You are on page 1of 15

HỘI CHỨNG HÍT PHÂN SU

GVHD: ThS. BS Dương Ngọc Mai


Nhóm 1 - YC 2017
1. Phan Đăng An - 17527201C001
2. Phạm Thế Công - 17527201C002
3. Tài Nhật Quang Đạt - 17527201C003
4. Nguyễn Văn Dũng - 17527201C004
5. Ngô Lâm Quang Duy - 17527201C005
6. Bùi Nguyễn Thu Hiền - 17527201C006
7. Nguyễn Thị Hồng - 17527201C007
8. Trần Phi Hùng - 17527201C008
1. ĐẠI CƯƠNG
- Phân su là chất màu xanh đen, quánh, cấu trúc bằng biểu mô ruột,
lông tơ, nhày và chất tiết của ruột. Phân su vô khuẩn.
- Hội chứng hít phân su (Meconium Aspiration Syndrome - MAS) là
hội chứng suy hô hấp ngay sau sinh ở trẻ sơ sinh có phân su trong
dịch ối (Meconium stained amniotic fluid - MSAF).
- Tần suất MSAF chiếm 5-15% trẻ đang sinh sống, thai <37w (2-5%),
thai 37-42w (16%), thai >42w (28-44%). Trong MSAF thì khoảng 5%
VP hít phân su và 30% trường hợp này cần thở máy.
- Một số yếu tố thúc đẩy (tăng huyết áp ở mẹ, tiền sản giật, thiểu ối,
mẹ lạm dụng ma túy, đặc biệt thuốc lá và cocaine, nhiễm trùng sơ
sinh)
ThS. Chu Lan Hương (2018), “Hội chứng hít phân su”, Bệnh viện nhi trung ương, truy cập 10/09/2022
https://emedicine.medscape.com/article/974110-overview?reg=1&fbclid=IwAR2Dol-12Sfx7QXnlSnUrlhryh-x636m0AGT2IKHHEnMaPZ
cYyW5hFxnZvY#a7 2
2. BỆNH SINH

Nguyễn Thu Tịnh (2020). Suy hô hấp sơ sinh. Nhi khoa, Đại học Quốc gia, Hồ Chí Minh, tập 2, trang 186. 3
3. LÂM SÀNG
Viêm phổi:
- Dấu hiệu nhiễm trùng: bú kém, bỏ bú, nôn ói, chướng bụng, sốt / hạ
thân nhiệt, giảm phản xạ, lừ đừ…
- Dấu hiệu hô hấp: ho, khò khè, khó thở, thở nhanh ≥ 60l/p, thở co lõm
ngực, rale phổi, thở rên, cơn ngưng thở > 20s, tím tái.
Suy hô hấp: (Có biểu hiện suy hô hấp ngay sau sinh ở những trẻ có tiền
sử nước ối nhuốm phân su)
- Tần số thở bất thường: thở nhanh > 60l/p hoặc thở chậm < 30l/p.
- Dấu hiệu thở gắng sức: phập phồng cánh mũi, rút lõm ngực / lồng
ngực phồng, thở rên.
- Xanh tím / khí trời (FiO2=21%): tím quanh môi, đầu chi, toàn thân. 4
3. LÂM SÀNG
- Da, móng, cuống rốn nhuốm phân su / bong da.
- Lồng ngực phồng / co rút.
- Giảm trương lực cơ.
- Nước tiểu xanh.
- Nước ối có màu sẫm, hơi xanh, thành vệt / có sự hiện diện rõ ràng
của phân su trong nước ối.
- Suy dinh dưỡng thai (+/-).

5
4. CẬN LÂM SÀNG

- Công thức máu.


- CRP.
- Khí máu động mạch.
- X-quang ngực thẳng.

6
6. BIẾN CHỨNG
- Viêm phổi.
- Tràn dịch màng phổi.
- Suy hô hấp sơ sinh.
- Tăng áp động mạch phổi dai dẳng / kéo dài.

8
7. ĐIỀU TRỊ
• Duy trì cung cấp oxy và thông khí
• Duy trì huyết áp và tưới máu mô
• Điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa làm tăng tiêu thụ oxy
(hạ đường huyết, nhiễm toan…)
• Kháng sinh theo kinh nghiệm
• Chăm sóc trong môi trường có nhiệt độ trung tính
• Chăm sóc nhẹ nhàng, tránh kích động trẻ

9
1. Hỗ trợ hô hấp
a. Mục tiêu nồng độ oxy bão hòa:
• Trong khi chờ chẩn đoán: duy trì SaO2 > 99%.
• Sau khi chẩn đoán: duy trì SaO2 95-98% (PaO2 55-90 mmHg)
a. Bệnh nhẹ-TB: thở oxy qua canula mũi, 0.125-1L/p với FiO2 < 40-50%
b. Bệnh nặng: khi cần FiO2 > 50% để duy trì SaO2 95-98% → chuyển qua thở CPAP
• Thông khí cơ học: Khoảng 30% BN MAS phải thở máy do suy hô hấp. Mục tiêu:
PaO2 55- 90 mmHg (SaO2 95-98%), cho phép PaCO2 50-55 mmHg nếu pH 7,3 -7,4
• Thuốc an thần:
– Morphin sulfate IV (100-150 mcg / kg /1h đầu, sau đó 10-20 mcg/kg/ h) hoặc
Fentanyl IV: 1- 5 mcg / kg /h
– Nếu tình trạng thở không đồng bộ vẫn tiếp diễn và không xác định được
nguyên nhân cụ thể →pancuronium IV 0,1 mg / kg / lần.

