You are on page 1of 74

Miễn dịch học ứng dụng

TS. Nguyễn Thị Kim Anh


Cấu trúc môn học
• Chương I: Đại cương về miễn dịch
• Chương II: Nhận biết kháng nguyên
• Chương III: Các quá trình đáp ứng miễn dịch
• Chương IV: Hệ thống miễn dịch với sức khỏe và bệnh tật
• Chương V: Vắc-xin
• Chương VI: Các kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch cơ bản và hiện đại
• Chương VII: Một số liệu pháp dựa trên sự đáp ứng miễn dịch
Mục tiêu
Sau khi kết thúc môn học, học viên có thể đạt được:
• Kiến thức: Hiểu biết khái quát về miễn dịch và các hoạt động của hệ
miễn dịch trong cơ thể. Có khái niệm về các bệnh liên quan đến miễn
dịch. Các ứng dụng của miễn dịch (liên quan đến sinh học và y học)
• Kỹ năng: Nắm vững các khái niệm và cơ chế hoạt động cơ bản hệ
miễn dịch. Từ đó có thể tìm đọc các tài liệu chuyên sâu liên quan đến
miễn dịch học. Hiểu biết về các phản ứng liên quan đến miễn dịch của
cơ thể.
• Thái độ: Hiểu và chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân và
đưa ra những lời khuyên hữu ích cho những người xung quanh.
Đánh giá môn học
• Dự lớp: Có mặt trên lớp lý thuyết tối thiểu 80%
• Thảo luận trên lớp
• Thực hiện một bài tiểu luận
• Thực hiện bài thuyết trình
• Thi giữa học phần
• Thi kết thúc học phần
Đánh giá theo chuẩn đầu ra của môn học
CLOs Chuẩn đầu ra của học phần
1 Mô tả được một loại phản ứng xét nghiệm miễn dịch
2 Chuẩn bị bài thuyết trình có tính kỹ thuật một cách hiệu quả
3 Trình bày bài thuyết trình một cách hiệu quả
4 Mô tả được trách nhiệm nghề nghiệp và quy tắc đạo đức đối
với ngành học
Tài liệu học tập
[1] Kenneth Murphy. Janeways’s Immunology. 8th edition, Publisher by Garland
Science 2012.
[2] Nguyễn Ngọc Lanh. Miễn dịch học. Đại học Y Hà Nội, NXB Y học, 2006.

Tài liệuthamkhảo
[1] Kenneth Murphy, Paul Travers, Mark Walport. Immunobiology. 7th edition,
Publisher by Garland Science. 2011.
[2] Male David and et al., Immunology, eighth edition, Elsevier Ltd, 2013
[3] Pier G.B., Lyczak J.B., WetzlerL.M., Immunology, Infection, and Immunity, ASM
Press, 2004.
[4] Phạm Văn Ty. Miễn dịch học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.
[5] website: http://www.sinobiological.com
Chương I: Đại cương về miễn dịch
1.1. Lịch sử và một số khái niệm
1.2. Các tổ chức cơ quan của hệ miễn dịch
1.3. Nguồn gốc các tế bào miễn dịch ở động vật có xương sống
1.4. Nguyên lý của đáp ứng miễn dịch tự nhiên
1.5. Nguyên lý của đáp ứng miễn dịch thu nhận
Edward Jenner (1749-1823)
- Năm 1796: sử dụng virus gây bệnh đậu ở bò
(vaccinia) để thử tạo ra khả năng chống đỡ lại đậu
mùa trên người.
• Chủng ngừa (vaccination) – lấy các chủng gây bệnh đã
được làm yếu tiêm cho những cơ thể khỏe mạnh nhằm
tạo ra sự bảo vệ thu nhận (tạo miễn dịch chủ động).
• Bệnh đậu mùa đã thực sự được loại trừ năm 1979
(WHO).
Robert Koch (1843-1910)
- Bệnh nhiệt thán, bệnh lao, bệnh tả do vi khuẩn
gây ra!!!
(1877, 1882, 1883)
Nguyên lý Koch: căn nguyên của một bệnh
thường là một trong 4 nhóm chính gây ra, bao
gồm:
• Virus
• Vi khuẩn (Bacteria)
• Nấm có tính gây bệnh (Pathogenic fungi)
• Ký sinh trùng (Parasites)
Louis Pasteur (1822-1895)

