You are on page 1of 39

Chương 9: HỆ GEN NGƯỜI VÀ

BỘ NHIỄM SẮC THỂ NGƯỜI


MỤC TIÊU:

1. Mô tả được đặc điểm của hệ gen người, bộ nhiễm sắc thể

người và vật thể giới tính ở người.

2. Giải thích được vai trò của hệ gen, bộ nhiễm sắc thể và

vật thể giới tính của người và mối liên quan giữa chúng

3. Giải thích được cơ chế phát sinh các rối loạn liên quan

đế gen và bộ nhiễm sắc thể người.


9.1. Hệ gen người và bản đồ gen người
9.1.1. Khái niệm về gen, hệ gen và bản đồ gen

Gen Hệ gen

- rARN, tARN, snARN, snoARN, siARN,


miARN....
Bản đồ gen người

 Bản đồ vật lý
 Bản đồ di truyền
9.1.2. Đặc điểm của hệ gen người
46,XX
46,XY
9.1.2.1. Kích thước hệ gen người
9.1.2.2. Tổ chức hệ gen người
a. Cấu trúc vật lý
 DNA vệ tinh (10%)
 DNA satellite
 DNA minisatellite
 DNA microsatellite
b. Các thành phần chức năng
Sự phân bố các gen trên NST
9.1.3. Bản đồ gen người
9.1.3.1. Bản đồ di truyền

- Phương pháp tái tổ hợp


- Quá trình trao đổi chéo xảy
ra ở giảm phân (cM)
- Phân tích đa hình ADN
(RFLP)
- Sử dụng, phân tích các
minisatellite và
microsatellite.
- Phân tích gia hệ và sử dụng
các marker
9.1.3.2. Bản đồ hình thể
- Bản đồ hình thể hệ gen người là sơ đồ sắp xếp các gen trên từng nhiễm sắc thể người
mà vị trí và khoảng cách giữa các gen được xác định bằng phương pháp trực tiếp.
a. Phương pháp lai tại chỗ (In Situ Hybridization)
b. Phương pháp lập bản đồ mất đoạn

c. Thông tin về khoảng cách thể hình

d. Phương pháp dùng các NST nấm men nhân tạo (YAC) để tạo gen đơn dòng

e. Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng khác loài

f. Phương pháp xác định liều gen (gene-dosage methods)

g. Phương pháp phân tích hình thái nhiễm sắc thể

9.1.4. Ý nghĩa lập bản đồ gen người


9.2. Bộ nhiễm sắc thể người
- Năm 1912 - Von Winiwarter: Nam có 47 NST và Nữ có 48
NST.
- Painter (1923): Người có 48 NST
- Năm 1956, Tjio và Levan: “Con người có 46 NST ở TB sinh
dưỡng”
- Như vậy, con người có 46 NST trong TB sinh dưỡng và 23
NST trong giao tử. Gồm 22 cặp NST thường và 2 cặp NST giới
tính: Nam XY, Nữ XX
 1959 Lejeune - Hội chứng Down - trisomi 21 trong;
• Ford, Jacobs & Strong - karyotyp 47, XXY hội chứng Klinefelter và
karyotyp 45, XO hội chứng Turner.
 1960 Moorhead công bố PP làm tiêu bản NST từ lympho bào nuôi cấy ngắn hạn.
• Patau - trisomi 13 và Edwards - trisomi 18.
• Nowell và Hungerford đã mô tả NST Philadelphia (mất đoạn nhánh dài của
NST 22) trong bệnh bạch cầu (leucemie) thể tuỷ mãn tính.
 1963 Lejeune - Hội chứng tiếng mèo kêu, hội chứng bị mất đoạn NST số 5.
 Schroeder (1964) và German (1965) đã phát hiện tính di truyền của sự
không bền vững NST bị gia tăng trong hội chứng thiếu máu Fanconi và Bloom
 1968-1970 là sự ra đời của các kỹ thuật nhuộm băng cho khả năng đánh giá
chính xác tới tất cả các NST trong bộ NST.
 1980 cho ra đời kỹ thuật nhuộm FISH (Fluorescence in situ hybridizarion)
9.2.1. Tiêu chuẩn phân loại nhiễm sắc thể người và karyotype người
 3 tiêu chuẩn:

1. Kích thước của NST.

2. Vị trí của phần tâm: = p/p+q

(p: vai ngắn, q: vai dài)

+ Nhóm tâm giữa (metacentric)

+ Nhóm tâm lệch (submetacentric)

+ Nhóm tâm đầu (acrocentric).

