You are on page 1of 16

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 03

CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ


Thời gian làm bài: 90 phút
Họ và tên: ............................................................
Nhóm: ..................................................................
Phần 1: Xác định “đúng – sai” cho các nội dung ở bảng bên dưới bằng cách đánh chéo vào câu trả lời
tương ứng, gạch dưới những chỗ sai (nếu có).
STT Nội dung Trả lời

Đúng Sai

1. ADN ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn ADN trong nhân ở tế bào nhân thực X
không có dạng vòng.

2. ADN ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi pôlinuclêôtit còn ADN trong nhân ở tế X
bào nhân thực gồm hai chuỗi pôlinuclêôtit.

3. Nhờ vào nguyên tắc bổ sung mà ADN mạch kép luôn có %A + %G = 50%. X

4. Phân tử mARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử tARN có cấu trúc mạch X
kép.

5. Ở sinh vật nhân thực ADN có mạch kép có chứa đường C5H10O4 và Timin được X
phân biệt với ARN luôn có mạch đơn, cấu tạo từ phân tử đường C5H10O5 và có
Uraxin.

6. Liên kết hidrô chỉ có ở phân tử ADN, không có ở phân tử ARN. X

7. Tất cả các gen ở sinh vật nhân thực, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (êxôn) là X
các đoạn không mã hoá axit amin (intron).

8. Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp X
các axit amin trong prôtêin.

9. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin. X

10. Với ba loại nuclêôtit A, U, X có thể tạo ra 26 loại côđon mã hoá các axit amin. X

11. Ở SVNT, côđon 3’AUG5’ có chức năng khởi đầu dịch mã và mã hoá aa mêtiônin. X

12. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng chỉ có một bộ ba làm X
nhiệm vụ mở đầu.

13. Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 5’ → 3’ để X
tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’.

14. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn. X

PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng 1 ĐT: 0989797954


15. Trong quá trình nhân đôi của sinh vật nhân thực enzim ligaza tác động lên hai X
mạch còn ở sinh vật nhân sơ chỉ tác động lên mạch 5’ – 3’.

16. Quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực chỉ xảy ra trong nhân vào kỳ X
trung gian của quá trình phân bào.

17. Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả X
các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hoá của gen.

18. Một gen cấu trúc thực hiện quá trình phiên mã liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử X
ARN thông tin là 25.

19. Ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng X
hợp prôtêin.

20. Ở sinh vật nhân thực sau phiên mã, phân tử mARN được cắt bỏ các đoạn intron X
nối các đoạn exon.

PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng 1 ĐT: 0989797954

21. Ở sinh vật nhân thực quá trình phiên mã có thể tạo ra 1 trong 3 loại ARN X
(mARN, tARN hay rARN), còn sinh vật nhân sơ chỉ tạo ra mARN.

22. Mỗi phân tử tARN đều có 1 bộ 3 đối mã đặc hiệu có thể vận chuyển được tất cả X
các loại axit amin khác nhau.

x Trong quá trình dịch mã, ribôxôm di chuyển theo từng bộ ba trên mARN theo X
chiều 3’→ 5.

24. Trên một phân tử mARN, tại một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm cùng tham X
gia dịch mã.

25. Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, được thể hiện giữa bộ ba đối X
mã (anticodon) của tARN với bộ ba mã sao (codon) trên mARN.

26. Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng X
hợp chuỗi pôlipeptit.

27. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axit amin đặc biệt gắn vào bộ X
ba kết thúc trên mARN.

28. Trong quá trình dịch mã của tế bào sinh vật nhân thực, không có sự tham gia của X
loại tARN mang bộ ba đối 3’AUX5’, 3’AUU5’ và 3’AXU5’.

29. Pôlixôm là một nhóm ribôxôm cùng hoạt động trên một phân tử mARN vào một X
thời điểm để tăng hiệu suất sản xuất prôtiên khác nhau.

PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng 2 ĐT: 0989797954


30. Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở giai đoạn phiên X

31. Các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm gen điều hòa (R), vùng vận hành X
(O), nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A), vùng khởi động (P).