- Nhà hóa học, vật lý học (2 luận án 1847)


- Khẳng định: bệnh truyền nhiễm ở người và ĐV
do VSV gây nên
- Khám phá ra 3 chủng VK: liên cầu khuẩn, tụ cầu
khuẩn, phế cầu khuẩn
- Chế ra các vaccine phòng chống dịch tả (Vibrio
cholerae) và bệnh dại (Rhabdovirus –Negribodies –
RNA virus)
Emil von Behring (1845-1917)
và Shibasaburo Kitasato (1852-1931)

• Emil von Behring:


- Khám phá ra kháng độc tố bệnh bạch hầu
- Nobel Sinh lý và Y khoa (1901): liệu pháp văc-xin chống bạch hầu (cùng với
Emile Roux) và uốn ván

• Shibasaburo Kitasato:
- Khám phá bệnh dịch hạch tại Hồng Kông (1894) – cùng lúc với Alexandre
Yersin

Sử dụng độc tố của VK gây bệnh bạch hầu (diphtheria toxin) để xác nhận
trong huyết thanh của những người được chủng ngừa có chứa kháng thể
đặc hiệu với các chất kháng nguyên (kháng huyết thanh, thu được từ miễn
dịch thụ động khi được tiêm huyết thanh miễn dịch)
Eli Metchnikoff (1845-1916)

- Báo cáo về một loại tế bào bạch cầu có thể nhận


chìm và tiêu hủy các vi sinh vật.

- Ông gọi các tế bào này là đại thực bào (macrophages)


Nobel Y học (1908) về công trình nghiên cứu sự thực bào
Albert Calmette (1863-1933) và Camille Guérin
(1872-1961)
• Calmette và Guérin: văc xin phòng bệnh lao duy nhất cho đến
nay là BCG (Bacillus Calmette-Guérin), được sử dụng cho
người lần đầu tiên năm 1921
Các khái niệm cơ bản
- Miễn dịch học (Immunology)
- Sự miễn dịch (Immunity)
- Đáp ứng miễn dịch (Immune response)
- Kháng nguyên (Antigen)
- Kháng thể (Antibody)
Miễn dịch
• Miễn dịch học (Immunology): Lý thuyết sinh học tập trung nghiên cứu:
- Các cơ chế đáp ứng của các quá trình nhận biết và tự nhận biết
- Sự loại trừ các yếu tố xâm nhập
- Quá trình bảo vệ các yếu tố cấu trúc cơ bản

• Sự miễn dịch (Immunity):


- Tình trạng bảo vệ khỏi các bệnh truyền nhiễm có liên quan đến các yếu
tố đặc hiệu và không đặc hiệu
- Trạng thái kháng (miễn dịch) với các hiệu ứng có hại do tiếp xúc với sinh vật
gây bệnh.
Đáp ứng miễn dịch
• Có hai dạng đáp ứng miễn dịch:
- Miễn dịch thu nhận/MD đặc hiệu: nhận ra và loại trừ một cách
chọn lọc các vi sinh vật và các phân tử mà chủ thể nhận ra là
“yếu tố lạ”
Chủ động (vacxin)
Bị động
- Miễn dịch tự nhiên/MD không đặc hiệu: sử dụng khả năng
chống chịu cơ bản mà một loài sở hữu và tạo ra hàng phòng thủ
đầu tiên của cơ thể
Kháng nguyên
• KN là những chất có khả năng:
- Kích thích cơ thể có đáp ứng miễn dịch → tính sinh miễn dịch
- Có tính đặc hiệu KN: kết hợp đặc hiệu với KT (đáp ứng MD
dịch thể), kết hợp đặc hiệu với các thụ thể bề mặt lympho T
(miễn dịch trung gian tế bào)
• KN là tất cả những gì mà đáp ứng MD đặc hiệu có thể nhận ra
và sản xuất KT:
Protein, polysacharide, lipid
Phân tử mang hapten nhỏ, gắn với protein tải (carrier)
Kháng thể

