You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

MÔN HỌC: VỆ SINH TRẺ EM

BÀI THU HOẠCH


CÁC KỸ NĂNG VỆ SINH CHĂM SÓC TRẺ
Lớp: EARC130902
GVHD: BS.CKI. Phạm Thị Nhuận
Danh sách thành viên nhóm 5:
1. 48.01.902.097 Nguyễn Thị Ngọc Trân
2. 48.01.902.071 Lê Kim Oanh
3. 48.01.902.073 Nguyễn Thị Kim Phụng
4. 48.01.902.077 Nguyễn Thị Như Quỳnh
5. 48.01.902.085 Huỳnh Thị Út Thành
6. 48.01.902.110 Đinh Hồ Tường Vi
7. 48.01.902.047 Dương Tuệ Mẫn
8. 48.01.902.098 Đỗ Hà Huyền Trang
9. 48.01.902.055 Ngô Thị Ngoan
10. 48.01.902.008 Lê Thị Hồng Diễm
11. 48.01.902.023 Nguyễn Thị Thanh Hoa

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023


1
I. Kỹ năng rửa tay cho trẻ từ 24-36 tháng tuổi.
 Cô thực hiện mẫu quy trình rửa tay theo 6 bước:
- Bước 1: Làm ướt tay bằng nước và xà phòng. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và
ngược lại
- Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh kẽ các ngón tay
- Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay này vào lòng bàn tay kia
- Bước 5: Xoay ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại
- Bước 6: Xoay các đầu ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
Làm sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay. Đóng vòi nước bằng khuỷu tay Lau tay
khô bằng khăn đã hấp và sạch khuẩn.
 Hình ảnh:

II. Kỹ năng lau mặt.


 Chuẩn bị của trẻ:
 Mỗi trẻ 1 khăn mặt có ký hiệu riêng ướt và sạch phơi trên giá phơi khăn.
 Quần áo, đầu tóc gọn gàng.
 Chậu đựng khăn mặt bẩn.
 Các bước tiến hành:
Bước 1: Trải khăn trên hai tay, đỡ khăn bằng lòng bàn tay và cổ tay.
Bước 2: Dùng tay trái lau mắt trái cô lau mi trên sau đó dịch khăn lau mi dưới, dùng
tay phải lau mắt phải cô cũng lau mi trên rồi dịch khăn lau mi dưới. Lau từ trong ra
ngoài.
Bước 3: Dịch chuyển khăn lau mũi, lau từ trên xuống dưới.
Bước 4: Dịch khăn lau xung quanh miệng.
Bước 5: Dịch khăn lau trán, má, cằm từng bên.
Bước 6: Gấp khăn lau vành tai trong vành tai ngoài của từng bên.
Bước 7: Gấp đôi khăn lau cổ và gáy lau từ sau ra trước.
 Ý nghĩa của việc lau mặt: hiểu được tác dụng của việc lau mặt hàng ngày để luôn
có khuôn mặt sạch đẹp, phòng chống một số bệnh như: đau mắt, viêm mũi, viêm tai,...
 Hình ảnh:
2
III. Lý thuyết và vệ sinh tiết niệu sinh dục.

1. Yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu.

 Trẻ em là đối tượng nguy cơ cao dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm
khuẩn hệ hô hấp và tiết niệu. Song nhiễm khuẩn tiết niệu ít được các bậc phụ huynh
chú ý chăm sóc, khiến bệnh tái phát nhiều lần ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hiện
tại và sau này của trẻ.

- Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên khả năng chống lại tác nhân gây
bệnh kém. Ngoài ra, trẻ còn nhỏ tuổi chưa kiểm soát tốt đại tiểu tiện nên việc vệ sinh
cũng khó khăn. Không phải bậc phụ huynh nào cũng biết cách vệ sinh sạch sẽ, an toàn
cho trẻ sau khi đi vệ sinh và đây là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến nhiễm khuẩn
tiết niệu ở trẻ.
 Ngoài ra, nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu tăng lên ở những trẻ sau:

3
- Bé trai bị hẹp bao quy đầu. Hẹp bao quy đầu khiến vi khuẩn, nước tiểu,… dễ ứ
đọng lại, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm khuẩn tiết niệu.
Đặc biệt, việc vệ sinh vùng kín cho bé trai chưa được nhiều bậc phụ huynh chú ý.
Bé trai bị hẹp bao quy đầu dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu

- Trẻ bị dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu. Nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu cao ở những trẻ
bị chít hẹp niệu đạo, giãn đài bể thận niệu quản, chít hẹp niệu quản, niệu quản đôi,…
Đa phần những trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần khó điều trị khi đi khám
với phát hiện các dị tật bẩm sinh này. Bác sĩ có thể yêu cầu can thiệp để khắc phục,
giảm nguy cơ nhiễm trùng bệnh lý.
- Điều kiện vệ sinh kém, cha mẹ vệ sinh không đúng cách. Những trẻ ở nông thôn,
vùng cao có điều kiện vệ sinh kém, nước sạch hiếm có nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu
cao hơn. Cha mẹ cũng không được tiếp xúc với truyền thông nhiều nên việc chăm sóc,
vệ sinh cho trẻ phòng ngừa bệnh cũng còn hạn chế, không đúng cách.
- Trẻ mắc bệnh lý suy giảm miễn dịch. Hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ vốn chưa hoàn thiện,
nếu trẻ mắc các bệnh suy giảm miễn dịch thì nguy cơ mắc bệnh cao và dễ tiến triển
nặng gây biến chứng. Những bệnh dễ gây suy giảm miễn dịch ở trẻ bao gồm: Bệnh lý
tiêu hóa, bệnh lý hô hấp, suy dinh dưỡng,…
- Thói quen nhịn tiểu, uống ít nước.
 Do ham chơi mà nhiều trẻ có thói quen nhịn tiểu, điều này không tốt cho sức khỏe
hệ tiết niệu, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu cao hơn. Ngoài ra, thói quen uống
ít nước cũng góp phần gây ra bệnh lý.
 Thực tế, do cấu tạo giải phẫu niệu đạo của bé gái ngắn hơn, gần lỗ hậu môn hơn so
với bé trai nên nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu cũng cao hơn. Vì thế việc chăm sóc, vệ
sinh và hướng dẫn bé gái tự vệ sinh vùng kín từ sớm là cần thiết.

4
2. Cách phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em hiệu quả.

 Trẻ nhỏ cần được chăm sóc, chú ý phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu, đặc biệt ở bé
gái và các bé có nguy cơ mắc bệnh cao. Những biện pháp phòng tránh nhiễm khuẩn
tiết niệu ở trẻ em dưới đây tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả:

2.1. Vệ sinh vùng kín đúng cách.


- Với trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ vệ sinh vùng kín, nhất là bé gái. Lưu ý nên
rửa tay sát khuẩn sạch sẽ trước khi thực hiện, cần vệ sinh từ trước ra sau tránh vi
khuẩn từ hậu môn xâm nhập ngược gây bệnh.
- Nên hướng dẫn dần dần để trẻ hiểu tầm quan trọng của việc vệ sinh vùng kín cũng
như biết cách tự vệ sinh từ sớm.

2.2. Thường xuyên thay bỉm, lau khô và chú ý dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ.
- Trẻ nhỏ chưa kiểm soát được việc đại tiểu tiện nên trong thời gian sử dụng bỉm, cha
mẹ lưu ý thường xuyên thay bỉm, lau khô cho trẻ sau khi vệ sinh. Đồng thời cần
thường xuyên quan sát kỹ màu sắc bỉm có bất thường không, có đọng cặn trắng hay
dịch nhiễm khuẩn không.
- Nên thường xuyên thay bỉm tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ.

