You are on page 1of 34

KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

BÀI THI CUỐI KỲ HK21.1A


CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN:

BÀI QUYỀN HEIAN NIDAN

GIẢNG VIÊN: CÔ TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG


MSMH: DC 057DV01
SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ THANH TRƯỜNG
MSSV: 2181647

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 01 năm 2021


CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
--------------------

BÀI THI CUỐI KỲ HK21.1A


CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN:

BÀI QUYỀN HEIAN NIDAN

GIẢNG VIÊN: CÔ TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG


MSMH: DC 057DV01
SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ THANH TRƯỜNG
MSSV: 2181647

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 01 năm 2021

Page 2 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

THỜI GIAN THỰC HIỆN BÀI THI

SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ THANH TRƯỜNG

MSSV: 2181647

LỚP: KARATEDO 1 – THỨ 4 – CA 1

Công việc thực hiện Ngày thực hiện % Hoàn thành

Chuyên đề cá nhân 28/12/2021 100%

Trình diễn bài quyền 02/01/2021 100%

Page 3 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện chuyên đề này, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cám ơn đến giảng
viên Trần Hoàng Yến Phượng. Cô là người đã dẫn dắt tôi suốt từ lớp Karatedo
1. Suốt thời gian dài học tập và được dẫn dắt bởi cô, tôi đã được học tập và rèn
luyện thân thể nâng cao sức khỏe, ngoài ra đó là những kiến thức chuyên sâu
của bộ môn Karatedo. Ngoài ra, khi học tại lớp của cô Phượng tôi không chỉ
học về võ thuật mà cô còn dạy tôi và các bạn nhiều bài học, kỹ năng sống khác.
Đến với lớp, cô như là một cầu nối luôn giúp cho lớp luôn cười vui vẻ quên đi
những mệt nhọc khi học tập và vận động, giúp cho tôi có thêm những người
bạn thân thiết dù học khác ngành và trước đó chưa hề biết đến nhau. Tôi cũng
xin cảm ơn đến đơn vị trường Đại học Hoa Sen vì đã tạo điều kiện cho sự học
tập, phòng tập rộng rãi để tôi và mọi người có thể học và tập luyện một cách
thoải mái nhất.

Page 4 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

MỤC LỤC
THỜI GIAN THỰC HIỆN BÀI THI ............................................................ 3

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 4

MỤC LỤC ........................................................................................................ 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................... 6

TRÍCH YẾU .................................................................................................... 8

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN................................................................. 10

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 11

CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ MÔN VÕ KARATEDO ....................... 16

1. Karatedo là gì ? .................................................................................... 16

2. Lịch sử hình thành ............................................................................... 17

CHƯƠNG II – BÀI QUYỀN HEIAN NIDAN ........................................... 26

KẾT LUẬN .................................................................................................... 34

Page 5 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1: Đứng tại chỗ bước chân trái – phải thành tấn KO (Kokutsu Dachi) . 11

Hình 2: Đứng tại chỗ bước chân trái – phải thành tấn Kiba (Kiba Dachi) ..... 12

Hình 3: Đòn đỡ Gedan – Barai........................................................................ 13

Hình 4: Đòn đỡ Age – Uke ............................................................................. 13

Hình 5: Đòn đỡ Uchi – Uke ............................................................................ 14

Hình 6: Đòn đỡ Soto – Uke ............................................................................. 14

Hình 7: Đòn đỡ Shuto – Uke ........................................................................... 15

Hình 8: Đòn đỡ Motore – Uke ........................................................................ 15

Hình 9: Tổ Funakoshi Gichin Funakoshi Gichin - Người cha hiện thân của
Karate hiện đại ................................................................................................ 18

Hình 10: Trang phục SHOTOKA của nam (bên trái) và nữ (bên phải) ......... 23

Hình 11: Đội hình bài quyền Heian Nidan ..................................................... 26

Hình 12: Bước 1 và 2 của bài quyền số 2 Karate............................................ 27

