You are on page 1of 49

HỆ TẠO HUYẾT & MIỄN DỊCH

(Hematopoietic and
Immune System)
Bài giảng các lớp YK & RHM KHOA Y-DƯỢC, ĐHQG:
9-11/2020 (HK I-NH 2020-2021)

TS. Y học Võ Đình Vinh


Trưởng Bộ môn Cơ sở KHSK, ĐH Thăng Long

1
Mục tiêu:

1. Phân tích được đặc điểm chung của hệ tạo huyết


& miễn dịch.
2. Mô tả được cấu tạo mô học & liên hệ chức năng
của tuỷ xương & của tuyến ức.
3. Mô tả được cấu tạo mô học & nêu vị trí của nang
bạch huyết.
4. Mô tả được cấu tạo mô học & nêu chức năng của
hạch bạch huyết & của lách.

2
I. ĐẠI CƯƠNG:
 Hệ tạo huyết gồm các cơ quan tạo ra các tế bào (TB) máu,
trong đó một số loại TB bảo vệ cơ thể ═ phản ứng miễn dịch.
 Các TB máu & TB miễn dịch có đời sống ngắn nên chúng được
thay thế liên tục.
 Tiến trình tạo các dòng TB máu gọi là sự tạo huyết & nơi xảy ra
tiến trình đó gọi là cơ quan tạo huyết.

[2] [3] 3
 Tiến trình tạo huyết diễn ra cùng với sự phát triển cá thể:
 Từ tuần 2nd của phôi, thành của túi noãn hoàng xuất hiện tiểu đảo
máu/TB máu đầu dòng. Sau đó chúng di chuyểngan, lách & tuỷ
xương.
 Tuần thứ 5th của phôi, gan bắt đầu tạo huyết; sau đó là lách.
 Tháng 3rd-4th của thai, tuỷ xương bắt đầu tạo huyết.
 Thời kỳ phôi thai: Cả 3 cơ quan trên là cơ quan tạo huyết đa năng
(tạo cả 3 dòng: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu).

4
 Khi trẻ ra đời & trưởng thành:
• Chỉ còn tuỷ xương là cơ quan tạo
huyết đa năng (tạo 3 dòng TB máu).
• Hạch, lách, tuyến ức & các nang bạch
huyết chỉ tạo lympho bào=>gọi là cơ
quan tạo lympho/sinh lympho.
• Gan không còn tạo huyết.
[3]

[3] [6] 5
 Phân biệt 2 hệ tạo [1]
huyết - miễn dịch
(TH-MD):
 Hệ TH-MD TW: Tuỷ
Hệ TH-
xương & tuyến ức MD TW
=> tạo huyết
không phụ thuộc
[3]
kháng nguyên.
 Hệ TH-MD ngoại vi:
Các nang bạch
huyết, hạch bạch Hệ TH-MD
ngoại vi
huyết & lách=>tạo
huyết phụ thuộc
kháng nguyên.
 Hệ TH-MD có cấu trúc & chức
năng tương tự nhau, trong đó
tủy xương là cơ quan tạo huyết
quan trọng nhất. 6
[3]
Sợi lưới
 Cấu tạo chung của hệ TH-MD: luôn
có 4 thành phần sau:
 Mô lưới/mô võng: Các TB lưới-biểu
mô & sợi lưới tạo khung nâng đỡ &
kích thích TB máu biệt hóa.
 Các TB máu thuộc các dòng khác Mao
[1]
nhau (3 dòng TM máu) & các thế Thể liên mạch
kết kiểu
hệ khác nhau (TB gốc, TB non, xoang TB lưới-
trưởng thành & già). biểu mô

