You are on page 1of 39

CHƯƠNG TRÌNH

TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG

BSCKII. NGUYỄN THỊ THANH HÀ


MỤC TIÊU
1. Trình bày được định hướng và mục tiêu của chương
trình TCMR.
2. Trình bày bản chất và các vaccin sử dụng trong TCMR.
3. Mô tả được cách bảo quản vaccin và lịch tiêm chủng cho
các đối tượng trong chương trình TCMR.
4. Lập kế hoạch chuẩn bị và thực hành tiêm chủng an toàn.
5. Cách xử trí một số phản ứng thường gặp và biện pháp
phòng tránh trong TCMR.
6. Những vấn đề cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm chủng.
ĐẠI CƯƠNG
 Chương trình tiêm chủng mở rộng (Expanded Progame on
Immunization: EPI) bắt đầu triển khai ở Việt Nam năm 1981
 . Đối tượng TCMR là trẻ em và phụ nữ có thai hoặc phụ nữ
trong độ tuổi 15-35 ở một số vùng trọng điểm.
 Chương trình TCMR là một trong những giải pháp để đảm bảo
thực hiện đường lối y học dự phòng tích cực và chủ động của
Đảng và Nhà nước ta.
 Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, chương trình TCMR
đã đem lại những thành tựu quan trọng. Nhờ đó mà rất nhiều
bệnh dịch nguy hiểm, thường gặp ở trẻ em trong những năm
trước đây như lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván được đẩy lùi. Đặc
biệt bệnh bại liệt đã được thanh toán..
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU .
 Tiếp tuc đặt Chương trình TCMR là một chương trình
ưu tiên Quốc gia trong giai đoạn 2006 - 2010 và
2015.
 Duy trì việc bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt và
loại trừ  uốn ván sơ sinh.
 Đạt mục tiêu loại trừ sởi vào năm 2010
 Triển khai vaccin viêm não Nhật Bản trong toàn quốc
vào năm 2010.
 Từng bước triển khai vaccin Hib, Rubella và quai bị
tại các vùng nguy cơ cùng với vaccin tả và thương
hàn.
 Từ năm 2006 vaccin viêm gan B được xem là vaccin
thứ 7 cần được tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em
 Duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các loại vaccin cơ bản
cho trẻ em dưới 1 tuổi > 90%
 Tăng cường công tác an toàn tiêm chủng
 Tăng cường  và hoàn chỉnh hệ thống dây chuyền lạnh
bảo quản vaccin.
 Tăng cường công tác đào tạo kỹ năng quản lý và thực
hành TCMR cho cán bộ các tuyến.
 Tăng cường năng lực sản xuất vaccin của Việt nam
để đáp ứng 100% nhu cầu của công tác TCMR.
 Tăng cường tính xã hội hóa của công tác TCMR, vừa
phát huy nội lực, nguồn lực của xã hội, sự đầu tư của
Nhà nước và Bộ Y tế vừa tranh thủ sự giúp đỡ của
các chính phủ và các tổ chức Quốc tế.
 Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin đại chúng
BẢN CHẤT VÀ CÁC DẠNG
VACCIN TRONG TCMR
BẢO QUẢN VACCIN
 Vaccin và dung môi được đóng gói chung phải được
bảo quản trong dây chuyền lạnh từ +2°C đến +8°C .
 Nếu dung môi không đóng gói cùng với vaccin và
không có đủ chỗ trong dây chuyền lạnh thì có thể
được bảo quản ở nhiệt độ phòng nhưng phải được
làm lạnh tốt nhất một ngày trước khi sử dụng ở nhiệt
độ từ +2°C đến +8°C .
 Không được để dung môi bị đông băng.
3 Ảnh hưởng của nhiệt tới vaccin
Ảnh hưởng của độ lạnh tới vaccin
Ảnh hưởng của ánh sáng

 Vaccin BCG và vaccin sởi là những


vaccin rất nhạy cảm với ánh sáng và
không được để những vaccin này tiếp
xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và
ánh sáng đèn huỳnh quang (đèn
neon).
Thời gian bảo quản và hạn sử dụng v.