Hình 13: Bước 5, 6, 7 của bài quyền số 2 ....................................................... 27

Hình 14: Bước 7 đến bước 13 của bài quyền số 2 .......................................... 28

Hình 15: Bước 14, 15, 16 của bài quyền số 2 ................................................. 29

Hình 16: Bước 17, 18 của bài quyền số 2 ....................................................... 29

Hình 17: Bước 18 của bài quyền số 2 ............................................................. 30

Hình 18: Bước 19 của bài quyền số 2 ............................................................. 30

Hình 19: Bước 21 của bài quyền số 2 ............................................................. 31

Hình 20: Bước 23, 24 của bài quyền số 2 ....................................................... 31

Hình 21: Bước 25, 26, 27 của bài quyền số 2 ................................................. 31

Page 6 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

Hình 22: Bước 28, 29, 30 của bài quyền số 2 ................................................. 32

Hình 23: Tư thế cuối cùng khi kết thúc bài quyền số 2 .................................. 32

Hình 24: Phân thế bài quyền số 2 Karate ........................................................ 33

Page 7 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

TRÍCH YẾU
Khi lựa chọn học môn Karatedo này tôi chỉ đơn giản suy nghĩ rằng học để
hoàn thành đủ yêu cầu đào tạo và hoàn thành đúng tiến độ học tập để tốt nghiệp
sớm. Nhưng khi bước vào lớp thì tôi đã bị ấn tượng đầu tiên bởi sự hài hước và
dí dỏm, gần gũi với học sinh của cô Phượng. Nhưng khi học lớp cô Phượng rồi
tôi bắt đầu cảm thấy thích môn võ Karatedo và là tiết học tự do nhất, vì tôi có
thể quan sát xung quanh bởi những tấm cửa sổ kính, không cảm giác bị gò bó
và giam cầm trong bốn bức tường kín. Rồi bắt đầu tôi cảm thấy nôn đến cuối
ngày thứ 4 mỗi tuần để được học lớp Karatedo, nhưng ngày đầu tiên thì tôi cảm
thấy bỡ ngỡ với một giảng viên , đó là cô Phượng. Với cô tôi và các bạn có thể
đùa giỡn và trêu trọc qua lại như những người bạn, có lẽ vì thế mà tôi có thể trò
chuyện thoải mái với cô và hỏi cô một cách mạnh dạn về những điều không
biết về môn Karatedo, khi nghe cô kể về những câu chuyện thời vđv của cô,
cảm giác nó thật ngầu và tôi bắt đầu càng yêu thích hơn môn này, tôi thấy thật
ngưỡng mộ cô. Tôi cũng cảm nhận thấy rằng, khi cô về giảng dạy thì các hoạt
động liên quan của môn Karatedo cũng trở nên sôi nổi và được nhiều bạn sinh
viên hưởng ứng tích cực, CLB Karatedo cũng được thành lập và hoạt động để
mọi người có thể tập luyện và kết nối làm quen với nhau, không chỉ giúp đỡ ở
bộ môn Karatedo mà còn ở cácmôn học khác. Tôi cảm thấy thật may mắn và
đúng đắn khi tham gia lớp học Karatedo này của cô Phượng. Suốt thời gian dài
học tập và được dẫn dắt bởi cô, tôi đã được học tập và rèn luyện thân thể nâng
cao sức khỏe, ngoài ra đó là những kiến thức chuyên sâu của bộ môn Karatedo.
Ngoài ra, khi học tại lớp của cô Phượng tôi không chỉ học vềvõ thuật mà cô
còn dạy tôi và các bạn nhiều bài học, kỹ năng sống khác. Đến với lớp, cô như
là một cầu nối luôn giúp cho lớp luôn cười vui vẻ quên đi những mệt nhọc khi
học tập và vận động, giúp cho tôi có thêm những người bạn thân thiết dù học
khác ngành và trước đó chưa hề biết đến nhau. Tôi cũng xin cảm ơn đến đơn vị
trường Đại học Hoa Sen vì đã tạo điều kiện cho sự học tập, phòng tập rộng rãi