 Lưới mao mạch kiểu xoang phong


phú: giúp TB máu đã biệt hóa dễ
dàng vào hệ tuần hoàn.
 Các TB làm nhiệm vụ thực bào
(dọn dẹp, tiêu hủy TB máu đã
Lympho
chết) & sản xuất kháng thể (tương bào
bào)=>th.gia ph.ứng MD.
7
SƠ ĐỒ TẠO HUYẾT & MIỄN DỊCH
(th/khảo)
• Tủy xương tạo 5 dòng TB máu: (i)
h.cầu, (ii) b.cầu hạt, (iii)
monocyte, (iv) tiểu cầu, (v)
lymphocyte. [1]
• 4 dòng đầu→t.hoàn máu th.hiện
chức năng.
• TB gốc dòng lympho→ t.hoàn
máu →cư trú & biệt hóa tại tuyến
ức (lympho T) hoặc nang bạch
huyết ở thành ruột (lympho B).
• TB T & B lưu hành trong cơ thể:
Nếu gặp kháng nguyên=>biệt
hóa tạo nguyên bào T hoặc B.
• Nguyên bào T sinh sản, biệt hóa
tạo các TB hiệu ứng khác
nhau=>th/gia phản ứng MD TB.
• Nguyên bào B biệt hóa=>tương
bào=>s.xuất kháng thể=>th/gia
phản ứng MD dịch thể. [6]
II. HỆ TẠO HUYẾT - MIỄN DỊCH TRUNG ƯƠNG
2.1. TUỶ XƯƠNG/Bone marrow
(TX):
 Ở người trưởng thành, TX duy nhất
tạo tất cả các dòng TB máu (hồng
cầu; bạch cầu & tiểu cầu).
 TX có trong các ống tủy của xương
dài; các hốc tủy của xương ngắn &
xương dẹt.
[3]
 TX gồm tủy đỏ & tủy vàng:
* Tủy đỏ/tủy tạo huyết, do chứa
nhiều hồng cầu.
* Tủy vàng/tủy mỡ, không tạo
huyết nhưng khi thiếu máu/thiếu
oxy máu=>trở thành tủy đỏ.
9
 Trẻ sơ sinh, toàn bộ TX là tủy đỏ & tủy tạo cốt (A). Ở người
trưởng thành, tủy đỏ chỉ còn ở các xương dẹt & xương xốp
(áp dụng chọc tủy/sinh thiết tủy xương?); ống tủy ở thân
xương dài=>tủy vàng.
 Cấu tạo của TX gồm:
* Mô lưới; A

* Các mao mạch kiểu xoang; 4


* Các khoang tạo máu.
1
• > 4
2
2
3 1

5
1. Bè xương; 2. Hốc tuỷ (phần tuỷ
tạo huyết); 3. Các TB máu đầu
[5]
dòng; 4. Tế bào nhân khổng lồ; 5.
Tạo cốt bào (phần tuỷ tạo cốt).10
2.1.1. Cấu tạo vi thể
a) Mô lưới (xem cấu tạo chung).
b) Các m.mạch kiểu xoang/hệ
thống xoang mạch/xoang TM tủy
xương:
 (VD xg.dài): Từ ĐM nuôi xương/ĐM
dinh dưỡngĐM trung tâm (2) tiểu
ĐMhệ thống xoang mạch/xoang [7]
TM tủy xương (5)tiểu TMTM trung
tâm (3), cùng với ĐM trung tâm ra
khỏi xương. Hệ thống 5
1
 Đặc điểm hệ thống xoang mạch: xoang Xương
mạch
o Lòng rộng, hẹp không đều; 2
2 ĐM
o Lớp TB nội mô mỏng, nhiều lỗ ĐM trung
trung tâm
thủng/lỗ nội mô/cửa sổ; tâm
o Cấu tạo này cho phép TB máu
TM
trưởng thành lọt dễ dàng vào tuần trung
Khoang 4 3
hoàn máu. tạo máu [1] tâm
 Cách thức TB máu
vượt qua thành
xoang mạch→ máu:
o Hồng cầu mất nhân
mới qua được;
o Bạch cầu di chuyển
qua theo kiểu amip;
o TB nhân khổng lồ
lách qua & tự vỡ tạo
các tiểu cầu/mảnh
bào tương hòa vào
dòng máu.
 Ở TX có các sợi thần TỦY ĐỎ (x.sườn người) [3]
kinh tự chủ nhưng H: ống Havers; V: ống Volkman; O: TB xương; E:
không có mạch bạch màng trong xương; M: TB nhân khổng lồ; A: TB lưới
nội mô; Đầu mũi tên: TB nội mô lót mặt trong xoang
huyết. mạch; Khoang tạo máu: Mô LK chứa TB gốc tạo máu
cùng TB máu thuộc các dòng & thế hệ khác nhau. 12
c) Các khoang tạo máu:
 Gồm các TB máu thuộc các dòng khác nhau (HC, BC, TC) &
các thế hệ khác nhau (TB gốc, TB non, TB trưởng thành);
ngoài ra còn có: TB mỡ, đại thực bào,…
 Chỉ TB máu trưởng thành mới qua được xoang mạch → vào
tuần hoàn chung:

