You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

BỘ MÔN GIẢI PHẪU

CHUYÊN ĐỀ GIẢI PHẪU

GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH CHẬU


TRONG VÀ SƠ BỘ CÁC BIẾN ĐỔI
GIẢI PHẪU

Người thực hiện: VŨ DUY TIẾN


Lớp: Thạc sỹ Ngoại K8

Thái Bình - 2021


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................2
CHƯƠNG 1......................................................................................................4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................4
1. Hệ thống động mạch vùng chậu và giải phẫu động mạch chậu trong..........4
1.1. Hệ động mạch vùng chậu.....................................................................4
1.2.Giải phẫu động mạch chậu trong..........................................................5
1.2.1 Nguyên ủy và đường đi..................................................................5
1.2.2. Liên Quan......................................................................................5
1.3. Phân nhánh và cấp máu của động mạch chậu trong.............................5
1.3.1 Động mạch mông trên (superior gluteal artery).............................8
1.3.2. Động mạch mông dưới (Inferior gluteal artery)............................9
1.3.3 Động mạch bịt (Obturator artery)..................................................9
1.3.4 Động mạch thẹn trong ( internal pudendal artery).......................10
1.3.5 Động mạch tử cung (uterine artery).............................................10
2. Các biến đổi giải phẫu của động mạch chậu trong từ các nghiên cứu
trước đây...........................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các động mạch vùng chậu bao gồm: Động mạch chậu chung, động
chậu ngoài và động mạch chậu trong. Động mạch chậu trong được tách ra từ
động mạch chậu chung và chạy hướng vào trong và xuống dưới.Động mạch
chậu trong làm nhiệm vụ cấp máu cho vùng chậu bằng cách chia các nhánh
thành chậu và các nhánh cho tạng vùng chậu. Động mạch chậu trong là nguồn
cung cấp mạch máu chính của các cấu trúc nội tạng vùng chậu. Tất cả các bác
sĩ phẫu thuật vùng chậu phải biết các mốc giải phẫu và các phân chia cơ bản
của thắt động mạch chậu trong để ngăn xuất huyết lớn ở vùng chậu.
Vai trò của việc thắt động mạch chậu trong để kiểm soát xuất huyết
vùng chậu khó kiểm soát đã được Kelly mô tả lần đầu tiên vào năm 1893 đối
với một trường hợp ung thư biểu mô cổ tử cung. Thắt động mạch chậu trong
cũng có thể là một thủ thuật cứu sống trong trường hợp chảy máu chu sinh
Trong một số trường hợp, thắt động mạch chậu trong cũng là một lựa chọn
trong khi chảy máu trong phúc mạc mà vị trí chính xác không thể xác định
được vì động mạch chậu trong là nguồn cung cấp máu chính của nội tạng
vùng chậu .Sau khi thắt động mạch chậu trong hai bên trong thời gian dài,
tuần hoàn bàng hệ sẽ duy trì hoạt động trở lại của động mạch chậu trong.
Động mạch đùi sâu là nguồn cung cấp mạch máu chính để tái tạo mạch máu
cho động mạch chậu trong. Ngoài ra, động mạch buồng trứng cũng cung cấp
lưu lượng máu đến tử cung. Mặc dù đã thắt động mạch chậu trong hai bên,
khả năng sinh sản trong tương lai không bị ảnh hưởng hoàn toàn và thai đủ
tháng cũng đã được báo cáo trong y văn
Tuy nhiên, việc chia nhánh của ĐM chậu trong rất phức tạp và có nhiều
biến thể. Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu cách phân loại động mạch
chậu trong. Jastschinski đã phân loại sự phân nhánh của động mạch chậu
trong thành bốn loại. Adachi và cộng sự, và Yamaki đã phân loại kiểu phân
nhánh thành năm kiểu và 4 nhóm.
Tìm hiểu Kiến thức kỹ lưỡng về các biến thể có thể có của hệ thống
mạch máu vùng chậu rất hữu ích cho bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ phụ khoa, bác sĩ
X quang, tiết niệu và bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình. Chính vì thế em thực hiện
nghiên cứu chuyên đề : “ Giải phẫu động mạch chậu trong và Sơ bộ phân
loại các biến đổi giải phẫu” nhằm mục tiêu:
1. Khái quát lại kiến thức gải phẫu cơ bản về động mạch chậu
trong.