3. Chiều dài tương đối của NST: chiều dài


của một NST nào đó so với tổng chiều dài
của bộ NST đơn bội có chứa NST X, tính
theo phần nghìn trong cùng một tế bào.
 Karyotype và lập karyotype người
9.2.2. Đặc điểm bộ nhiễm sắc thể người
 Denver (1960), London (1963), Chicago (1966)
 23 cặp NST này lại được chia thành 7
nhóm, ký hiệu là A, B, C, D, E, F, G.
 Nhóm A: Gồm 3 cặp NST KT lớn nhất 1, 2
và 3. 1 & 3 là tâm giữa, 2 tâm cận giữa.
 Nhóm B: Gồm 2 cặp số 4 & 5. Nhóm tâm
lệch KT lớn.
 Nhóm C: Gồm 7 cặp từ cặp số 6 đến số cặp
số 12. KT trung bình, tâm lệch. NST X thuộc
nhóm này.
 Nhóm D: Gồm 3 cặp NST tâm đầu – 13, 14
& 15. (có thể có vệ tinh)
 Nhóm E: gồm 3 cặp NST tâm lệch – 16, 17 &
18. KT nhỏ.
 Nhóm F: Gồm 2 cặp NST tâm giữa – 19, &
20. Kích thước nhỏ
 Nhóm G: Gồm 2 cặp NST tâm đầu, 21 & 22.
NST Y thuộc nhóm này.
9.2.3. Danh pháp nhiễm sắc thể
 Cách viết ký hiệu các vùng, các băng và băng phụ
 Người ta chia mỗi nhánh của NST thành các vùng khác
nhau (từ 1 đến 4), được đánh số từ 1 trở đi và theo chiều
từ tâm trở ra.
 Cách viết ký hiệu theo thứ tự sau:
 1) số thứ tự của NST;
 2) ký hiệu nhánh;
 3) số thứ tự của vùng;
 4) số thứ tự của băng. Nếu có băng phụ thì giữa số thứ
tự của băng và số thứ tự của băng phụ phải có 1 dấu
chấm (.) Nếu có băng dưới phụ thì viết liền với số thứ tự
của băng phụ, không cần thêm dấu chấm (.) nữa.
 Ví dụ: 1p32.12 - NST số 1, nhánh ngắn, vùng 3, băng 2,
băng phụ 1, băng dưới phụ 2.
 Danh pháp mô tả karyotyp người
 Danh pháp được sử dụng hiện nay là danh pháp đó được các nhà di
truyền tế bào học sửa đổi, bổ sung dần qua nhiều hội nghị quốc tế
(Denver 1960; Chicago 1966, Paris 1971…).
 Thứ tự khi viết karyotyp như sau:
• Đầu tiên là tổng số NST - dấu phẩy (,) - NST giới tính - NST bình
thường viết trước - NST có bất thường viết sau (các rối loạn của NST
X sẽ được viết trước các rối loạn của NST Y). Giữa các bất thường là
dấu phẩy.
• Tiếp theo là các bất thường ở NST thường. Nếu có nhiều bất thường
thì bất thường của NST có thứ tự nhỏ hơn được viết trước. Đối với
các NST đồng dạng thì bất thường số lượng viết trước, bất thường cấu
trúc viết sau. Nếu có nhiều bất thường cấu trúc khác nhau trên một
NST hoặc trên hai NST tương đồng thì thứ tự viết phụ thuộc vào thứ
tự của các ký hiệu theo bảng chữ cái.
Một số ký hiệu sử dụng để viết karyotype
Một số ví dụ về cách viết karyotyp của người
46,XY 46,XX

47,XX,+21 47,XY,+7,t(2;5)(p23;q35)
47,XXY - Klinefelter 45,X - Turner

47,XX,+13 - Patau 47,XY,+18 – Edward’s


9.3. Vật thể nhiễm sắc giới tính
- Có 3 loại vật thể nhiễm sắc giới tính là vật thể Barr, vật thể
dùi trống và vật thể Y.