32. Trong cơ chế điều hòa của Operôn Lac ở vi khuẩn E.coli, chất cảm ứng có vai trò X
hoạt hóa vùng khởi động để tạo sự hoạt động gen cấu trúc.

33. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể. X

34. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. X

35. Đột biến gen chỉ được phát sinh trong môi trường có các tác nhân gây đột biến. X

36. Tần số đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến X
và đặc điểm cấu trúc của gen.

37. Tần số đột biến của một gen thì rất thấp (10-6 – 10-4) nhưng tần số gặp đột biến X
gen trong quần thể thì cao.

38. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường X
làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.

39. Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác loại thì X
các bộ ba từ vị trí cặp nuclêôtit bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi.

40. Đột biến gen có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá X
và chọn giống.

41. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN. X

42. Thành phần chủ yếu của NST ở SVNT gồm ADN mạch kép và prôtêin loại histôn. X

43. Ở SVNT, vùng đầu mút của NST là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST di X
chuyển về các cực của tế bào.

44. Cấu trúc cuộn xoắn của NST ở SVNT tạo điều kiện cho sự nhân đôi NST. X

45. Đơn vị cấu trúc cơ bản của NST là nuclêôxôm. X

PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng 2 ĐT: 0989797954

46. Số lượng và hình thái NST không phản ánh mức độ tiến hóa của loài. X

47. Tâm động NST là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về 2 cực X
của tế bào trong quá trình phân bào.

PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng 3 ĐT: 0989797954


48. Ở giao tử (tinh trùng và trứng) có cả NST thường và NST giới tính nhưng chỉ tồn
tại từng chiếc gọi là bộ NST đơn bội (n). X

49. Trong nhân tế bào SVNT 1 NST kép tương ứng với 1 phân tử ADN. X

50. Ở SVNT mức xoắn là ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit → NST. X

51. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường luôn tạo ra 4 loại X
giao tử với tỉ lệ bằng nhau.

52. Đột biến cấu trúc của NST chỉ xảy ra ở NST thường mà không xảy ra ở NST giới X
tính.

53. Để loại khỏi NST những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng, người X
ta có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ.

54. Sau khi bị đột biến mất đoạn, NST có kích thước ngắn hơn bình thường. X

55. Đột biến mất đoạn NST chỉ làm thay đổi vị trí sắp xếp các gen không làm thay X
đổi số lượng gen trên NST.

56. Trao đổi chéo không cân giữa các cặp NST không tương đồng trong kỳ đầu của X
quá trình giảm phân I gây ra đột biến mất đoạn và đột biến lặp đoạn NST.

57. Lặp đoạn NST có thể ứng dụng để xác định vị trí các gen trong nghiên cứu lập X
bản đồ di truyền gen người.

58. Đột biến mất đoạn NST có thể xảy ra ở đầu mút, giữa cánh hoặc đoạn có chứa tâm X
động.

59. Đột biến mất đoạn NST làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân. X

60. Đột biến mất đoạn NST có thể làm ngừng hoạt động của gen trên NST. X

61. Đột biến lặp đoạn làm số lượng gen trên một NST không đổi. X

62. Đột biến lặp đoạn ở đại mạch làm tăng hoạt tính của enzim amilaza. X

63. Ở ruồi giấm, đột biến lặp đoạn trên NST giới tính X có thể làm biến đổi mắt dẹt X
thành mắt lồi.

64. Đột biến lặp đoạn dẫn đến 2 alen cùng 1 gen nằm trên 1 NST, tạo điều kiện cho X
đột biến gen.

65. Đột biến đảo đoạn NST là một đoạn NST đứt, quay 1800rồi gắn vào vị trí cũ, làm X
thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.

66. Đoạn NST bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa NST và không mang tâm động. X

PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng 4 ĐT: 0989797954


67. Đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một NST không làm thay đổi số lượng và X
thành phần gen trên một NST.