Khoang tạo máu Dòng BC


hạt ưa acid

TB mỡ Xoang
mạch

TB nhân
khổng lồ

[4] [6] 13
• Dòng HC gồm: Tiền A B
nguyên HC=>nguyên HC
ưa base => nguyên HC Tiền nguyên HC
Nguyên tủy bào

đa sắc=>nguyên HC ưa
acid=>HC lưới=>HC.
• Dòng BC hạt: Nguyên Nguyên HC
Tiền tủy bào

Ưa base
tủy bào=>tiền tủy Tủy bào trung

bào=>tủy bào=>hậu tủy


tính sớm Tủy bào
ưa base sớm

bào=>BC hạt (từ tiền tủy Tủy bào


ưa acid sớm
Nguyên HC
bào chia ra: dòng trung đa sắc
Tủy bào trung
tính muộn
tính, ưa acid, ưa baz do
xuất hiện các hạt đặc hiệu Nguyên HC Tủy bào
Tủy bào
& nhân phân thùy). Ưa acid Hậu tủy bào
trung tính
ưa acid muộn
ưa base muộn

Hậu tủy bào


HC lưới Bạch cầu đũa
Sơ đồ biệt hóa trung tính
ưa acid

dòng hồng cầu (A) &


dòng bạch cầu hạt (B) 14
[4] Hồng cầu BC trung tính BC ưa acid BC ưa base
• Dòng monocyte: Nguyên bào mono =>
tiền mono bào => mono bào→rời tủy
xương→tuần hoàn máu & lưu hành
(20h)→xuyên mạch=>đại thực bào ở mô. [2]
• Dòng tiểu cầu: Nguyên bào nhân khổng
lồ=>tiền TB nhân khổng lồ=>TB nhân
khổng lồ. Mỗi TB nhân khổng lồ tạo #
2.000 tiểu cầu.
[1]
• Dòng lympho: ≠ với các dòng khác:
(i) Nguyên bào lympho từ tủy xương →
tuyến ức tạo nguyên bào lympho T hoặc
→các nang lympho niêm mạc ruột tạo
nguyên bào lympho B.
(ii) Nguyên bào lympho (T, B) biệt
hóa=>lympho T & B trưởng thành để thực
hiện chức năng. 15
2.2. TUYẾN ỨC/Thymus
 Nằm phía trước-trên của trung thất
& sau xương ức.
 P: trẻ sơ sinh=10g; dậy thì đạt max
30-40g; trưởng thành còn 10-15g do
thoái hóa sinh lý (=mô mỡ); phần còn
lại vẫn duy trì hoạt động.
 Đại thể: gồm 2 thùy hình tháp. Mỗi
thùy được bọc ngoài bởi vỏ liên kết [2]
mỏng, từ vỏ có nhiều vách tiến vào
nhu mô tuyến=>tạo các tiểu thùy (1). M.máu
V. vỏ
 Vi thể: Tiểu thùy hình đa diện có 2 V.
vùng: tủy

• Vùng vỏ/Ngoại vi tối;


• Vùng tủy/Trung tâm sáng. 1
(Tiểu thùy t.ức không phải nang BH).
16
2.2.1. Vùng vỏ:
• Tập trung nhiều TB t.ức, chủ
yếu lympho T nhỏ (nhân base
đậm)=>ngoại vi tối; có ít
lympho lớn & đại thực bào.
• Các TB t.ức vùng vỏ được
ngăn với máu bởi hàng rào
[5]
máu–t.ức, gồm: TB nội mô →
màng đáy→TB lưới-BM & các
đại thực bào=>ngăn kháng
nguyên từ máu vào vùng vỏ.

