You are on page 1of 16

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

BỆNH VIÊM PHỔI DO VIRUS SARS-CoV-2


I. PHẠM VI ÁP DỤNG:
Khoa ICU2 - Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 16
II. CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI:
Người bệnh được xác định nhiễm virus SAR-CoV-2 bằng kỹ thuật Real-time RT-
PCR, có triệu chứng viêm đường hô hấp.
Viêm phổi được chia thành 4 mức độ:
1. Mức độ nhẹ
2. Mức độ vừa
3. Mức độ nặng
4. Mức độ nguy kịch

Bảng 1: Phân loại mức độ Viêm phổi do virus SAR-CoV-2

Viêm phổi Tiêu chuẩn chẩn đoán Hỗ trợ thông khí

 TCLS không đặc hiệu như ho, sốt, đau họng,


nghẹt mũi, mệt mỏi, đau cơ, … (triệu chứng
Nhẹ viêm đường hô hấp trên, KHÔNG có triệu
Thở khí trời
chứng hô hấp dưới)
 Nhịp thở ≤ 20 lần/phút
 SpO2 ≥ 96% với khí trời

 Sốt, ho, …
Vừa  Khó thở, thở nhanh > 20 lần/phút và không có
Khí trời
dấu hiệu viêm phổi nặng
 SpO2 ≥ 94% với khí trời

Nặng Sốt, triệu chứng viêm đường hô hấp dưới, kèm theo Canula 1-6 l/ph
bất kỳ triệu chứng nào sau đây: HFNC hoặc NIV
 Nhịp thở > 30 lần/phút Mask túi 10-15 l/ph
 Khó thở nặng
Viêm phổi Tiêu chuẩn chẩn đoán Hỗ trợ thông khí

 SpO2 < 94% khi thở khí trời


 Tổn thương phế nang > 50% 2 phế trường trên X
quang ngực

 Hội chứng suy hô hấp tiến triển ARDS


 Nhẹ: P/F từ 200-300 mmHg với PEEP hoặc
CPAP ≥ 5 HFNC hoặc NIV
 Vừa: P/F từ 100-200 mmHg với PEEP hoặc
Thở máy xâm lấn
Nguy kịch CPAP ≥ 5
CRRT
 Nặng: P/F ≤ 100 mmHg với PEEP ≥ 5
 Khi không có P/F thì sử dụng S/F ≤ 315 gợi ý ECMO
ARDS.
 Suy tuần hoàn

