You are on page 1of 7

DẠ DÀY ĐƠN VÀ RUỘT NON

1. Dạ dày
Là loại dạ dày một túi có ở loài ăn cỏ ngựa, thỏ và loại ăn thịt chó, mèo.

Dạ dày đơn
 Vị trí: Dạ dày đơn nằm sau cơ hoành hơi lệch sang trái và sau vùng
mỏm kiếm xương ức ngang vòng cung xương sườn 14-15 ( ngựa) vòng cung
xương sườn 11-12 ( thỏ và loài ăn thịt).

Dạ dày của thỏ Dạ dày của ngựa

1
 Hình thái:
- Hình thái ngoài: Là 1 cái túi có hai đầu, hai cạnh và 2 mặt.
+ Đầu: Đầu trên thuộc phần thượng vị dạ dày có lỗ thông với thực
quản.Chỗ lỗ thông giáp nhau còn gọi là tâm vị.dầu sau là hạ vị có lỗ thông với tá
tràng.Ruột non còn gọi là môn vị.
+ Cạnh ( đường cong) : Đường con lớn lồi nối với dai võng mạc ( màng
treo lớn) kéo dài đến lưng tạo thành búi mọc bám vào xoang bụng. Đường cong
nhỏ cong lõm nối với tiểu võng mạc ( màng treo nhỏ) thực quản.Bên phải hợp
với dây chằng tá tràng…
Riêng đối với ngựa. Màng treo nhỏ lõm tạo thành vực Wislon nên
dễ có hiện tượng thoát vị ruột vào khu vực này gây đau bụng.
Đường cong nhỏ của dạ dày ngựa bị bẻ gấp nên làm cho thượng vị (tâm
vị) và hạ vị (môn vị) sát gần nhau.
-Hình thái trong:
Niêm mạc phía trong dạ dày chia làm 2 phần là:
+Phần không tuyến chiếm gần nửa dạ dày về phía thượng vị, niêm mạc
phía trong màu hồng, tiết dịch nhầy.

Hình thái ngoài dạ dày thỏ Hình thái ngoài dạ dày ngựa

2
+Phần có tuyến: Phần còn lại của dạ dày chia làm 3 vùng: vùng
tuyến thượng vị, tuyến thân vị, tuyến hạ vị, tiết ra dịch vị giúp quá trình tiêu
hóa thức ăn ở dạ dày.
-Mạch quản thần kinh.
+Mạch quản: Từ động mạch chủ sau phần nhánh động mạch thân
tạng phân nhánh thành động mạch dạ dày.
+Thần kinh gồm: Dây thần kinh phế vị và dây thần kinh giao cảm từ
đám rối mặt trời.

3
2. Ruột non (Intestinumtenue)
Ruột non là nơi tiêu hóa hấp thu thức ăn một cách triệt để nhất, nó được
gấp cuộn nằm trong xoang bụng, độ dài và đường kính của ruột non tùy từng
loài gia súc. Ruột hơi tròn, 2 mặt tròn, 2 cạnh thì cạnh lớn (đường cong lớn) tự
do cạnh nhỏ (đường cong nhỏ) được nối với màng treo ruột, trên màng có nhiều
mạch quản thần kinh, phần thót của màng có nhiều hạnh lâm ba, mạch quản phải
qua hạch đó. Ruột non được nối tiếp từ hạ vị dạ dày đến giáp manh tràng ruột
già qua van hồi manh tràng. Ruột non trâu, bò dài 30-50m, ngựa 25-30m, lợn
17-25m.
Ruột non được chia làm 3 đoạn.
2.1 Vị trí hình thái
2.2 Tá tràng (Intestinum duodenum)
Đó là đoạn gắn nhất của ruột non.
-Trâu, bò: Tá tràng dài 90-120cm, đường kính 5-6,5cm, đây là đoạn
quan trọng vì nó sát dạ dày, và nhận dịch tiêu hóa thức ăn từ gan tụy. Từ cửa hạ
vị, tá tràng đi ngược lên vùng dưới hông rồi bẻ cong lại thành chữ U chéo xuống
dưới về trước, sau đó quặt sang bên phải dạ cỏ, sau dạ múi khế đến trước cửa
vào xoang chậu, tiếp với thành bên trong xoang bụng, nằm giữa các gấp khúc
của ruột già dưới đường thẳng song song với cột sống kẻ từ khớp chậu đùi về
trước đến xương thứ 12. Tá tràng đến cửa vào xoang chậu thì bẻ cong lên phía
trước đến mặt trong gấp khúc của kết tràng được nối với không tràng.
Cách hạ vị 50-70cm, ở tá tràng có nhô lên ở thành một u nhỏ đó là nơi
lỗ thông của ống dẫn dịch mật (ống Choledoque). Ở loài nhai lại nhỏ như dê,
cừu, lỗ ống này cách hạ vị 25-40cm.
Cách lỗ đổ của ống Cholodoque 30-40cm có lỗ đổ của ống dẫn dịch tụy
(ống Wirsung), loài nhai lại đổ ống này đổ chung với ống dẫn mật.
-Ngựa, lợn:
+Ngựa: Ta tràng dài khoảng 100cm, hai ống Choledoque và Wirsung riêng,
song có cùng một lỗ đổ chung vào tá tràng, bóng Water cách hạ vị 10-20cm.

