You are on page 1of 6

Sốt phát ban và những điều cần biết

Chúng ta hầu như ai cũng biết đến bệnh sốt phát ban nhưng chưa
hẳn ai cũng hiểu rõ về nó cũng như những nguyên nhân, triệu
chứng, biến chứng và cả cách ngăn ngừa căn bệnh này.

Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là một loại bệnh với các triệu chứng thường thấy là sốt,
người mẩn đỏ, có cảm giác ngứa ngáy, mệt mỏi. Sau cơn sốt kéo dài 2
– 3 ngày, toàn thân người bệnh sẽ nổi những nốt ban đỏ. Sốt phát ban
không chừa bất cứ ai, nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ hơn. Bệnh không
quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến co giật,
ảnh hưởng không nhẹ tới não bộ thần kinh của trẻ.

Triệu chứng của bệnh sốt phát ban

Virus thường ủ bệnh trong vòng 1 – 2 tuần tùy mức độ lây nhiễm. Sang
đến tuần tiếp theo bắt đầu phát bệnh, tạo ra những dấu hiệu cơ bản
sau:
 Sốt cao: khác với cảm cúm chỉ sốt nhẹ, nếu bị sốt phát ban bệnh
nhân thường sốt rất cao, có khi lên đến 40 độ C, cơn sốt thường
kéo dài 3 – 7 ngày liên tiếp. Mẹ cũng nên đưa bé đi khám ngay khi
bé cứ sốt cao liên miên, thuốc hạ sốt cứ hết công dụng là lại sốt cao
và kéo dài trong vòng hơn 1 tuần.
 Trẻ có thể hơi cảm thấy đau nhức người, sổ mũi hoặc thậm chí có
sưng hạch ở cổ.
 Các nốt ban đỏ: đây là đặc điểm dễ nhận biết nhất của bệnh sốt
phát ban. Các nốt hay các mảng đỏ nhỏ li ti hơi cộm lên thường xuất
hiện ở ngực trước. Rồi đến lưng, bụng; sau đó mới phát lên cổ, tay,
chân… Nhưng khác với bị dị ứng, trẻ chỉ cảm thấy hơi nóng chứ ít
ngứa hơn.
Nốt ban đỏ thường cũng chỉ mẩn lên trong vòng 3 ngày. Nếu quá
thời gian đó mà những nốt đỏ vẫn chưa lặn hết thì các mẹ cần
ngay lập tức đưa bé đi khám để phòng tránh biến chứng nguy
hiểm hơn xảy ra. Triệu chứng của sốt phát ban cũng không khác lắm
với bệnh cảm cúm hay nhiễm trùng tai,…nên cách tốt nhất là nên đưa
trẻ đến cơ sở y tế khám để có cách điều trị đúng nhất.

Nguyên nhân chính gây ra sốt phát ban

Siêu vi Human Herpes 6 (HHV6) và siêu vi Human Herpes 7 (HHV7)


chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt phát ban. Ngoài ra còn gây
ra bệnh lở miệng và bệnh ở bộ phận sinh dục.

Sốt phát ban lây lan như thế nào?

Sốt phát ban lây truyền qua đường hô hấp, do đó, tốc độ lan truyền của
nó là vô cùng nhanh chóng. Chỉ cần trẻ bình thường hít hơi có vi khuẩn
do trẻ bị bệnh hắt hơi hoặc ho là đã có thể nhiễm bệnh. Bệnh thường
chưa phát ngay mà sẽ ủ bệnh trong vòng vài ngày vì vậy lại càng dễ lây
nhiễm cho nhiều trẻ em khác hơn nữa. Thế nên chỉ cần bé vừa tiếp xúc
với bệnh nhân sốt phát ban, bố mẹ cần có biện pháp phòng tránh lập
tức.

Trẻ em từ 1 đến 6 tháng tuổi lại càng dễ lây nhiễm, do sức đề kháng
chưa cao mà chất kháng thể mẹ truyền sang đã hết nên các ông bố bà
mẹ lại càng cần phải cẩn thận hơn.

Những biến chứng của bệnh sốt phát ban Rubella

Điều khiến phụ huynh lo lắng nhất mỗi khi trẻ bị sốt phát ban, nhiệt độ
thân nhiệt của bé lên cao chính là trẻ sẽ bị co giật. Khi bị co giật trẻ sẽ
bất tỉnh, tây chân giật, mắt trợn lên, một số trường hợp nặng còn sùi bọt
mép,…Trước tình huống này mẹ cần thật bình tĩnh dùng tay hoặc vật gì
đó cho vào miệng trẻ để tránh việc trẻ cắn vào lưỡi. Nhưng chú ý không
được che kín kẻo trẻ không thở được còn nguy hiểm hơn hoặc tránh
những dị vật nhỏ chui vào họng bé trong lúc đấy. Sau đó nhanh chóng
đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Co giật không ảnh hưởng lớn đến trẻ
nhưng nếu tái phát nhiều lần thì rất nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng
đến não bộ.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh sốt phát ban

Hiện nay trên thị trường chưa có thuốc đặc trị hay là vắc xin phòng
chống sốt phát ban. Tuy nhiên chúng ta có thể ngăn ngừa bằng cách
tăng cường sức đề kháng cho trẻ và cách ly trẻ khỏi khu vực có bệnh
nhân sốt phát ban. Người lớn có hệ miễn dịch tốt hơn nên hầu như
không mắc phải, đến tầm 5 tuổi trẻ cũng bắt đầu có kháng thể chống lại
bệnh này tuy nhiên không vì thế mà ta được chủ quan.
Có thể tự chăm sóc trẻ bị sốt phát ban ở nhà

không?

