You are on page 1of 21

TRẬT KHỚP

Trật khớp là sự di lệch đột ngột hoàn toàn


hay không hoàn toàn các mặt khớp với nhau
do một tác nhân tác động gián tiếp trên khớp ở
các chi bị chấn thương hoặc do tác động sai tư
thế của khớp.
• Các khớp nêu ở đây là các khớp động.
• Bài này không đề cập đến trật khớp do bệnh,
trật khớp bẩm sinh.
• Trật khớp chấn thương gặp trong: tai nạn
sinh hoạt, tai nạn lưu thông, tai nạn lao động.
Đơn vị khớp gồm năm thành phần:
• Mặt sụn khớp và bao hoạt dịch.
• Dây chằng và bao khớp.
• Cơ và gân quanh khớp.
• Thần kinh vận động và cảm giác cho khớp và
các thành phần trên.
• Mạch máu nuôi dưỡng cả bốn thành phần
trên.
CÁC THÀNH PHẦN
CỦA MỘT ĐƠN VỊ KHỚP

Các yếu tố cố định khớp


xương
• Các yếu tố cố định
tĩnh: các dây chằng
ngoài bao khớp và
bao khớp.
• Các yếu tố giữ vững
động: gân, cơ bao
quanh khớp xương.
• Trật khớp là do tổn thương ít nhiều các
thành phần trên.
• Trật khớp chấn thương, thuần túy thì chỉ có
bao khớp, dây chằng bị tổn thương.
• Các thành phần này phục hồi trong thời gian
2-3 tuần sau nắn chỉnh khớp cấp cứu. Chức
năng khớp không bị giảm.
Tổn thương rách bao khớp và bong dây
chằng hay xảy ra ở những điểm yếu của nó ở
từng loại khớp và từng tư thế của khớp thuận
lợi cho trật khớp.
NGUYÊN NHÂN VÀ XUẤT ĐỘ

• Chi trên bị trật khớp chấn thương nhiều hơn chi


dưới: 4-5 lần (Võ thành Phụng), 7-8 lần
(Youmachev).
• Trật khớp khuỷu (40%), trật khớp vai (30%), trật
khớp háng (10%), trật khớp bàn đốt tay (5%) ngón
cái (3%), trật khớp bàn-đốt chân (2%), trật khớp
cổ tay 1%, trật khớp gối (1%) (Lê Tái Hoằng-
1983).
• Ở trẻ em thường thấy trật khớp khuỷu, khớp bàn-
đốt tay, khớp háng, khớp bánh chè, khớp bàn
chân. Khớp vai ít thấy trật hơn người lớn.
PHÂN LOẠI TRẬT KHỚP CHẤN
THƯƠNG

Theo thời gian từ lúc bị tai nạn tới lúc được xử trí:
• Nhóm cấp cứu trong vòng 48 giờ.
• Nhóm đến sớm từ 2 ngày đến 3 tuần.
• Nhóm đến muộn từ 4 tuần trở lên.
PHÂN LOẠI TRẬT KHỚP CHẤN
THƯƠNG
Về giải phẫu và X quang:
• Bán trật khớp, mặt khớp không di lệch rời nhau.
• Trật khớp hoàn toàn.
• Gãy trật: trật khớp kèm gãy xương tại ổ khớp
trật.
PHÂN LOẠI TRẬT KHỚP CHẤN
THƯƠNG
Về mức độ tái phát:
• Trật khớp lần đầu.
• Trật khớp tái hồi khi trật hai lần trở lên,
thường thấy ở khớp vai (12-15% chấn thương
vùng vai).
• Trật khớp thường trực.
PHÂN LOẠI TRẬT KHỚP CHẤN
THƯƠNG

Về mặt lâm sàng:


• Trật khớp kín.
• Trật khớp hở, thường thấy ở các khớp nhỏ
như ngón tay, ngón chân.
• Trật khớp kèm biến chứng thần kinh, mạch
máu,….thường thấy ở vai, cổ tay, khuỷu, gối,
cổ chân.
• Trật khớp khóa do có một mảnh xương nhỏ
kẹt trong khớp bị trật, không nắn khớp được.
KHÁM MỘT BỆNH NHÂN TRẬT KHỚP

Phải khám toàn diện để phát hiện tiền căn


bệnh lý có khả năng đe dọa tính mạng người
bệnh, cần xử trí trước, trật khớp sẽ xử trí sau.
KHÁM MỘT BỆNH NHÂN TRẬT KHỚP

3 dấu chứng chắc chắn:


• Biến dạng khớp,
• Dấu đàn hồi lò xo,
• Ổ khớp rỗng.
TRẬT KHỚP VAI
TRẬT KHỚP VAI
TRẬT KHỚP HÁNG
KHÁM MỘT BỆNH NHÂN TRẬT KHỚP

• Biên độ vận động khớp bị trật, các cử động


các khớp lân cận.
• Phải khám có hệ thống, ghi nhận đầy đủ vào
hồ sơ, kiểm tra tất cả các dấu chứng về da,
dây chằng, gân, cơ, mạch máu và thần kinh.
KHÁM MỘT BỆNH NHÂN TRẬT KHỚP

X quang:
• Xác định lại chẩn đoán.
• Giúp phát hiện gãy xương kèm theo.
• Đánh giá khớp sau khi nắn.
XỬ TRÍ CẤP CỨU
VÔ CẢM KHI NẮN KHỚP

• Gây tê tùng cho: các khớp bàn tay, cổ tay,


khuỷu.
• Gây mê hay gây tê tủy sống cho mọi trật
khớp chi dưới.
XỬ TRÍ CẤP CỨU
VÔ CẢM KHI NẮN KHỚP

Nguyên tắc xử trí:


• Nắm rõ cơ chế trật khớp.
• Nắn chỉnh.
• Bất động sau nắn.
• Vật lý trị liệu.

You might also like