You are on page 1of 22

GIUN MÓC

(ANCYLOSTOMA DUODENALE, NECATOR


AMERICANUS)
Mục tiêu bài học
1. Mô tả được hình dạng trứng và con trưởng thành.
2. Trình bày được chu trình phát triển của giun móc
3. Trình bày được đặc điểm dịch tễ học.
4. Trình bày được chẩn đoán và điều trị bệnh.
ĐẠI CƯƠNG
 Giun móc mang tên chung để gọi những giun hình ống có
bao miệng và có bộ phận bám vào niêm mạc ruột hoặc là
móc hoặc là hàm hình bán nguyệt.
 Sống ký sinh ở ruột người gồm 2 loài: Ancylostoma
duodenale và Necator americanus hút máu để sống ---
thiếu máu mãn
HÌNH DẠNG
Con trưởng thành.
 Màu trắng đục, kích thước giun cái 9 – 13 x 0,35 – 0, 6mm
đuôi thẳng, con đực 5 – 11 x 0,3 – 0,45mm, đuôi xòe có túi
giao hợp và có 2 gai sinh dục.

Ancylostoma duodenale.
• - Miệng có 2 đôi móc.
• - Con đực: đuôi xòe, có sườn bên và sườn lưng chẻ 2
rồi lại chẻ 3.
• - Con cái đuôi thẳng lỗ sinh dục gần cuối thân
Necator americanus.
• - Miệng có hai đôi hàm hình bán nguyệt.
• - Con đực: có sườn bên và sườn lưng chẻ 2 rồi chẻ 2.
• - Con cái: đuôi thẳng, lỗ sinh dục cũng nằm cuối thân.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ GIUN MÓC/MỎ

7
TRỨNG
Khó phân biệt giữa hai loài, có hình trái xoan vỏ mỏng,
A.duodenale co từ 4-5 phôi bào, N.americanus. Kích thước
từ 60-70 µm
Ấu trùng: chung cho cả hai loài

Ấu trùng giai đoạn I Ấu trùng giai đoạn II


Kích thước 200-300µ 400-500µ
Miệng Hở Kín
Thực quản Có ụ phình Suông = 1/3 thân
Đuôi Nhọn Nhọn
CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN

Sống ở ruột non, bám vào niêm mạc hút máu, tiết ra chất
chống đông giúp cho việc hút máu dễ dàng hơn nên làm
chảy máu ra thêm trong lòng ruột sau khi giun hút máu, làm
cho mất máu mỗi ngày khoảng 0,03 – 0,2 ml cho một con.
DỊCH TỄ HỌC
 Giun móc phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, châu
phi, châu Á, châu mỹ.
 Việt nam cũng nằm trong vùng nhiệt đới địa hình phức tạp
nên tỉ lệ nhiểm thay đổi theo vùng.
 Nguồn bệnh có ở phân người, đất ô nhiễm phân tươi. Độ
ẩm cao, bóng râm, đất xốp đủ oxy là điều kiện thuận lợi để
giun móc phát triển.
TÁC HẠI CỦA GIUN MÓC / MỎ
Tác hại của giun móc và ấu trùng:
Giun gây thiếu máu, viêm tá tràng. ấu trùng gây mẩn ngứa
ở da khi xâm nhập.
Thể bệnh giun móc / mỏ thường gặp: là bệnh thiếu
máu. Người bệnh có triệu chứng da xanh, niêm
mạc nhợt nhạt, huyết sắc tố ( Hb ) dưới mức bình
thường. Fe huyết thanh giảm (bình thường Hb của nam
146 b 6 g / l, nữ 12  5 g / l, bình thường Fe huyết thanh
với nam là 15 - 27 Mmol / l, nữ là 11 - 22 Mmol / l )
- Nguyên nhân giun gây thiêú máu là do:
+ Giun hút máu 0,1 - 0,3 ml/ con/ ngày.
+ Giun tiết chất độc làm máu rỉ liên tục ở vết thương
và ức chế quá trình tạo máu
Có trường hợp thiếu máu nặng, Hb < 60 g / l.
13
 Suy tim: hậu quả của thiếu máu nặng kéo dài dẫn đến
suy tim. Hồi hộp đánh trống ngực, tim nhịp nhanh, có
tiểng thổi tâm thu, XQ bóng tim to.
 Ở ruột: Rối loạn tiêu hóa: đau âm ỉ thượng vị và quanh
rốn, giống loét dạ dày tá tràng nhưng không có thời điểm
cố định, có thể tiêu chảy xen kẽ lẫn táo bón
CHẨN ĐOÁN BỆNH GIUN MÓC / MỎ
Chẩn đoán định hướng lâm sàng: Dựa vào triệu chứng
thiếu máu và yếu tố dịch tễ (nghề nghiệp).
Chẩn đoán xác định: Xét nghiệm phân tìm trứng giun,
phương pháp thường dùng nhất là phương pháp willis,
ngoài ra còn dùng phương pháp Kato.
Các tuyến y tế cơ sở đều có thể áp dụng được các
phương pháp trên nếu có kính hiển vi

18
CHẨN ĐOÁN BỆNH GIUN MÓC / MỎ
Nguyên tắc điều trị
- Dùng liều duy nhất với hiệu quả cao.
- Thuốc không những có tác dụng với giun móc mà
còn tác dụng với cả các loại giun khác
- Thuốc rẻ tiền, ít độc
- Bồi phụ thêm viên sắt trong tháng và truyền máu
khi hemoglobin dưới 6 gam / 100ml

19
ĐIỀU TRỊ BỆNH GIUN MÓC / MỎ
Tên thuốc
- Mebendazol
- Albendazol (Zentel) viên 200 mg:
- Pyrantel pamoat (Combantrin) (Panatel) viên 125
mg hoặc 250mg

20
Nguyên tắc phòng bệnh: Để phòng chống bệnh giun
móc / mỏ cũng như các bệnh giun truyền qua đất cần
giải quyết những khâu sau:
- Cắt đứt nguồn nhiễm: Điều trị người bệnh
- Chống sự phát tán mầm bệnh: Vệ sinh môi trường
- Bảo vệ người, chống lây nhiễm: Giáo dục y tế,
nâng cao ý thức phòng bệnh.

21
Các biện pháp cụ thể
- Tuyên truyền, GDSK cho nhân dân về tác hại và
phòng bệnh giun móc / mỏ
- Vệ sinh môi trường: Quản lý và xử lý phân thích
hợp
+ Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế ra
ruộng, vườn, quanh nhà nhất là các trẻ em nhỏ.
+ Không dùng phân tươi để canh tác, phải ủ phân từ
4 tháng trở lên mới dùng
- Làm tốt công tác bảo hộ lao động cho những đối
tượng dễ bị nhiễm giun. Cụ thể phải đeo găng tay và đi
ủng khi lao động để ấu trùng giun móc / mỏ không thể
chui qua da được. 22

You might also like