You are on page 1of 42

BỆNH LÝ ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Mục tiêu:

 Trình bày được nội dung triệu chứng học các


bệnh đường tiết niệu thường gặp ở trẻ em.
 trình bày được hướng điều trị
 Nêu được cách phòng tránh và hướng dẫn mẹ
cách chăm sóc trẻ.
HỘI CHỨNG THẬN HƯ:
Định nghĩa:

 Hội chứng thận hư là một hội chứng


lâm sàng gồm:
- Phù
- Tiểu đạm > 50mg/kg/ngày .
- Albumin máu < 2,5 g/ dl, đạm
máu < 5.5 g/dl.
Dịch tể học:
 Theo Schessinger thì tỉ lệ mắc bệnh toàn bộ là
16/100000 trẻ < 16 tuổi và tỉ lệ bệnh mới mắc
là 2/ 100000 trẻ < 16 tuổi.
Tuổi: 75% xảy ra ở trẻ nhỏ < 6 tuổi.
Giới – Khởi bệnh < 8 tuổi: Nam/ Nữ là 2/1 –
3/1
_ Khởi bệnh hơn 8 tuổi Nam / Nữ là 1/1
Sinh lý bệnh:

 Tổn thương chủ yếu là lớp tế bào


màng đáy cầu thận làm các chất đạm
thoát ra ngoài gây hiện tượng tiểu
đạm.
 - Đạm trong máu giảm làm áp lực keo trong
lòng mạch giảm gây:
+ phù.
+ tiểu ít
+ Xẹp tắt các màng treo ruột gây co thắt gây
đau bụng.
+ Giảm nhiều gama- globulin dễ dẫn đến
tình trạng nhiễm trùng.
+ Giảm lượng calci trong máu gây các cơn
co cứng hay co giật do hạ calci máu. ( Do bình
thường calci trong máu đa số gắn với chất đạm)
+ Mất các chất đạm có chức năng vận
chuyển AB, chất kiềm hảm tổng hợp Thyrocin,
cholesterol… nên những chất này gia tăng trong máu.
Nguyên nhân:

 Tùy theo tổn thương. Hiện nay người


ta chưa xác định nguyên nhân chính
xác gây HCTH. Người ta cho rằng
nguyên nhân có thể do cơ chế miễn
dịch, cũng có tác giả cho rằng do cơ
chế di truyền, một số khác lại cho rằng
do đột biến gen.
Lâm sàng:
 Phù
 Tiểu ít.
 Các triệu chứng khác: Tiểu máu, cao
HA.
 Triệu chứng chung: Trẻ mệt mỏi, nếu
phù nhiều có thể có khó thở.
Cận lâm sàng:
 Đạm / nước tiểu:
- Thử que nhúng thường 3- 4 +
- Đạm niệu / 24 giờ > 50 mg/kg/ ngày
- Tỉ số Protein/ creatinin ( mg/mg) từ 2-
10 ( bình thường < 0,2 ) tương đương
đạm niệu 24 giờ là 2- 10g.
Cận lâm sàng:

2. Máu:
 Điện di protein:
Đạm máu < 55g/l, Albumin / máu < 25g/ l
Tỉ lệ A/G < 1.
 Lipide máu tăng.
 Chức năng thận thường bình thường.
 Giảm calci toàn phần do giảm Albumin máu.
 Giảm Na giả tạo do tăng lipide máu.
3. Sinh thiết thận:
Biến chứng
- Nhiễm trùng:da, phổi, đường tiểu, VPM
nguyên phát.
- Tăng đông: giảm V máu lưu thông và bất
thường hệ đông máu dễ hình thành huyết khối
- Rối loạn điện giải: Do hạ calci máu, hạ
kali. Hạ natri máu...
-Suy dinh dưỡng.
-Đau bụng dữ dội.
Diễn tiến và dự hậu:

 Thường đáp ứng rất tốt với Corticoid


( 90%) nhưng rất hay tái phát: Tái
phát thường xuyên 40-50%, tái phát
xa 30-40%.
Điều trị:
 Prednison
1. Điều trị lần đầu: có thể áp dụng phác đồ sau:
- 4 w tấn công Prednison 2mg/kg/ngày
- 8w cách ngày
- 6 w dần đến khi đạm niệu (-) 3 lần liên tiếp
2. Điều trị tái phát:
Prednison 2mg/ kg/ ngày cho đến khi đạm niệu
âm tính 3 lần liên tiếp
+ Tái phát thường xuyên, hay phụ thuộc thuốc:
Prednison 2mg/ kg/ ngày đến khi đạm niệu (-)
3 lần liên tiếp Sau đó cách ngày trong 8w.
Giảm dần liều duy trì Prednison 0,1- 0,5
mg/kg/ngày 6 - 12 tháng.
 Điều trị triệu chứng:
_ Ăn nhạt thêm vitamin D và Calci.
_ Lợi tiểu khi phù nhiều lasix 1-
2mg/kg/ ngày.
 Điều trị biến chứng:
 - Kháng sinh cephalosporin +
Aminozide nếu có nhiễm trùng
 - Tăng đông
 - Giảm thể tích : Dung dịch
Albumin20% 1g/1kg/ 2h.
 Sau một giờ có thể phối hợp lasix
1mg/ kg TM.
 Theo dõi: Thử đạm niệu bằng que nhúng
mổi ngày cho đến khi đạm niệu âm 3 lần
liên tiếp, các tháng sau mỗi tuần 1 lần.
 Tái khám khi: phù lại, sốt, đau bụng hay
đạm / NT > 2+ 3 ngày liên tiếp.
VIÊM VI CẦU THẬN CẤP
HẬU NHIỄM
LIÊN CẦU TRÙNG
Định nghĩa:

 Là bệnh viêm vi cầu thận lan tỏa,


cấp tính do có sự lắng đọng phức
hợp miễn dịch lưu hành ở cầu thận
xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn
Beta tan huyết nhóm A..
Dịch tể học:

 Thường gặp từ 2- 14 tuổi ( 5% < 2


tuổi, 10% > 40 tuổi)
 Là bệnh thận thường gặp nhất ở trẻ em.
Bệnh sinh:
 Là một bệnh tự miễn. qua một số nghiên
cứu người ta thấy rằng:
- Có ít nhất 2 kháng nguyên của liên cầu bám
vào cầu thận và kích thích tạo kháng thể
gây tổn thương cầu thận.
- Có sự lắng đọng dạng nốt của IgG và bổ
thể C3 ở màng đáy cầu thận
- Ngoài ra còn có sự hiện diện của miễn dịch
tế bào CD4+, lympho, monocytes cũng
tham gia vào cơ chế bệnh sinh.
. Lâm sàng:
 Phù:
 Tiểu đỏ, tiểu ít chiếm 30- 50% trẻ
 Nếu ở thể VCTC vô niệu sẽ không có
nước tiểu hay NT< 100ml/ 24h
 HA cao có 50- 90% trẻ.
 Một số trẻ không có triệu chứng lâm
sàng.
Đặc điểm cao huyết áp
Có thể thay đổi tùy trẻ
 thường tăng sớm vào những ngày đầu
của bệnh
 Tăng nhẹ , tăng cả 2 trị số tối đa và tối
thiểu.
 CHA có thể gây biến chứng tim mạch
( suy tim, OAP), suy thận cấp, biến chứng
thần kinh : nhức đầu, nôn ói, lơ mơ, co
giật, hôn mê…
Cận lâm sàng:
 Nước tiểu: Có hồng cầu, bạch cầu, có trụ
hcầu, trụ hyalin, trụ hạt.Trong nước tiểu có
khi có đạm
 Bằng chứng nhiễm liên cầu : ASO, VS tăng
 Máu: cấy máu hay cấy da (+)
C3 tăng
CTM thường bình thường, +/_ thiếu máu
nhẹ
 Chức năng thận có thể bình thường hay tăng
nhẹ
Diễn tiến:
 Đa số khỏi hoàn toàn, các triệu chứng lâm
sàng hết sáu- 2 tuần, các dấu hiệu cận lâm
sàng mất sau vài tháng đến 1 năm.
 Trong đợt cấp có thể có những biến chứng
nguy hiểm: suy tim trái, hội chứng não cấp,
suy thận cấp.
 < 1% trẻ có thể có diễn tiến suy thận mãn.
Điều trị
 - Theo dõi Sinh hiệu: hàng ngày để phát hiện kịp
thời các biến chứng.
- Ăn lạt khi có phù.
- Cho kháng sinh : Penicillin 10 ngày dị ứng với
Penicillin sử dụng Erythromycin
- CHA: Furosemide 1-3mg/ kg/ngày chia làm 2 lần.
Nifedipine 0,25 – 0,5 mg/ kg liều mỗi 6 h.
- Corticoid chỉ dùng trong trường hợp VCTC tiến
triển nhanh.
- Điều trị suy tim, suy thận cấp..
Theo dõi:
 . Các bệnh nhân cần được theo dõi trong
vòng 1 năm cần chú ý đến các mốc thời
gian C3 về bình thường sau 8 w, đạm
niệu bt lúc 6 m. và tiểu máu vi thễ hết lúc
1 năm.
Phòng ngừa:

Vệ sinh cá nhân, ngừa viêm


họng,viêm da.
Nâng cao tổng trạng
NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU
 ĐỊNH NGHĨA:
 - Là bệnh hay gặp ở trẻ em. Ngày
nay với chẩn đoán sớm và điều trị kịp
thời hầu như không có tử vong.
 DỊCH TỂ HỌC:
 Tỉ lệ mắc bệnh tùy theo tuổi: nữ >
nam.
DỊCH TỂ HỌC:

Tỉ lệ mắc bệnh tùy theo tuổi: nữ > nam.


ĐƯỜNG VÀO VÀ
YẾU TỐ THUẬN LỢI:

Ngoại trừ 2- 3 tháng đầu NTT có thể theo


đường máu, còn phần lớn theo đường
dưới lên.
Yếu tố thuận lợi: Vi trùng đường ruột ở niêm
mạc quanh niệu đạo.hay sự dính của vi
trùng vào niêm mạc bàng quang…
. NGUYÊN NHÂN

 80-90% là E. coli, tiếp theo là


Klebsiella, Proteus và
Staphylococcus saprophyticus.
LÂM SÀNG
Triệu chứng lâm sàng ở trẻ em rất thay đổi: Từ
không triệu chứng đến triệu chứng rất nặng như bệnh
cảnh Nhiễm trùng huyết. Càng nhỏ càng ít triệu
chứng lâm sàng. SS thường biểu hiện bệnh cảnh NTH
do Viêm đài bể thận cấp tính.
 Từ 2m – 2 tuổi : Viêm đài bể thận cấp thường
biểu hiện Sốt cao, ói, bỏ ăn. Viêm bàng quang: Tiểu
gắt, tiểu nhiều lần.
 Từ 2 – 6 tuổi: Viêm đài bể thận cấp trẻ số cao,
đau bụng, hay đau vùng hông lưng. Viêm bàng
quang: tiểu gắt. tiểu nhiều lần, tiểu đục.
CẬN LÂM SÀNG
1. XN máu:
CTM -bạch cầu tăng cao chủ yếu là N.
Trong viêm đài bể thận cấp CRP tăng cao
30% tăng Creatinin, Cấy máu (+).
2. Tùy theo nguyên nhân có thể sử dụng
những Xét nghiệm: Siêu âm. Xạ hình thận,
Chụp CT Scan, MRI…
CẬN LÂM SÀNG
3. Nước tiểu
 Cấy nước tiểu: Có thể lấy nước tiểu giữa dòng, có
thể lấy bằng thông tiểu hay chọc giò trên xương mu.
(+) có trên 10 mũ 5 khóm vi
trùng .Nếu nghi ngờ nên cấy lại.
 TPTNT : có BC ,HC
Nitrit (+)
Nếu có trên 100 vi trùng trên quang trường
X40 coi như tương đương cấy có trên 10 mũ 5 khúm
vi trùng khi cấy nước tiểu
ĐIỀU TRỊ
 Nguyên tắc:
 Điều trị nhiễm trùng triệt để.
 Phòng ngừa tái phát.
 Chẩn đoán và điều trị những bất thường bẩm sinh
hay mắc phải của hệ niệu.
Nhiễm trùng tái phát
 Thường do nguyên nhân tắc nghẽn, sạn, trào
ngược bàng quang- niệu quản. và tùy nguyên nhân
mà điều trị triệt để.

ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ
- NTT dưới:
Bactrim 48 g/kg/ ngày
Amoxin 50mg/kg/ ngày
 Nếu viêm đài bể thận cấp:
Claforan 100- 150mg/kg/ ngày có thể kết hợp với
Gentamycin 5-7mg/kg/ngày trong 7 ngày sau đó
chuyển qua Cefixim 8mg/ kg/ ngày uống.
 Nếu thành công: trẻ hết sốt trong 2- 3 ngày
 Mất triệu chứng đường tiểu trong vòng 5 ngày và cấy
nước tiểu âm tính trong 5- 7 ngày
ĐIỀU TRỊ

Nhiễm trùng tái phát


Thường do nguyên nhân tắc nghẽn, sạn,
trào ngược bàng quang- niệu quản. và tùy
nguyên nhân mà điều trị triệt để.
PHÒNG NGỪA:

Chăm sóc vệ sinh nhất là trẻ gái.


Sổ giun định kỳ.
Cần được chẩn đoán sớm và điều
trị triệt để.

You might also like