68. Chuyển đoạn trên 1 NST chỉ làm thay đổi vị trí của gen trong phạm vi 1 NST mà X
không làm thay đổi số lượng gen.

69. Đột biến số lượng NST chỉ làm thay đổi số lượng NST nhưng không làm thay đổi X
hàm lượng ADN trong tế bào.

70. Thể lệch bội là cơ thể có tất cả các cặp NST tương đồng trong tất cả các tế bào X
sinh dưỡng của cơ thể đều tăng lên hoặc giảm đi.

71. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân X
nhưng chủ yếu trong giảm phân.

PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng 3 ĐT: 0989797954

72. Đột biến lệch bội có thể làm tăng hoặc giảm số lượng gen trong tế bào của thể đột X
biến.

73. Ở 1 loài sinh vật có bộ NST 2n = 24, có thể tạo ra tối đa 24 loại thể bốn nhiễm khác X
nhau.

74. Ở 1 loài sinh vật có bộ NST 2n = 14, có thể tạo ra tối đa 21 loại ba nhiễm kép. X

75. Theo lý thuyết, sự thụ tinh giữa 2 loại giao tử n +1 chỉ tạo ra thể bốn nhiễm. X

76. Thể đa bội có thể mang bộ NST của cùng 1 loài hay của các loài khác nhau. X

77. Tế bào sinh dưỡng của thể tứ bội (4n) chứa bộ NST, trong đó tất cả các cụm NST
đều có 4 chiếc.

78. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.

79. Cây lai song nhị bội từ cây của cải (2n =18R) và cây bắp cải (2n = 18B) thuần
chủng về tất cả các cặp gen và sinh sản hữu tính bình thường.

80. Xử lý hạt có kiểu gen Aa bằng dung dịch Cônsixin 0,1 – 2%, các hạt thu được là
Aa và AAaa.

Phần 2: Trắc nghiệm


Câu 1: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “người phiên dịch”?
A. ADN. B. tARN. C. rARN. D. mARN.
Câu 2: Đơn vị cơ bản cấu trúc nên nhiễm sắc thể là
A. ribôxôm. B. crômatit. C. nuclêôxôm. D. pôlixôm.
Câu 3: Đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14. Theo lí thuyết, số nhóm gen liên kết của loài này là
A. 8. B. 13. C. 14. D. 7.
Câu 4: Giới đực của loài động vật nào sau đây mang cặp NST giới tính là XY?
PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng 5 ĐT: 0989797954
A. Gà. B. Thỏ. C. Bướm. D. Châu chấu.
Câu 5: Thể đột biến nào sau đây được tạo ra nhờ lai xa kết hợp với đa bội hóa?
A. Thể song nhị bội. B. Thể tam bội. C. Thể tứ bội. D. Thể ba.
Câu 6: Trong chọn giống cây trồng, hoá chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể là
A. NMU. B. cônsixin. C. EMS. D. 5BU.
Câu 7: Theo nguyên tắc dịch mã, bộ ba đối mã khớp bổ sung với các bộ ba mã sao 5’AUG3’ là
A. 3’UAX5’. B. 5’GUX3’. C. 5’XXU3’. D. 5’XGU3’.
Câu 8: Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ARN?
A. Ađênin. B. Timin. C. Uraxin. D. Xitôzin.
Câu 9: Một loài có 12 nhóm liên kết, số NST trong bộ NST lưỡng bội của loài là bao nhiêu?
A. 6. B. 36. C. 24. D. 12.
Câu 10: Côđon nào sau đây làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã?
A. 3'AAU5'. B. 3'UAG5'. C. 3'UGA5'. D. 5'AUG3'.
Câu 11: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây giảm phân hình thành nhiều loại giao tử nhất?
A. AaBb. B. AABb. C. Aabb. D. aabb.
Câu 12: Bào quan ribôxôm có loại axit nuclêic nào sau đây?
A. rARN. B. tARN. C. mARN. D. ADN.
Câu 13: Loại đột biến nào sau đây không phải là đột biến cấu trúc NST?
A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Đột biến điểm.
Câu 14: Thành phần nào sau đây không thuộc cấu trúc opêrôn Lac?
A. Gen cấu trúc A. B. Gen cấu trúc Y. C. Gen điều hòa R. D. Gen cấu trúc Z.
Câu 15: Một cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 16: Enzim nào sau đây không tham gia quá trình nhân đôi ADN?
A. Restrictaza. B. Ligaza. C. ARN pôlimeraza. D. ADN pôlimeraza.