Bệnh sốt phát ban này hoàn toàn có thể điều trị ở nhà nếu biết cách.
Đối với bé mắc bệnh nhẹ thì thậm chí mẹ không cần làm gì, chỉ cần bổ
sung các vitamin và dưỡng chất cho bé là bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 3
– 7 ngày. Nếu trẻ sốt cao mẹ có thể cho trẻ uống thuốc theo sự chỉ định
của bác sĩ. Tuyệt đối không được uống thuốc có thành phần là
aspirin vì có thể khiến trẻ mắc chứng bệnh khác còn nguy hiểm
hơn rất nhiều. Việc cần nhất là phải chú ý bù nước cho trẻ bằng
cách cho trẻ uống nhiều nước, uống orezol hoặc chuyền nước cho
trẻ.

5 bước chăm sóc đúng cách trẻ sốt phát ban tại nhà
(GDVN) - Sốt phát ban có thể điều trị tại nhà, nhưng cách chữa trị theo kiểu khi bị phát
ban phải kiêng gió, kiêng tắm, ăn tinh là một sai lầm.
Các bước đơn giản giúp bé hạ sốt tại nhàCho bé ăn phomai lúc nào là hợp lý?Những
lưu ý khi cho trẻ bú bình7 tác hại khi cho bé ăn nhiều đồ ngọt

Phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Khoảng thời gian trước khi bị phát
ban, em bé sẽ có những thay đổi về trạng thái tinh thần, rõ ràng nhất là biểu
hiện quấy khóc. Sau đó bé sẽ bị sốt, sổ mũi, ho, nhiều bé còn bị thêm tiêu
chảy, vài ngày sau cơ thể bé sẽ xuất hiện những chấm đỏ toàn thân.

Bệnh chỉ nguy hiểm khi hiểu sai cách chữa trị và dẫn tới biến chứng. Phát
ban ở trẻ nhỏ thường có những biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa,
nặng hơn sẽ là viêm não.

Sốt phát ban có thể điều trị tại nhà, nhưng cách chữa trị theo kiểu khi bị phát
ban phải kiêng gió, kiêng tắm, ăn tinh là một sai lầm. Trong suốt thời gian bị
sốt phát ban, nếu kiêng gió, kiêng nước bằng cách hạn chế vệ sinh cá nhân
cho bé, thì trước hết bé sẽ cảm thấy bức bối. Sau đó hệ quả xấu của kiêng
khem là cơ thể bé sẽ khó hạ sốt, nguy cơ bị nhiễm trùng da và gặp biến
chứng viêm phổi rất cao. Ăn tinh sẽ làm cho bé rơi vào tình trạng thiếu năng
lượng, rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém nên khó chống chọi
được với bệnh tật.
Điều trị phát ban tại nhà phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sỹ,
không được tự tiện dùng thuốc và thay đổi đơn thuốc. Thêm vào đó, bé nên
được vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, tuy nhiên cần tránh để bé bị nhiễm
lạnh. Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn điều trị bệnh cũng rất quan trọng,
vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể chống lại bệnh, vừa đảm bảo vệ sinh
để bé không bị mắc tiêu chảy. Chế độ ăn cần được tăng thêm cả về chất
lượng và số lượng. Bé nên ăn nhiều hơn bình thường, chia thành nhiều bữa
và ưu tiên cho những thức ăn dễ tiêu hóa.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt phát ban

1. Hạ sốt đúng cách


 

Nếu trẻ sốt từ 38oC cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol loại đơn chất với
liều 10 – 15mg/kg cân nặng, 4 - 6 giờ một lần. Lau mát cho trẻ bằng nước
ấm khi cần để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ.

2. Giảm ho, giảm đau họng

Cho trẻ uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược như rau tần dầy lá,
tắc chưng với đường phèn, gừng hấp mật ong…

3. Làm thông mũi trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm

Giúp trẻ dễ ăn uống và bú sữa mẹ.

4. Chế độ ăn hợp lý
Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa…
Trẻ ăn uống quá khó khăn thì nên chia nhỏ bữa ăn để giúp trẻ nhận đủ chất
dinh dưỡng cần thiết. Trẻ cũng cần uống nhiều nước hơn bình thường, nhất
là những loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn
vitamin, cải thiện sức đề kháng. Những trẻ bị nhiễm sởi cần chú ý việc bổ
sung vitamin A với liều lượng phù hợp theo lứa tuổi để bảo vệ mắt.

Bên cạnh đó, kiêng ăn sẽ làm cho trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng
kém, dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại, nên cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn
thành nhiều bữa, ăn thức ăn dễ tiêu.

5. Giữ vệ sinh da luôn sạch và khô thoáng


Có thể tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày, không nên kiêng gió, kiêng ăn.
Thói quen kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể
sẽ làm trẻ khó hạ sốt và dễ co giật do sốt cao. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm
trẻ khó chịu, dễ nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Tuy nhiên, cha mẹ
không nên để trẻ bị lạnh.

Phương pháp phòng ngừa bệnh sốt phát ban cho trẻ 

- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân bị nghi ngờ đang mắc bệnh, cách này rất
khó vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác ngay khi chưa có biểu hiện phát ban. 

- Cách phòng ngừa tốt nhất là chủng ngừa: Sởi có thể chích ngừa khi trẻ
được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Rubella được
chích chung với quai bị và sởi bằng vắc-xin 3 trong 1 khi trẻ được 12 tháng –
15 tháng tuổi và tiêm nhắc liều thứ 2 khi trẻ được 4 tuổi – 6 tuổi. 

Hồng Anh (Tổng hợp)

You might also like