III. CẬN LÂM SÀNG


- Tổng phân tích tế bào máu (Công thức máu), CRP hoặc Procalcitonin
- INR, aPTT, Fibrinogen, D-dimer
- AST, ALT, Billirubin toàn phần
- Creatinine, điện giải đồ 3 thông số
- Khí máu động mạch, lactate máu
- LDH, Ferritin
- X quang ngực thẳng tại giường
- Đường huyết mao mạch ít nhất 2 lần/ngày (16g; 4g) đối với BN có sử dụng
dexamethasone. Theo dõi sát hơn mỗi 6 giờ (10g; 16g; 22g; 4g) nếu có ĐTĐ type 2
hoặc có rối loạn đường huyết ghi nhận lúc nhập khoa; theo dõi ít nhất mỗi 2 giờ nếu
đang duy trì insulin TTM liên tục.
- Xem xét troponin I và NT-proBNP ở các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao (lớn
tuổi, nhiều bệnh lý nền như THA, ĐTĐ type 2, hội chứng vành mạn, suy tim)
- Các xét nghiệm khác tùy theo cơ địa bệnh nhân để cân nhắc.
IV. ĐIỀU TRỊ:
1. Theo dõi và điều trị chung:
- Mức độ chăm sóc và theo dõi tùy theo mức độ nặng của viêm phổi.
- Hạ sốt bằng paracetamol 10-15 mg/kg/lần, không quá 2 g/ngày ở người lớn, ưu tiên
đường uống.
- Giảm ho bằng các thuốc giảm tiết: Terpin codein, dextromethorphan.
- Đảm bảo dinh dưỡng: nuôi ăn theo bệnh lý.
- Bổ sung vitamin nếu được: Vitamin C 1000 mg/ngày, cernevit 1 lọ/ngày pha TTM
(pha trong dịch truyền ít nhất 500 mL)
- Uống đủ nước.
- Đảm bảo cân bằng nước, điện giải.
- Giữ ấm cơ thể.
- Vệ sinh mũi họng, có thể sử dụng nước muối sinh lý.
- Vệ sinh răng miệng ít nhất 3 lần/ngày bằng bàn chải với dd chứa Chlorhexidine
0,1-0,2%.
- Tư vấn và hỗ trợ tâm lý
- Vệ sinh thân thể.
- Chụp XQ hoặc MSCT ngực để theo dõi tiến triển mức độ viêm phổi, đặc biệt khi
nhập viện và trong khoảng ngày thứ 7-10 của bệnh.
2. Theo dõi dấu hiệu tăng độ nặng của bệnh:
- Dấu hiệu lâm sàng đe dọa suy hô hấp tiến triển:
o Thở gắng sức nặng: thở nhanh, rút lõm ngực, vã mồ hôi, …
o Thiếu oxy mô: tím tái (không chở tụt SpO2), giảm tri giác.
- Dấu hiệu đe dọa ngưng tim: nhịp tim chậm, mạch nhẹ, suy thở kiểu thở chậm, hôn
mê, tiêu tiểu mất tự chủ, …
- Thang điểm qCSI tại thời điểm nhập viện hoặc nhập khoa, và mỗi ca trực (Phụ lục
3): nếu qCSI > 3 là cảnh báo nguy cơ (nhập phòng bệnh nặng); > 6 là theo dõi sát
tại phòng bệnh hồi sức tích cực; > 9 là nguy cơ tử vong cao nên điều trị tại hồi sức
tích cực.
3. Điều trị suy hô hấp:
3.1. Liệu pháp oxy và theo dõi:
- Thở oxy ngay với bệnh nhân viêm phổi nặng có suy hô hấp, thiếu oxy máu, sốc để
đạt SpO2 94%-96%.
- Dấu hiệu cấp cứu: thở gắng sức nặng, rút lõm ngực, tím tái, giảm thông khí phổi.
- Xử trí:
o Làm thông thoáng đường thở
o Thở oxy để đạt SpO2 ≥ 94%: thở oxy qua canula mũi 1-6 lít/phút. Nếu thất bại
với cannula, hỗ trợ hô hấp sớm bằng HFNC hoặc NIV.
o Khi bệnh nhân ổn định, điều chỉnh liệu pháp oxy để duy trì SpO2 92-95%.
- Mục tiêu oxy: đảm bảo không giảm oxy máu nhưng SpO2 không quá 96%
- Theo dõi sát các dấu hiệu nặng để báo động và xử trí kịp thời.
3.2. Điều trị suy hô hấp nguy kịch và ARDS:
- Không áp dụng thở không xâm lấn ở người bệnh có rối loạn huyết động, suy tạng
