You are on page 1of 62

VIÊM PHỔI TRẺ EM

Giới thiệu
Giới thiệu
Giới thiệu
Giới thiệu
Định nghĩa

 Nhiễm trùng hô hấp cấp nặng - Severe Acute Respiratory


Infection (SARI): có tổn thương phế nang hoặc mô kẽ.
 Tổ chức y tế thế giới, chẩn đoán SARI:
− Bệnh khởi phát cấp tính (≤ 7 ngày)
− Ho, sốt > 380C
− Có rối loạn nhịp thở (cần nằm viện qua đêm)
Định nghĩa

Tổ chức y tế thế giới: viêm phổi là viêm nhu mô phổi


4 thể lâm sàng:
 Viêm phế quản phổi
 Viêm phổi thuỳ
 Viêm phế quản
 Áp xe phổi.
Phân loại

Phân loại theo giải phẫu:


 Viêm phế quản phổi: thể lâm sàng phổ biến nhất, hay
gặp nhất ở trẻ dưới 3 tuổi (> 80%), < 12 tháng là 65%.
 Viêm phổi thuỳ hoặc tiểu thuỳ: thường gặp ở trẻ > 3 tuổi.
 Viêm phổi kẽ: mọi lứa tuổi.
 Viêm phế quản đơn thuần: ít gặp ở trẻ nhỏ.
Phân loại

Phân loại theo độ nặng (IMCI):


 Viêm phổi
 Viêm phổi nặng: viêm phổi và có 1 trong 6 dấu hiệu sau
− Không thể uống được hoặc bỏ bú
− Nôn tất cả mọi thứ
− Li bì khó đánh thức
− Co giật
− Rút lõm lồng ngực
− Tiếng thở rít khi hít vào
Dịch tễ học

Điều kiện thuận lợi lây từ người sang này người khác:
− Tuổi: càng nhỏ càng dễ bị viêm phổi và bệnh càng nặng.
− Thời tiết: thời tiết lạnh, giao mùa.
− Cơ địa: sinh non, yếu, suy dinh dưỡng.
− Dị tật: chẻ vòm hầu, tim bẩm sinh, hội chứng Down…
− Môi trường xấu: khói, khói thuốc lá, bụi, khí độc …
− Điều kiện vệ sinh: nhà ở tối tăm chật hẹp…
Nguyên nhân

Do virus:
 Đứng hàng đầu là virus đường hô hấp như virus hô hấp
hợp bào (RSV), á cúm, cúm…
 Đặc điểm: lây lan nhanh theo đường hô hấp có thể thành
dịch, xảy ra theo mùa.
Nguyên nhân

Do vi trùng:
Sơ sinh:
− Streptococci nhóm B
− Chlamydia
− Trực khuẩn đường ruột
Từ 1 tới 6 tuổi:
− Streptococcus pneumoniae
− Haemophilus influenzae nhóm B:( giảm nhờ vaccine)
− Staphylococcus
− Streptococcus nhóm A
− Ho gà
− Lao
Nguyên nhân

Do vi trùng:
Trên 6 tuổi:
− Mycoplasma pneumoniae
− Streptococcus pneumoniae
− Clanmydia pneumoniae
Trẻ nằm viện kéo dài hoặc suy giảm miễn dịch:
− Klebsiella
− Pseudomonas
− E. coli
− Candida albicans
− Pneumocystic carinii
Lâm sàng

Giai đoạn khởi phát:


 Triệu chứng nhiễm trùng hô hấp: sổ mũi, nghẹt mũi, ho
khan, sốt, đau mình, bỏ chơi, giảm bú, mệt mỏi, quấy
khóc.
 Trẻ có thể rối loạn tiêu hoá như: ọc sữa, ói, chướng bụng
tiêu chảy.
 Tại phổi có thể chưa phát hiện triệu chứng.
Lâm sàng

Giai đoạn toàn phát:


 Ho: ban đầu ho khan, sau có đàm, trẻ nhỏ hoặc trẻ yếu có
khi không ho hoặc ho ít.
 Dấu hiệu thở nhanh:
Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút,
Từ 2 tháng đến 1 tuổi: ≥ 50 lần/phút,
Từ 1 tuổi đến 5 tuổi: ≥ 40 lần/phút.
 Thở rút lõm lồng ngực, co kéo cơ liên sườn, rút lõm hõm
trên ức, phập phồng cánh mũi, thở rên…
Lâm sàng