2. Tìm hiểu sơ bộ các biến đổi giải phẫu của động mạch chậu
trong từ các nghiên cứu trước đây
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Hệ thống động mạch vùng chậu và giải phẫu động mạch chậu trong
1.1. Hệ động mạch vùng chậu
Các ĐM vùng chậu bao gồm: ĐM chậu chung, ĐM chậu ngoài và ĐM
chậu trong. ĐM chậu chung bắt đầu từ chỗ chia đôi của ĐM chủ bụng, gồm
ĐM chậu chung trái và ĐM chậu chung phải. ĐM chậu chung chia thành ĐM
chậu trong và ĐM chậu ngoài. ĐM chậu ngoài đi xuống, khi đi tới ngang mức
dây chằng bẹn thì đổi tên thành ĐM đùi chung
Động mạch chậu chung trái và phải là hai nhánh tận của động mạch
chủ bụng. Sau khi được phân ra ngang mức đốt sống Thắt lưng 4 thì chúng đi
ra ngoài và xuống dưới theo hướng của đường nối rốn với điểm giữa dây
chằng bẹn; khi đến ngay trước khớp cùng – chậu, thường ngang mức đĩa đệm
thắt lưng – cùng (tương ứng trên bề mặt da là đường nối hai gai chậu trước
trên) thì động mạch chậu chung phân chia thành động mạch chậu ngoài và
động mạch chậu trong .

Hình 1: Vị trí phân chia của dộng mạch chậu chung


Động mạch chậu ngoài tiếp tục đường đi của động mạch chậu chung
theo hướng xuống dưới và ra ngoài. Khi đi đến bên dưới dây chằng bẹn thì
động mạch chậu ngoài đổi tên thành động mạch đùi, vị trí này tương ứng với
điểm giữa của đường nối gai chậu trước trên với xương mu trên bề mặt da.
Động mạch chậu trong được tách ra từ động mạch chậu chung và chạy
hướng vào trong và xuống dưới.Động mạch chậu trong làm nhiệm vụ cấp
máu cho vùng chậu bằng cách chia các nhánh thành chậu và các nhánh cho
tạng vùng chậu .
1.2.Giải phẫu động mạch chậu trong.
1.2.1 Nguyên ủy và đường đi
Động mạch chậu trong là một trong hai nhánh tận của động mạch chậu
chung, dài khoảng 4 cm, đi xuống dưới đến bờ trên khuyết ngồi lớn tách
thành hai thân: thân trước (tiếp tục đường đi của ĐM đến gai ngồi, cấp máu
cho các tạng chậu hông) và thân sau (đi qua khuyết ngồi lớn cấp máu cho cơ
khớp háng và lưng).
1.2.2. Liên Quan
- Trước: Niệu quản, buồng trứng và tua vòi (ở nữ giới).
- Sau: Tĩnh mạch chậu trong, thân thắt lưng-cùng và khớp cùng chậu.
- Ngoài: Tĩnh chậu ngoài (nằm giữa động mạch chậu ngoài và cơ thắt
lưng lớn), ở dưới động mạch liên quan với thần kinh bịt
- Trong: Phúc mạc. Ở bên phải, phúc mạc ngăn cách động mạch với
đoạn cuối hồi tràng, ở bên trái, phúc mạc ngăn cách động mạch với đại tràng
sigma
1.3. Phân nhánh và cấp máu của động mạch chậu trong
Động mạch chậu trong chia thành hai phân nhánh ( 2 thân chính) bao
gồm: phân nhánh trước và phân nhánh sau. Thân trước của động mạch chậu
trong chạy phía trước dọc theo thành chậu bên và cung cấp hầu hết các phủ
tạng vùng chậu. Thân sau của động mạch chậu trong chạy tới thành chậu và
vùng mông  

