho T gây độc có
khả năng giết tế bào khác
• T gây độc tìm và tiếp cận tế bào đích (nhiễm virus, ung thư) → giải
phóng các thành phần trong hạt nằm trong bào tương về phía tế bào
đích:
- Perforin có tác dụng tạo lỗ thủng trên màng TB đích
- Granzyme có tác dụng chui sang TBB đích → tác động lên bộ gen
làm đứt gãy DNA → TB đích chết theo chương trình (apoptosis)
Đáp ứng MD qua trung gian tế bào
• Cơ chế do TCD4+: Vai trò quan trọng trong các bệnh do VSV
ký sinh bên trong tế bào
- M. tuberculosis, M. leprea, Listeria,…
• Các VSV ký sinh trong TB nên có thể né tránh tác dụng của
kháng thể và kháng sinh
• ĐTB sau khi được IFN-γ hoạt hóa có tác dụng chính trong việc
tiêu diệt các vi khuẩn này
Đáp ứng MD qua trung gian tế bào
• Cơ chế do TCD8+: vai trò quan trọng trong các bệnh do virus
- Lưu ý: Những tế bào nào trong khi nhiễm virus bị virus ức chế
sự xuất hiện MHC I thì bị NK tiêu diệt
- Khi tiêu diệt TB nhiễm virus, cả TCD8+ và NK cũng tiêu diệt tế
bào cơ thể (tế bào đã nhiễm) → nếu nhiều TB bị nhiễm thì việc
tiêu diệt gây tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể (VD: viêm gan
mạn tính thể hoạt động)
Ứng dụng gây MD để phòng ngừa nhiễm trùng
• MD chủ động
• MD thụ động
Miễn dịch chủ động
• Dựa trên cơ chế miễn dịch tương ứng với sự đề kháng với tác nhân
VSV, có thể thực hiện được mà không có nguy cơ gây nhiễm trùng
cho vật chủ
• Mức độ đáp ứng: phụ thuộc vào miễn dịch tự nhiên đối với bệnh
- Kháng thể lưu hành trong máu trực tiếp với phế cầu khuẩn sẽ ngăn
cản khả năng nhiễm bệnh nặng do làm cho VK nhạy cảm hơn với
các cơ chế thực bào
- Sử dụng polysaccharide ở vách tế bào VK để kích thích → không
gây nhiễm phế cầu khuẩn
• Khi được gây mẫn cảm với KN → cơ thể sẽ khởi động một loạt đáp
ứng ở mức độ tế bào và dịch thể → các tính chất điển hình: đặc
hiệu, đa dạn, hiệu ứng phân tử và có trí nhớ MD
Miễn dịch thụ động
• Sử dụng kháng thể đặc hiệu
• Thường dùng cho các bệnh gây ra bởi độc tố (uốn ván), kháng thể chống
nọc độc rắn
• MD ngắn do KT bị giáng hóa trong khi đáp ứng MD chủ động không được
tạo ra
• Không có trí nhớ MD nên vật chủ không được bảo vệ trong lần nhiễm sau
• Xảy ra ở thời kỳ sơ sinh do IgG của mẹ truyền qua nhau thai → cung cấp
tạm thời khả năng bảo vệ khỏi nhiễm trùng trong thời kỳ đầu sau sinh →
khi KT của mẹ giáng hóa, đứa trẻ sẽ phát triển đáp ứng MD chủ động
• Sử dụng globulin MD người, huyết thanh/huyết tương động vật → lưu ý
các phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh, nhiễm virus viêm gan B, …

You might also like