Giai đoạn toàn phát:


 Bệnh không cải thiện: tím, tái xanh, nhịp thở chậm lại và
ngưng thở.
 Gõ đục khi có tràn dịch màng phổi hoặc HC đông đặc.
 Nghe:
− Phế âm thô, tiếng vang thanh khí quản, phế âm giảm
− Ran ẩm nhỏ hạt
− Ran nổ của viêm phế nang
− Ran rít, ran ngáy
Lâm sàng

Ran ẩm:
− Xuất hiện khi không khí làm chuyển động dịch xuất tiết
nhầy hoặc mủ trong phế quản và phế nang.
− Cường độ to, nhỏ không đều, âm độ cao, nghe như tiếng
lọc xọc của khí và dịch pha trộn.
− Nghe được ở thì thở vào và đầu thì thở ra
− Giảm, hoặc mất sau khi ho.
− Gặp trong: viêm phế quản xuất tiết dịch, viêm phổi, vỡ ổ
mủ áp xe vào phế quản, phù phổi cấp, suy tim trái…
Lâm sàng

Ran nổ:
− Là tiếng phát ra khi luồng khí bóc tách các phế nang bị
lớp dịch viêm làm dính lại.
− Âm độ cao.
− Âm sắc: khô, nhỏ lép bép như tiếng muối rang.
− Nghe rõ ở cuối thì hít vào, khi ho nghe rõ hơn.
− Chứng tỏ có viêm nhu mô phổi
Lâm sàng

Ran rít, ran ngáy:


− Xuất hiện khi luồng khí đi qua phế quản bị hẹp lại do co
thắt, bị chèn ép, phù nề niêm mạc, u, hoặc dị vật trong
lòng phế quản...
− Là triệu chứng đặc trưng của hội chứng phế quản.
− Gặp trong: hen phế quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế
quản…
Lâm sàng

Ran rít Ran ngáy

Cường độ phụ thuộc vào mức Cường độ phụ thuộc vào mức
độ tắc nghẽn phế quản độ tắc nghẽn phế quản

Âm độ cao Âm độ trầm
Như tiếng gió rít qua khe cửa Như tiếng ngáy ngủ

Cuối thì thở vào và thì thở ra Cuối thì thở vào và thì thở ra

Có thể thay đổi sau ho Có thể thay đổi sau ho

Co thắt, chít hẹp các phế quản


Co thắt, chít hẹp phế quản lớn
nhỏ và vừa
Lâm sàng

Triệu chứng khác đi kèm:


 Viêm cơ
 Nhọt da
 Viêm xương
 Viêm tai giữa
 Viêm Amidan
 Viêm thanh thiệt
 Viêm màng ngoài tim…
Cận lâm sàng

 Công thức máu: Bạch cầu tăng trên 15.000/mm3 với ưu


thế đa nhân trung tính gợi ý viêm phổi do vi trùng.

 CRP: tăng trên 20 mg/l trong viêm phổi cấp do vi trùng.

 Xét nghiệm đàm (soi, cấy): ở trẻ lớn ho khạc được, ở trẻ
nhỏ thì hút dịch phế quản hoặc dịch dạ dày.
Cận lâm sàng

X quang phổi:
 Không thể xác định tác nhân bệnh.
 Thường không tương xứng với biểu hiện lâm sàng, nhất là
trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ.
 Hình ảnh tổn thương trên X quang vẫn còn tồn tại vài tuần
sau khi mất hết các triệu chứng lâm sàng. Ngược lại, bệnh
cảnh lâm sàng rất nặng nề nhưng trên x quang có thể
không tương xứng.
Cận lâm sàng

X quang phổi:
 S. pneumoniae: hình ảnh mờ đồng nhất phân thuỳ hoặc
thuỳ phổi, hoăc hình các khối tròn trên phim.

 S. aureus: thâm nhiễm lan toả 2 bên, nhiều áp xe nhỏ.

 Virus, M. pneumoniae: hình ảnh tổn thương mô kẽ.