Hình 2. Động mạch chậu trông và các nhánh trên khung chậu nam

Hình 3. Động mạch chậu trông và các nhánh trên khung chậu nữ
Các nhánh từ phân nhánh trước bao gồm 9 nhánh:
-Động mạch rốn (the umbilical)
-Động mạch bàng quang trên (superior vesical artery)
-Động mạch bàng quang dưới (inferior vesical arter)
-Động mạch bịt (Obturator artery)
-Động mạch tử cung (uterine artery)
-Động mạch âm đạo (vaginal artery)
-Động mạch trực tràng giữa (midle rectus artery)
-Động mạch thẹn trong ( internal pudendal artery)
-Động mạch mông dưới (Inferior gluteal artery)
Phân nhánh sau chia thành 3 phân nhánh:
- Động mạch chậu thắt lưng ( Illiolumbar artery)
- Động mạch cùng bên (lateral sacral artery)
- Động mạch mông trên (superior gluteal artery)
Hình 4:Giải phẫu động mạch chậu trong. Các cấu trúc giải phẫu cơ bản và các nhánh của
động mạch chậu trong; Thành bên
chậu phải, nhìn trên (1. Động mạch
chậu chung, 2. Động mạch chậu
ngoài, 3. Động mạch chậu trong
(IIA), 4. Động mạch mông trên, 5.
Động mạch thắt lưng, 6. Động mạch
cùng bên, 7. Động mạch tử cung
(vạch đỏ), 8. Niệu quản (vạch trắng),
9. Động mạch rốn (bị mờ), 10. Động
mạch mông dưới, 11. ĐM trong, 12.
Động mạch bịt, 13. Dây thần kinh bịt
(vạch vàng), 14. ĐM mạc thân (vạch
vàng), 15. Dây thần kinh S1 (vạch
vàng), 16. Động mạch trực tràng
giữa,
1.3.1 Động mạch mông trên (superior gluteal artery)
Nguyên ủy: Động mạch mông trên là nhánh của động chậu trong thuộc
phân nhánh sau.
Đường đi: Trong chậu hông đi giữa thân thắt lưng- cùng và dây thần kinh
cùng 1, chui qua khuyết ngồi lớn ở bờ trên cơ hình lê ra vùng mông cho 2
nhánh nông và sâu.
Phân nhánh: Nhánh nông đi giữa cơ mông lớn và cơ mông nhỡ, nhánh
sâu đi giữa cơ mông nhỡ và cơ mông bé và cấp máu cho các cơ này.
Liên quan: Động mạch mông trên và thần kinh mông trên đi kèm cùng
chui ra vùng mông qua khuyết ngồi lớn ở trên cơ hình lê. Có 2 tĩnh mạch đi
kèm động mạch.
Ngành nối: Động mạch mông trên nối với động mạch chậu ngoài qua
nhánh mũ chậu sâu. Nối với động mạch đùi sâu qua nhánh mũ đùi ngoài. Nối
với động mạch chậu trong qua động mạch mông dưới và động mạch cùng
ngoài.

Hình 5: Động mạch mông trên


1.3.2. Động mạch mông dưới (Inferior gluteal artery)
Nguyên ủy: Động mạch mông dưới là nhánh của động mạch chậu trong
thuộc phân nhánh trước.
Đường đi và phân nhánh: Từ trong chậu hông bé qua khuyết ngồi lớn ở
bờ dưới cơ hình lê cho các nhánh vào các cơ vùng mông và nhóm cơ ụ ngồi
cẳng chân.(Chi phối và cấp huyết cho cơ mông lớn)
Liên quan: Đi cùng với TK mông dưới chui ra vùng mông qua khuyết
ngồi lớn ở bờ dưới cơ hình lê phân nhánh vào mặt sâu cơ mông lớn và vận
động cho cơ này.
Ngành nối: Động mạch mông dưới nối với:
* Động mạch mũ đùi trong, mũ đùi ngoài và nhánh xuyên một của
động mạch đùi sâu.
* Nhánh cho thần kinh ngồi.

Hình 6: Động mạch mông dưới


1.3.3 Động mạch bịt (Obturator artery)
Nguyên ủy: Xuất phát từ phân nhánh trước của Động mạch chậu trong.
Đường đi và liên quan: Chạy ở thành bên chậu, qua ống bịt cùng với
TK bịt để rời chậu hông.
Phân nhánh: Động mạch chia làm hai nhánh trước và nhánh sau quây
lấy lỗ bịt. Ở vùng đùi trước Động mạch bịt cung cấp máu cho các cơ khu đùi
trong và cho ổ cối.

Hình 7: Bóc tách động mạch chậu trong bên phải, nhìn từ trung gian
1.3.4 Động mạch thẹn trong ( internal pudendal artery)
Nguyên ủy: Là nhánh của Động mạch chậu trong thuộc phân nhánh
trước.
Đường đi và liên quan: Cùng với thần kinh thẹn ra khỏi chậu hông qua
khuyết ngồi lớn ở bờ dưới cơ hình lê. Sau đó ôm lấy gai ngồi rồi trở lại chậu
hông qua khuyết ngồi bé, động mạch thẹn trong đi trong ống thẹn (ống
Alcock) đến vùng đáy chậu và sinh dục ngoài.
Phân nhánh: động mạch thẹn trong cho nhiều nhánh cho cơ, đáy chậu
( động mạch đáy chậu nông) và nhánh động mạch trực tràng dưới.
1.3.5 Động mạch tử cung (uterine artery)
Động mạch tử cung phát sinh từ động mạch chậu trong, ở phía
trước. Một phần động mạch tử cung đi qua trung gian qua đáy của dây chằng
rộng của tử cung trước khi phân đôi ở mức eo đất. Nhánh tăng dần đi song
song dọc theo thành tử cung và ống dẫn trứng, theo đường chữ U và tạo ra các
nhánh hình cuộn gọi là nhánh xoắn ốc. Nhánh đi lên của động mạch tử cung
nối với động mạch buồng trứng. Phần đi xuống cung cấp cho cổ tử cung và
âm đạo, nối với động mạch âm đạo và động mạch trực tràng dưới. Động mạch
tử cung đi qua niệu quản vượt trội ở mức phần bên của cổ tử cung bên dưới
phần eo tử cung, giải thích tại sao niệu quản có nguy cơ bị tổn thương nhiều
hơn trong các cuộc phẫu thuật vùng chậu và phụ khoa.
Ứng dụng trong lâm sang: Bóc tách đi xuống từ động mạch rốn bị tắc là
một cách để xác định động mạch tử cung. Một phương pháp khác là đi theo
niệu quản đến điểm mà nó bắt chéo dưới động mạch tử cung. Hơn nữa, sau
khi mở vùng sau phúc mạc trên thành chậu, bóc tách trước-trung gian của
động mạch chậu trong có thể thấy động mạch tử cung.