Thời gian bảo quản vaccin trong dây


chuyền lạnh ở tuyến xã tối đa là 1
tháng,không bao giờ sử dụng lọ
vaccin đã hết hạn sử dụng hoặc chỉ
thị nhiệt độ lọ vaccin cho thấy vaccin
cần phải hủy bỏ.
DÂY CHUYỀN LẠNH ĐỂ
BẢO QUẢN VACCIN
TỦ LẠNH
TỦ LẠNH: NÊN
 Tủ lạnh chỉ dùng để bảo quản vaccin và dung môi.
 Có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ.
 Giữ lọ vaccin có gắn chỉ thị nhiệt độ báo hiệu đã
tiếp xúc với nhiệt độ cao nhưng chưa phải huỷ bỏ
ở trong 1 hộp có dán nhãn “sử dụng trước”.
 Để các bình tích lạnh ở giá dưới cùng và ở cánh
cửa tủ lạnh, làm đông băng bình tích lạnh ở
khoang làm đá chúng sẽ giúp duy trì nhiệt độ lạnh
trong trường hợp bị mất điện
TỦ LẠNH: KHÔNG NÊN
 Không để vaccin ở cánh cửa tủ lạnh.
 Không để thực phẩm và đồ uống, các thuốc, hóa chất,
bệnh phẩm trong tủ lạnh bảo quản vaccin.
 Không mở tủ lạnh thường xuyên.
 - Không để trong tủ lạnh vaccin quá hạn, bong nhãn,
vaccin đã pha hồi chỉnh còn lại sau buổi tiêm chủng,
vaccin đã mở và lọ vaccin có gắn chỉ thị nhiệt độ đã
có dấu hiệu phải huỷ bỏ.
Sắp xếp tủ lạnh để bảo quản vaccin
 Tất cả các vaccin phải được bảo quản ở
khoang chính.
 Sắp xếp các hộp vaccin sao cho không khí có
thể lưu thông giữa chúng, để những hộp vaccin
dễ bị hỏng bởi đông băng cách xa khoang làm
đá, giàn làm lạnh, thành hoặc đáy của tủ lạnh
là những nơi dễ bị đông băng:
HÒM LẠNH, PHÍCH VACCIN
Sắp xếp vaccin vào hòm lạnh, phích
 Lấy bình tích lạnh đã đông băng ra khỏi khoang làm
đá
 Để các bình tích lạnh đã đông băng ở nhiệt độ phòng
cho đến khi đá tan. Lắc bình và nghe thấy tiếng nước
óc ách là đạt yêu cầu.
 Lau khô bình tích lạnh, xếp bình tích lạnh vào xung
quanh thành của hòm lạnh, phích vaccin.
 Gói vaccin, dung môi (vào túi nilon) và xếp vào giữa
phích vaccin.
 Để nhiệt kế cùng với vaccin.
 Để miếng xốp ở trên cùng.
 Đậy nắp phích vaccin.
 Miếng xốp bảo quản vaccin: Là một miếng
xốp đậy khít phía trên bình tích lạnh trong
phích vaccin, có những đường rạch nhỏ để cài
lọ vaccin. Trong buổi tiêm chủng miếng xốp
sẽ giữ lạnh cho vaccin ở dưới và giữ lạnh cho
lọ vaccin đã mở đang sử dụng. Trong trường
hợp miếng xốp bị mất, rách có thể cắt những
miếng xốp tương tự để sử dụng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ
LỊCH TIÊM CHỦNG
 Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi

TUỔI VACCIN
Sơ sinh BCG Viêm gan B lần 1
Đủ 2 tháng POLIO 1, DTC 1,VGSVB lần 2
Đủ 3 tháng POLIO 2, DTC 2,VGSVB lần 3
Đủ 4 tháng POLIO3 , DTC 3
Đủ 9 tháng SỞI
Lịch tiêm vaccin uốn ván cho phụ nữ
UV1 Tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc nữ trong
tuổi sinh đẻ tại vùng nguy cơ cao

UV2 Ít nhất 1 tháng sau mũi thứ nhất

UV3 Ít nhất 6 năm sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần


sau
UV4 Ít nhất 1 năm tháng sau mũi 3 hoặc kỳ có
thai lần sau
UV5 Ít nhất 1 năm tháng sau mũi 4 hoặc kỳ có
thai lần sau
Liều lượng và vị trí tiêm Vaccin
V. L. lượng Đường tiêm Vị trí tiêm