4
+Lợn: Tá tràng dài 40-80cm, đường kính 1,5-2cm, ống Choledoque đổ cách
hạ vị (môn vị) 2-5cm. Cách lỗ này 15-25cm là lỗ đổ của ống dẫn dịch tụy (Wirsung).

Tá tràng của lợn


2.3 Không tràng (Intestinum ioiunum)
Không tràng còn có tên gọi là hổng tràng (JeJunus). Đây là phần dài
nhất ruột non và là nơi tiêu hóa thức ăn mạnh nhất.
-Trâu,bò: Không tràng dài độ 30-40m, đường kính 4-6cm, được gấp làm
nhiều lần thành khối lớn áp sát vào thành bụng bên phải, nằm trong khoảng
giưới hạn dưới đường thẳng song song với cột sống kẻ từ giữa xương đùi đến
xương sườn 12. Phần cuối đến trước cửa chậu ben phải, không tràng đi lên về
trước tiếp tục với hồi tràng.
-Ngựa lợn
+Ngựa: Không tràng dài 19-30m, đường kính 6-7cm, gấp cuộn cùng hồi
tràng nằm bên phải xoang bụng. Trên ruột có nhiều mảng bạch huyết.
+Lợn: Không tràng dài 15-20m, đường kính 1,5-2cm, gấp cuộn cùng
hồi tràng nằm bên phải xoang bụng. Trên ruột có nhiều mảng bạch huyết.

Không tràng của lợn

5
2.4 Hồi tràng (Ileum)
-Trâu, bò: Dài khoảng 100cm (1m), thành dày hơn không tràng, bắt đầu từ
chỗ thông với không tràng đi lên phía trước vùng hông phải thông với manh tràng.
-Lợn: Hồi tràng dài 0,5-1m nằm bên phải xoang bụng và nối với manh
tràng phía trước của chậu hông phải.
-Ngựa: Hồi tràng dài 3m gấp cuộn nằm bên phải xoang bụng và nối với
manh tràng vùng hông phải.

Hồi tràng của trâu


2.5 Cấu tạo chung của ruột non
-Màng ngoài cùng là màng tương mạc, do lá tạng của phúc mạc tạo thành.
-Lớp giữa là lớp có cấu tạo bằng cơ trơn gồm cơ vòng ở trong, coe dọc ở
ngoài, giữa 2 lớp cơ là tổ chức liên kết.
-Trong cũng là niêm mạc màu xám nhạt, lốp này có nhiều nếp nhăn nheo
theo chiều dọc làm tăng diện tiếp xúc. Đồng thời trên mặt trong của lớp niêm
mạc có nhiều lông nhung 1mm2 có 15-20 lcác ông nhung), trên lông nhung có
cách viti lông nhung. Ngoài ra, trên niêm mạc có các lỗ thông của các tuyến
Lieberkun và Bruner (tuyến Bruner chỉ có ở tá tràng nên gọi là tuyến tá tràng).
Trên thành của ruột non có những nang màu trắng bằng đầu đinh gim tụm
lai thành các đám, đó là các mảng Payer, các đám này năm dọc theo đường cong
lớn của phần không tràng và hồi tràng.

6
Lớp hạ niêm mạc là tổ chức liên kết có nhiều mạch quản thần kinh và
nhiều nang kín bạch huyết. Ở đây còn có đám rối thần kinh Meissner.
2.5 Phân bố của mạch quản thần kinh
Mạch quản: Từ động mạch chủ sau phân nhánh động mạch treo tràng lớn.
Riêng đoạn tá tràng là những nhánh bên của động mạch gan. Động mạch này đi vào
màng treo ruột tạo thành nhánh nhỏ đi vào thành ruột đến các lông nhung.
Tĩnh mạch đi ngược chiều với động mạch tập chung về một thân chính,
kết hợp với tĩnh mạch lách rồi đổ về tĩnh mạch của gan.
-Thần kinh thực vật gồm giao cảm và phó giao cảm tư đám rồi mặt trời
phân nhánh đi vào tổ chức của ruột.

Cấu tạo bên trái xoang bụng của lợn

You might also like