You are on page 1of 9

1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) được khởi phát từ nước nào?

A. Anh

B. Mỹ

C. Pháp

D. Đức

2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong thời gian nào?

A. Thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII

B. Giữa thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII

C. Giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX

D. Giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX

3. Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

A. Sử dụng chủ yếu năng lượng nước và hơi nước để cơ khí hoá sản xuất

B. Sử dụng năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra dây chuyền sản xuất hàng loạt

C. Sử dụng công nghệ thông tin và máy tính để tự động hoá sản xuất

D. Tất cả các đáp án

4. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1 được diễn ra đầu tiên tại ngành nào?

A. Ngành dệt

B. Ngành cơ khí

C. Ngành giày da

D. Ngành khai thác khoáng sản

5. Chọn đáp án đúng nhất, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất có đặc điểm:

A.Bắt đầu từ ngành dệt ở Anh

B. Bắt đầu từ ngành cơ khí ở Anh

C. Bắt đầu từ ngành dệt ở Đức

D. Bắt đầu từ ngành dệt ở Pháp

6. C.Mác đã khái quát tính quy luật của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất lần lượt qua ba giai đoạn
phát triển là:

A. Hiệp tác giản đơn, công trưởng thủ công và đại công nghiệp

B. Hiệp tác giản đơn, đại công nghiệp và công trường thủ công
C. Đại công nghiệp, công trường thủ công và hiệp tác giản đơn

D. Công trường thủ công, hiệp tác giản đơn và đại công nghiệp

7. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trong thời gian nào?

A. Thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVII

B. Giữa thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII

C. Nửa cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX

D. Nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX

8. Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai:

A. Sử dụng chủ yếu năng lượng nước và hơi nước để cơ khí hoá sản xuất

B. Sử dụng chủ yếu năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra dãy chuyền sản xuất hàng loạt

C. Sử dụng công nghệ thông tin và máy tính để tự động hoá sản xuất

D. Sử dụng chủ yếu năng lượng nước, hơi nước đề cơ khí hóa sản xuất động thời sử dụng công nghệ
thông tin và máy tính để tự động hóa sản xuất

9. . Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong thời gian nào?

A. Giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX

B. Nửa cuối thế kỷ XIX đến thập niên 50 của thế kỷ XX

C. Những năm đầu thập niên 60 can thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX

D. Đầu thế kỷ XXI

10. Đặc trưngcơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba:

A. Sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ khí hoá sản xuất

B. Sử dụng năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra dây chuyền sản xuất hàng loạt

C. Sử dụng công nghệ thông tin vì máy tính để tự động hoá sản xuất

D. Tất cả các đáp án

11. Thuật ngữ “ cách mạng công nghiệp lần thứ tư(4.0)” lần đầu tiên được đề cập tại:

A. Mỹ

B. Đức

C. Anh

D. Nhật Bản

12. Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
A. Sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ khi hoá sản xuất

B. Sử dụng năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra day chuyền sản xuất hằng loạt.

C. Liên kết giữa thế giới thực và ảo để thực hiện công việc thông minh và hiệu quả nhất.

D. Sử dụng công nghệ thông tin và máy tính để tự động hoá sản xuất.

13. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến nền kinh tế toàn cầu:

A. Tác động nhỏ

B. Tác động lớn và đa diện

C. Tác động một mặt

D. Tác động nhỏ và tác động một mặt

14. Tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:

A. Nạn thất nghiệp tăng cao

B. Phân hóa thu nhập ngày càng gay gắt hơn

C. Gia tăng bất bình đẳng trong xã hội

D. Tất cả các đáp án

15. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ mấy dẫn đến sự hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư
bản là tư sản và vô sản?

A. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

B. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai

C. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

D. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

16. Vai trò của cuộc cách mạng công nghiệp đối với phát triển:

A. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển

B. Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất

C. Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển

D. Tất cả các đáp án

17. Hiện nay, một số nước lạc hậu chưa thực hiện xong các nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất và thứ hai là:

A. Đúng

B. Sai
C. Tất cả các đáp án

D. Không có đáp án đúng

18. . Mô hình công nghiệp hoá cổ điển được bắt đầu từ nước nào?

A. Nước Đức

B. Nước Anh

C. Nước Mỹ

D. Liên Xô

19. Mô hình công nghiệp hoá cổ điển bắt đầu từ ưu tiên phát triển ngành nào?

A. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nặng

B. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nhẹ

C. Ưu tiên phát triển ngành luyện kim, cơ khí

D. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ

20. Mô hình công nghiệp hóa cổ điển gắn với cuộc cách mạng công nghiệp nào?

A. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

B. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai

C. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

D. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

21. Mô hình công nghiệp hoá kiểu Liên Xô (cũ) được bắt đầu từ:

A. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nặng

B. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nhẹ

C. Ưu tiên phát triển công nghiệp dệt may

D. Ưu tiên phát triển công nghiệp dịch vụ

22. Mô hình công nghiệp hoá của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs) được tiến hành theo:

A. Chiến lược phát triển công nghiệp hóa đẩy mạnh nhập khẩu

B. Chiến lược công nghiệp hóa tiệm tiến theo từng bước nhỏ

C. Chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển sản xuất trong nước để thay thế

hàng nhập khẩu

D. Tất cả các đáp án

23. Đảng và Nhà nước ta xác định nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ làm gì là:
A. Phát triển nền kinh tế bao cấp

B. Xây dựng kinh tế tư nhân trở thành thành phần kinh tế chủ đạo

C. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

D. Tất cả các đáp án

24. Đặc điểm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) ở Việt Nam:

A. CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạng, dân chủ,
công

bằng, văn minh"

B. CNH,HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức

C. CNH,HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trong bối cảnh toàn cầu hoá

kinh tế.