Hình 8: Bóc tách động mạch chậu phải, nhìn bên.ĐM tử cung (uterine artery)
2. Các biến đổi giải phẫu của động mạch chậu trong từ các nghiên cứu
trước đây
Đã có nhiều công trình nghiên cứu cách phân loại ĐM chậu trong, trong
đó phân loại của Yamaki là đơn giản và dễ áp dụng hơn cả. Phân loại ĐM
chậu trong theo Yamaki dựa vào 3 nhánh chính: ĐM mông trên, mông dưới,
thẹn trong. Được phân thành 4 nhóm và 5 kiểu.
Nhóm A: ĐM chậu trong chia làm hai nhánh: nhánh sau là ĐM mông trên,
nhánh trước có thân chung của ĐM mông dưới và ĐM thẹn trong.
Nhóm B: ĐM chậu trong chia làm hai nhánh, với nhánh trước là ĐM thẹn
trong, nhánh sau bao gồm ĐM mông trên và ĐM mông dưới.
Nhóm C: ĐM chậu trong chia làm 3 nhánh riêng biệt: ĐM mông trên, mông
dưới, thẹn trong.
Nhóm D: rất hiếm gặp, trong đó nhánh trước là thân chung của ĐM mông
trên và ĐM thẹn trong, nhánh sau là ĐM mông dưới. ĐM bịt cũng là một
nhánh lớn của ĐM chậu trong, tuy nhiên không dùng để phân chia theo phân
loại này.

Group A Group B Group D

l 4

PIS

5, 6 p

Hình 9: Phân chia ĐM chậu trong theo Yamaki (1998) [2].


(S): ĐM mông trên. (I): ĐM mông dưới. (P): ĐM thẹn trong.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Anh
1.S Standring. 39th Edition. Edinburgh: Elsevier Churchill Livingstone; 2005.
Gray’s Anatomy; pp. 1360–62. 
2. Baggish M, Karram M. Atlas of Pelvic Anatomy and Gynecologic Surgery,
4th Edition. Elsevier. 2016. 
3. Agur AMR, Dalley AF. Grant’s Atlas of Anatomy. Wolters Kluwer
Health. 2016. 
4. Hansen JT. Netter’s Clinical Anatomy. 3rd
Edition. Saunders/Elsevier. 2014. 
5. Selçuk İ, Tatar İ, Fırat A, et al. Is corona mortis a historical myth? A
perspective from gynecological oncologist. J Turk Ger Gynecol. 2018. 
6. Keith L, Dalley AF, Agur AMR. Clinically Oriented Anatomy 7th
Edition. Lippincott Williams & Wilkins. 2013. 
7. Selҫuk I, Yassa M, Tatar İ, Huri E. Anatomic structure of the internal iliac
artery and its educative dissection for peripartum and pelvic
hemorrhage. Turk J Obstet Gynecol. 2018;15:126–9
8. S Standring. 39th Edition. Edinburgh: Elsevier Churchill Livingstone;
2005. Gray’s Anatomy; pp. 1360–62. 
9. JL Braithwaite. Variations in origin of the parietal branches of the internal
iliac artery. J Anat. 1952;86(Pt 4):423–30. 
10. K Yamaki, T Saga, Y Doi, K Aida, M Yoshizuka. A statistical study of
the branching of the human internal iliac artery. Kurume Med
J. 1998;45(4):333–40. 
Tài liệu tiếng Việt
1.Nhà xuất bản Y Học Hà nội, 2006. Giải phẫu người

You might also like