2.3. Kiểm tra và xử lý hẹp bao quy đầu ở bé trai


- Với bé trai, cha mẹ cần kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ bao quy đầu xem trẻ có bị hẹp
bao quy đầu không. Hiện tượng phồng bao quy đầu khi trẻ đi tiểu cũng là một dấu
hiệu nhận biết bệnh. Nếu trẻ mắc bệnh, nên lưu ý vệ sinh và đưa trẻ tới cơ sở y tế để
được tư vấn, điều trị.
2.4. Cho trẻ uống đủ nước.
- Cần tập thói quen cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, đa dạng với các loại nước canh,
nước súp, nước hoa quả bên cạnh nước lọc.
2.5. Tập thói quen đi tiểu khoa học cho trẻ.
- Nên dặn trẻ không nên nhịn tiểu, có thể tập thói quen đi tiểu đúng giờ để tạo phản xạ
tự nhiên.
2.6. Đưa trẻ đi khám và điều trị nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu.
- Nếu cha mẹ đã chăm sóc, vệ sinh tốt vùng kín nhưng trẻ vẫn bị nhiễm khuẩn tiết
niệu tái phát nhiều lần, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám chuyên sâu và điều trị
y tế sớm.

3. Triệu chứng trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu.

 Đôi khi, nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ không có triệu chứng, chỉ phát hiện qua thăm
khám và xét nghiệm cận lâm sàng. Tuy nhiên, đa phần trường hợp sẽ có những biểu
hiện dưới đây:

5
- Cảm giác đau buốt, nóng rát khi đi tiểu khiến trẻ nhăn mặt, quấy khóc, sợ đi tiểu.
- Sốt nhẹ đến sốt vừa.
- Đi tiểu nhiều lần, mỗi lần với lượng nước tiểu ít.
- Nước tiểu hôi, có màu đục và có thể lẫn máu.
- Đau bụng vùng bàng quang dưới rốn.

Trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu nên đi khám và điều trị sớm
- Ngoài ra, nếu trẻ bị nhiễm trùng niệu quản tới bể thận, triệu chứng thường nặng,
khiến trẻ mệt mỏi, sốt cao liên tục. Trong cơn sốt có thể kèm theo rét run, trẻ bị nôn
nhiều và đau vùng lưng. Trẻ có những dấu hiệu này cần được chẩn đoán và điều trị
nhiễm trùng sớm, tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
- Hãy thực hiện tốt những biện pháp trên để phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ
em, để trẻ có điều kiện phát triển tốt nhất.
 Vệ sinh tiết niệu và sinh dục:
 Trẻ nhỏ thường đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, nên trong các trường mầm non
giáo viên phải chú ý giữ gìn vệ sinh vộ phận sinh dục, tiết niệu cho trẻ. Đặc điểm
đường tiết niệu của trẻ ngắn, nhất là ở trẻ gái, vì vậy dể gây viêm nhiễm. => Khi trẻ đi
tiểu tiện hoặc đại tiện cần rửa sạch và lau khô ngay. Quần áo bẩn của trẻ phải để riêng,
giặt sạch và đêm phơi nắng.
 Trẻ càng nhỏ số lần đi vệ sinh càng nhiều, Vd: trẻ sơ sinh đi tiêu 5-6 lần/ngày, đi
tiểu 15-20 lần/ngày,...
 Phân và nước tiểu cũng phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ. Vì vậy, trong trường
mầm non giáo viên phải theo dõi phân, nước tiểu về tính chất, số lần đi vệ sinh của trẻ
để có những can thiệp kịp thời nếu có gì bất thường.
 Tập cho trẻ đi vệ sinh vào những giờ nhất định để tạo thói quen đi vệ sinh chủ
động. Đối với trẻ nhỏ, giáo viên nên xi để tạo phản xạ đi vệ sinh cho trẻ.
 Trẻ chưa ngồi vững, giáo viên phải bế trẻ. Đối với trẻ đã ngồi vứng, bắt đầu tập cho
trẻ ngồi bồn cầu. Khi cho trẻ đi vệ sinh không cho trẻ ngồi quá lâu, chỉ để khoảng 10’,
dù trẻ có đi hay không cũng cho trẻ đứng dậy lau rửa cho trẻ.
 Khi trẻ đi vệ sinh không cho trẻ cầm đồ chơi, hoặc làm bất kì việc gì khác để cho
trẻ tập trung và việc đi vệ sinh.
 Bồn cầu nhà vệ sinh dùng cho trẻ phải có kích thước vừa, cho trẻ ngồi một cách
thoải mái. Giáo viên cần quan sát được trẻ khi trẻ ngồi trong nhà vệ sinh để giải quyết

