You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

VỆ SINH-DINH DƯỠNG

Phần 1: VỆ SINH

Câu 1

a.Phân tích quy trình dạy trẻ lau mặt:

Lau mắt lau mũilau miệnglau ½ trán,má,cằmlau ½ trán má cằm còn lạilau cổlau gáy

b.Phân tích quy trình rửa tay

+B1:Làm ướt tay,dùng xà phòng xát 2 lòng bàn tay vào nhau để tạo bọt.

+B2:Rửa các ngón tay

+B3:rửa cổ tay,rửa mu bàn tay

+B4:rửa các kẻ tay

+B5: rửa các đầu ngón tay

+B6:rửa lại thật sạch với nước rồi lau khô tay bằng khăn sạch.

c.Phân tích quy trình đánh răng

-Súc miệng

-Làm ướt bàn chải đánh răng,lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ.

-Đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu răng ,lắc nhẹ bàn chải.

-Chải từng nhóm răng,mỗi nhóm độ 2-3 răng,chải 3 mặt răng:mặt ngoài(mặt nhìn thấy khi há
miệng,mặt trong(phía dưới) và mặt nhai.

-Súc miệng,rửa bàn chải đánh răng.

*RÚT RA KẾT LUẬN SƯ PHẠM

..........??

Câu 2: Phân tích các biện pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ ở trường mầm non:

-Chọn bàn chải phù hợp với trẻ

-Cho trẻ đánh răng ít nhất hai lần/ngày

-Không cho trẻ ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

-Không nên cho trẻ cắn những vật quá cứng như gặm xương,tước mía..,

-Tập cho trẻ thói quen thở bằng mũi

-Không cho trẻ ngậm ngón tay,trẻ lớn bú bình hoặc ngậm vú cao su

Câu 3: Khái niệm chế độ sinh hoạt


- Là sự phân chia mốc thời gian và khoảng thời gian, trình tự các hình thức hoạt động và nghỉ
ngơi,thức và ngủ luân phiên trong ngày một cách hợp lý nhằm thực hiện các hoạt động đạt
hiệu quả cao nhất
- *Phân tích phương pháp tổ chức bữa ăn cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo :
1.Phân công
-Để tổ chức bữa ăn tại lớp, cần có sự phân công sắp xếp công việc giữa các cô một cách hợp
lý, chuẩn bị trước bữa ăn, chăm sóc trẻ khi ăn, dọn dẹp vệ sinh sau bữa ăn.
2.Chuẩn bị :
-Cô rửa tay sạch,đầu tóc,quần áo gọn gàng sạch sẽ
-Trẻ thức tỉnh táo,đi tiểu, rửa tay,lau mặt.
-Dụng cụ :tráng nước sôi bát,thìa,bát đựng thức ăn,khăn lau tay,bàn ghế sắp xếp thuận tiện
và đẹp mắt, khăn lau mặt của trẻ được giặt sạch,...
3.Chia thức ăn
-Chia thức ăn ra từng bát,trộn đều cơm và thức ăn mặn,để vừa ấm cho trẻ ăn ngay khi ngồi
vào bàn.
4.Cho trẻ ăn
-Trẻ tự xúc ăn. Cô bao quát,hướng dẫn, nhắc nhở,động viên và tiếp thêm cơm khi trẻ ăn hết.
5.Sau khi ăn:
-Trẻ được lau tay,lau miệng, uống nước và đi vệ sinh
-Cô thu dọn nơi ăn, bát thìa,bàn ghế, lau nhà,giặt khăn mặt....
*KLSP:....

*Phân tích phương pháp tổ chức giấc ngủ cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo

  Trước khi cho trẻ ngủ: 


       Cô nhắc nhở trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ.
        