Câu 17: Loại đột biến nào sau đây làm cho alen đột biến tăng 2 liên kết hiđrô?
A. Mất 1 cặp A-T. B. Thêm 1 cặp G-X. C. Thêm 2 cặp A-T. D. Thêm 1 cặp A-T.
Câu 18: Trong quá trình phiên mã, không có sự tham gia của loại cấu trúc nào sau đây?
A. Ligaza. B. Nuclêôtit loại U. C. Nuclêôtit loại A. D. Gen.
Câu 19: Gà có 2n = 78. Tinh trùng bình thường của gà trống có bao nhiêu NST?
A. 39. B. 78. C. 156. D. 1.
Câu 20: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14, số nhóm gen liên kết của loài là
A. 28. B. 7. C. 14. D. 21.
Câu 21: Một loài có bộ NST 2n = 20. Số lượng NST trong một tế bào thể đột biến nào sau đây là số lẻ?
A. Thể ba kép. B. Thể một. C. Thể không. D. Thể bốn.

Câu 22: Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có
thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen.
A. AaaaBBbb. B. AAAaBBbb. C. AAaaBBbb. D. AAaaBbbb.
Câu 23: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào
sau đây có đường kính 11nm?
A. Vùng xếp cuộn. B. Sợi nhiễm sắc. C. Crômatit. D. Sợi cơ bản.
Câu 24: Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng NST trong tế bào?
A. Đột biến gen. B. Đột biến lệch bội.
C. Đột biến đảo đoạn NST. D. Đột biến lặp đoạn NST.

PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng 6 ĐT: 0989797954


3
Câu 25: Cấu trúc gồm một đoạn của phân tử ADN chứa khoảng 146 cặp nuclêôtit quấn 1 quanh khối
4
cầu gồm 8 phân tử histôn được gọi là
A. mã di truyền. B. nuclêôtit. C. nuclêôxôm. D. gen.
Câu 26: Phân tích vật chất di truyền của một chủng virút gây bệnh cúm ở gia cầm, người ta thấy rằng vật
chất di truyền của nó là một phân tử axit nuclêic được cấu tạo bỏi 4 loại đơn phân với tỉ lệ 27%A, 19%U,
23%G, 31%X. Loại vật chất di truyền của chủng virút này là
A. ADN mạch kép. B. ADN mạch đơn. C. ARN mạch kép. D. ARN mạch đơn.
Câu 27: Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên 1 NST?
A. Lặp đoạn NST. B. Đảo đoạn NST.
C. Mất đoạn NST. D. Chuyển đoạn giữa 2 NST khác nhau.
Câu 28: Quá trình nào sau đây sử dụng axit amin làm nguyên liệu?
A. Tổng hợp ARN. B. Tổng hợp ADN. C. Tổng hợp prôtêin. D. Tổng hợp mARN.
Câu 29: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A. Tổng hợp chuỗi pôlipeptit. B. Tổng hợp phân tử ARN.
C. Nhân đôi ADN. D. Nhân đôi nhiễm sắc thể.
Câu 30: Tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa 2 crômatit khác nguồn gốc của cặp NST tương đồng
ở kì đầu của giảm phân 1 sẽ gây ra dạng đột biến
A. đảo đoạn và chuyển đoạn NST. B. mất đoạn và lặp NST.
C. chuyển đoạn và lặp đoạn NST. D. số lượng NST.
Câu 31: Một loài thực vật có bộ NST 2n, hợp tử mang bộ NST (2n + 1) có thể phát triển thành thể đột
biến nào sau đây?
A. Thể tứ bội. B. Thể tam bội. C. Thể ba. D. Thể một.
Câu 32: Trong quá trình phiên mã, enzim ARN pôlimeraza trượt theo chiều
A. 5’ → 3’ trên mạch gốc của gen. B. 5’ → 3’ trên mạch bổ sung của gen.
C. 3’ → 5’ trên mạch gốc của gen. D. 3’ →5’ trên mạch bổ sung của gen.
Câu 33: Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 18. Tế bào sinh dưỡng của thể tam bội thuộc loài
này có bao nhiêu NST?
A. 17. B. 27. C. 19. D. 21.