và rối loạn tri giác.
- Theo dõi sát tình trạng hô hấp, tuần hoàn.
- Áp dụng thang điểm ROX: đánh giá ngay tại thời điểm bắt đầu thở HFNC, và sau
đó mỗi 1 giờ, 2 giờ, 6 giờ, và 12 giờ để đánh giá nguy cơ đặt NKQ.
- Kiểm soát thông khí bằng đặt nội khí quản và thở máy xâm lấn nếu HFNC có ROX
< 3.0 hoặc NIV thất bại (xem Phụ lục 2).
- Khi thất bại 1 trong 2 phương pháp HFNC hoặc NIV, xem xét chỉ định đặt NKQ.
KHÔNG cố gắng trì hoãn đặt NKQ bằng phương pháp không xâm lấn khác
- Quy trình đặt NKQ: xem quy trình.
- Thở máy xâm lấn với Vt từ 4-6 ml/kg/phút theo CNLT, áp lực thì thở vào thấp (giữ
Pplateau < 30 cmH2O; Driving Pressure [Pplauteau-PEEP] <15 cmH2O), thể tích
khí lưu thông ban đầu là 6 ml/kg, điều chỉnh theo đáp ứng của người bệnh để đạt
mục tiêu. Theo dõi khí máu mỗi 4-6 giờ. Đặt huyết áp động mạch xâm lấn để theo
dõi khí máu.
- Chấp nhận tăng thán khí giữ đích pH ≥ 7.2
- Nếu ARDS nặng: cân nhăc áp dụng tư thế nằm sấp 12-16 giờ/ngày.
- Có thể áp dụng chiến lược PEEP cao cho ARDS vừa và nặng, tùy theo mức độ giãn
nở của phổi lựa chọn PEEP phù hợp.
- Tránh ngắt kết nối người bệnh khỏi máy làm mất PEEP và xẹp phổi.
- Sử dụng hút đàm kín THƯỜNG QUI qua ống NKQ.
- Đảm bảo an thần, giảm đau để kiểm soát thông khí. Xem hướng dẫn sử dụng an
thần và giảm đau.
- Xem xét giãn cơ sớm trong 48 giờ. Ưu tiên lựa chọn atracurium. Liều 0.3-0.6
mg/kg/g [Có thể pha như sau: tracrium 25 mg 4 ống pha NaCl 0.9% đủ 40 mL
BTĐ 10 ml/g (#0.4 mg/kg/g cho BN 60 kg)]
- Kiểm soát dịch nhập và xuất chặt chẽ tránh quá tải và tránh thiếu dịch.
- Nếu thiếu oxy nặng: cân nhắc chỉ định ECMO.
- Đối với bệnh nhân mức độ nhẹ và trung bình: cân nhắc chưa cần sử dụng kháng
sinh trừ khi có bằng chứng rõ ràng bội nhiễm vi khuẩn
- Đối với bệnh nhân mức độ nặng: cân nhắc sử dụng kháng sinh, đặc biệt bệnh nhân
chuyển độ từ nhẹ/trung bình sang nặng (có điều trị nội trú trước đó): chọn 1 trong 3
kháng sinh sau:
o Ceftriaxone 2g/ngày [Pha như sau: ceftriaxone 1g 2 lọ pha NaCl 0.9% 100 mL
TTM XXX giọt/phút]
o Cefoperazone-sulbactam 2g/2g mỗi 12 giờ [Pha như sau: Vibatazol 0.5g/0.5g 4
lọ pha NaCl 0.9% 100 mL x2 TTM XXX giọt/phút mỗi 12 giờ]
o Piperaciline-tazobactam 4,5g mỗi 6 giờ. [Pha như sau: Piperaciline-tazobactam
4,5g 1 lọ pha NaCl 0.9% 100 mL x4 TTM XXX g/phút mỗi 6 giờ]
o Có thể kết hợp thêm cùng với Levofloxacin 750 mg/ngày [TTM XXX
giọt/phút]
4. Điều trị sốc nhiễm khuẩn:
Theo hướng dẫn hồi sức sốc nhiễm khuẩn người bệnh nhiễm Covid-19 của SSC năm
2019.
4.1. Hồi sức dịch:
- Ưu tiên dịch tinh thể và cân bằng gồm ringerfundin, ringer lactate
- Truyền nhanh 250-500 ml trong 15-30 phút đầu; đánh giá đáp ứng bù dịch và dấu
hiệu quá tải dịch.
- Theo dõi dấu hiệu tưới máu mô: huyết áp trung bình > 65 mmHg, nước tiểu > 0,5
ml/kg/giờ, lactate máu < 2 mmol/l, CRT <2 giây
4.2. Vận mạch:
- Noradrenaline là ưu tiên hàng đầu để duy trì huyết áp trung bình > 65 mmHg. Cách
pha: Noradrenaline 4 mg 1 ống pha Glucose 5% đủ 40 ml, chỉnh liều tùy theo đáp
