You are on page 1of 15

ĐỀ THI KẾT THÚC HP: THẨM MỸ CÔNG NGHIỆP (MÃ ID 330)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Chọn (khoanh tròn a, b, c hoặc d…) (đáp án đúng là *)

Chọn (khoanh tròn a, b, c hoặc d…) các đáp án đúng (3 điểm) (30 câu)

1. Thẩm mỹ Công nghiệp nghiên cứu cái đẹp của?


A. Sản phẩm Thủ công
B. Sản phẩm Công nghiệp*
C. Sản phẩm Nông nghiệp
D. Sản phẩm Ngư nghiệp

2. Đối tượng nghiên cứu của Thẩm mỹ Công nghiêp?

A.Các sản phẩm sản xuất bằng dây chuyền Công nghiệp và Công nghệ hiện
đại*

A. Các sản phẩm sản xuất bằng tay


B. Các sản phẩm được sản xuất thủ công
C. Các sản phẩm của ý tưởng cảm xúc

3. Vai trò của Thẩm mỹ Công nghiệp?

A.Đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần

B.Đánh giá chất lượng sản phẩm

C. Giáo dục, cải biến xã hội


D. Tất cả (A,B,C)*

4. Vai trò chủ yếu của Thẩm mỹ công nghiệp?

A. Tác động vào đời sống vật chất cho con người
B .Làm giàu có, phong phú hơn đời sống tinh thần con người*

C.Thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất lao động

D. Tác động vào môi trường

5. Cơ sở tồn tại của Thẩm mỹ công nghiệp?

A.Lao động

B.Nhu cầu cuộc sống

C.Sự phân chia giai cấp

D.Tất cả (A,B,C)*

6. Cơ sở nền tảng của thẩm mỹ công nghiệp ?

A.Cuộc cách mạng Công nghiệp,

B. Dây chuyền sản xuất công nghiệp

C. Tự động hóa

D.Tất cả (A,B,C)*

7. Khuynh hướng Cơ khí thô kệch- Sao chép ban đầu ra đời ở đâu ?

A.Nước Anh cuối thế kỷ 19, nước Mỹ đầu thế kỷ 20*

B.Nước Đức đầu thế kỷ 20

C.Nước Ý thế kỷ 20

D. Nước Hà Lan thế kỷ 20

8. Chủ nghĩa Cấu trúc ra đời tại nước nào?


A.Ý

B. Pháp

C. Nga *

D. Bỉ

9. Chủ nghĩa Cấu trúc Nga ra đời năm nào ?

A.1916*

B.1919

C.1920

D. 1925

10. Chủ nghĩa Cấu trúc đề cao yếu tố nào ?


a. Đề cao công năng
b. Đề cao tính sử dụng
c. Đề sự đơn giản
d. Tất cả (A,B,C)*

11.Tháp Eiffel (Pháp) thuộc hình thức thẫm mỹ nào ?


a. Chủ nghĩa Lịch sử
b. Chủ nghĩa Hậu hiện đại
c. Chủ nghĩa Cấu trúc*
d. Chủ nghĩa Hiện thực

12.Chủ nghĩa Hậu hiện đại ra đời năm nào?

A.1970

B.1980*

C.1990

D. 2000
13.Đâu là phong trào của Chủ nghĩa Hậu Hiện đại?

A. Performance art

B.Installation

C.Memphis*

D.Body art

14.Các biểu hiện của Nguyên lý Cấu trúc và Biểu hiên ?

A.Cấu trúc Khối- Không gian “Đóng”

B.Cấu trúc Khối- Không gian “Mở”

C.Cấu trúc Khối – Không gian kết hợp “ Đóng-Mở ”

D.Tất cả (A,B,C)*

15.Chủ nghĩa Hậu hiện đại đề cao yếu tố nào ?

A.Công năng

B.Hình thức*

C.Thực dụng

D.Dây chuyền công nghiệp

16.Chủ nghĩa Hiện đại đề cao yếu tố nào?

a. Công năng

b. Sản xuất hàng loạt


c. Dây chuyền công nghiệp
d. Tất cả (A,B,C)*
17.Bauhaus (1919- 1933) được coi là “cái nôi” của?