Cận lâm sàng

Bình thường Thâm nhiễm mô kẽ


Cận lâm sàng

Viêm phổi thùy:


Cận lâm sàng

Tràn dịch màng phổi:


Cận lâm sàng

Áp xe phổi:
Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định:


 Lâm sàng:
− Sốt, ho
− Thở nhanh
− Thở rút lõm ngực, thở rít
− Nghe phổi: ran ẩm, nổ
 X quang: tổn thương thâm nhiễm phế nang.
Chẩn đoán

VIÊM PHỔI: Thở nhanh


− Dưới 12 tháng:  60 l/p
− 2 tháng - <12 tháng:  50 l/p
− 12 tháng - 5 tuổi:  40 l/p

VIÊM PHỔI NẶNG: Viêm phổi + 1/6 dấu hiệu


 Rút lõm lồng ngực
 Thở rít khi nằm yên
 4 Dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
Chẩn đoán

Chẩn đoán phân biệt:


 Lao phổi: trẻ có ho kéo dài trên 3 tuần, có tiếp xúc nguồn
lây, IDR ≥ 10 mm, VS tăng, BK đàm hoặc dịch dạ dày
dương tính.
 Dị vật đường thở: trẻ có hội chứng xâm nhập, dị vật gây
viêm phổi kéo dài hoặc lặp đi lặp lại.
 Suy tim.
 Toan máu: trẻ thở nhanh không tương xứng với tổn
thương của phổi trên X quang.
Điều trị

Nguyên tắc điều trị:


− Hỗ trợ hô hấp
− Kháng sinh
− Điều trị hỗ trợ khác
− Điều trị biến chứng
Điều trị viêm phổi

 Amoxicillin:
50 mg/kg/ngày, chia làm 3 - 4 lần uống, 5 ngày
Hoặc
 Trimethroprim-Sulfamethoxazol:
48 mg/kg/ngày, chia làm 2 lần uống, 5 ngày.
Điều trị viêm phổi

 Dặn khám lại ngay bất cứ lúc nào khi trẻ có dấu hiệu
nguy hiểm toàn thân hoặc thở nhanh hơn mệt hơn hoặc
bệnh nặng hơn.

 Dặn khám lại sau 2 ngày: Sau hai ngày


− Tình trạng không thay đổi, dùng loại kháng sinh thứ 2,
dặn 2 ngày tái khám hoặc chuyển viện.
− Trẻ tốt hơn thì tiếp tục điều trị đủ 5 ngày.
− Nếu chuyển thành viêm phổi nặng thì điều trị như viêm
phổi nặng.
Điều trị viêm phổi nặng

1. Hỗ trợ hô hấp:
− Hút đàm nhớt
− Thở oxy khi trẻ tím tái hoặc SpO2 < 92% hoặc thở nhanh
trên 70 lần/ phút hoặc rút lõm lồng ngực nặng.
− Thở NCPAP khi thất bại với thở oxy.
Điều trị viêm phổi nặng

2. Kháng sinh:
Trẻ dưới 2 tháng tuổi:
Kháng sinh ban đầu phải nhằm vào cả vi khuẩn Gram dương
(Streptococcus group B) và trực khuẩn Gram âm đường ruột.
+ Ampicilline: 50 mg/kg mỗi 6 – 8 giờ, TM
và Gentamycin: 5 - 7,5 mg/kg, 1 lần / ngày, TB
Hoặc
+ Cefotaxime: 50 mg/kg mỗi 6 - 8 giờ, TB/TM
+ Nghi ngờ S. aureus:
Thêm Oxacillin 50 mg/kg mỗi 6 – 8 giờ, TM
Điều trị viêm phổi nặng

2. Kháng sinh:
Trẻ từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi:
+ Cefotaxime: 50 mg/kg mỗi 6 - 8 giờ, TB/TM

+ Ceftriaxone 50 mg/kg/ngày, 1 lần/ngày, TB/TM

+ Nghi ngờ tụ cầu: thêm Oxacilline

+ Nghi ngờ viêm phổi không điển hình: thêm Erythromycin


Điều trị viêm phổi nặng

3. Điều trị hỗ trợ:


− Dinh dưỡng
− Hạ sốt
− Vật lí điều trị…
4. Điều trị biến chứng:
− Tràn dịch màng phổi
− Tràn khí màng phổi
− Áp xe phổi
− Xẹp phổi…
Phòng bệnh

 Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, hạn chế sinh non, thiếu cân.
 Bảo đảm vệ sinh vô trùng khi sinh và chăm sóc sơ sinh.
 Trẻ được bú mẹ sớm, ăn dặm, tránh suy dinh dưỡng.
 Trẻ được sống ở môi trường trong lành: không bụi khói
độc hại, không khói thuốc lá, tránh khí độc, tránh nơi ở tối
tăm chật chội ẩm thấp…
 Tránh tối đa nguồn lây
 Tiêm chủng đầy đủ: cúm, á cúm, thuỷ đậu, HiB, phế cầu…
CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG
NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP

ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa


TK Hồi sức tích cực - chống độc
Bv Nhi đồng Đồng Nai
Lọc bệnh

Phòng
Cấp cứu

Phòng
Bệnh nặng

Bàn lọc bệnh Phòng


Bệnh nhẹ
TRẺ BỆNH TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI

1. Khám kiểm tra 4 dấu hiệu nguy hiểm toàn thân


2. Khám đánh giá và phân loại ho hoặc khó thở
4 dấu hiệu nguy hiểm toàn thân

1. Không thể uống được hoặc bỏ bú: trẻ không thể mút hoặc
BỆNH RẤT NẶNG  CẤP CỨU NGAY
nuốt được khi cho uống hoặc bú mẹ.

2. Nôn tất cả mọi thứ: tất cả những thứ ăn hay uống vào lại
nôn ra hết.

3. Li bì, khó đánh thức: Trẻ không đáp ứng hay chỉ mở mắt
rồi nhắm lại khi lay gọi, nói chuyện.

4. Co giật: trẻ có co giật trong lần bệnh này không?


RLTG: “đứng tròng mắt”, “nhìn ngược”, “trợn mắt”
4 dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
4 dấu hiệu nguy hiểm toàn thân
Khám đánh giá và phân loại ho hoặc khó thở

Bước 1: Hỏi
- Trẻ có ho hoặc khó thở không ?
Nếu bà mẹ trả lời có, hỏi câu hỏi tiếp:
- Đã ho, khó thở bao lâu ?
Khám đánh giá và phân loại ho hoặc khó thở

Bước 2: Đếm nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên
 Hãy nói với bà mẹ rằng bạn sắp đếm nhịp thở của trẻ.
 Nếu trẻ đang ngủ đừng đánh thức trẻ dậy.
 Đếm nhịp thở trong 1 phút.
− Dùng đồng hồ có kim giây hoặc số. Nhìn cử động thở ở
bất cứ nơi nào trên ngực trẻ hay bụng trẻ.
− Nếu bạn không thể thấy cử động nhịp thở dễ dàng, đề
nghị bà mẹ vén áo trẻ lên.
− Nếu bạn không chắc chắn về nhịp thở bạn đã đếm, hãy
đếm lại.
Khám đánh giá và phân loại ho hoặc khó thở

Bước 2: Đếm nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên

Nếu trẻ Trẻ thở nhanh

2 tháng đến < 12 tháng > 50 nhịp trong 1 phút

12 tháng đến < 5 tuổi > 40 nhịp trong 1 phút


Khám đánh giá và phân loại ho hoặc khó thở

Bước 3: Nhìn, nghe


 Tìm dấu hiệu rút lõm lồng ngực:
Nhìn phần dưới lồng ngực, phần dưới lồng ngực lõm vào
khi trẻ thở vào.
Nếu chỉ có phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi
trẻ hít vào (co kéo cơ liên sườn hoặc co rút cơ liên sườn)
thì trẻ này không có rút lõm lồng ngực.
 Tìm và nghe tiếng thở rít:
Thở rít là tiếng thở thô ráp được tạo ra khi trẻ thở vào.
Khám đánh giá và phân loại ho hoặc khó thở

Bước 4: Phân loại

VIÊM PHỔI NẶNG HOẶC BỆNH RẤT NẶNG

VIÊM PHỔI

KHÔNG VIÊM PHỔI: HO HOẶC CẢM LẠNH


Khám đánh giá và phân loại ho hoặc khó thở

Bước 4: Phân loại và xử trí

DẤU HIỆU PHÂN LOẠI ĐIỀU TRỊ


 Rút lõm lồng ngực VIÊM PHỔI - Cho liều đầu kháng
hoặc NẶNG sinh thích hợp
 Thở rít khi nằm yên Hoặc - Chuyển viện gấp
hoặc BỆNH RẤT
 Dấu hiệu nguy hiểm NẶNG
toàn thân
Khám đánh giá và phân loại ho hoặc khó thở