6
ngay những tình huống có thể xảy ra. Khi trẻ đi đại tiện xong cần phải làm vệ sinh
ngay cho trẻ và lau khô bằng khăn sạch.
 Thao thác vệ sinh bộ phận sinh dục, tiết niệu và hậu môn cho trẻ:
 Trẻ dưới 18 tháng: bế trẻ để rửa.
 Một tay bế trẻ, cổ, vai và phần trên lưng của trẻ đựt trên cánh tay giáo viên, bàn tay
cầm đùi hoặc đầu gối trẻ. Tay kia dễ dưới đùi, chân kia của trẻ để rửa.
 Trước tiên dùng khăn giấy vệ sinh mềm lau sạch phân cho trẻ, hướng lau từ trước
ra sau.
 Dùng ngón tay cái rửa bộ phận sinh dục và 2 bên bẹn trước, tiếp tục dùng 2-3 ngón
giữa rửa hậu môn rồi đến mông trẻ. Rửa nhẹ nhành tránh làm trẻ đau và sợ hãi.
Chú ý: Nếu ngồi rửa,với trẻ trên 12 tháng, giáo viên không để tay dưới đùi trẻ, mà để
chân kia của trẻ gác lên đùi mình, tay kia rửa với tho tác như trên.
 Trẻ trên 18 tháng:
 Dùng khăn giấy mềm lau sạch hậu môn cho trẻ theo hướng từ trước ra sau. Sau đó
dùng vòi nước xịt theo hướng từ trước ra sau. Rửa theo trình tự từ bộ phận sinh dục
trước, sau đó rửa hậu môn cho trẻ.
 Rửa xong thấ khô bằng khăn sạch cho trẻ ngay và mặc quần áo.
 Rửa tay bằng xà phòng sau khi làm vệ sinh cho trẻ.

Chú ý:
 Không được dùng một khăn chùi chung cho các trẻ.
 Khi rửa chú ý rửa bộ phận sinh dục trước, sau đó mới rửa đến hậu môn.
 Các thao tác phải được làm nhẹ nhàng, không được lmf đau khiến trẻ sợ hãi.
 Không được la mắng, quát nạt trẻ.

7
IV. Phương pháp diệt khuẩn và ứng dụng vào việc vệ sinh phòng
bệnh tại trường mầm non (Cách pha Javel; Cloramin B khi có ca bệnh
và không có ca bệnh).
 6h30 – 7h00 : Quét và lau lớp, ảnh trước giờ đón trẻ bằng nước lau nhà, lau kệ , lau
cửa sổ; lau dọn nhà vệ sinh (khô ráo , không có mùi hôi), sắp xếp đồ dùng, đồ chơi
gọn gàng.
 Quét và lau lớp, sảnh sau giờ ăn trưa, ăn xế bằng nước lau nhà.
 16h45 (khi trẻ về) :
- Hằng ngày , quét lau lớp , kệ, chà dọn dẹp nhà vệ sinh, đồ dùng trong nhà vệ sinh
bằng xà phòng , dung dịch vệ sinh Javen theo hướng dẫn trên chai.
- Hằng tuần : Quét lau phòng học, tủ, kệ , đồ chơi,… bằng Javen theo hướng dẫn ( đồ
chơi nằm trong 20p) lau các cửa, nóc tủ, viền tường,…
 Ứng dụng : Bảng cách pha Javen với cloramin b.
Áp dụng. Tần Nồng Cách pha
suất độ Clo Cloramin B Nước Javen theo
Cho, một lít hướng dẫn sử
nước. dụng.
Vé sinh. Đồ chơi. Học Mỗi 0,5%. 1/2 muỗng cà Theo chỉ định trên
cụ. Bếp. (Bề mặt nhiễm ngày. phê. chai. (3 nắp + 2 lít
bẩn ít.) nước.)
Ngâm dụng cụ trong 20
phút.
- Khi không có bệnh. Mỗi 0,1%. Một muỗng cà Gấp 2 lần.
(Bề mặt nhiễm bẩn tuần. phê.
nhiều)
Ngâm dụng cụ trong 10
phút.
Khi có bệnh. Mỗi 0,5%. 5 muỗng cà phê. 10 lần hơn
ngày.
Xử lý máu, dich tiết ít. 30 nắp + 2 lít
- Xử lý nước.
ngay.