A.Chủ nghĩa Hình thức

B.Chủ nghĩa Công năng hiện đại*


C.Chủ nghĩa Lãng mạn
D.Chủ nghĩa Tượng trưng

18. Câu nói “Form follows function” là của ai?


A.Le Corbusie (1887-1958)
B. Ludwig Mies Van De Rohe (1886-1969)
C. Sullivan (1856-1924)*
D.Frank Lloy Wright (1867-1959)

19.Phép “Lặp lại đồng điệu” đem lại thuộc tính, cảm giác gì?
A.Tĩnh tại, êm đềm *
B.Năng động, chuyển động
C.Xáo trộn, khác biệt
D. Đột biến, phá cách

20. Bản chất của Nguyên lý Sắc thái?


A Sự khác biệt

B.Sự khác biệt tinh tế*

C.Sự đơn điệu

D.Sự đăng đối

21.Nguyên lý Tỷ lệ gắn với cái đẹp có thuộc tính gì?

A. Động

B. .Đột biến

C. Tĩnh*
D.Xáo trộn

22.Nguyên lý Nhịp điệu gắn với cái đẹp có thuộc tính gì?

A. Động*

B. Tĩnh

C. Êm đềm

D. Dịu êm

23.Thẩm mỹ Công nghiệp tác động vào yếu tố chính nào của Nhu cầu
tiêu dùng

A. Thẩm mỹ tiêu dùng

B.Trình độ của lực lượng tiêu dùng

C. Sức tiêu dùng*

D.Chất lượng thẩm mỹ

24. Phạm trù Thiết kế là gì ?

A. Những ý tưởng “Làm gì và làm như thế nào”

B. Tạo giá trị mới bằng suy nghĩ và sáng tạo

C. Truyền đạt giá trị và thông điệp đến mọi người

D. Tất cả (A,B,C)*

1. Các thiết kế thường gặp trong cuộc sống hàng ngày

A.Thiết kế “Cổ điển”


B.Thiết kế “Mới mẻ”, “Táo bạo”

C.Thiết kế “Cẩn thận”

D.Tất cả (A,B,C,D)*

2. Chủ nghĩa Hậu hiện đại phủ nhận những yếu tố nào?

A.Công năng sản phẩm

B.Dây chuyền công nghiệp

C.Sản xuất hàng loạt

D.Tất cả (A,B,C)*

3. Ai là người thành lập Trường Bauhau (1919-1933)?


A.   B. Pablo Picasso (1881-1973)
B. Henri Matisse (1869-1954)
C. Walter Gropius (1883-1969)*
D. Salvador Dali (1904-1989)

4. Bản chất của Nguyên lý Nhịp điệu trong Thiết kế Đồ họa?

A.Sự lặp lại, nhắc lại*

B.Sự Tĩnh tại

C.Sự Tĩnh lặng

D. Sự bất biến

5. Nhà Thiết kế phải làm những gì?


A..Chú ý đến các yêu cầu từ nhiều phía
B. Chú ý những điều Nhà sản xuất bỏ qua
C. Đưa ra những giải pháp sáng tạo, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng
D. Tất cả (A,B,C)*
30.Thiết kế Tốt là gì?

A. Đẹp về hình thức


B. tiện dụng
C. Tính đến đối tượng sử dụng và cách sử dụng
D. Tất cả (A,B,C)*

31 Khuynh hướng Thô kệch-Sao chép ban đầu lấy cảm hứng thẩm mỹ từ
phong cách nào ?

A. Chủ nghĩa Lịch sử*


B. Chủ nghĩa Ấn tượng
C. Chủ nghĩa Lãng mạn
D. Chủ nghĩa Hiện thực

32 Những tên tuổi của Chủ nghĩa Hiện đại

A. Le Corbusier (1877-1958)
B. Sullivan (1856-1924)
C. Frank Lloy Wright (1856- 1959)
D. Tất cả (A,B,C)*

33 Đặc điểm thẩm mỹ của Memphis?