Hàng
rào Mao
máu- mạch
T.ức [1]
2.2.2. Vùng tuỷ: [5]

• TB t.ức ít hơn vùng vỏ &


chủ yếu là lympho T
lớn/nguyên bào lympho, ít
bắt màu=>trung tâm sáng;
có TB lưới-BM & ít đại thực
bào.
• Không có hàng rào máu –
tuyến ức.
• Có cấu trúc đặc biệt=>tiểu
thể Hassall/HC: hình cầu;
do TB lưới-BM thoái hóa
kiểu sừng xếp thành nhiều T.thể
vòng đồng tâm; chế tiết Hassall
lymphopoetin =>giúp
lympho bào nhỏ chết theo
chương trình [3]. 18
2.2.3. Mô sinh lý học tuyến ức:
• Các nguyên bào lympho T từ tủy tạo huyếtvùng vỏ t.ức rồi sinh
sản, biệt hóa thành các lympho nhỏ.
• Phần lớn/70% các lympho nhỏ chết sau vài ngày; 30% còn lại
vào vùng tủy & lưu lại 2-3 tuần; sau đó xuyên qua thành tiểu
tĩnh mạch vào tuần hoàn chung.
• Sự ↑ sinh, biệt hóa lympho vùng vỏ không phụ thuộc kháng
nguyên nên các lympho này chưa tham gia phản ứng miễn
dịch. Khi vào vùng tủy (hoặc rời tuyến ức), sau khi tiếp xúc
kháng nguyên, chúng trở thành những lympho T khác nhau: T
killer/cytotoxic (T gây độc TB), T helper (T trợ giúp),.. mới thực
hiện chức năng miễn dịch TB.
• Một số lympho T di chuyển vào lách, hạch bạch huyết & các
nang lympho, tạo vùng phụ thuộc tuyến ức.
• TB lưới-BM T.ức tổng hợp, chế tiết hormone thymulin có tác
dụng biệt hóa & ↑ sinh các dòng của lympho T.
19
III. HỆ TẠO HUYẾT – M.DỊCH NGOẠI VI
3.1. NANG BẠCH HUYẾT/Nang
lympho /Lymphatic nodules (nang BH):
 Được hình thành do các TB lympho tập
trung tạo khối hình cầu tựa trên mô
lưới. Nang
bạch huyết
 Nang BH nằm rải rác ở niêm mạc
đường: hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu hoặc
tập trung thành đám nang lympho
(mảng Payer ở hồi tràng) hoặc tạo các
hạnh nhân (HN) ở ngã 3 miệng-mũi-
họng (vòng BH Waldeyer gồm: HN
hầu/VA, HN vòi, HN khẩu cái/amidal,
HN lưỡi).
 Cấu tạo: 2 loại:
o Nang nguyên phát;
o Nang thứ phát. [2]
a) Nang nguyên phát: Tập trung
nhiều lympho B nhỏ, màu bazơ
đậm; chỉ gặp ở trẻ sơ sinh (chưa
có kh.nguyên xâm nhập).
b) Nang thứ phát, gồm 2 vùng:
 Vùng ngoài/vùng tối (1): Nhiều
lympho B nhỏ=>sẫm màu; ngoài
ra còn có: nguyên lympho bào B
& đại thực bào; nhiều TB đang
phân chia. Nang BH
 Vùng giữa/tr.tâm mầm /Germinal thứ phát
center/tr.tâm sinh sản/vùng sáng
(2): Chủ yếu lympho B lớn &
nguyên tương bào kém bắt màu, 1
mật độ TB thưa; ngoài ra: đại 2
thực bào, TB lưới-BM.
 Có ở cơ quan bạch huyết người
trưởng thành (trừ tuyến ức). 21
 Nang BH thứ phát là nơi
lympho B tăng sinh để tạo
tương bào sau khi tiếp xúc
kháng nguyên=>thường thấy
ở các cơ quan tạo lympho
ngoại vi.
 Những TB lưới-BM ở các
nang BH không có khả năng
thực bào. Chúng liên kết &
giữ kháng nguyên trên bề
mặt TB để trình diện kháng
nguyên cho các lympho bào.
(Chưa có bằng chứng: nang
bạch huyết thứ phát bắt
nguồn từ nang bạch huyết
[3]
nguyên phát).
Nang bạch huyết: Gc: Vùng giữa (TT mầm/TT
sinh sản); Co: vùng ngoài; Ly: lympho bào nhỏ.
22
3.2. HẠCH BẠCH HUYẾT/Bạch
hạch/Lymph nodes (HBH):
 Cơ quan tạo lympho nằm trên
đường đi của mạch BH=>TB
trong hạch nhận biết kháng
nguyên & đáp ứng m.dịch đặc
hiệu.
 HBH thường tạo nhóm, nhận
bạch huyết từng vùng cơ thể (ở [6]
mạc treo ruột; trong mô LK thưa
vùng cổ, nách, bẹn,…).
 Cấu tạo:
o Th.phần chống đỡ: vỏ xơ, vách
xơ, dây xơ.
o Nhu mô hạch: Vùng vỏ, vùng cận
vỏ, vùng tuỷ.
o Các xoang bạch huyết.
[2]
3.2.1. Cấu tạo hạch: Hình hạt
đậu, d: 3-5 mm; nơi lõm/rốn
hạch có ĐM, TM, TK & mạch
bạch huyết ra khỏi hạch; gồm 3
th/phần:
a) Th.phần chống đỡ:
 Mô LK nhiều sợi collagen, TB
sợi, ít sợi chun, cơ trơn, mạch
[2]
máu & mạch bạch huyết tạo vỏ
xơ (1) bọc ngoài hạch; từ vỏ xơ 1
1
tiến vào trong hạch ở phía 2
ngoài là vách xơ (2) & phần
trung tâm là dây xơ (3).
 Mô xơ làm khung chống đỡ &
dẫn máu nuôi hạch.