Meconium aspiration syndrome: Prevention and management, Uptodate 2021 10


1. Hỗ trợ hô hấp
C. Bệnh nặng
• Chất hoạt động bề mặt (surfactants):
– Không sử dụng thường quy cho tất cả bệnh nhân
– Bệnh nhân thở máy FiO2 > 50% và áp lực trung bình đường
thở cao (> 10-12 cm H2O): surfactant 150 mg/kg hay 6ml/kg
• ECMO: khi thở máy và liệu pháp surfactant không đáp ứng

11
2. Hỗ trợ tuần hoàn
● Trong trường hợp trẻ không bú được: dextrose 5% (không quá 65mL/24h đầu)
● Truyền hồng cầu: mục tiêu duy trì Hb > 15g/dL (Hct 40-45%)
- BN thở máy có áp suất không khí trung bình (MAP)> 8 cm H2O và FiO2> 0,4 (trên máy
thở thông thường), hoặc MAP> 14 và FiO2> 0,4 (trên máy thở tần số cao) có Hct ≤30%
(Hb ≤10 g / dL).
- BN thở máy có MAP ≤8 cm H2O và / hoặc FiO2 ≤0,4 trên máy thở thông thường, hoặc
MAP <14 và / hoặc FiO2 <0,4 ở máy thở tần số cao có Hct ≤25% (Hb ≤8 g / dL).
- BN thở oxy bằng phương pháp khác, cân nhắc truyền máu nếu Hct ≤20% (Hb ≤7g/dL)
và có một hoặc nhiều yếu tố sau:
+ Nhịp tim nhanh ≥24 giờ (nhịp tim> 180 nhịp/phút) hoặc thở nhanh > 60 lần/ phút
+ Tăng gấp đôi nhu cầu oxy so với 48 giờ trước.
+ Lactate huyết thanh ≥ 2,5 mEq / L hoặc nhiễm toan chuyển hóa cấp tính (pH <7,2)
+ Tăng cân <10g/kg/ngày trong bốn ngày trước đó dù đã được cung cấp ≥120 kcal/
kg/ngày
+ BN phải trải qua cuộc phẫu thuật lớn trong vòng 72 giờ tới

12
Meconium aspiration syndrome: Prevention and management, Uptodate 2021
2. Hỗ trợ tuần hoàn

• Vận mạch: Khi BN có sốc phân bố không cải thiện dù đã được hồi
sức bằng truyền dịch hoặc những BN bị sốc tim có rối loạn chức
năng thất liên tục mặc dù đã giải quyết được các nguyên nhân có
thể hồi phục được (ví dụ: thiếu oxy, loạn nhịp tim, hạ thân nhiệt)

• Vận mạch: khi sốc không đáp ứng với dịch truyền: bắt đầu bằng
dopamine 2,5-10 mcg / kg/ phút TTM liên tục)

13
3. Kháng sinh
Trong lúc chờ kết quả cấy máu
Ampicillin 100mg/kg/ lần x 3 lần/ ngày (IV)
+
Gentamycin/ amikacin 4mg/kg x 1 lần/ ngày (IV)

| 14
Nguồn tham khảo
1. Management and outcome of sepsis in term and late preterm infants, Uptodate 2021
2. Meconium aspiration syndrome: Prevention and management, Uptodate 2021
3. Red blood cell transfusions in the newborn, Uptodate 2021
4. Neonatal shock: Management, Uptodate 2022
5. ThS. Chu Lan Hương (2018), “Hội chứng hít phân su”, Bệnh viện nhi trung ương, truy
cập 10/09/2022
6. https://emedicine.medscape.com/article/974110-overview?reg=1&fbclid=IwAR2Dol-12S
fx7QXnlSnUrlhryh-x636m0AGT2IKHHEnMaPZcYyW5hFxnZvY#a7
7. Bệnh viện Nhi Đồng 2 (2008).Viêm phổi Sơ sinh. Phác đồ Điều trị Nhi khoa. tr.190-193:
Suy hô hấp cấp Sơ sinh. Phác đồ Điều trị Nhi khoa. tr.184-189

15
CẢM ƠN SỰ QUAN TÂM CỦA
CHỊ VÀ CÁC BẠN!

You might also like