A. Sự nổi loạn,
B. Phá cách,
C. Đi ngược lại những phong cách thiết kế mà mọi người từng thấy
D. Tất cả (A,B,C)*

34 Memphis lấy cảm hứng từ những phong cách ?

A. Art Deco
B. Pop Art
C. 1950’s Kitsch
D. Tất cả (A,B,C)*

35 Bauhaus (1919-1933) đề cao những yếu tố nào?


A. Công nghiệp hóa
B. Sản xuất hàng loạt
C. Dây chuyền công nghiệp
D. Tất cả (A,B,C)*
36 .Chiếc ghế Thonel số 14 (1589) là sản phẩm thiết kế của ai ?
A. Michel Thonel (1796-1871)*
B. Walter Gropius (1883-1969)
C. Salvador Dali (1904-1989)
D. Henri Matisse (1869-1954)

B. CÂU HỎI NGẮN


1. Thẩm mỹ Công nghiệp là gì?
Thẩm mỹ Công nghiệp là khoa học nghiên cứu về cái đẹp của các sản phẩm thuộc lĩnh
vực vật dụng và phương tiện phục vụ đời sống, nhất là các sản phẩm được sản xuất bằng
phương thức dây chuyền công nghiệp và công nghệ hiện đại

2. Trình bày những vấn đề cơ bản của nguyên lý Tương phản và Sắc thái ?

- Tương phản: là đưa những yếu tố đối lập vào bố cục, là triển khai cái đối lập trong sự
thống nhất.
- Quan hệ tương phản là quan hệ đấu tranh giữa các yếu tố cấu tạo hình thể, làm cho bố
cục hài hòa,có khả năng gây tác động mạnh mẽ về mặt thị giác
- Tương phản được thể hiện qua các yếu tố : màu sắc độ màu, sáng tối, và các yếu tố khác
biệt khác
- Tương phản có nhiều hình thức : sắc độ, màu sắc, nhẹ-nặng, xù xì-nhẵn, lạnh-ấm, cứng-
mềm, đục-trong, mờ-bóng...
- Quan hệ tương phản chỉ có giá trị đầy đủ khi kèm theo quan hệ sắc thái:
- Sắc thái: cũng là sự khác biệt, nhưng là sự khác biệt tinh tế về kích thước, hình thể, màu
sắc...giữa các yếu tố tạo hình thể... thực chất là sự gia công gọt giũa các quan hệ tỷ lệ,
nhịp điệu, màu sắc

3. Trình bày những vấn đề cơ bản của Nguyên lý Cấu trúc và Biểu hiện?

- Thực chất đây là nguyên lý về sự thống nhất giữa Nội dung và Hình thức.
- Trong các sản phẩm công nghiệp, cái đẹp có đặc trung là phải bao hàm cái có ích
- Cho các vị dụ thực tê để chứng minh :….
- Nguyên lý Cấu trúc và Biểu hiện: có khi có các biểu hiện:
- Cấu trúc khối- không gian mở

- Cấu trúc khối- không gian đóng, với các vỏ bọc khép kín kết cấu

- Kết cấu vừa đóng, vừa mở:

- Cho các ví dụ làm rõ

4. Trình bày những vấn đề cơ bản của Nguyên lý Tỷ lệ và Nhịp điệu ?


- Có thể hiểu Tỷ lệ là mối quan hệ hài hòa về hình học trong không gian tạo hình
- Các loại Tỷ lệ: Tỷ lệ tự nhiên trong thiên nhiên
- Tỷ lệ được đúc kết thành những tiêu chuẩn
- Tỷ lệ vùng miền:
- Tỷ lệ ước lệ: trong nghệ thuật rất hay dùng …
- Nhịp điệu: Là sự lặp lại có quy luật của các yếu tố hình thể, khoảng cách, màu sắc...
- Nếu Tỷ lệ là yếu tố của cái đẹp tĩnh, thì Nhịp điệu là yếu tố cái đẹp động,
- Nhịp điệu là sự lặp lại, nhắc lại

5. Trình bày những vấn đề cơ bản về thẩm mỹ của Khuynh hướng Thô
kệch -Sao chép ban đầu ở Anh cuối thế kỷ 19, Mỹ đầu thế kỷ 20?
Nền công nghiệp phát triển vào cuối thế kỷ 19, đã mang lại phương thức sản xuất mới

