You are on page 1of 30

NHIỄM SẮC THỂ NGƯỜI

I. Cấu trúc và chức năng chung NST


(chromosome)

Là vật thể di truyền tồn tại trong nhân tế bào có thể nhuộm màu
bằng chất nhuộm kiềm tính

Nằm trong dịch nhân của nhân tế bào, được cấu tạo từ chất
nhiễm sắc, gồm ADN và protein histone

Được tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình
dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài
Cấu trúc và chức năng chung NST (tt)

Khi quan sát các tế bào nhân thực dưới kính hiển vi quang học,
có thể nhìn thấy NST rõ nhất ở kỳ giữa của phân bào khi chúng
đã co xoắn cực đại.
Cấu trúc và chức năng chung NST (tt)

Ở kỳ giữa, NST có cấu trúc kép, mỗi NST gồm 2 crômatit gắn với nhau ở
tâm động. Mỗi crômatit chứa 1 phân tử ADN.

Mỗi NST điển hình đều chứa: tâm động (vị trí liên kết với thoi phân bào,
quy định hình thái NST); vùng đầu mút (bảo vệ các NST, ngăn các NST
không dính vào nhau); các trình tự khởi đầu nhân đôi (những điểm mà tại
đó ADN bắt đầu nhân đôi).

Một NST (1) NST kép và (2) NST đơn


Cấu trúc và chức năng chung NST (tt)

Đơn vị cơ bản cấu tạo nên


NST là nucleosome.

Mỗi nucleosome gồm một


đoạn ADN khoảng 146 cặp
nucleotite quấn 7/4 vòng
quanh một khối cầu gồm 8
phân tử protein histone.

Các nucleosome cạnh nhau


được nối bằng các đoạn ADN
ngắn và 1 phân tử protein
histone tạo thành chuỗi
nucleosome (sợi cơ bản).
Cấu trúc và chức năng chung NST (tt)

Sợi cơ bản (11 nm)

Sợi chất nhiễm sắc (30 nm)

Sợi siêu xoắn (300 nm)

Chromatide (700 nm)

NST kép xoắn cực đại


(1400 nm).
Cấu trúc và chức năng chung NST (tt)

Truyền đạt thông tin di truyền: thông tin di truyền trên NST
được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ cơ
chế nhân đôi, phân li và tổ hợp NST thông qua quá trình
nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Điều hòa hoạt động của gen thông qua hoạt động cuộn
xắn và tháo xoắn NST (thông tin di truyền từ gen trên NST
chỉ được truyền cho ARN để tổng hợp polypeptide (thông
qua phiên mã và dịch mã) chỉ thực hiện được khi NST tháo
xoắn trở thành ADN dạng mạch thẳng).

Giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền cho các tế bào
con trong quá trình phân bào (nhờ cấu trúc tâm động).
Cấu trúc và chức năng chung NST (tt)

Lưu trữ thông tin di truyền: NST mang gen chứa thông
tin di truyền, mỗi gen chiếm một vị trí xác định trên NST.
Các gen trên cùng một NST được di truyền cùng nhau
(đây là cơ sở của hiện tượng liên kết gen).

Bảo quản thông tin di truyền: thông tin trên NST được
bảo quản nhờ cấu trúc đặc biệt của NST (ADN kết hợp
với protein loại histone sau đó bện xoắn nhiều lần; đầu
mút NST có trình tự nucleotide đặc biệt có tác dụng bảo
vệ NST).
II. Nhiễm sắc thể người (tt)

Phân loại theo cấu trúc


Dựa vào vị trí của tâm động, có 3 loại NST quan sát được ở kỳ giữa:

NST tâm giữa (Metacentric chromosomes): gồm các NST có tâm nằm ở gần
như chính giữa tạo thành 2 nhánh gần bằng nhau (1).

NST có tâm lệch (Submetacentric chromosomes): Các NST có tâm nằm lệch ở
một bên tạo thành 2 nhánh không bằng nhau; nhánh ngắn và nhánh dài (2).

NST tâm đầu (Acrocentric chromosomes): Các NST có tâm nằm rất lệch ở gần
một đầu NST tạo thành 2 nhánh: một nhánh rất ngắn và một nhánh rất dài (3).
II. Nhiễm sắc thể người (tt)

Phân loại theo cấu trúc

Dựa vào vị trí của tâm động, có 3 loại NST quan sát được
ở kỳ giữa:

• Ở người các NST số 1, 2, 3, 16, 19 và 20 là những NST


có tâm giữa hoặc gần giữa.

• Các NST 13, 14, 15, 21, 22 và Y là những NST tâm đầu.

• Các NST còn lại có tâm lệch.


II. Nhiễm sắc thể người (tt)

Phân loại theo kích thước

Dựa vào kích thước to nhỏ, các NST phân thành 7 nhóm

Nhóm A: gồm những NST lớn nhất có tâm giữa hoặc gần
giữa gồm các đôi 1, 2, 3. Đôi 1 và 3 có tâm giữa; Đôi 2 có
tâm gần giữa.