 Nhận xét ưu, nhược điểm của trường so với bài học: nhìn chung, các hoạt động làm
vệ sinh, khử khuẩn ở trường và ở bài học khá tương đồng. Tuy nhiên:
 Bài học đó đề cập thêm cách pha nồng độ clo hoạt tính 2% (ở trường hợp đặc biệt):
+ Lượng cloramin B 25% : 80g/l nước ( 20 muỗng cà phê)
+ Lượng Javen : nồng độ 5% 1 phần Javen + 1,5 phần nước.

8
 Các cô ở lớp tiến hành vệ sinh sàn nhà 3 lần/ngày. Tuy nhiên, 2 lần đầu vào trước
giờ đón trẻ, và sau giờ ăn được lau bằng nước lau sàn. Lần thứ 3 khi đã trả trẻ về hết
sẽ tiến hành khử khuẩn bằng Javen. (Vì khi lau Javen trong giờ học làm ảnh hưởng
đến trẻ).

V. Hướng dẫn các bước phòng, chống bệnh tay chân miệng tại các
trường Mầm non, nhà trẻ.
1. Quản lý trẻ.
- Bước 1: Trước khi đến trường.
Hướng dẫn phụ huynh chủ động theo dõi sức khỏe cho trẻ ở nhà; nếu có biểu hiện sốt,
phát ban, rối loạn tiêu hóa và các dấu hiệu nghi ngờ Tay chân miệng (hoặc các bệnh
truyền nhiễm khác) thì chủ động cho trẻ nghỉ học, thông báo cho nhà trường, đồng
thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị.
- Bước 2: Khi đón trẻ tại trường.
Ban Giám hiệu bố trí người đón và giao trẻ tại cổng trường. Hạn chế phụ huynh hoặc
người khác ra vào trường. Trường hợp người đón trẻ phát hiện trẻ nghi ngờ mắc bệnh
Tay chân miệng (hoặc các bệnh truyền nhiễm khác), lập tức:
a) Thông báo với gia đình để đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, điều trị;
b) Ghi nhận (vào Sổ theo dõi sức khỏe) và thông báo cho Trạm Y tế xã, phường để
giám sát và xử lý ca bệnh kịp thời.
- Bước 3: Sau khi đón trẻ tại trường.
Giáo viên điểm danh trẻ, nếu trẻ vắng học thì phải liên hệ phụ huynh để hỏi nguyên
nhân trẻ nghỉ. Nếu trẻ có dấu hiệu mắc bệnh Tay chân miệng (hoặc các bệnh truyền
nhiễm khác) thì hướng dẫn phụ huynh xử lý như Bước 1 đồng thời ghi nhận và thông
báo như Bước 2b.
- Bước 4: Trong suốt quá trình trẻ học tại trường đến khi trả trẻ.
Thường xuyên theo dõi sức khoẻ của trẻ. Nếu phát hiện trẻ nghi ngờ mắc bệnh Tay
chân miệng (hoặc các bệnh truyền nhiễm khác) thì Thông báo với gia đình như Bước
2a đồng thời ghi nhận và thông báo như Bước 2b.
2. Vệ sinh trẻ khi ở trường.
Trong thời gian trẻ ở tại trường, Ban Giám hiệu, cô nuôi dậy trẻ/thầy cô giáo, người
lao động tại trường cần thực hiện các biện pháp:
2.1. “3 sạch”.
- Bàn tay sạch:
+ Bố trí nơi rửa tay có đủ xà phòng và nước sạch tại từng lớp học, khuyến khích đặt
tại vị trí thuận tiện cho người sử dụng.
+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày đặc
biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi
vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ, trước khi đến trường và sau khi ra về.
+ Hướng dẫn trẻ rửa tay với xà phòng dưới vòi nước chảy tại các thời điểm: Trước khi