D. Tất cả các đáp án

25. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam là để:

A. Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội

B. Phát triển lực lượng sản xuất

C. Tăng cường, củng cố khối liên minh công nhân, nông dân và trí thức, đồng thời nâng cao vai trò lãnh
đạo

của giai cấp công nhân.

D. Tất cả các đáp án.


26. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là gì?

A. Tạo lập những điều kiện có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất- xã hội lạc hậu sang nền sản
xuất- xã hội tiến bộ

B. Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại

C. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất một cách hợp lý, hiệu quả

D. Tất cả đáp án

27. Trong nền kinh tế tri thức:

A. Tri thức là yếu tố quyết định nhất đối với lực lượng sản xuất

B. Tri thức phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

C. Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

D. Tất cả các đáp án


28. Trong nền kinh tế tri thức:

A. Nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hoá

B. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất của nền kinh tế

C. Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

D. Tất cả các đáp án

29. Để Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4,

chúng ta cần phải:

A. Hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo

B. Nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

C. Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của cách mạng 4.0

D. Tất cả các đáp án

30. Chọn đáp án sai: Để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Việt Nam cần
phải?

A. Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả

B. Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất

C. Duy trì kết cấu hạ tầng cũ cho nông nghiệp và nông thôn

D. Thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, phát triển công thương nghiệp vầ dịch vụ cho nông
nghiệp

31. Chọn phương án sai: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cần phải:

A. Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới vào sản xuấy nông nghiệp

B. Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa

C. Giữ nguyên phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống của nhân dân ta

D. Tất cả đáp án

32. Trong hệ thống các cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nào giữ vị trí quan trọng nhât:

A. Cơ cấu kinh tế vùng

B. Cơ cấu kinh tế thành phần

C. Cơ cấu kinh tế ngành

D. Cơ cấu kinh tế thành phần và cơ cấu kinh tế vùng

33. Cơ cấu kinh tế hợp ký, hiện đại, hiệu quả phải đáp ứng được yêu cầu nào?
A. Giữ nguyên phương thức sản xuất truyền thống cũ

B. Tập trung phát triển các nguồn lực trong nước, không chú trọng nguồn lực bên ngoài

C. Cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại

D. Tất cả các đáp án

34. Toàn cầu hóa diễn ra trên nhiều phương diện, trong đó nổi bật nhất là trên lĩnh vực:

A. Kinh tế

B. Chính trị

C. Văn hóa

D. Môi trường

35. Tìm đáp án sai, đặc điểm của toàn cầu hóa kinh tế

A. Làm gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt ra khỏi biên giới quốc gia

B. Tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế

C. Là cơ hội phát triển cho nhiều nước trên thế giới

D. Hoàn toàn mang lại tích cực cho con người

36. Việt Nam gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào năm nào?

A. 1994

B. 1995

C.1996

D.1997

37. Việt Nam tham gia sáng lập diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) vào năm nào?

A. 1994

B. 1995

C.1996

D.1997

38. .Tìm đáp án SAI. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế:

A. Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn.

B. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia.

C. Làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài

D. Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế.
39. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế

A. Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn.

B. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia.

C. Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế.

D. Tất cả các đáp án

40. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế

A. Gia tăng sự cạnh tranh gay gắt, làm cho nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế nước ta gặp khó khăn
trong

phát triển.

B. Làm tăng khoảng cách giàu – nghèo và bất bình đẳng xã hội

C. Làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài

D. Tất cả các đáp án

41. Chọn đáp án đúng nhất: Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực
hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên?

A. Sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế nói chung

B. Cơ sở lĩnh hội, tiếp thu toàn bộ các đặc điểm, giá trị của nền kinh tế quốc tế

C. Yêu cầu các nước khác phải hoàn toàn tuân theo các quy định pháp luật của quốc gia mình mà không
có sự điều chỉnh quy định pháp luật của mình sao cho phù hợp

D. Không đề cao lợi ích của các quốc gia

42. Chọn đáp án đúng nhất, nội dung hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam là?

A. Chuẩn bị và thực hiện các điều kiện, đa dạng các hình thức, mức độ hội nhập kinh tế quốc tế

B. Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế

C. Thực hiện đa dạng các hình thức, mức độ hội nhập

D. Hội nhập bằng mọi giá trên tất cả các lĩnh vực

43. Trong quá trình nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần thấy rõ?

A. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế là tích cực

B. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế là đa chiều, đa phương diện, cả tích cực và tiêu cực

C. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế là tiêu cực

D. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà không ảnh hưởng đến các vấn
đề văn hóa, xã hội khác
44. Trong việc xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập quốc tế, Việt Nam cần chú ý?

A. Chiến lược và lộ trình hội nhập chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh tế

B. Chiến lược và lộ trình hội nhập chủ yếu tập trung vào các yếu tố bên ngoài

C. Chiến lược và lộ trình hội nhập phải phù hợp, hiệu quả, có sự đúc rút kinh nghiệm của các nước khác

D. Chiến lược và lộ trình hội nhập cần dựa trên kinh nghiệm của đất nước là chủ yếu

45. Chọn phương án trả lời sai: Phương hướng nâng cao hiệu quản hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam?

A. Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ cam kết của Việt
Nam trong các liên kết đó

B. Hoàn thiện thể chế kinh tế và pháp luật

C. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế

D. Chỉ tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn

You might also like