+ Là một immunoglobulin (Ig) do tế bào lympho có thẩm quyền miễn dịch


sản xuất
+ Có tính đặc hiệu với KN
+ Liên kết với KN thông qua tương tác không đồng hóa trị

Thuật ngữ KT (antibody) mô tả một Ig đặc hiệu KN

Thuật ngữ Ig diễn tả bất kỳ một KT nào khi không chú ý tới tính đặc hiệu của
nó. Ig được chia thành các lớp tùy thuộc cấu trúc
Các cơ quan tổ chức của hệ miễn dịch
• Sơ cấp (trung ương):
Hạch
- Tủy xương (Bone marrow) Tuyến ức
lympho

- Tuyến ức (Thymus) Lách

• Thứ cấp (ngoại biên):


- Lách (Spleen) Tủy xương

- Hạch lympho (Lymph nodes)


Các cơ quan tổ chức của hệ miễn dịch
• Sơ cấp (trung ương):
Hạch
- Tủy xương (Bone marrow) Tuyến ức
lympho

- Tuyến ức (Thymus) Lách

• Thứ cấp (ngoại biên):


- Lách (Spleen) Tủy xương

- Hạch lympho (Lymph nodes)


Tủy xương
Tủy xương

Hình ảnh sinh thiết tủy xương bình thường


của người trưởng thành (54 tuổi)

Là một mạng lưới có dạng giống thớ cơ (mũi


tên lớn), bao gồm các thành phần tủy đỏ và tế
bào mỡ (mũi tên nhỏ).
Tế bào tủy xương – TB gốc tạo máu
Tế bào gốc
Các TB do tủy xương tạo ra

Hồng cầu, nhìn


giống hạt đậu đỏ

Bạch cầu:
neutrophil và
TB đơn nhân

Bạch cầu: TB
lympho,
eosinophil và
basophil

TB của hệ thống miễn dịch: bạch cầu!


Các cơ quan tổ chức của hệ miễn dịch

• Sơ cấp (trung ương):


Hạch
- Tủy xương (Bone marrow) Tuyến ức
lympho

- Tuyến ức (Thymus) Lách

• Thứ cấp (ngoại biên):


- Lách (Spleen) Tủy xương

- Hạch lympho (Lymph nodes)


Tuyến ức

Trẻ em Trưởng thành Người già


- Cơ quan dạng lympho đầu tiên trong bào thai
- Kích thước tối đa trước lúc dậy thì
- Người già: đám lympho biểu mô rải rác xen lẫn tổ chức mỡ và xơ
Tuyến ức
• Các TB ở vùng vỏ
- Phần lớn: tế bào tuyến ức Màng lưới TB
biểu mô
- Biểu mô
Vỏ
- Đại thực bào: tập trung ở
ranh giới vùng vỏ và vùng
tủy
• Vùng vỏ: biệt hóa lympho Thể
bào thành lympho T trưởng Hassal

thành → vào vùng tủy và Tủy


vào máu
Cấu trúc các thùy con của tuyến ức (nhuộm HE)