BCG 0,1ml Tiêm trong da Phía trên cánh tay trái

DTC 0,5ml Tiêm bắp Mặt ngoài giữa đùi


VGB 0,5ml Tiêm bắp Mặt ngoài giữa đùi
POLIO 2 GiỌT Uống Miệng
SỞI 0,5ml Tiêm dưới da Phía trên cánh tay
UV 0,5ml Tiêm bắp Phía trên cánh tay
THỰC HÀNH
TIÊM CHủNG AN TOÀN
Trước khi tiêm vaccin
 Sắp xếp bàn tiêm chủng: đảm bảo an toàn và thuận tiện cho
cán bộ y tế khi thao tác
 Khám phân loại : hỏi tiền sử , tình hình hiện tại:
-Hoãn tiêm đối với trẻ đang ốm, sốt, bị bệnh NT cấp tính.
- Không tiêm đối với các trường hợp có tiền sử phản ứng mạnh
với liều vaccin cùng loại tiêm trước.
- Không tiêm vaccin BCG cho trẻ nhiễm HIV. Chỉ tiêm vaccin
BCG cho trẻ có mẹ nhiễm HIV nếu trẻ xét nghiệm âm tính.
 Kiểm tra xem trẻ cần tiêm những loại vaccin gì
- Kiểm tra sổ tiêm chủng, phiếu tiêm chủng và hỏi tiền sử tiêm
chủng để xác định vaccin cần tiêm.
- Nếu trẻ chưa có phiếu tiêm chủng, lập phiếu tiêm chủng cho trẻ.
 Tiêm chủng nhiều loại vaccin trong một buổi tiêm
chủng.
- Nếu trẻ cần tiêm nhiều loại vaccin, có thể tiêm trong
cùng 1 buổi tiêm chủng nhưng ở các vị trí khác nhau
- Không bao giờ tiêm quá 1 liều của cùng 1 loại vắc xin
trong cùng 1 thời gian.
- Nếu khoảng thời gian giữa các liều bị chậm trễ vượt
quá khoảng thời gian theo lịch tiêm chủng thì tiêm mũi
tiếp theo
- Nếu liều đầu tiên bị muộn hơn so với lịch tiêm chủng
vẫn phải duy trì đúng liều lượng và đảm bảo khoảng
cách tối thiểu giữa các mũi tiêm theo lịch tiêm chủng
 7.1.5 Giải thích cho người mẹ về tác dụng của vaccin,
các phản ứng sau tiêm chủng có thể xảy ra, làm gì khi
trẻ có phản ứng sau tiêm chủng.
Kiểm tra vaccin và dung môi.

Kiểm tra nhãn lọ vaccin, dung môi. Nếu không có nhãn


phải hủy bỏ
Kiểm tra hạn sử dụng lọ vaccin và dung môi. Nếu quá
hạn sử dụng phải hủy bỏ
Kiểm tra chỉ thị nhiệt độ lọ vaccin (nếu có). Phải huỷ bỏ
nếu thấy hình vuông bên trong cùng màu hay sẫm
màu hơn màu của hình tròn bên ngoài.
Kiểm tra lọ vaccin, hủy vaccin nếu có thay đổi về màu
sắc hoặc bất kỳ sự thay đổi bất thường nào khác.
Sử dụng đúng loại vaccin cần tiêm cho trẻ.
Chuẩn bị vaccin để tiêm chủng
 Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi tiêm
chủng.
 Lấy vaccin vào bơm tiêm
Các bước pha hoàn chỉnh vaccin
BCG và sởi
 Vaccin BCG, sởi cần phải pha hoàn chỉnh trước khi
tiêm. Chỉ pha hoàn chỉnh vaccin khi có đối tượng
tiêm chủng và đã sẵn sàng tiêm.
 Vaccin nào sử dụng dung môi đó
 Hút toàn bộ dung môi trong lọ vào bơm kim tiêm vô
trùng sau đó bơm toàn bộ dung môi vào lọ/ống
vaccin. Trộn dung môi và vaccin bằng cách hút từ từ
dung môi vào bơm tiêm sau đó bơm trở lại một vài
lần cho đến khi bột vaccin tan hết.
 Không lưu kim tiêm trên nắp lọ vaccin.
 Vaccin sau khi pha hoàn chỉnh phải được cài sâu vào
miếng xốp trong phích vaccin.
 Huỷ bỏ tất cả vaccin đã pha hoàn chỉnh ngay cuối
buổi tiêm chủng hoặc trong vòng 6 giờ đối với vaccin
sởi, trong vòng 4 giờ đối với vaccin BCG.
 Sử dụng 1 bơm kim tiêm tự khoá để hút vaccin và sử
dụng chính bơm kim tiêm đó để tiêm vaccin cho trẻ.
Tiêm chủng vaccin an toàn
 Các nguyên tắc chung
- Sát trùng da nơi tiêm.
- Cầm thân bơm tiêm bằng ngón cái, ngói trỏ và ngón giữa.
Không chạm vào kim tiêm.
- Đâm kim nhanh.
- Dùng ngón tay cái đẩy pít tông đưa vaccin vào cơ thể.
- Rút kim nhanh (đỡ đau hơn rút kim từ từ)
- Nếu nơi tiêm chảy máu đề nghị mẹ dùng bông khô sạch ấn vào
nơi tiêm một vài giây.
- Không chà mạnh vào chỗ vừa tiêm.
- Sau khi tiêm cho ngay bơm kim tiêm đã sử dụng vào hộp an
toàn, không đậy nắp kim tiêm.
Kết thúc buổi tiêm chủng
 Bảo quản vaccin, dung môi chưa sử dụng
- Nếu bình tích lạnh chưa tan hết đá bên trong hoặc đá chưa tan
hết, bảo quản những lọ vaccin, dung môi chưa mở trong hộp
riêng trong dây chuyền lạnh (+2oC đến +8oC) để dùng trước
trong buổi tiêm chủng sau.
- Nếu đá tan hết hủy bỏ tất cả vắc xin trừ vaccin có chỉ thị nhiệt
độ lọ vaccin cho thấy vaccin còn sử dụng được. Bảo quản
những vaccin này trong hộp riêng trong dây chuyền lạnh
(+2oC đến +8oC) để dùng trước cho buổi tiêm chủng sau.
Các lọ vaccin đã mở không được sử dụng nữa.
- Lưu giữ lọ vaccin và dung môi đã sử dụng trong vòng 2 tuần.
- Lau khô và giữ sạch hòm lạnh, phích vaccin.
Hủy dụng cụ tiêm chủng an toàn
Bỏ bơm tiêm và kim tiêm vào hộp an toàn
ngay sau khi tiêm.
 Những bơm kim tiêm chưa sử dụng bảo quản
theo qui định để dùng lần sau.
 Những bơm kim tiêm đã sử dụng lưu giữ sau
14 ngày.
 Khi hộp an toàn đầy (¾ hộp) mang đi đốt,
chôn.
Ghi sổ và phiếu tiêm chủng