- Giai đoạn này chưa chú ý đến vấn đề thẩm mỹ cho các sản phẩm công nghiệp

- Hình dáng lúc bấy giờ vẫn làm theo hình dáng truyền thống (chủ nghĩa Lịch sử)

- Hình thành khuynh hướng Cơ khí thô kệch, nghĩa là sản xuất bằng máy móc như thế
nào thì vẫn giữ nguyên như thế, không thêm bớt chi tiết, “đồ dùng giữ nguyên thô kệch”

Trong lúc chưa có biện pháp khắc phục, người ta sao chép lại phần lớn phong cách của
Chủ nghĩa Lịch sử

- Đưa ra các sản phẩm làm rõ

6. Trình bày khái quát về tư tưởng thẩm mỹ của Bauhaus (1919-1933)


- Được thành lập năm 1919 tại Wemar, do công của Walter Gropius
- Được coi là cái nôi của “Chủ nghĩa Công năng hiện đại”
- Tiêu điểm đầu tiên: “Nghệ thuật của Công năng, biểu hiện và chủ nghĩa Lập thể”
- Lịch sử Bahaus là lịch sử đấu tranh để tồn tại giữa những quan điểmmới và cũ, giữa kỹ
thuật và nghệ thuật, Bauhaus đã trở thành một tư tưởng, một cơ sở lý luận được áp dụng
trong lĩnh vực design, đóng góp lớn cho lĩnh vực design:
- Lấy lại vẻ đẹp cho hàng công nghiệp
- Thừa nhận máy móc công nghiệp được các nghệ nhân coi trọng
- Đề cao hình dáng và công năng, đưa ra khái niệm về cái đẹp, hình dáng đơn giản,
không có những chi tiết thừa, thể hiện rõ tính công nghiệp về quan điểm thẩm mỹ, tính
dân chủ trong đồ dùng.
- Kết hợp giữa lý luận và thức tiễn, giữa học với hành
- Đề cao cái hợp lý tối đa giữa môi trường lao động và đồ vật
- Liên kết nghệ thuật với thủ công và công nghiệp
- Kết nối nhiều ngành nghệ thuật, xóa bỏ đẳng cấp mỹ nghệ

7. Trình bày khái quát mối quan hệ của cặp phạm trù Thẫm mỹ và Nhu
cầu tiêu dùng ?

Nhu cầu tiêu dùng gồm 2 mặt: sức tiêu dùng và trình độ của lực lượng tiêu dùng
- Thẩm mỹ công nghiệp tác động chính vào sức tiêu dùng

-Trình độ của lực lượng tiêu dùng lại tác động rất lớn đến chất lượng thẩm mỹ của sản
phẩm

-Thẩm mỹ công nghiệp thụ động sẽ sinh ra đội ngũ tiêu dùng thụ động

Muốn tạo ra giá trị thẩm mỹ tác động đến nhu cầu tiêu dùng phải:

- Xem xét nhu cầu thị trường, quan tâm đến lực lượng tiêu dùng, giải quyết thẩm mỹ tiêu
dùng hợp lý, am hiểu văn hóa (phong tục tập quán, thói quên, tôn giáo), am hiểu về giới,
lứa tuổi, khi thiết kế hay đánh giá sản phẩm thiết kế phải đứng ở vị trí người tiêu dùng để
nhìn nhận ......

8. Trình bày khái quát mối quan hệ của cặp phạm trù Thẫm mỹ và Công
năng?
- Hình thức và công năng là 2 yếu tố cơ bản để kích thích mỹ cảm người tiêu dùng
- Nếu công năng không phù hợp với thẩm mỹ: tạo nên sự hoài nghi, làm giảm sức tiêu thụ
sản phẩm
- Hình thức tốt, quảng cáo tốt làm tăng mức tiêu thụ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng
- Ngày nay với kiến thức đầy đủ về chuyên môn, đặc biệt là kiến thức về Ergonomics, các
nguyên tắc thiết kế được chú trọng và hoàn thiện, do vậy có những sản phẩm có tính
năng như nhau nhưng sự mến chuộng lại khác nhau vì mức độ thuận tiện của sản phẩm
(sự hài hòa về thẩm mỹ và công năng)
Dẫn chứng bằng các ví dụ về sản phẩm cụ thể