ứng của huyết áp.
- Yêu cầu: catheter tĩnh mạch trung tâm, catheter động mạch theo dõi huyết áp xâm
lấn.
4.3. Cấy bệnh phẩm và sử dụng kháng sinh phổ rộng:
- Cấy bệnh phẩm trước khi sử dụng kháng sinh gồm: cấy đàm hút qua NKQ nếu có,
cấy máu 2 mẫu ở 2 vị trí cách nhau ít nhất 01 giờ (1 qua da, 1 qua catheter), cấy
nước tiểu), lưu ý tìm ổ nhiễm khuẩn khác như viêm mô tê bào, viêm nhiễm phụ
khoa, hay có bụng ngoại khoa.
- Kháng sinh phổ rộng:
o Càng sớm càng tốt, khuyến cáo trong vòng 1 giờ đầu.
o Kháng sinh lựa chọn: do đa số người bệnh nhập viện đã từng nằm viện nên
nguy cơ nhiễm khuẩn đa kháng rất cao.
 Kháng sinh kháng kháng Pseudomonas: lựa chọn 1
 Piperaciline-tazobactam 4,5g 1 lọ pha NaCl 0.9% 100 mL x4 TTM XXX
g/phút mỗi 6 giờ.
 Imipenem-cilastatin 500/500 mg 1 lọ pha Natrichlorid 0,9% 100 ml x4
TTM X giọt/phút, mỗi 6 giờ.
 Meropenem 1 g 1 lọ pha Natrichlorid 0,9% 100 ml x3 TTM X giọt/phút,
mỗi 8 giờ.
 Xem xét phối hợp trị liệu: lựa chọn 1
 Levofloxacine 750 mg TTM XXX giọt/phút, 01 liều/ngày.
 Amikacin 15 mg/kg pha NaCl 0.9% 100 mL TTM XXX giọt/phút, 01
liều/ngày
 Kháng sinh điều trị MRSA: lựa chọn 1
 Vancomycin: liều nạp 30 mg/kg pha 400 ml glucose 5% TTM XXX
giọt/phút; sau 12 giờ duy trì 15-20 mg/kg pha 200 ml glucose 5% x2 TTM
XXX giọt/phút mỗi 12 giờ. Định lượng nồng độ đáy của Vancomycin sau
24-48 giờ.
 Linezolide: ưu tiên chọn nếu người bệnh có bệnh thận hoặc nguy cơ tổn
thương thận. Liều 600 mg x2 TTM XXX giọt/phút mỗi 12 giờ.
 Kháng nấm:
 Nếu người bệnh có nguy cơ nhiễm nấm theo IDSA.
 Ưu tiên chọn caspofungin hoặc micafungin. Caspofungin liều nạp 70 mg 1
lọ pha NaCl 0.9% 200 mL TTM XXX giọt/phút; liều duy trì (sau liều nạp
24g) 50 mg 1 lọ pha NaCl 0.9% 100 mL TTM XXX giọt/phút mỗi 24 giờ.
Micafungin 100 mg 1 lọ pha NaCl 0.9% 100 mL TTM XXX giọt/phút.
Sau 7 ngày, cấy bệnh phẩm lại, nếu 2 lần âm tính có thể xem xét chuyển
fluconazole hoặc voriconazol uống trong 2 tuần.
 Nếu không có caspofungin hoặc micafungin, có thể lựa chọn fluconazole
hoặc amphotericin B. Fluconazole liều nạp 12 mg/kg; liều duy trì 6 mg/kg,
01 liều/ngày. Ampho B lipid complex (Ampholip) 5 mg/kg/ngày TTM
(pha với glucose 5% thành dung dịch không quá 1 mg/mL). Ampho B
standard prep (Amphotret) 0.3-1 mg/kg/ngày TTM (pha với glucose 5%
thành dung dịch không quá 0.1 mg/mL)
4.4. Kiểm soát đường huyết trong khoảng 140-180 mg/dL:
- Theo dõi đường huyết 2 lần/ngày ở tất cả bệnh nhân có sử dụng dexamethason
(16g, 4g)
- Nếu BN ĐTĐ type 2 hoặc có rối loạn đường huyết khi nhập khoa: mixtard 2
lần/ngày TDD sáng-chiều hoặc lantus + actrapid. Theo dõi ĐHMM 4 lần/ngày
(10g; 16g; 22g; 4g). Chú ý theo dõi kali máu.
- Nếu đường huyết khó kiểm soát: duy trì bằng insulin TTM liên tục. Theo dõi kali
máu mỗi 12 giờ. Theo dõi đường huyết mỗi 2 giờ, theo dõi sát hơn nếu đường
huyết rối loạn nặng.
4.5. Đảm bảo cân bằng điện giải natri, Kali, Mg, Phosphate.
4.6. Đảm bảo dinh dưỡng để albumin máu > 35 g/l, xem xét truyền albumin khi