 - Ghi đầy đủ các thông tin vào phiếu hoặc sổ tiêm


chủng và trả lại cho bà mẹ và hẹn lần tiêm chủng sau.
 - Nhắc bà mẹ giữ phiếu/sổ tiêm chủng cẩn thận và
luôn mang theo khi đưa trẻ tới cơ sở y tế hoặc bệnh
viện.
 - Ghi ngày tiêm chủng đối với từng loại vaccin đã
tiêm chủng cho trẻ vào sổ tiêm chủng của cơ sở y tế.
Báo cáo

 - Hàng tháng số liệu tiêm chủng cần phải được


tổng hợp và báo cáo cho tuyến trên theo mẫu qui
định.
 - Báo cáo kết quả tiêm chủng trẻ em.
 - Báo cáo kết quả tiêm vaccin phòng uốn ván và tình
hình bệnh uốn ván sơ sinh.
 - Báo cáo tình hình bệnh truyền nhiễm trẻ em.
 - Báo cáo tình hình sử dụng vaccin và dụng cụ tiêm
chủng
 NHỮNG PHẢN ỨNG NHẸ,
THƯỜNG GẶP CỦA VẮCCIN
VÀ CÁCH XỬ TRÍ
_ ĐAU SƯNG TẠI CHỖ.
_ SỐT.
_ TriỆu chứng toàn thân
Các trường hợp sau đây vẫn có thể
cho trẻ tiêm ngừa như thường lệ

 Trẻ bị sốt nhẹ.


 Trẻ đang bị tiêu chảy nhẹ.
 Trẻ bị suy dinh dưỡng.
 Trẻ bị ho, chảy mũi…mà hiện không có sốt.
 Trẻ đang mọc răng, đang được đi du lịch
Khi nào không nên đưa trẻ tiêm ngừa

 Trẻ đang sốt cao.


 Trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.
 Đang bị viêm da mủ, hoặc bệnh chàm ngoài da (eczma).
 Trẻ đang mắc một bệnh mãn tính đang tiến triển như lao phổi,
viêm thận mạn tính v.v....
 Trẻ mới khỏi các bệnh nói trên, nhưng còn đang trong thời kỳ
hồi sức.
 - Trong từng trường hợp các  Bác sĩ sẽ xem xét cụ thể tình
trạng của bé và quyết định có nên tiêm ngừa hay không.
KẾT LUẬN
 Việc tiêm ngừa cho trẻ luôn luôn là cần thiết, vì những
lợi ích to lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ của trẻ,
 Trước khi cho trẻ tiêm ngừa, bà mẹ nên báo cho nhân
viên tiêm phòng biết về tình trạng sức khoẻ trước đây
và hiện nay của trẻ, để nhân viên y tế cân nhắc trước
khi tiêm ngừa
 Tốt hơn nữa, nên hỏi ý kiến của thầy thuốc trước khi
đưa trẻ đến nơi tiêm phòng.
Sau khi tiêm ngừa vẫn cho trẻ tắm rửa, ăn uống như
thường lệ và nên theo dõi sát tình trạng sức khoẻ của
bé

You might also like