9. Trình bày khái quát về tư tưởng thẩm mỹ của chủ nghĩa Hậu hiện đại?
- Chủ nghĩa Hậu hiện đại phủ nhận công năng, phản đối sản xuất hàng loạt
- Chủ nghĩa Hậu hiện đại không quan tâm đến đồ vật ấy sản xuất như thế nào mà xem
đồ vật ấy có tinh tế không, có gây cảm xúc không?, có lãng mạn không? Có hài hước,
kỳ lạ không?
- Mục tiêu: phá bỏ, triệt tiêu cái cũ, tìm cái mới để thay đổi ý thức khuôn cứng cũ kỹ do
chủ nghĩa công năng chi phối
- Dẫn chứng tư tưởng thẩm mỹ của Memphis: cực đoan, nổi loạn, phá cách…

10. Trình bày khái quát về tư tưởng của Chủ nghĩa Cấu trúc ?
- Chủ nghĩa Cấu trúc khai sinh tại Nga năm 1916, tuy ít người biết đến, song vẫn là một
phong trào chủ chốt trong lịch sử văn hóa và Design thế kỷ XX
- Đặc điểm: đề cao công năng, tính sử dụng, hướng tới con người, hướng tới sự đơn giản,
hướng tới cái đẹp của hình khối, của sự chuyển động, của kết cấu.
- Đó là một bước tiến rất lớn so với thế giới thời đó vẫn đang say sưa với chủ nghĩa phục
cổ, chủ nghĩa hình thức với những công trình đầy tính xa hoa, phô trương.

CÂU HỎI NGẮN (Bổ sung)

1. Chủ nghĩa Hậu hiện đại phủ nhận những yếu tố nào?
Chủ nghĩa Hậu hiện đại phủ nhận Công năng, phủ nhận sản xuất hàng loạt,
phủ nhận dây chuyền công nghiệp

2. Các thiết kế thường gặp trong cuộc sống hàng ngày ?


“Thiết kế Mới mẻ”, “Thiết kế cổ điển”, “Thiết kế táo bạo…”

3. Thiết kế Tốt là gì?


- Thiết kế tốt là đẹp về hình thức và tiện dụng
- Thiết kế tốt phải tính đến đối tượng sử dụng và cách sử dụng…
-
4. Những lĩnh vực chuyên môn của thiết kế
Thiết kế Thời trang, Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Nội thất, Thiết kế sản phẩm,
Thiết kế Công cộng, Thiết kế tổ chức…

5. Phạm trù Thiết kế là gì?


- Thiết kế là những ý tưởng “ Làm gì và làm như thế nào”
- Thiết kế là tạo các giá trị mới bằng suy nghĩ và sáng tạo
- Thiết kế là truyền đạt các giá trị và thông điệp đến mọi người

6. Công việc của Nhà thiết kế có giống công việc của họa sĩ không?
Không, vì không thiên về cảm xúc thuần túy mà bị ràng buộc bởi các yếu tố
kỹ thuật và luôn được động viên bằng đòn bẩy kinh tế

7. Vì sao các nền văn hóa khác nhau sinh ra thiết kế khác nhau?
Vì nhiều lý do: phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, trang phục, nhà cửa
khác nhau, quan hệ gia đình, cách thức ăn uống…

8. Yêu cầu của cái đẹp trong thẩm mỹ công nghiệp?


Sự hợp lý của cấu tạo, sự hoàn thiện của chế tạo, sự thuận lợi trong sử dụng,
hài hòa trong tổng thể, tiết kiệm trong kinh tế, biểu cảm trong quan hệ với
người tiêu dùng
-

C. TỰ LUẬN

1. Phân tích về giá trị thẩm mỹ của một sản phẩm Công nghiệp mà
Anh (chị) yêu thích?
Câu hỏi tự luận, trên cơ sở những kiến thức đã học, sinh viên tìm hiểu và phân tích về
giá trị thẩm mỹ, giá trị tư tưởng của một sản phẩm thiết kế công nghiệp mà mình yêu thích trên
cơ sở các kiến thức về nguyên lý thẫm mỹ công nghiệp: Cấu trúc- biểu hiện, Hình dáng, Tỷ lệ-
Nhịp điệu, Tương phản- Sắc thái để có cơ sở đánh giá giá trị về thẫm mỹ qua các nội dung cụ
thể như…Tạo dáng, màu sắc, vật liệu, công năng, hiệu quả sử dụng, vật liệu, biểu tượng, kinh tế,
khả năng biểu cảm…