3
b) Nhu mô hạch:
 Xen giữa vỏ xơ, vách xơ, giây xơ &
trong lỗ lưới của mô lưới là các lympho
bào, tương bào, đại thực bào.
 Nhu mô HBH có 3 vùng:
 Vùng vỏ (1):
• Sát vỏ xơ; các lympho B tạo những [2]
nang lympho/nang bạch huyết (2).
• TT sáng/Tr.tâm mầm chứa nhiều
1
nguyên lympho B lớn, ít bắt màu &
các đại thực bào hoạt động mạnh.
• Vùng xung quanh nhuộm màu đậm là
2
ngoại vi tối: nhiều lympho B nhỏ.
• Khi tiếp xúc KN, các nguyên lympho B
phân chia & biệt hóa tạo nguyên bào
miễn dịch rồi thành tương bào ═>sản
xuất KT.
25
 Vùng cận vỏ/Vùng vỏ sâu (2):
• Ranh giới không rõ.
• Tập trung chủ yếu lympho T
(vùng phụ thuộc t.ức của
hạch). 2
• Các tiểu TM sau mao mạch ở
vùng này có TB nội mô giống
BM vuông đơn; là nơi các
lympho B & T từ máu xâm
nhập vào HBH.

26
[2]
 Vùng tuỷ:
• Các TB lympho tạo dây kéo dài từ các nang bạch huyết & nối
với nhau thành lưới=>dây nang/dây tuỷ (1-B); kích thước &
h.dạng không đều.
• Th.phần TB ở dây tuỷ: các lympho B, T, đại thực bào & rất
nhiều tương bào sản xuất kháng thể (là vùng sinh sản & biệt
hoá lympho B thành tương bào). B
A