9.3.1. Vật thể Barr Năm 1949, Barr & Bectram

Ở người: Barr – khối


chất nhiễm sắc, hình
thấu kính lồi hoặc hình
nón, nằm áp sát màng
nhân, KT 0.7 – 1.2μm.
Số lượng vật thể Barr
trong tế bào phụ thuộc
vào số lượng nhiễm sắc
thể X có trong tế bào: Số vật thể Barr = số NST X – 1
 Nguồn gốc của vật thể Barr:
- Lyon cho rằng TB sinh dưỡng của người phụ nữ bình thường
(46,XX) chỉ có một NST X hoạt động, NST X còn lại bị bất
hoạt  gọi là vật thể Barr.
- Hiện tượng bất hoạt xảy ra ngay từ giai đoạn sớm của phôi và
xảy ra một cách ngẫu nhiên đối với một trong hai nhiễm sắc
thể X.
- Trong cùng một cơ thể, ở TB này thì NST X bất hoạt có
nguồn gốc từ bố, trong khi ở tế bào khác NST X bất hoạt lại
có nguồn gốc từ mẹ.
- Khi một trong hai NST X có nguồn gốc từ bố hoặc mẹ của
một tế bào đó bị bất hoạt thì dòng tế bào do tế bào ấy sinh ra
đều giữ nguyên NST X bất hoạt ấy cho đến hết đời cá thể.
Xét nghiệm vật thể Barr:
 Nguyên tắc chung là các tế bào được dàn lên lam kính,
sao cho các tế bào dàn đều, không chồng chất lên nhau
sau đó định hình và nhuộm.
 Đọc tiêu bản: Quan sát tiêu bản dưới KHVQH X 1000,
mỗi mẫu xét nghiệm phải đọc 100 nhân TB, nếu có nghi
ngờ phải đọc tới 300 nhân TB. Tiêu chuẩn của một nhân
tế bào được chọn để đọc là:
1. Bờ nhân rõ ràng và đều đặn, không bị dày lên do chất
nhiễm sắc kết tụ ở rìa nhân, không bị biến dạng méo mó.
2. Chất nhiễm sắc phân phối đều đặn và hầu hết là các hạt
nhỏ, không có hiện tượng nhân kết đặc hay đông vón
chất nhiễm sắc thành các đám thô.
 Để xác định một nhân tế bào có vật thể Barr dương tính cần
đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Vật thể nằm trong nhân có hình thấu kính lồi hoặc hình
nón có giới hạn rõ ràng, có vị trí nằm sát với màng nhân.
2. Vật thể bắt màu phẩm nhuộm kiềm tính một cách đồng
đều và đậm hơn so với các vùng khác của nhân.
3. Kích thước vật thể khoảng 0,7 x 1,2 µm.
 Ở TB niêm mạc miệng của nữ, tỷ lệ khoảng 21%, ở TB
niêm mạc âm đạo khoảng 24%.
 Ý nghĩa của xét nghiệm:
 Chẩn đoán sớm giới tính của thai.
 Xác định một số trường hợp bệnh lý do rối loạn số lượng
NST X như: 45,X; 47,XXY; 47,XXX; 48,XXXY;
48,XXXX…
9.3.2. Vật thể dùi trống
 Xuất hiện ở bạch cầu đa nhân (nữ giới) 1954 - Davidson và Smith
và được coi là một dạng phần phụ đặc
biệt của nhân bạch cầu.
 Thể dùi trống có phần đầu phình dính
vào múi của nhân bạch cầu bằng một
cuống mảnh. Phần phình của thể dùi
trống đa dạng, nhưng dạng đặc trưng
cho người nữ là dạng có hình tròn hoặc
bầu dục, đường kính từ 1 – 1,5 μm gọi
là dạng A.
 Vật thể dùi trống được coi là một NST
X bất hoạt kết đặc rất mạnh ở gian kỳ.
Tần số vật thể dùi trống ở nữ là khoảng
3% số bạch cầu đa nhân trung tính.
9.3.3. Vật thể Y
 Vật thể Y do Pearson phát hiện năm 1970. Phần xa tâm của
nhánh dài NST Y bắt màu huỳnh quang rất mạnh nên có
thể phát hiện được cả khi nhuộm nhân gian kỳ.
 Nhánh dài của NST Y rất đa hình, khoảng 10% người nam
có chiều dài NST Y dài hơn bình thường và tính chất này di
truyền được.
 Tỷ lệ tế bào có vật thể Y thay đổi tùy theo mô quan sát. Ở
người nam bình thường (46, XY) khoảng 70% tế bào niêm
mạc miệng có vật thể Y. Vật thể Y cũng được ứng dụng
trong chẩn đoán giới tính.

You might also like