albumin < 30 g/l. Liều Human albumin 25% 100 ml 1 chai TTM XX giọt/phút,
2 lần/ngày. Theo dõi albumin sau 3 ngày.
4.7. Nghi ngờ suy thượng thận: Hydrocortisone 100 mg TMC liều đầu, sau 12 giờ
duy trì 50 mg TMC mỗi 6 giờ.
4.8. Duy trì Hb > 7 g/dl. Truyền hồng cầu lắng khi cần.
5. Điều trị hỗ trợ chức năng tạng:
- Tổn thương thận: đảm bảo huyết động, cân bằng nước, điện giải; sử dụng chế độ
dinh dưỡng dành cho NB có bệnh thận.
- Hỗ trợ chức năng gan nếu có suy gan: sylimarin, VG5
6. Các biện pháp khác:
6.1. Corticoid toàn thân:
- Chỉ định: không áp dụng thường quy cho viêm đường hô hấp trên.
- Khuyến cáo áp dụng:
o Viêm phổi mức độ vừa, nặng hoặc nguy kịch.
o Người bệnh có bệnh nền cần phải duy trì corticoides
- Ưu tiên lựa chọn dexamethasone.
- Thuốc và liều dùng:
o Dexamethsone: 6 mg, 1 lần/ngày [tương đương dexamethason 4 mg 1.5 ống
TMC].
o Thời gian sử dụng: 7-10 ngày.
o Cần theo dõi sát glucose máu và tác dụng bất lợi của thuốc trong thời gian sử
dụng corticoide và có biện pháp xử trí hợp lý.
o Nếu không có dexamethasone:
 Hydrocortisone 50 mg/lần, 3 lần/ngày hoặc 100 mg/lần, 2 lần/ngày TMC.
 Methylprednisolone: 16 mg/lần, 2 lần/ngày cách 12 giờ, uống hoặc TMC.
 Prednisolone: 40 mg/lần, 1 lần/ngày, uống.
6.2. Kháng đông
- Bệnh nhân từ mức độ trung bình trở lên: có chỉ định sử dụng kháng đông
- Thở khí trời: enoxaparin 40 mg/ngày TDD hoặc heparin 5000 đv x2 TDD mỗi 12g
- Bệnh nhân thở oxy, HFNC, NIV: enoxaparin 40 mg x2 TDD mỗi 12g hoặc heparin
5000 đv x3 TDD mỗi 8g
- Bệnh nhân nguy kịch cần thông khí xâm nhập: enoxaparin 40 mg/ngày TDD hoặc
heparin 5000 đv x2 TDD mỗi 12g
- Bệnh nhân CRRT hoặc ECMO: điều chỉnh tốc độ heparin TTM theo mục tiêu anti-
Xa hoặc aPTT.
- Nghi ngờ hoặc có bằng chứng huyết khối: enoxaparin 1 mg/kg x2 TDD mỗi 12g
hoặc heparin TTM liên tục (điều chỉnh theo anti-Xa hoặc aPTT)
6.3. Điều trị rối loạn đông máu:
- Theo dõi, đánh giá lâm sàng, xét nghiệm PT, aPTT, INR, Fibrinogen, D-dimer.
- Điều chỉnh rối loạn đông máu bằng truyền huyết tương tươi, tiểu cầu, các yếu tố
đông máu tùy theo chỉ định.
6.4. Lọc máu ngoài cơ thể
- Chưa đủ bằng chứng về việc trì hoãn CRRT có liên quan đến tăng tỷ lệ tử vong.
- Tối ưu hóa điều trị nội khoa bằng đa mô thức.
o Toan chuyển hóa nặng (pH ≤ 7.2): điều chỉnh bằng bicarbonat 4,2% 125-250 ml
TTM trong 30 phút, tối đa 1000 ml trong 24 giờ.
o Tăng kali máu: áp dụng đa mô thức gồm:
 Insulin 10-15 đv pha trong 250 ml glucose 30% TTM qua máy truyền dịch
100 ml/giờ. Theo dõi đường huyết trước và sau truyền 1 giờ.
 Ventolin 5 mg: 4 tép phun khí dung
 Canxi chlorua 0,5g 2 ống pha đủ 20 ml, TTM trong 10 phút.
 Bicarbonat 4,2% nếu có kèm toan chuyển hóa nặng (liều dựa trên pH, HCO 3-
của khí máu động mạch)
 Kayexalate 15g 1-4 lần/ngày
o Quá tải dịch ngoại bào:
 Giữ cân bằng dịch âm nếu huyết động ổn.
 Lợi tiểu liều cao: Furosemide 80 mg TMC liều đầu, duy trì 30 mg/giờ kết
hợp Metolazone 5 mg uống 2 lần/ngày.