Câu 34: Một gen có 90 chu kì xoắn và số nuclêôtit loại G chiếm 35%. Số nuclêôtit loại A của gen này là
A. 442. B. 270. C. 357. D. 170.
Câu 35: Trong công tác giống, hướng tạo ra những giống cây trồng tự đa bội lẻ thường được áp dụng
đối với những loại cây nào sau đây?
A. Điều, đậu tương. B. Cà phê, ngô. C. Nho, dưa hấu. D. Lúa, lạc.
Câu 36: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu
trúc nào sau đây có đường kính 700 nm?
A. Sợi cơ bản. B. Vùng xếp cuộn. C. Sợi nhiễm sắc. D. Crômatit.

Câu 37: Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm
A. ARN mạch đơn và prôtêin loại histôn. B. ADN mạch đơn và prôtêin loại histôn.
C. ARN mạch kép và prôtêin loại histôn. D. ADN mạch kép và prôtêin loại histôn.
Câu 38: Cơ chế biến dị di truyền ở cấp độ phân tử là
A. đột biến cấu trúc NST. B. đột biến lệch bội.
C. đột biến gen. D. đột biến đa bội.

PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng 7 ĐT: 0989797954


Câu 39: Dạng đột biến nào sau đây có thể làm thay đổi chiều dài của NST?
A. Đảo đoạn NST chứa tâm động. B. Đảo đoạn NST không chứa tâm động.
C. Chuyển đoạn trên 1 NST. D. Chuyển đoạn tương hỗ NST.
Câu 40: Xét cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và cặp gen Bb nằm trên cặp NST số 5. Một tế bào sinh
tinh có kiểu gen AaBb giảm phân có cặp NST số 2 không phân li ở kì sau trong giảm phân 1, giảm phân
2 bình thường. Theo lí thuyết, tế bào sinh tinh này có thể sinh ra những loại giao tử nào sau đây?
A. AaB, Aab, B và b. B. AaB, b.
C. AaB và b hoặc Aab và B. D. AaBb, O.
Câu 41: Mã di truyền mang tính thoái hoá, có nghĩa là
A. nhiều mã bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho 1 axít amin.
B. các mã bộ ba nằm nối tiếp nhau, không gối lên nhau.
C. một mã bộ ba mã hoá cho nhiều axít amin khác nhau.
D. các loài sinh vật có một bộ mã di truyền giống nhau.
Câu 42: Hình nào sau đây mô tả cặp NST kép tương đồng?

A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 4. D. Hình 3.