1 1

[2] 27
c) Các xoang bạch huyết (BH): A

 Đường BH vào hạch gồm: Mạch bạch


huyết đến (ở vỏ xơ)xoang dưới vỏ-7
xoang quanh nang-8 (giữa các nang
BH hoặc giữa nang BH & vách xơ)
xoang tuỷ-9A & 4B (giữa các dây
tuỷ)mạch BH đi (tại rốn hạch).
 Cấu tạo: Xoang BH là mao mạch BH
kiểu xoang, thành lợp bởi 1 lớp TB nội [2]
mô, không màng đáy, được tăng cường B
bởi các TB lưới-BM & đại thực bào.
 Dòng BH chảy trong hạch rất chậm
thuận tiện cho các đại thực bào & TB 4
lưới giữ lại những TB lạ hoặc kháng
nguyên khi qua hạch.
 Cấu tạo thuận lợi TB lympho qua lại dễ 4
dàng & làm sạch dòng BH khi qua
hạch.
28
ĐƯỜNG BẠCH HUYẾT CỦA HẠCH

Mạch bạch huyết đến (tại vỏ xơ)

Xoang dưới vỏ

Xoang quanh nang

Xoang tủy

Mạch bạch huyết đi (tại rốn hạch).


29
HẠCH BẠCH HUYẾT:
A.VÙNG VỎ? & B. VÙNG TỦY?
1
A 4
A 2 3
4
B
a
b

HẠCH BẠCH HUYẾT:


5 7 5
NUÔI DƯỠNG HẠCH/TUẦN HOÀN MÁU?

6 6

7
TUẦN HOÀN MÁU CỦA HẠCH BẠCH HUYẾT
ĐM vào hạch (tại rốn hạch)

Tiểu ĐM (dây xơ, dây tủy)

Lưới mao mạch (mô bạch huyết vùng vỏ)

Tiểu TM sau mao mạch (vùng cận vỏ)

Tiểu TM (dây xơ, dây tủy)

TM ra khỏi hạch (tại rốn hạch).


3.2.2. Chức năng của hạch:
a) Tạo lympho bào: Các lympho B & T (từ nhu mô hạch) vào các
xoang bạch huyết rồi rời hạch tại mạch bạch huyết đi ở rốn
hạch.
b) Bảo vệ cơ thể: Những chất lạ & những TB có hại (TB ung thư)
của cơ thể & các thành phần dạng hạt khác sẽ bị giữ lại khi
qua hạch (vai trò của các TB lưới-BM & đại thực bào bao
quanh các xoang bạch huyết).
Vì vậy, bạch huyết sau khi đi qua hạch rồi đổ vào tuần hoàn
máu đã được lọc sạch.

[6]
TB ung thư (màu đỏ-mô phỏng) [3]
32
3.3. LÁCH/TỲ/Spleen
 C.quan tạo lympho lớn nhất nằm trên đường đi của t.hoàn máu.
 Giữa vùng đáy dạ dày & cơ hoành, ¼ trên-trái của khoang bụng.
 Hình khối dài, P=150g (người trưởng thành).
 Ngoài chức năng tạo lympho & phản ứng miễn dịch đối với
kháng nguyên, lách tham gia lọc máu & tiêu hủy hồng cầu già.
 Cấu tạo:
o Thành phần chống đỡ: vỏ xơ (1), bè xơ (2).
o Nhu mô lách: Tuỷ trắng (3,4), tuỷ đỏ của lách.

[6] 33
[2]
3.3.1. Cấu tạo mô học
3.3.1.1. Thành phần chống đỡ:
 Lớp vỏ xơ khá dày bao bọc lách, từ đó có các bè xơ tiến vào nhu
mô; mặt lõm của lách/rốn lách=>vỏ xơ dày & có ĐM & TM lách.
 Được cấu tạo bởi mô LK nhiều sợi collagen, sợi chun, TB sợi, TB
cơ trơn=>lách có thể co bóp đẩy máu vào hệ tuần hoàn.
 Các bè xơ rất dày mang theo mạch máu, mạch bạch huyết & thần
kinh chi phối cho lách.
Vỏ xơ