Rút lõm lồng ngực:


Phần dưới lồng ngực lõm VÀO khi trẻ thở VÀO
Thở rít: tiếng thở thô ráp được tạo ra khi trẻ thở VÀO
Khám đánh giá và phân loại ho hoặc khó thở

Chỉ có rút lõm lồng ngực + phổi có ran rít KT phun


khí dung
 Khí dung salbutamol, tối đa 3 lần:
- Có đáp ứng: suyễn
- Không đáp ứng: chuyển viện gấp (X quang phổi)
Khám đánh giá và phân loại ho hoặc khó thở

DẤU HIỆU P. LOẠI ĐIỀU TRỊ

 Thở nhanh: - Kháng sinh: 5 ngày


2 - < 12 th  50 l/p - Làm giảm đau họng, giảm
VIÊM PHỔI
12 th - 5 tuổi  40 l/p ho: các thuốc an toàn
- Khuyên bà mẹ: dấu hiệu
tái khám ngay
- Khám lại sau 2 ngày
- Nếu ho trên 30 ngày
 chuyển lên tuyến trên
Khám đánh giá và phân loại ho hoặc khó thở

DẤU HIỆU P. LOẠI ĐIỀU TRỊ

Không có dấu hiệu KHÔNG - Ho trên 30 ngày

của viêm phổi hoặc VIÊM PHỔI:  chuyển lên tuyến trên
HO HOẶC - Làm giảm đau họng, giảm
bệnh rất nặng
CẢM LẠNH ho: các thuốc an toàn
- Khuyên bà mẹ: tái khám
ngay.
- Khám lại trong 5 ngày nếu
không tiến triển tốt
- Điều trị nguyên nhân ho:
viêm họng mủ ….
Giải thích - dặn dò thân nhân

1. Trẻ bệnh gì
2. Điều trị như thế nào
3. Ăn uống, vệ sinh
4. Những dấu hiệu cần theo dõi
5. Những dấu hiệu cần tái khám ngay
Dấu hiệu cần tái khám ngay

4 dấu hiệu nguy hiểm toàn thân:


 Không thể uống được hoặc bỏ bú
 Nôn tất cả mọi thứ
 Li bì, khó đánh thức
 Co giật

Bệnh nặng hơn:


 Mệt, đừ, tay chân lạnh
 Thở mệt, thở nhanh
 Sốt, sốt cao hơn
TRẺ BỆNH DƯỚI 2 THÁNG TUỔI

Phân loại khả năng nhiễm khuẩn


Có khả năng nhiễm khuẩn nặng

- Co giật
- Bỏ buù
- Thôû ≥ 60 laàn/phuùt
- Thôû reân
- Thoùp phoàng
- Coå göôïng
- Ruùt loõm loàng ngöïc naëng
- Chaûy muû tai
- Nhieät ñoä (naùch) ≥ 37,5oC hoaëc ≤ 35,5oC
- Nhieàu muïn muû hoaëc muïn muû naëng ôû da
- Cöû ñoäng ít hôn bình thöôøng
- Vaøng da tôùi loøng baøn tay, loøng baøn chaân
Có khả năng nhiễm khuẩn nặng

 Cho liều kháng sinh tiêm bắp đầu tiên.

 Điều trị đề phòng hạ đường huyết

 Hướng dẫn bà mẹ cách giữ ấm trẻ trên đường


đến bệnh viện.

 Chuyển gấp đến bệnh viện.


Nhiễm khuẩn tại chỗ

DẤU HIỆU P. LOẠI ĐIỀU TRỊ

 Rốn đỏ hoặc chảy  Cho uống một kháng


mủ rốn hoặc NHIỄM sinh thích hợp.

 Mụn mủ da. KHUẨN  Hướng dẫn bà mẹ điều


TẠI CHỖ trị nhiễm khuẩn tại chỗ.

 Khuyên bảo bà mẹ cách


chăm sóc trẻ.

You might also like