Câu 43: Một hợp tử lưỡng bội tiến hành nguyên phân, trong lần nguyên phân thứ ba, ở một tế bào có 1
chiếc NST số 1 không phân li, các cặp NST khác phân li bình thường, những lần nguyên phân tiếp theo
diễn ra bình thường. Hợp tử này phát triển thành phôi, phôi này có các loại tế bào khác nhau về bộ NST
nào sau đây?
A. 2n + 1 và 2n – 1. B. 2n, 2n + 2 và 2n – 2.
C. n, n + 1 và n – 1. D. 2n, 2n + 1 và 2n – 1.
Câu 44: Ở một loài sinh vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen (A và a) nằm trên NST thường số 1. Do
đột biến, trong loài này đã xuất hiện các thể bốn nhiễm ở NST số 1. Các thể ba này có thể có tối đa bao
nhiêu loại kiểu gen về gen đang xét?
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
A+T
Câu 45: Một gen có chiều dài 3570Ǻ và số tỉ lệ = 0,5. Số nuclêôtit mỗi loại của gen là
G+X
A. A = T = 350; G = X = 700. B. A = T = 1000; G = X = 500.
C. A = T = 250; G = X = 500. D. A = T = 500; G = X = 250.
Câu 46: Giả sử trong một tế bào sinh tinh có bộ NST được kí hiệu là 44A + XY. Khi tế bào này giảm
phân các cặp NST thường phân li bình thường, cặp NST giới tính không phân li trong giảm phân I; giảm
phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. 22A và 22A + XX. B. 22A + X và 22A + YY.
C. 22A + XX và 22A + YY. D. 22A + XY và 22A.
Câu 47: Khi nói về thể dị đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
B. Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.
C. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.
D. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hoá.
Câu 48: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần
số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
B. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh
đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng 8 ĐT: 0989797954
C. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất
thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.

Câu 49: Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp NST. Các thể ba này
A. có số lượng NST trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau.
B. có số lượng NST trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau.
C. có số lượng NST trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau.
D. có số lượng NST trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau.
Câu 50: Hình bên mô tả cấu trúc hiển vi của NST ở kì giữa của quá trình nguyên
phân. Trên NST, x có vai trò gì?
A. Là vị trí liên kết của thoi phân bào giúp NST có thể di chuyển về các cực
của tế bào trong quá trình phân bào.
B. Bảo vệ các NST cũng như làm cho các NST không dính vào nhau.
C. Chứa các trình tự khởi đầu nhân đôi ADN, là những điểm mà tại đó ADN
được bắt đầu nhân đôi.
D. Mang tín hiệu kiểm soát quá trình tháo xoắn, đóng xoắn của NST trong các
giai đoạn phân bào.
Câu 51: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được
kí hiệu từ I đến VI có số lượng NST ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến I II III IV V VI
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng 48 84 72 36 60 108
Cho biết số lượng NST trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong
các thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là
A. I, III, IV, V. B. II, VI. C. I, III. D. I, II, III, V.

Câu 52: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: 6
(1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu khởi đầu phiên mã.
(2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ – 5’.
(3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5'.
(4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.
Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là
A. (1) → (4) → (3) → (2). B. (1) → (2) → (3) → (4).
C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (2) → (3) → (1) → (4).
Câu 53: Ở một loài thực vật lưỡng bội 2n = 6 đã xuất hiện đột biến thể ba nhiễm kép. Tế bào chứa bộ
NST nào sau đây của thể đột biến trên?

A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4.


Câu 54: Ở một loài thực vật, hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành cây
bốn nhiễm?
A. Các giao tử lệch bội (n + 1) kết hợp với nhau.
B. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử đơn bội (n) .
C. Giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với giao tử lệch bội (n + 1).
D. Các giao tử lưỡng bội (2n) kết hợp với nhau.

PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng 9 ĐT: 0989797954


Câu 55: Cho bảng các loại đột biến số lượng NST ở loài lưỡng bội và các kí hiệu tương ứng sau đây:
Loại đột biến Kí hiệu
1. Giao tử đột biến thừa 1 chiếc NST a. (n – 1)
2. Giao tử đột biến thiếu 1 chiếc NST b. (2n + 1)
3. Thể một nhiễm c. (3n)
4. Thể ba nhiễm d. (n + 1)
5. Thể tam bội e. (2n – 1)
Tổ hợp ý ghép đúng là
A. 1-d; 2-e; 3-a; 4-d; 5-c. D. 1-d; 2-a; 3-e; 4-c; 5-b.
C. 1-d; 2-e; 3-a; 4-c; 5-d. B. 1-d; 2-a; 3-e; 4-b; 5-c.
Câu 56: Hình bên mô tả quá trình phân bào của tế bào A ở một loài
lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4. Theo lí thuyết, nhận xét nào
sau đây đúng?
A. Tế bào A đang ở kì sau của quá trình giảm phân 2.
B. Tế bào A là tế bào sinh dục chín.
C. Tế bào A có sự không phân li ở kì đầu của giảm phân 1.
D. Kết thúc phân bào, từ tế bào A tạo ra 2 dòng tế bào: 2n + 1
và 2n + 1.
Câu 57: Sơ đồ sau đây mô tả một dạng đột biến NST ở một loài thực vật (các chữ cái A, B, C, D, E, G,
H, K, L, M, N là các gen trên NST):