Thể Hassal trên lớp màng của thùy


Thùy
(Các TB biểu mô vùng tủy có kích thước
khác nhau tập hợp thành các thể Hassal)
Các tế bào trong tuyến ức
Chức năng tuyến ức
• Huấn luyện, phân chia, biệt hóa các lympho T
• Lympho T trưởng thành ở vùng tủy:
• Lympho T mang trên bề mặt:
- Kháng nguyên CD4 hoặc CD8
Bursa fabricius ở gia cầm
• Bursa fabricius:
- Ở loài chim, túi Fabricius là
cơ quan dạng lympho ở gần
phía hậu môn
- Giống tuyến ức, túi Fabricius
có cấu trúc lympho biểu mô
- Nơi biệt hóa lympho B (TB
sinh kháng thể)
Các cơ quan tổ chức của hệ miễn dịch

• Sơ cấp (trung ương):


Hạch
- Tủy xương (Bone marrow) Tuyến ức
lympho

- Tuyến ức (Thymus) Lách

• Thứ cấp (ngoại biên):


- Lách (Spleen) Tủy xương

- Hạch lympho (Lymph nodes)


Lách
• Hai chức năng:
- Lọc giữ các mảnh TB hoặc TB chết
- Tập trung các KN vào cơ thể bằng
đường tĩnh mạch, sinh ra đáp ứng
MD chống lại các KN đó
Lách

Tủy trắng

Tĩnh mạch
Tủy đỏ Nang lympho
Bao ống dạng lympho Hồng cầu
TB lympho
Vùng ranh giới giữa Đại thực bào
TB lưới
tủy đỏ và tủy trắng Động Tương bào
mạch
Lách
Các cơ quan tổ chức của hệ miễn dịch
• Sơ cấp (trung ương):
Hạch
- Tủy xương (Bone marrow) Tuyến ức
lympho

- Tuyến ức (Thymus) Lách

• Thứ cấp (ngoại biên):


- Lách (Spleen) Tủy xương

- Hạch lympho (Lymph nodes)


Hạch Lympho
• Cơ quan nhỏ hình tròn/hình bầu dục
• Chứa các lympho bào trong một thân lưới.
• Các hạch lympho tập trung thành đám,
phân bố tại các vùng nhất định: đám hạch
màng treo, đám hạch nách, đám hạch
bẹn,…
Hạch Lympho
Đường dịch lympho
vào hạch

• Vỏ nông (vùng không phụ


thuộc tuyến ức): TB
lympho tạo các nang dạng Vỏ
lympho, chủ yếu lympho B nông
Đại thực
• Vỏ sâu (vùng phụ thuộc bào
Vỏ sâu Xoang
dưới
tuyến ức): Xoang bao
tủy
- Chủ yếu lympho T, rất ít
lympho B
- Nơi tạm trú của lympho
bào trên đường luân
chuyển từ máu vào hệ Đường
lympho dịch
lympho ra
Hạch Lympho
Hạch Lympho (nhuộm HE)
Lớp màng mô Mạch bạch huyết hướng tâm
liên kết

Nang thứ cấp (trung tâm mầm)


Nang TB lympho (vùng tế bào B)

Nang sơ cấp

Cận vỏ (vùng tế bào T)

Lõi
Hạch lympho là nơi diễn ra đáp ứng MD
chống lại KN xâm nhập
• Khi KN xâm nhập cơ thể qua cơ/ổ bụng
- Các KN trước hết bị đại thực bào bắt và xử lý
- Trong 24h đầu KN vào hạch: số lympho bào rời khỏi hạch giảm, số
lympho bào vùng vỏ sâu tăng.
- Từ 2-5 ngày: số TB rời hạch tăng, nhưng các lympho bào có khả
năng phản ứng với KN ở lại
→ vùng vỏ sâu tăng sinh tế bào
→ TB sinh KT xuất hiện tại vỏ sâu và vỏ nông
- Sau 5 ngày, các TB phản ứng với KN rời khỏi tuyến → đáp ứng MD
lan rộng → xuất hiện nhiều tâm điểm mầm chứa tương bào (plasma
cell); vùng tủy tập trung nhiều TB tạo KT
Hạch lympho là nơi diễn ra đáp ứng MD
chống lại KN xâm nhập
Các tế bào MD được hình thành ở đâu?