Nhóm B: gồm những NST lớn nhưng hơi nhỏ hơn nhóm
A, có tâm lệch hoặc hơi lệch, gồm đôi số 4, 5.
II. Nhiễm sắc thể người (tt)

Ký hiệu thường dùng trong nghiên cứu NST người

Để miêu tả bộ NST người trong bộ NST đồ (Karyotype), người


ta sử dụng các ký hiệu đã được thông qua, tiêu chuẩn hóa trong
các cuộc hội nghị về tế bào di truyền quốc tế Denver (1960) và
Paris (1970)

Diễn tả một bộ NST người gồm 3 phần, ngăn cách nhau bởi
dấu phẩy

Phần 1: Số lượng NST

Phần 2: Số lượng NST giới tính

Phần 3: Miêu tả các rối loạn về số lượng và cấu trúc


II. Nhiễm sắc thể người (tt)

• dic : NST 2 tâm (dicentric)

• r : NST vòng (ring)

• ace : NST không tâm (acentric)

• i : NST đều (isochromosome) có 2 nhánh bằng nhau đều


nhánh ngắn hoặc đều nhánh dài.

• del : Khuyết đoạn (deletion)

• dup : Nhân đoạn (duplication)

• inv : Đảo đoạn (inversion)

• ins : Thêm đoạn (insertion)


II. Nhiễm sắc thể người (tt)

• t : Chuyển đoạn (translocation)

• / : Thể khảm (mosaicism 46/47)

• + hay - : Đặt trước số của NST thì chỉ NST đó thừa hoặc thiếu
đoạn/cả NST đó. Ví dụ: 47, XX, +21 (thừa 1 NST 21)

• + hay - : Đặt ngay sau ký hiệu của nhánh thì chỉ nhánh đó thiếu
hoặc thừa. Ví dụ: 46,XXq- (NST X thiếu 1 phần nhánh dài)

• 45, XO : nữ bị hội chứng Turner • 46, XX, del (5p) : nam bị mất một
phần nhánh ngắn NST số 5 (Hội
• 47, XXY : nam bị hội chứng Klinefelter chứng mèo kêu: cri du chat
syndrome)
• 47, XX, +21 : nữ bị hội chứng Down
II. Nhiễm sắc thể người (tt)

NST giới tính


II. Nhiễm sắc thể người (tt)
NST giới tính X

Có xấp xỉ khoảng 1098 gen liên kết với X, mặc dù hầu hết trong
số đó không mang đặc tính nữ giới

Liên quan đến các rối loạn như bệnh máu khó đông, bệnh loạn
dưỡng cơ Duchenne, hội chứng X dễ gãy.

Chúng là nguyên nhân cho bệnh mù màu đỏ-xanh, một rối loạn
di truyền phổ biến thường được tìm thấy ở nam giới.

Những gen liên kết với X không liên quan đến giới tính cũng
chịu trách nhiệm trong hội chứng hói đầu ở nam giới
II. Nhiễm sắc thể người (tt)

NST giới tính Y


Quy luật di truyền gen NST giới tính Y
Phương pháp xét nghiệm NST người
Nguyên tắc chung

Có 2 phương pháp

Phương pháp trực tiếp: làm tiêu bản ngay hoặc nuôi cấy ngắn hạn (24h):
tế bào tủy xương hoặc nhau thai

Phương pháp gián tiếp:

+ Nuôi cấy dài hạn (48 h hoặc 72 h): mô tế bào máu, tế bào dịch ối, mô
da...
+ Làm dừng phân bào kỳ giữa: sử dụng dung dịch Colchicin hoặc
colcemid
+ Tách rời NST bằng dung dịch KCl 0.075M
+ Định hình tế bào bằng dung dịch Carnoy
+ Dàn tế bào trên phiến kính và nhuộm và quan sát bằng kính hiển vi (độ
phóng đại 1000 lần)
Phương pháp xét nghiệm NST người (tt)

Các kỹ thuật nhuộm

Kỹ thuật nhuộm band G (G-band):

Nhuộm band NST bằng thuốc nhuộm Giemsa sau khi đã


xử lý NST bằng Trypsin.

Phương pháp nhuộm được sử dụng rộng rãi để đánh giá


các bất thường của NST về số lượng và cấu trúc

Kỹ thuật nhuộm band Q (Q-band):

Nhuộm bằng thuốc nhuộm huỳnh quang, Kỹ thuật cho hiển


thị band tương tự như nhuộm band G.
Bộ gen của người

Tháng 10 năm 1990, nước Mỹ lần đầu tiên chính thức


công bố Dự án bộ gen người (Human genome project).

Một loạt các quốc gia khác như Anh, Pháp, Nhật, Canada
và Đức cũng có những đầu tư đáng kể cho Dự án bộ gen
người.