Bè xơ Tủy
trắng

Tủy
đỏ

34
[2]
3.3.1.2. Nhu mô lách/chất lách:
Trên mặt cắt tươi, nhu mô lách có các chấm trắng & vệt trắng nhỏ
(tuỷ trắng); giải màu đỏ sẫm (tủy đỏ).
a) Tuỷ trắng: 1/5 P. lách, gồm 2 thành phần:
 Vệt trắng: Là những bao/áo lympho quanh ĐM lách/tiểu ĐM tr.tâm.
 Chấm trắng: Là vùng TB lympho tập trung, dày lên tạo thành nang
bạch huyết vây quanh ĐM lách gọi là tiểu thể lách/tiểu thể Malpighi.
 Cấu tạo mô học: tủy trắng gồm các TB lympho, đại thực bào &
tương bào cùng tựa trên khung mô lưới, có 3 vùng:

Tiểu thể
Malpighi
[2]
Vệt trắng

Tiểu ĐM
trung tâm

ĐM lách
35
 Vùng quanh ĐM:
Tương đương vùng cận vỏ của hạch/vùng phụ thuộc t.ức, gồm các:
lympho T nhỏ, đại thực bào, TB lưới-BM. Lympho T sau khi hoạt hoá
sẽ di chuyển đến vùng rìa & lọt vào các xoang TM quanh vùng rìa.
 Vùng tr.tâm sinh sản/Tr.tâm mầm (trong tiểu thể Malpighi): Nhiều
lympho B sinh sản mạnh, tương bào, đại thực bào, TB lưới-BM.
 Vùng rìa:
Vùng chuyển tiếp giữa tuỷ trắng & tuỷ đỏ; nhiều lympho B, T, đại
thực bào, tương bào, kháng nguyên từ máu.

Vùng quanh
ĐM (T cell)
Tiểu thể
[2] Malpighi

Vệt trắng

Tiểu ĐM
TT
trung tâm
SS

ĐM lách
Các xoang TM 36
vùng rìa
b) Tuỷ đỏ của lách:
Gồm nhiều TB máu các loại tạo thành những dây tế bào/dây
Billroth; xen giữa các dây Billroth là xoang tĩnh mạch.
 Dây Billroth: TB lưới làm khung chống đỡ, trên các lỗ lưới có
các đại thực bào, lympho bào, tương bào & nhiều tế bào máu
(hồng cầu già, bạch cầu hạt & tiểu cầu).

[2]
Dây Billroth

Xoang TM

37
 Xoang t.mạch:
Mao mạch máu kiểu xoang có 3 đặc điểm:
(i) lòng rộng, hẹp không đều;
(ii) TB nội mô tạo thành những khe trống;
(iii) màng đáy không liên tục.
Cấu trúc này=>giúp các TB trong dây Billroth dễ qua lại thành
xoang TM vào tuần hoàn máu.
Mao mạch
ngắn
Xoang TM
(tuần hoàn hở

Dây Billroth

[1] Dây Billroth


Mao mạch
ngắn Xoang TM
(tuần hoàn kín)
Xoang TM

38
Tiểu ĐM bút lông Tiểu TM t.đỏ
3.3.2. Tuần hoàn lách 2 loại: M.mạch ngắn
+ Tuần hoàn kín:
Máu từ mao mạch ngắn sau tiểu
ĐM bút lông đổ trực tiếp vào Xoang TM Dây
Billroth
xoang TM  Tiểu TM tuỷ đỏ  TM
bè xơ  TM lách (máu chảy trong
hệ mạch kín).
+ Tuần hoàn hở:
[1]
Máu từ mao mạch ngắn sau tiểu
ĐM bút lông đổ vào dây Billroth  Mao mạch
ngắn Xoang TM
xoang TM  Tiểu TM tuỷ đỏ  TM (tuần hoàn hở
bè xơ  TM lách ở rốn lách.
Dây Billroth
 Tuần hoàn của lách ở người chủ
yếu là tuần hoàn hở. Nếu máu
Mao mạch
đến lách giảm => trở thành tuần ngắn
Xoang TM (tuần
hoàn kín)
hoàn kín.
39
Tuần
hoàn kín

Tuần
hoàn hở

[1]
40
TUẦN HOÀN CỦA LÁCH
ĐM lách (ở rốn lách)
Nhánh ĐM (ở bè xơ)
ĐM trung tâm (trong vệt & chấm trắng lách)
ĐM trong tủy đỏ
Tiểu ĐM bút lông (tủy đỏ lách)
Mao mạch ngắn Xoang TM (TH kín)
Dây Billroth (TH hở)