          Cô xắp xếp phòng ngủ gọn gàng sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát về
mùa hè, ấm áp về mùa đông, phòng ngủ được giảm ánh sáng bằng
cách đóng bớt 1 số cửa, tắt bớt đèn. Cô trải sạp, chiếu ngủ, vệ sinh nơi
ngủ cho trẻ sạch sẽ. Đối với trẻ mẫu giáo lớn có thể để cho trẻ tự lấy
gối, giúp cô trải chiếu, tạo cho trẻ có thói quen tốt tự phục vụ bản thân
 Trong khi trẻ ngủ: 
          Để trẻ có giấc ngủ ngon, ngủ đúng giờ và ngủ sâu giấc. Cô mở
nhạc những bài hát ru, dân ca êm dịu hoặc cô hát ru cho trẻ nghe, với
những trẻ khó ngủ, ngủ ít cô gần gũi vỗ về trẻ giúp trẻ dễ ngủ hơn.
Trong giờ ngủ cô quan sát theo dõi kịp thời xử lý những tình huống có
thể xảy ra.
 
            Sau  giờ ngủ:
            Trẻ nào thức dậy trước cô cho dậy trước, không đánh thức trẻ,
cô kéo dèm từ từ, bật điện phòng ngủ để trẻ tự dậy, sau khi trẻ dậy cô
cho trẻ  tập 1 số động tác nhẹ nhàng, cho trẻ giúp cô cất gối.
            Giờ ngủ trưa của trẻ có tác dụng rất lớn, trẻ được nghỉ ngơi một
cách đầy đủ, tạo điều kiện tốt cho quá trình sinh trưởng và phát triển của
cơ thể, trẻ thoải mái khỏe mạnh, giúp trẻ tích  cực tham gia vào các hoạt
động vui chơi, học tập hàng ngày.
          Việc tổ chức tốt giờ ngủ trưa cho trẻ ở trường mầm non giúp trẻ
phát triển thể chất, nhận thức và cảm xúc ở trẻ. Trẻ được ngủ đủ giấc sẽ
có tinh thần thoải mái thích tham gia vào các hoạt động, tiếp thu bài tốt
hơn, từ đó góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
*KLSP:...
PHẦN 2: DINH DƯỠNG
Câu 1: Phân tích nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung

Cho trẻ ăn từ loãng tới đặc (thời gian tập cho ăn bột loãng chỉ từ 2 – 3 ngày, sau đó cho ăn
đặc dần), từ ít tới nhiều, tập cho trẻ ăn quen dần với thức ăn mới.

Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp khẩu vị cho trẻ.

Chế biến thức ăn hỗn hợp giàu dinh dưỡng, sử dụng các thức ăn có sẵn ở địa phương.

Bát bột, bát cháo của trẻ ngoài bột, cháo ra còn cần thêm nhiều loại thực phẩm khác, tạo
nên màu sắc thơm ngon, hấp dẫn và đủ chất.

Khi chế biến, đảm bảo thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu.

Tăng thêm năng lượng của thức ăn bổ sung bằng cách cho thêm dầu hoặc mỡ, hoặc vừng,
lạc (mè, đậu phộng) làm cho bát bột vừa thơm, vừa béo, mềm, trẻ dễ nuốt, lại cung cấp
thêm năng lượng giúp trẻ mau lớn.

Đảm bảo vệ sinh ăn uống, chế biến thực phẩm cho trẻ để tránh gây rối loạn tiêu hóa. Rửa
sạch tay trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.

Cho trẻ bú càng nhiều càng tốt.

Cho trẻ ăn nhiều hơn trong và sau khi bị ốm. Cho trẻ ăn uống nhiều chất lỏng hơn, đặc biệt
khi bị tiêu chảy và sốt cao.

Không cho trẻ ăn bánh, kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn vì chất ngọt làm tăng đường
huyết, gây ức chế tiết dịch vị, làm trẻ chán ăn, trẻ sẽ bỏ bữa hoặc ăn ít đi trong bữa ăn.

Khi cho trẻ ăn cần kiên nhẫn, luôn khuyến khích, động viên để trẻ ăn tốt hơn.

You might also like