Ba mục tiêu chính của dự án này là:

- Dựng bản đồ di truyền (Genetic map).

- Dựng bản đồ hình thể (Physical map).

- Xác định trình tự của cả ba tỷ đôi base của bộ gen người.


Bộ gen của người

Xây dựng được bộ gen của người với việc hoàn thành cả
ba mục tiêu nêu trên sẽ cung cấp những kiến thức, cơ sở
khoa học để:

-Giải thích rõ được nguyên nhân, cơ chế của nhiều tính


trạng bình thường hoặc bệnh lý từ đó sẽ có những chẩn
đoán, điều trị chính xác hơn, hiệu quả hơn.

-Tách được dòng gen để nghiên cứu, để sửa chữa gen


phục vụ điều trị gen (Gene therapy).

-Sản xuất được các sản phẩm của gen (các loại protein)
phục vụ đời sống, chẩn đoán, điều trị.
Bộ gen của người

Bản đồ di truyền
Phương pháp phân tích gen liên kết là phương pháp phân
tích cốt yếu để lập bản đồ di truyền
Các gen trên cùng một NST tạo thành nhóm liên kết.

Các gen liên kết thường phân ly cùng với nhau.

Mức độ liên kết của các gen có thể xác định qua phân tích gia
hệ.

Khoảng cách di truyền được biểu thị bằng centimorgan (cM).


Bộ gen của người
Xác định trình tự nucleotid của DNA trong lập bản đồ gen người

Ngày 26 tháng 6 năm 2000 Dự án bộ gen người và công ty tư


nhân Celera Genomics đã công bố phác thảo bộ gen người.

Ngày 12 tháng 2 năm 2001, Dự án bộ gen người và Celera


genomics đã công bố trình tự đầy đủ bộ gen người ở tạp chí
Nature và Science.

Theo công bố, loài người có 31780 gen mã hóa protein, số lượng
này ít hơn nhiều theo dự đoán trước đó.

Sau khi bản đồ gen của người được hoàn thành về cơ bản việc
nghiên cứu sản phẩm phiên mã và hệ protein càng được đẩy
mạnh.
Hội chứng Down là gì?

Thường thì một em bé được sinh ra với 46 nhiễm sắc


thể, nhưng những em bé mắc Hội chứng Down có
thêm một bản sao của nhiễm sắc thể 21, hay ngành y
gọi là Tam bội thể 21.

Bản sao dư thừa này thay đổi cách thức não và cơ thể
bé phát triển, gây những vấn đề nặng nề về cả thể chất
và tinh thần.

Hội chứng Down


Triệu chứng bệnh Down

•Mắt xếch
•Mặt dẹt, trông khờ khạo
•Mũi nhỏ và tẹt
•Hình dáng tai bất thường
•Đầu ngắn, bé
•Gáy rộng, phẳng
•Cổ ngắn, vai tròn

Hội chứng Down


Hội chứng Edward là gì

Hội chứng Edward hay còn gọi là trisomy 18

Đây là một rối loạn di truyền do bị


thừa một nhiễm sắc thể số 18 trong
bộ gen.

Điều này khiến nhiều cơ quan của


thai nhi phát triển một cách bất
thường

Hội chứng Edward


Hội chứng Patau là gì?

Là một dị tật bẩm sinh do bất thường nhiễm sắc thể gây ra.

Ở hội chứng Patau, cặp nhiễm sắc thể thứ 13 sẽ có thêm 1 nhiễm
sắc thể thứ 3, tạo nên một bộ ba nhiễm sắc thể, gọi là trisomy 13.

Hội chứng Patau


Nguyên nhân

Hầu hết mọi phụ nữ đều có hai nhiễm sắc thể giới tính X hoàn chỉnh.

Hội chứng Turner là do sự vắng mặt một phần hoặc toàn bộ nhiễm sắc
thể giới tính thứ hai trong một phần hoặc tất cả tế bào của cơ thể.

Gần 50% trường hợp bệnh nhân hội chứng Turner bị thiếu nhiễm sắc
thể X trong tất cả tế bào.

Điều này thường xảy ra do lỗi trong tinh trùng của người cha hoặc
trong trứng của người mẹ.

Hội chứng Turner


Hội chứng Klinefelter
Hội chứng Klinefelter là gì

Là một rối loạn di truyền ở nam giới, người bệnh có một cặp nhiễm
sắc thể giới tính X thay vì chỉ có một nhiễm sắc thể X.

Hội chứng Klinefelter


Hội chứng Jacobs là gì
Hội chứng Jacobs hay hội chứng XYY hay còn gọi là hội chứng siêu nam,
ảnh hưởng đến nam giới.

Ở người bình thường, nam


giới có một nhiễm sắc thể
X và một nhiễm sắc thể Y,
nhưng khi mắc hội chứng
siêu nam thì người này có
thêm một nhiễm sắc thể Y
phụ

Hội chứng Jacobs

You might also like