Phát biểu nào sau đây đúng về dạng đột biến trên?
A. Làm tăng cường hoặc giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng.
B. Không làm thay đổi hình thái của NST.
C. Được ứng dụng để chuyển gen trong công tác chọn giống.
D. Được ứng dụng để xác định vị trí của gen trên NST.
Câu 58: Ba loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi kí hiệu là loài A, loài B và loài C. Bộ NST của loài
A là 2n = 26, của loài B là 2n = 24 và của loài C là 2n = 26. Các cây lai giữa loài A và loài B được đa
bội hóa tạo ra loài D. Các cây lai giữa loài C và loài D được đa bội hóa tạo ra loài E. Theo lí thuyết, bộ
NST của loài E có bao nhiêu NST?
A. 52. B. 50. C. 76. D. 88.
Câu 59: Một gen có 4256 liên kết hiđrô. Trên mạch 2 của gen có số nuclêôtit loại T bằng số nuclêôtit loại
A; số nuclêôtit loại X gấp 2 lần số nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 3 lần số nuclêôtit loại A. Số
nuclêôtit loại T của gen là
A. 448. B. 224. C. 112. D. 336.
Câu 60: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực, điều nào sau đây là sai?
A. Trong một chu kì tế bào, quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở kì trung gian và số lần nhân đôi của
tất cả ADN trong tế bào là như nhau.
B. Enzim ADN pôlimeraza luôn trượt trên mạch khuôn của ADN theo chiều 3/ - 5/ để tổng hợp
mạch mới luôn có chiều 5/ - 3/.
C. Trình tự nuclêôtit trên mạch khuôn có chiều 3/ - 5/ của ADN giống với trình tự nuclêôtit trên
mạch mới bổ sung với mạch khuôn có chiều 5/ - 3/ của ADN.
D. Enzim ligaza tác động lên cả hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ và có
vai trò nối các đoạn okazaki thành mạch mới bổ sung hoàn chỉnh.

PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng 10 ĐT: 0989797954


Câu 61: Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau
tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử H) nguyên phân liên tiếp 4 lần, ở kì giữa của
lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 336 crômatit. Cho
biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử H có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa
A. giao tử n với giao tử 2n. B. giao tử (n - 1) với giao tử n.
C. giao tử n với giao tử n. D. giao tử (n + 1) với giao tử n.
Câu 62: Gen A có 3000 liên kết hiđrô và có 600 nuclêôtit loại G. Gen A bị đột biến điểm thành alen a;
alen a có chiều dài 408 nm và có 600 nuclêôtit loại T. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đột biến này có thể làm tăng hoặc giảm chiều dài của gen.
B. Alen a có thể nhiều hơn alen A 1 liên kết hiđrô.
C. Đây là đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A hoặc thay thé cặp G-X bằng cặp X-G.
D. Đột biến này không làm thay đổi tổng số axit amin có trong chuỗi pôlipeptit.
Câu 63: Một loài động vật có 4 cặp NST được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ NST
sau đây, có bao nhiêu thể ba?
I. AaaBbDdEe III. AaBBbDdEe V. AaBbDdEEe VI. AaBbDddEe
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 64: Cho các hội chứng bệnh di truyền sau đây:
I. Người bị hội chứng Đao. II. Người bị hội chứng Claiphentơ.
III. Người bị hội chứng Tơcnơ. IV. Người bị hội chứng siêu nữ.
Trong các trường hợp trên, có bao nhiêu trường hợp người bị đột biến thể ba nhiễm?
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 65: Trong các đặc điểm dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của ADN ở cả sinh
vật nhân thực và sinh vật nhân sơ?
I. Có sự hình thành các đoạn Okazaki.
II. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu quá trình nhân đôi.
III. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
IV. Enzim ADN pôlimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 66: Gen B có 1200 cặp nuclêôtit và 2900 liên kết hiđrô. Gen B bị đột biến thêm 1 cặp G-X trở thành
alen b. Cho các phát biểu sau:
I. Gen B có A = T = 700; G = X = 500. II. Alen b có A = T = 699; G = X = 501.
III. Gen B nhiều hơn alen b 3 liên kết hiđrô. IV. Gen B và alen b có số nuclêôtit loại A bằng nhau.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 67: Hình bên mô tả quá trình tổng hợp một chuỗi
pôlipeptit trong tế bào của một loài sinh vật. Trong số
các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Cấu trúc X được tạo thành từ tARN.
II. Cấu trúc Y đóng vai trò như “một người phiên
dịch” tham gia vào quá trình dịch mã.
III. Liên kết Z là liên kết peptit.
IV. Phân tử mARN mã hóa cho chuỗi pôlipeptit
gồm 9 axit amin.
V. Các côđôn XXG và GGG đều mã hóa cho axit amin Pro.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng 11 ĐT: 0989797954


Câu 68: Trên mạch 1 của gen, tổng số nuclêôtit loại A và G bằng 50% tổng số nuclêôtit của mạch. Trên
mạch 2 của gen này, tổng số nuclêôtit lại A và X bằng 60% và tổng số nuclêôtit loại X và G bằng 70%
tổng số nuclêôtit của mạch. Biết rằng trên mạch 1 có 240 nu loại X. Cho các thông tin sau:
I. Ở mạch 2, tỉ lệ nuclêôtit loại X so với tổng số nuclêôtit của mạch là 30%.
II. Tỉ lệ % số nu loại G trên mạch 2 của gen là 20%.
III. Tỉ lệ
7

PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng 12 ĐT: 0989797954


Câu 69: Một loài thực vật lưỡng bội, xét 1 gen có 2 alen, alen B gồm 1200 cặp nuclêôtit và mạch 1 của
alen này có A = 2T = 3G = 4X. Alen B bị đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit tạo thành alen b. Theo lí thuyết,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
A+G A+G
I. Tỉ lệ của alen b khác tỉ lệ của alen B.
T+X T+X
II. Nếu alen b phát sinh do đột biến thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X thì alen b có 169 nuclêôtit
loại G.
III. Nếu alen b phát sinh do đột biến xảy ra ngay sau mã mở đầu thì alen b có tất cả bộ ba kể từ vị trí
xảy ra đột biến cho đến mã kết thúc đều bị thay đổi.
IV. Nếu alen b bị phát sinh do đột biến xảy ra trong quá trình giảm phân hình thành giao tử thì alen b
có thể được di truyền cho đời sau.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 70: Hình bên mô tả 1 tế bào ở cơ thể lưỡng bội đang
phân bào. Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a,
D, d kí hiệu cho các gen nằm trên các NST. Theo lí thuyết,
trong số các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Bộ NST lưỡng bội của cơ thể mang tế bào đang xét là
2n = 8.
II. Tế bào đang ở kì sau của quá trình giảm phân 2.
III. Kết thúc quá trình phân bào tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế
bào chứa 4 cặp NST đơn.
IV. Tế bào đang xét có thể là tế bào xôma hoặc tế bào sinh dục sơ khai.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hết

PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng 13 ĐT: 0989797954


PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng 14 ĐT: 0989797954
PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng 15 ĐT: 0989797954
PGS. TS. Nguyễn Thanh Tùng 16 ĐT: 0989797954

You might also like