- Xem xét chỉ định khi ARDS/sốc nhiễm khuẩn nặng không đáp ứng hồi sức hoặc
đáp ứng kém: quá tải dịch ngoại bào, tăng kali máu đe dọa ngưng tim, và toan
chuyển hóa nặng không đáp ứng điều trị nội.
- Cân nhắc lọc máu liên tục ngoài cơ thể với quả lọc có khả năng hấp thụ cytokine.
- Xem quy trình lọc máu ngoài cơ thể.
6.5. Liệu pháp trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO):
- Cân nhắc chỉ định khi đã tối ưu hóa hồi sức người bệnh ARDS mà không đáp ứng.
- Chỉ định VV ECMO
o P/F < 50 mmHg trong > 3 giờ.
o P/F < 80 mmHg trong > 6 giờ
o pH < 7,25 với PaCO2 ≥ 60 mmHg trong > 6 giờ để đạt được mục tiêu cài đặt
máy thở để giữ Pplat ≤ 32 cmH2O, mặc dù đã tăng tần số thở đến 35 lần/phút.
6.6. Thuốc kháng virus:
- Remdesivir
o XN chức năng gan và độ lọc cầu thận trước sử dụng
o Có lợi ích lớn nhất khi sử dụng sớm trong giai đoạn virus tăng sinh, trước khi
bệnh diễn tiến sang giai đoạn siêu viêm (“hyperinflammation”)
o Chỉ định cho các bệnh nhân nội trú, cần hỗ trợ oxy.
o Thời gian sử dụng: 5 ngày. Có thể kéo dài đến 10 ngày đối với các trường hợp
cần thở máy, ECMO hoặc đáp ứng chậm
o Liều nạp: 200 mg pha NaCl 0.9% 250 mL TTM XXX giọt/phút; liều duy trì
(sau liều nạp 24 giờ): 100 mg pha NaCl 0.9% 250 mL TTM XXX giọt/phút.
o Theo dõi men gan trong quá trình sử dụng. Nếu ALT >10 lần giới hạn trên,
ngưng remdesivir.
- Molnupiravir: thuốc đang nghiên cứu. Việc sử dụng theo tiêu chuẩn của các nghiên
cứu. Nếu bệnh nhân đang sử dụng, có thể tiếp tục đến khi đủ liệu trình
6.7. Thuốc ức chế IL-6 (tocillizumab)
- Chỉ định
o Bệnh nhân cần oxy lưu lượng cao hoặc thở máy, trong vòng 24-48 giờ nhập
ICU.
o Nhu cầu oxy tăng nhanh VÀ CRP ≥75 mg/L
- Cần loại trừ các nguyên nhân suy hô hấp nặng hơn không do SARS-CoV-2 như
đợt cấp hen phế quản, đợt cấp COPD, suy tim sung huyết,…
- Liều: 8 mg/kg, 01 liều duy nhất.
- Tránh sử dụng ở các bệnh nhân
o Dị ứng với thuốc
o Bệnh nhân suy giảm miễn dịch
o Nghi ngờ hoặc đã có bằng chứng bội nhiễm vi khuẩn
o Neutrophil <1000 tế bào/µL
o Tiểu cầu <50 0000/µL
o ALT >10 lần giới hạn trên
o Có nguy cơ thủng đường tiêu hóa
6.8. Phục hồi chức năng và dinh dưỡng.
6.9. Hỗ trợ chức năng tâm thần:
- Mê sảng, lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ.
- Chăm sóc, động viên, sử dụng các thuốc đông y có tác dụng giảm lo âu như
Mimosa 2v x 2 lần/ngày.
- Các bệnh nhân có rối loạn nhận thức / sảng: haloperidol 5 mg 1 ống TB
7. Dự phòng biến chứng:
- Viêm phổi bệnh viện, trong đó có viêm phổi liên quan thở máy.
- Loét do tỳ đè: xoay trở, sanyrene thoa chống loét.
- Dự phòng loét tiêu dạ dày do stress và xuất huyết tiêu hóa:
o Cho ăn đường tiêu hóa sớm.
o Thuốc kháng H2 hoặc PPI 40 mg/ ngày; sử dụng đường uống; sử dụng đường
TM cho bệnh nhân ăn uống kém hoặc không ăn được qua đường tiêu hóa.
V. TIÊU CHUẨN CHUYỂN TUYẾN, RA VIỆN:
1. Người bệnh được xuất viện khi có đủ các tiêu chuẩn sau
Tiêu chuẩn xuất viện căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm cụ thể
như sau:
7.1. Đối với các trường hợp không có triệu chứng lâm sàng trong suốt thời gian điều
trị được ra viện khi:
- Đã được cách ly điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị COVID19 tối thiểu 10 ngày
- Và có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp real-time RT-PCR âm tính với SARS-
CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30) vào ngày thứ 9.
7.2. Đối với các trường hợp có triệu chứng lâm sàng được ra viện khi đủ các điều
kiện sau:
- Được cách ly điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tối thiểu 14 ngày;
- Các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên;
- Có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp real-time RT-PCR âm tính với SARS-
CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30) vào trước ngày ra viện.
7.3. Đối với các trường hợp cách ly điều trị trên 10 ngày và có kết quả xét nghiệm
bằng phương pháp real-time RT-PCR nhiều lần có nồng độ vi rút Ct < 30 được
ra viện đủ các điều kiện sau:
- Đã được cách ly điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 đủ 21 ngày tính từ
ngày có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2;
- Các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam (2021). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do
chủng vi-rút Corona mới (SARS-CoV-2). Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày
06/10/2021.
2. Guidelines on the management of critically ill adults with Coronavirus Disease 2019
(COVID-19). Surviving sepsis campaing.
3. Guidance for continuous renal replacement therapy (CRRT) in the intensive care
management of patients during the SARS-2-Covid-19 pandemic in the Republic of
Ireland, 2020.
4. Badulak J.,, Antonini A.V., Stead M. C, et al (2021). Extracorporeal membrane
oxygenation for Covid-19: Update 2021 guidelines from the Extracorporeal life
support orgazination. ASAIO journal; 485-495.
5. COVID-19 Treatment Guidelines Panel. Coronavirus Disease 2019 (COVID-19)
Treatment Guidelines. National Institutes of Health.
6. Grasselli G, Zangrillo A, Zanella A, et al, COVID-19 Lombardy ICU Network.
Baseline characteristics and outcomes of 1591 patients infected with SARS-CoV-2
admitted to ICUs of the Lombardy region, Italy. JAMA 2020;323:1574-81.
ROX < 3.0 CÓ CHỈ ĐỊNH ĐẶT NKQ
PHỤ LỤC 3: THANG ĐIỂM TIÊN LƯỢNG BỆNH TIẾN TRIỂN NẶNG
PHỤ LỤC 4
LỰA CHỌN KỸ THUẬT TRAO ĐỔI OXY QUA MÀNG NGOÀI CƠ THỂ - ECMO

 Điều trị nguyên nhân của ARDS


 Thông khí bảo vệ phổi
 Lợi tiểu hoặc hồi sức phù hợp

PaO2/FiO2 < 150 mmHg PaO2/FiO2 ≥ 150 mmHg

 Khuyến cáo mạnh: Nếu pH < 7.25 với PaCO2 ≥ 60


Nằm sấp nếu không CCĐ mmHg kéo dài hơn 6 giờ
 Khuyến cáo: KHÔNG
Giãn cơ
PEEP cao
 Cân nhắc:
Giãn mạch máu phổi
Huy động phế nang

Tiếp tục hồi


sức

Có bất kỳ tiêu chuẩn nào sau: Chống chỉ định ECMO


KHÔNG CÓ
 P/F < 80 mmHg > 6 giờ
 P/F < 50 mmHg > 3 giờ
 pH < 7.25 với PaCO2 ≥ 60
mmHg > 6 giờ
Tiếp tục hồi CÓ Tiếp tục hồi
sức sức

KHÔNG

Khuyến cáo ECMO

You might also like