9
vào lớp học; Trước và sau khi ăn; Sau mỗi giờ ra chơi và nghỉ giữa giờ; Sau khi đi vệ
sinh; Trước khi ra về; Khi thấy tay bẩn.
- Ăn sạch:
+ Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín
+ Vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là
ngâm tráng nước sôi)
+ Đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày
+ Không mớm thức ăn cho trẻ
+ Không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, dụi mắt
+ Đảm bảo đủ nước uống hợp vệ sinh và mỗi trẻ có một cốc uống nước dùng riêng
được vệ sinh sạch sẽ; không dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn ăn, khăn tay,
vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Ở sạch:
+ Bố trí đủ thùng đựng rác và chất thải có nắp đậy kín, đặt ở vị trí thuận tiện và thực
hiện thu gom, xử lý hàng ngày.
+ Tăng cường thông khí tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt.
Nếu sử dụng điều hòa trong lớp học, cuối buổi học phải mở cửa phòng học tạo sự
thông thoáng.
+ Phân công thực hiện vệ sinh, khử trùng: Lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng
ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn
nhà, tường nhà bằng Cloramin B hoặc các chất sát khuẩn thông thường.
+ Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của trẻ phải được thu gom và đổ
vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
+ Nghiêm cấm khạc nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi.
2.2. Các biện pháp khác:
- Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Phối hợp với y tế địa phương triển khai tập huấn đầy đủ cho giáo viên, người lao
động của nhà trường về kiến thức và các biện pháp phòng, chống Tay chân miệng.
* Các bước khử trùng, làm sạch đồ chơi, dụng cụ và phòng học.
- Bước 1: Thu gom đồ chơi/dụng cụ học tập của trẻ, và làm sạch bằng nước sạch
- Bước 2: Tiến hành pha dung dịch khử trùng Cloramin B hoặc các chất sát khuẩn
thông thường khác
- Bước 3: Ngâm đồ chơi/dụng cụ học tập của trẻ trong dung dịch khử trùng. Sau 30
phút, lau lại bằng khăn vải khô hoặc khăn giấy dùng 1 lần. Phơi khô đồ chơi tại nơi
khô ráo, mát mẻ (tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời).
- Bước 4: Dùng khăn sạch, nhúng vào dung dịch khử trùng đã pha để lau các vị trí mà
trẻ hay chạm vào như: Tay nắm của, cầu thang vịn, tường nhà, chỗ ở sinh hoạt hàng
ngày của trẻ, chỗ vui chơi của trẻ... Sau mỗi lần lau thì phải giặt khăn bằng nước sạch
hoặc dung khăn sạch khác để nhúng vào dung dịch khử trùng.

10
- Bước 5: Sau khi lau hết các nơi trẻ thường xuyên tiếp xúc trong ngày, lượng dung
dịch khử trùng còn lại dùng để khử khu vực vệ sinh của trẻ.
- Bước 6: Tháo găng tay, rửa tay lại sau khi lau rửa khử trùng bằng hóa chất.
3. Khi trường Mầm non, nhóm trẻ có ca bệnh/ổ dịch tay chân miệng.

- Trẻ mắc bệnh không đến lớp ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh và chỉ đến lớp
khi hết loét miệng và các phỏng nước.
- Đảm bảo có đủ xà phòng rửa tay tại từng lớp học. Cô nuôi dạy trẻ, thầy cô giáo thực
hiện và hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy.
- Trạm Y tế cấp phát cloramin B cho trường mầm non, nhóm trẻ theo quy định.
- Trạm Y tế hướng dẫn trường mầm non, nhóm trẻ cách pha và sử dụng hóa chất có
clo hoạt tính (Cloramin B, nước Javen …) để lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc
hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế,
sàn nhà, tường nhà. Đặc biệt lưu ý lớp học và các khu vực có liên quan đến trẻ bệnh.
- Trạm Y tế hướng dẫn các cô nuôi dậy trẻ/thầy cô giáo/người chăm sóc trẻ theo dõi
tình trạng sức khỏe cho trẻ hàng ngày. Khi phát hiện trong lớp, trong trường có trẻ
nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo cho gia đình và cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
- Tùy tình hình và mức độ nghiêm trọng của dịch, cơ quan y tế địa phương tham mưu
cho cấp có thẩm quyền tại địa phương quyết định việc đóng cửa lớp học/trường
học/nhà trẻ, mẫu giáo. Thời gian đóng cửa lớp học/trường học/nhà trẻ, mẫu giáo là 10
ngày kể từ ngày khởi phát của ca bệnh cuối cùng.
 Cách phòng bệnh đau mắt đỏ