Tiểu TM tủy đỏ
TM bè xơ
TM lách (ở rốn lách)
Tuần hoàn kín

Máu từ đoạn mao mạch ngắn (có vỏ bọc)

Xoang TM

Tiểu TM tủy đỏ

TM bè xơ

TM lách
Tuần hoàn hở:
Máu từ đoạn mao mạch ngắn (có vỏ bọc)

Dây Billroth

Ngấm qua thành xoang TM

Tiểu TM tủy đỏ

TM bè xơ

TM lách
3.3.3. Chức năng của lách:
 Tạo lympho bào: được thực hiện trong tủy trắng, tương tự như
hạch bạch huyết.
 Bảo vệ: Giống như hạch BH, các đại thực bào có khả năng tiêu
huỷ & giữ lại kháng nguyên để làm sạch dòng máu (hạch lọc
bạch huyết, còn lách lọc máu).
 Dự trữ máu: tại các xoang tĩnh mạch lách.
 Tiêu huỷ hồng cầu già & các loại tế bào già cỗi ≠: trong lỗ lưới
của dây Billroth.
ClipGioithieuHemiendich

44
TRỌNG TÂM CỦA BÀI

1. Đại cương về hệ tạo huyết và miễn dịch.


2. Cấu tạo vi thể của tủy xương và trình tự biệt hóa của các tế
bào máu.
3. Cấu tạo vi thể và liên hệ chức năng của tuyến ức.
4. Cấu tạo vi thể của nang bạch huyết.
5. Cấu tạo vi thể và liên hệ chức năng của hạch bạch huyết.
6. Cấu tạo vi thể và liên hệ chức năng của lách.

45
TRẮC NGHIỆM CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH\
A B

Nhìn vào ảnh B, anh/chị hãy:


Nhìn vào ảnh A, anh/chị hãy: * Câu 1: Xác định cấu trúc bên trong khung 1?
* Câu 1: Xác định cấu trúc trong vùng đóng * Câu 2: Xác định vùng trong khung 2?
khung 1? * Câu 3: Xác định vùng trong khung 4?
* Câu 2: Xác định vùng nằm trong khoanh * Câu 4: Xác định cấu trúc được giới hạn bởi
tròn? khung tròn? 46
ĐÁP ÁN CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

Ảnh A: Ảnh B:
* Câu 1: Nang bạch huyết, nang * Câu 1: Hạch bạch huyết,
bạch huyết thứ phát, trung tâm bạch hạch.
sinh sản. * Câu 2: Vùng vỏ của bạch
* Câu 2: Trung tâm sáng của nang hạch.
bạch huyết, trung tâm mầm, trung * Câu 3: Vùng tủy của bạch
tâm sinh sản. hạch.
* Câu 4: Nang bạch huyết,
nang bạch huyết thứ phát.

47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 [1] Trịnh Bình: Mô – Phôi, phần Mô học. Nhà XB Y học 2013.
 [2] Trần Công Toại: Mô học. Nhà XB Đại học Quốc gia Tp.
Hồ Chí Minh 2016.
 [3] Bùi Mỹ Hạnh & Trịnh Bình: Mô học. Nhà XB Y học 2016.
 [4] Vojciech Pawlina: Histology: A Text and Atlas With
Correlated Cell and Molecular Biology, Seventh Edition.
Copyright 2016 Wolters Kluwer Health.
 [5] William K. Ovalle, Patrick C. Nahirney: Netter’s essential
histology, 2nd ed. Copyright © 2013 by Saunders, an imprint
of Elsevier Inc.
 [6] https://www.pinterest.com/pin/137711701081928685/
 [7] Nguyễn Trí Dũng: Mô học phân tử, tập 1, Nhà XB Khoa
học kỹ thuật 2014.
48
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN!

(Nếu cần giải đáp, xin liên hệ Giảng viên:


vinhvd@thanglong.edu.vn hoặc vodinhvinhvpqg@gmail.com
hoặc mob. 0913 237 239/0982 948 056)
49

You might also like