• Tủy xương
• Tế bào gốc tạo máu:
từ một TB gốc có thể tạo
ra nhiều TB và nhiều loại
TB miễn dịch

• Phần lớn TB MD
(neutrophils, B, macrophages) được hình thành trong tủy xương
Duy nhất tế bào T: hình thành từ tủy xương nhưng biệt hóa tại
tuyến ức!
Các TB MD làm việc ở đâu?

- Tạo ra từ tủy xương, tuyến ức


- Di chuyển khắp cơ thể (qua mạch
máu, mạch bạch huyết), bất cứ chỗ
nào bị nhiễm khuẩn
- Lách, hạch lympho: các TB MD gặp
gỡ, trao đổi thông tin; nơi kháng thể
được sản sinh, lympho T độc được
hoạt hóa
Đáp ứng miễn dịch tự nhiên
• Miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch bẩm sinh
• Là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây độc từ môi trường
bằng các phản ứng không đặc hiệu của cơ thể.
• Miễn dịch tự nhiên có tác dụng đối với các vật lạ xâm nhập ngay cả khi
cơ thể chưa từng tiếp xúc với vật xâm nhập đó trước đây → một cơ
chế quan trọng giúp bảo vệ cơ thể trong lúc các phản ứng đặc hiệu
chưa đáp ứng kịp.
• Các dạng miễn dịch tự nhiên:
- Miễn dịch tự nhiên tuyệt đối: Trong bất cứ điều kiện nào khả năng MD
của cơ thể đối với một số tác nhân gây nhiễm không bị phá vỡ.
- Miễn dịch tự nhiên tương đối: Là loại miễn dịch trong điều kiện nhất
định cơ thể không cảm thụ với bệnh.
Đáp ứng miễn dịch tự nhiên
• Miễn dịch tự nhiên bảo vệ cơ thể bằng các hàng rào vật lý, hóa
học, sinh học ngăn cách cơ thể với môi trường phức tạp bên
ngoài.
• Kể từ ngoài vào trong, ta có các loại hàng rào bảo vệ sau:
Hàng rào vật lý
• Gồm da và niêm mạc:
- Da: hàng rào đầu tiên ngăn chặn
sự xâm nhập của các vật lạ vào bên
trong cơ thể.
Cấu tạo gồm nhiều lớp và sự đổi
mới liên tục của lớp ngoài cùng khi
không có tổn thương là thành trì vật
lý vững chắc bảo vệ cơ thể.
Hàng rào vật lý
- Niêm mạc: có độ đàn hồi cao hơn và thường xuyên có lớp chất
nhầy là đặc tính giúp các vật lạ không thể bám vào tế bào niêm
mạc.
Niêm mạc ở một số vị trí còn chứa dịch tiết (nước mắt,nước
mũi,...) và các vi nhung mao (đường hô hấp,..) có tác dụng
cuốn trôi và đẩy các vật lạ ngược trở ra ngoài cơ thể.
Hàng rào hóa học
• Là các chất dịch sinh học được tiết ra từ các tế bào và mô miễn
dịch của cơ thể, bao gồm:
- Lysosyme
- Interferon
- Bổ thể
- Các protein
- pH