Nêu được sản phẩm phù hợp: 1 đ


Đánh giá được các tiêu chí : 2,5 đ
Văn phong, diễn đạt: 0,5 đ

2. Trên cơ cở những kiến thức đã học và liên hệ những sản phẩm thiết
kế trong thực tế, hãy lý giải Vai trò của Thẩm mỹ Công nghiệp đối
với đời sống xã hội?
- Câu hỏi tự luận đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào liên hệ thực tiễn
- Nêu được các ví dụ cụ thể và chứng minh các vai trò cụ thể của thẩm mỹ công nghiệp
sau:
- Đáp ứng nhu cầu văn hóa đời sống tinh thần cho con người (1đ)
- Đánh giá chất lượng sản phẩm (1đ)
- Giáo dục, cải biến mọi mặt đời sống xã hội (1đ)
- Giới thiệu sản phẩm phù hợp (0,5đ)
Văn phong, diễn đạt: (0,5đ)

3. Bằng thực tế và các kiến thức đã học, hãy lý giải những lợi ích mà
Thiết kế mang lại cho đời sống thẩm mỹ xã hội ?
Trên cơ sở những kiến thức đã học, sinh viên hiểu và nêu được các vấn đề cơ bản
trên cơ sở tự luận, lý giải các luận điểm sau đây:
Thiết kế tốt :
-Đẹp về hình thức và tiện dụng
- Tính đến đối tượng sử dụng và cách sử dụng
Lợi ích của Thiết kế:
-Đối với người tiêu dùng: các kiến giải cá nhân

-Đối với nhà sản xuất: niềm vui, tự hào, tạo được đặc tính, các giá trị riêng mà không
bắt chước được….

- Liên hệ bằng các dẫn chứng cụ thể.


Cụ thể: Khái niệm thiết kế tốt (0,5 đ)

Lợi ích của thiết kế (1,5 đ)

Các minh chứng phù hợp (1,5 đ)

Văn phong diễn đạt (0,5 đ

4. Bằng thực tế sinh động qua các sản phẩm thiết kế cụ thể và các kiến
thức đã học, cho ví dụ để phân tích và chứng minh Nguyên lý Sắc
thái trong thiết kế mang tính “Cá nhân” và “Bản sắc dân tộc”?
Câu hỏi tự luận, trên cơ sở sản phẩm thiết kế cụ thể, các những kiến thức đã học,
sinh viên tìm hiểu và phân tích về giá trị của nguyên lý Tương phản và Sắc thái để
chứng minh hai luận điểm trên trên cơ sở các yếu tố: Sự khác biệt tinh tế của các yếu
tố thẩm mỹ, Dấu ấn cá nhân về phong cách thiết kế …
Nêu được sản phẩm phù hợp: 1 đ
Chứng minh làm rõ được hai luận điểm : 2,5 đ
Văn phong, diễn đạt: 0,5 đ
5. Trong các Trào lưu- Khuynh hướng thẩm mỹ trong thiết kế công
nghiệp như: Khuynh hướng Thô kệch sao chép ban đầu, Chủ nghĩa
Cấu trúc, Chủ nghĩa Hiện đại, Chủ nghĩa Hậu hiện đại… Anh (chị)
thích nhất trào lưu khuynh hướng nào? Giải thích?
Câu hỏi đánh giá kiến thức tổng hợp lựa chọn của Sinh viên trên cơ sở nêu được các nội dung
sau:

- Nêu đúng tên khuynh hướng, năm ra đời (0,5 đ)


- Tư tưởng thẩm mỹ chủ đạo (2 đ)
- Lý do mình yêu thích (ảnh hưởng)…(1 đ)
- Văn phong diễn đạt (0,5 đ)

You might also like