11
- Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường
gặp do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng
là đỏ mắt.
- Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Bệnh
đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay
chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau
mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.
3.1. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ:
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do vi rút Adenovirus, hoặc do vi khuẩn
như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu,
khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… là
những thời điểm mà cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ
bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, môi trường
nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, dùng chung đồ
dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và
bùng phát thành dịch.
3.2. Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ:
Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường
đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai. Triệu chứng thường gặp là người bị
bệnh cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát trong mắt, mắt nhiều dử, buổi
sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt, dử mắt có thể có màu xanh hoặc
màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch
máu), đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt. Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc
(giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi lên mới thấy) thường lâu khỏi hơn các
trường hợp khác. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng
như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.
Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm
nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất
huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ lớn hơn.
12
3.3. Đường lây bệnh:
 Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay,
đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều vi rút.
- Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm
cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của nguời bệnh như khăn mặt, chậu rửa
mặt… Dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối.
- Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi.
- Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng.
- Bệnh viện, công sở, lớp học, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt, tàu hỏa, máy
bay… những nơi có mật độ người đông, cự ly gần rất dễ lây bệnh.
3.4. Cách phòng bệnh đau mắt đỏ:
- Đau mắt đỏ tuy là một bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành
tính, ít để lại di chứng, tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học
tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng
đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp
thời khi mắc bệnh.
- Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người
bệnh vẫn có thể là nguồn lây bệnh sau khi đã khỏi bệnh một tuần. Vì vậy, cách phòng
bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh.
Các biện pháp cụ thể mọi người cần thực hiện như sau:
 Khi không có dịch:
- Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.
- Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
- Không dùng tay dụi mắt.
 Khi đang có dịch đau mắt đỏ:
Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý thực hiện thêm các biện pháp
sau:
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần
vào các buổi sáng, trưa, tối.
- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
- Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như
bệnh viện…
- Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.
 Cách xử trí khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ:
- Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong
vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.

13
Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
- Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
- Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông
người trong thời gian bị bệnh.
- Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị 1 bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần
chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng
một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra (làm tương
tự đối với người lớn).
- Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.
- Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc
dung dịch sát khuẩn.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không
tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.
- Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu...
- Khi có dấu hiệu đau mắt đỏ phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.

 Cách phòng bệnh mùa đậu khỉ.

14
- Bệnh đậu mùa khỉ, hay còn gọi là viêm não Nhật Bản, là một bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm gây ra do virus viêm não Nhật Bản (Japanese encephalitis virus) tấn công
hệ thần kinh. Virus này thường được truyền qua côn trùng muỗi, đặc biệt là loài
muỗi Culex, thường sống ở khu vực nông thôn ở một số nước châu Á.
- Nguyên nhân gây ra bệnh đậu mùa khỉ:
Dữ liệu từ điều tra dịch tễ cho thấy, nguyên nhân gây bệnh đậu mùa khỉ do virus đậu
mùa khỉ thuộc giống Orthopoxvirus trong họ Poxviridae. Virus này có hai chủng
chính là Congo và Tây Phi. Trong đó chủng Congo thường gây bệnh nặng hơn, với tỷ
lệ tử vong khoảng 10%, và chủng Tây Phi là khoảng 1%.
 Đường lây truyền bệnh đậu mùa khỉ
- Trước đây, trong y văn ghi nhận các ca bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm trực tiếp qua
tiếp xúc với người nhiễm (tiếp xúc với chăn, ga, gối, đệm, vải trải giường, quần áo,
khăn mặt,…) của người nhiễm bệnh.
- Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây trực tiếp khi tiếp xúc với máu, chất lỏng trong cơ thể,
giọt bắn đường hô hấp, vết thương trên da hoặc niêm mạc của người bệnh (hoặc của
động vật mắc bệnh).
- Ngoài ra, ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh, tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh
(chăn ga gối nệm, khăn mặt, quần áo,…) hoặc tiếp xúc với các tổn thương da của
người bệnh cũng có thể bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
- Căn bệnh này cũng có thể lây từ mẹ sang thai nhi và dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ bẩm
sinh và trẻ sơ sinh tiếp xúc gần với mẹ trong quá trình sinh nở và sau khi sinh cũng có
nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu mẹ đang mắc bệnh. Đáng lưu ý, tiếp xúc gần với người
bệnh được xem như một yếu tố nguy cơ làm lây lan bệnh đậu mùa khỉ.
 Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ:
Thời gian ủ bệnh:

15
Thông thường sau khi nhiễm virus gây nên bệnh đậu mùa khỉ thì thời gian ủ bệnh có
thể từ 5 đến 21 ngày, tức là sau thời gian đó các triệu chứng đầu tiên của bệnh mới bắt
đầu xuất hiện.
Một số trường hợp, thời gian ủ bệnh kéo dài trong khoảng từ 7 đến 14 ngày.
Thời kỳ toàn phát bệnh đậu mùa khỉ:
- Các triệu chứng bao gồm sốt (thường là triệu chứng bệnh đầu tiên), đau đầu dữ dội,
đau mỏi lưng, các cơ, ớn lạnh, mệt mỏi uể oải, nổi hạch.
Sau khi có biểu hiện sốt từ 1 đến 3 ngày, người bị bệnh đậu mùa khỉ có thể bị phát
ban. Các nốt phát ban có thể xuất hiện ở trên khắp gương mặt (95% bệnh nhân mắc
bệnh đậu mùa khỉ đều phát ban trên mặt), lòng bàn tay, bàn chân (tỷ lệ phát ban ở lòng
bàn tay, bàn chân cũng tương đối cao, lên đến khoảng 75%), miệng, mắt (bao gồm cả
giác mạc và kết mạc), cơ quan sinh dục ngoài…
- Các nốt phát ban ban đầu chỉ hơi sần trên bề mặt da và sau đó phát triển nghiêm
trọng hơn, trở thành mụn nước, sưng to rồi dần chuyển sang mụn mủ, sau đó khô lại,
đóng vảy và xẹp xuống.
- Thông thường, các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tự
khỏi, người bệnh không cần thực hiện các biện pháp điều trị đặc biệt.
- Hầu hết những người nhiễm bệnh đều hồi phục sau vài tuần, tỷ lệ tử vong không cao.
Tuy vậy, các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, khả năng tử vong cao bao
gồm: Người mắc bệnh có tiếp xúc lâu dài với virus, trẻ em, người có ... Đặc biệt, một
số trường hợp có thể bị biến chứng.

 Cách phòng bệnh đậu mùa khỉ


- Vắc xin: Đảm bảo rằng trẻ đã được tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa theo lịch trình
y tế.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Khuyến khích việc rửa tay sạch sẽ cho trẻ và giáo viên, đặc biệt
là sau khi tiếp xúc với người khác hoặc khi ra vào các khu vực chung.
- Hạn chế tiếp xúc gần gũi: Trong trường hợp có trẻ mắc bệnh, hãy cố gắng tách riêng
trẻ mắc bệnh và tránh tiếp xúc gần gũi với trẻ khác để ngăn chặn sự lây lan.
16
- Vệ sinh môi trường: Dọn dẹp và lau chùi các bề mặt, đồ chơi, bàn ghế thường xuyên
để giữ cho môi trường học tập sạch sẽ.
- Thông tin cho phụ huynh và giáo viên: Cung cấp thông tin về triệu chứng, cách lây
lan và biện pháp phòng tránh bệnh cho phụ huynh và giáo viên để họ có thể hỗ trợ
trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Tuân thủ các hướng dẫn từ cơ quan y tế: Luôn tuân thủ các hướng dẫn và chỉ dẫn từ
cơ quan y tế địa phương để đảm bảo an toàn và ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

17

You might also like