Spermin trong tinh dịch cũng có tác dụng diệt khuẩn


Một số acid béo không bão hòa trên da cũng chống lại một số
vi khuẩn
Lysosyme
• Enzyme thủy phân liên kết
vách vi khuẩn (các liên kết
glucosid).
• Được tiết nhiều từ các
tuyến của niêm mạc, nước
mắt và nước bọt.
• Tồn tại trong các tế bào
thực bào làm nhiệm vụ tiêu
hóa màng vi khuẩn.
Interferon
• Một loại cytokine do tế bào tiết ra khi cảm thụ với virus
• Ngăn cản sự xâm nhiễm của virus từ một tế bào đã nhiễm sang
các tế bào cùng loại lân cận: ức chế hoạt động của mRNA →
ức chế sinh sản của virus
Bổ thể
• Là một nhóm protein huyết thanh
• Các protein của bổ thể được sinh ra từ tế
bào gan và đại thực bào
• Khi được hoạt hóa, có tác dụng dung giải vi
khuẩn, hóa hướng động bạch cầu và
opsonon hóa.
Các protein
• Các protein phản ứng pha cấp
(acute phase protein):
- Các chuỗi protein tồn tại độc lập
trong huyết thanh và trên bề mặt
tế bào,
- Có tác dụng ngăn cản sự tăng
trưởng của vi khuẩn (ví dụ protein
C phản ứng,...)
pH
• Môi trường acid trong dạ dày (pH=3) tiêu diệt phần lớn các vi
sinh vật
• pH của da và âm đạo khoảng = 4 cũng không thích hợp cho
phần lớn vsv gây bệnh.
Hàng rào cơ địa
• Mang tính di truyền và đặc trưng riêng cho từng cá thể. Đây là
tổng hợp tất cả các phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm
nhập của vật lạ.
Hàng rào tế bào
• Sự hiện diện của một loạt các tế bào thực hiện chức
năng miễn dịch, đặc biệt là các tế bào thực bào
trong máu giúp bắt giữ và tiêu diệt những vật lạ đã
xâm nhập được qua lớp da, niêm mạc
Hàng rào tế bào
• Tế bào thực bào: các tiểu thực bào (BC đa nhân trung tính) và
các đại thực bào di động trong máu giữ vai trò bắt và tiến hành
thực bào đối với các vật lạ xâm nhập.
Hàng rào tế bào
• Khuếch đại sự thực bào:
- Hệ thống bổ thể: khi được hoạt hóa → hóa hướng động hấp
dẫn bạch cầu tới ổ viêm, gây dãn mạch, tăng tính thấm và thực
hiện opsonin hóa để khuếch đại khả năng thực bào của bạch
cầu.
- Tế bào NK (natural killer cell): là một loại tế bào có tác dụng
tiêu diệt các tế bào u và tế bào nhiễm virus, ngăn cản sự lây
nhiễm qua các tế bào cùng loại.
- Bạch cầu ái kiềm: tiết ra hóa chất trung gian, tăng cường quá
trình viêm.
- Bạch cầu ái toan: rất có ý nghĩa đối với dị ứng và nhiễm kí
sinh trùng do tác dụng diệt protein lạ.
Natural killer cell
Bạch cầu ái kiềm, ái toan, đa nhân trung tính
Tế bào tua (dendritic cell)
Đáp ứng miễn dịch thu nhận
• Đặc hiệu với từng kháng nguyên và đòi hỏi sự nhận diện các
kháng nguyên "không của bản thân" cụ thể trong một quá trình
được gọi là trình diện kháng nguyên.
• Tính đặc hiệu của kháng nguyên cho phép tạo ra các
phản ứng được điều chỉnh cho từng mầm bệnh cụ thể hoặc các
tế bào nhiễm mầm bệnh.
Miễn dịch tự nhiên vs Miễn dịch thu nhận
Miễn dịch tự nhiên vs Miễn dịch thu nhận
Miễn dịch tự nhiên vs Miễn dịch thu nhận
Tế bào lympho
Lympho T
Lympho B và plasma cell (tương bào)
Các điểm ghi nhớ
1. Các khái niệm: sự miễn dịch, MD tự nhiên, MD thu nhận,
kháng nguyên, kháng thể
2. Các cơ quan, tổ chức của hệ MD: tủy xương, tuyến ức, lách,
hạnh lympho
3. Các tế bào MD hình thành ở tủy xương, tuyến ức
4. Hạch lympho là nơi các TB MD tập trung, gặp gỡ, trao đổi
thông tin; sản sinh KT, hoạt hóa tế bào T độc
5. Các tế bào MD di chuyển khắp cơ thể nhờ mạch máu và
mạch bạch huyết

You might also like