Page 8 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

để tôi và mọi người có thể học và tập luyện một cách thoải mái nhất. và được
dẫn dắt bởi cô, tôi đã được học tập và rèn luyện thân thể nâng cao sức khỏe,
ngoài ra đó là những kiến thức chuyên sâu của bộ môn Karatedo. Ngoài ra, khi
học tại lớp của cô Phượng tôi không chỉ học vềvõ thuật mà cô còn dạy tôi và
các bạn nhiều bài học, kỹ năng sống khác. Đến với lớp, cô như là một cầu nối
luôn giúp cho lớp luôn cười vui vẻ quên đi những mệt nhọc khi học tập và vận
động, giúp cho tôi có thêm những người bạn thân thiết dù học khác ngành và
trước đó chưa hề biết đến nhau. Tôi cũng xin cảm ơn đến đơn vị trường Đại
học Hoa Sen vì đã tạo điều kiện cho sự học tập, phòng tập rộng rãi để tôi và
mọi người có thể học và tập luyện một cách thoải mái nhất.

Page 9 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


······················································································································
······················································································································
······················································································································
······················································································································
······················································································································
······················································································································
······················································································································
······················································································································
······················································································································
······················································································································
······················································································································
······················································································································
······················································································································
······················································································································
······················································································································
······················································································································
······················································································································

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ...... tháng ....... năm 2021

Giảng viên ký tên

Page 10 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu môn học
• Rèn luyện sức khỏe, kỹ năng
• Biết võ thuật phòng thân
• Hoàn thành tiến độ lộ trình học tập
• Nội dung và phương pháp học tập
Nội dung
• Học các bài quyền của karatedo: Heian Shodan
• Các khẩu hiệu nghiêm, chào, chuẩn bị bằng tiếng Nhật
• Tấn Pháp
• Các thể đỡ
• Các đòn đá – đấm
Phương pháp
Đứng tại chỗ tập đấm tay- lắc hông Đứng tại chỗ bước chân phải – trái thánh
tấn Zen Chân trước bước tới, đầu gối cong, thẳng ngay trên đầu mũi chân cái. Chân
sau duỗi thẳng ra, giữ thẳng lưng. Mũi bàn chân trước hơi hướng vào trong. Chân
trước sẽ chịu đựng 60% trọng lượng cơ thể và chân sau là 40 %. Thế tấn này rất vững
chắc giúp các đòn tung ra phát huy hết sức mạnh.

Hình 1: Đứng tại chỗ bước chân trái – phải thành tấn KO (Kokutsu Dachi)

Page 11 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

Phần thân trên giữ thẳng trong tư thế quay nghiêng hoặc hướng ngang với
cặp mắt nhìn thẳng ra trước xuôi theo hướng chân trái đang duỗi thẳng dài ra.
Đầu gối chân sau cong lại. Trọng lượng cơ thể dồn về chân sau. Tư thế này chủ
yếu dùng để phòng thủ hoặc tránh đòn.

Hình 2: Đứng tại chỗ bước chân trái – phải thành tấn Kiba (Kiba Dachi)

Page 12 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

❖ Đứng tại chỗ đưa tay trái phải thành các đòn đỡ, chém:

Hình 3: Đòn đỡ Gedan – Barai

Hình 4: Đòn đỡ Age – Uke

Page 13 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

Hình 5: Đòn đỡ Uchi – Uke

Hình 6: Đòn đỡ Soto – Uke

Page 14 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

Hình 7: Đòn đỡ Shuto – Uke

Hình 8: Đòn đỡ Motore – Uke

Page 15 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ MÔN VÕ


KARATEDO
1. Karatedo là gì ?
Karate hay Karate-Do (Không Thủ Đạo) là một môn võ thuật truyền thống của
vùng Okinawa (Nhật Bản). Karate là nghệ thuật chiến đấu với các đòn đặc trưng như
đấm, đá, cú đánh cùi chỏ, đầu gối và các kỹ thuật đánh bằng bàn tay mở.Trong Karate
còn có các kỹ thuật đấm móc, các kỹ thuật đấm đá liên hoàn, các đòn khóa, chặn, né,
quật ngã và những kỹ thuật đánh vào chỗ hiểm. Để tăng sức mạnh cho các động tác
tấn đỡ, Karate sử dụng kỹ thuật xoay hông hay kỹ thuật kime, để tập trung lực năng
lượng toàn cơ thể vào thời điểm tác động của cú đánh.karate-Do hay Không Thủ Đạo
có bốn nghĩa, cũng là bốn mục đích tập luyện

Một: Kara là không, Té là tay, Do là cách thức. Karate-Do là nghệ thuật rèn
luyện tay chân thành vũ khí chiến đấu.

Hai: Phương pháp rèn luyện của Karate dựa trên các nguyên lý về vật lý, thể lý,
tâm lý nên nó là môn thể thao khoa học và hiện đại; giúp người tập không chỉ khỏe
về thể chất mà còn khỏe về tinh thần (Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể
tráng kiện).

Ba: Do trong Karate-Do còn có nghĩa là đạo đức. Thông qua rèn luyện tay chân,
Karate-Do còn là con đường tu dưỡng phẩm chất, đạo đức. Đạo đức, đó là yêu tổ
quốc, yêu đồng bào, hiếu để với cha mẹ, tình nghĩa với thầy bạn; nhân ái với con
người, thiên nhiên, vạn vật. Phẩm chất, đó là bao dung, cao thượng, đoàn kết, hiếu
hoà, cần mẫn, tự tin, ý chí, dũng cảm. Phong cách, đó là ung dung, trầm tĩnh, đĩnh đạ.

Bốn: Kara là không, Té là tay. Karate là “Bàn-tay-không”, hiểu theo nghĩa trở
về với trạng thái trống không, trạng thái vô ngã; trạng thái của mặt nước hồ thu không
gợn sóng.Con người luôn bị chi phối bởi “thất tình”: hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục (mừng,
giận, thương, ghét, buồn, vui muốn). Chính thất tình đã làm khúc xạ mọi sự mọi vật,
chính thất tình mang lại nỗi khổ niềm đau.

Page 16 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

Karatedo là nghệ thuật giúp người tập làm chủ thất tình để đạt đến trạng thải
rổn rang, thanh lãng, tự tại, tự chủ, vô úy, vô ưu. Tham thiền là một trong những
phương pháp quan trọng của nội dung này.Karate, hay Không Thủ, hay “Bàn-tay-
không”, là mục đích sau cùng của Karate-Do. Nhưng là mục đích chỉ thành tựu thông
qua quá trình thực nghiệm, kiểm nghiệm, và chứng nghiệm. Nói theo ngôn ngữ của
thiền thì “Ai tu nấy chứng”. Bốn ý nghĩa, bốn mục đích, cũng là bốn chặng đường.
Mỗi Karateka cần căn cứ vào đó để biết mình đang ở đâu: sơ đẳng, cao đẳng, hay
thượng đẳng.

2. Lịch sử hình thành

Theo nghiên cứu gần đây, người ta chỉ có thể đưa ra được những giả thiết về
nguồn gốc của Karate là do tập đoàn người Hoa từ Phúc Kiến di cư theo con đường
thương mại tới Okinawa và định cư tại thôn Kuninda ở Naha. Họ bắt đầu truyền các
môn võ thuật Trung Quốc tại đây. Về sau, người dân địa phương kết hợp những kỹ
thuật, đòn thế tinh hoa của các môn võ Trung Hoa cùng các điệu múa dân gian của
vùng Okinawa tạo nên phương thức chiến đấu nhằm chống lại ách đô hộ hà khắc mà
giới cai trị Nhật Bản áp đặt lên dân bản xứ bấy giờ.Tuy nhiên, xuất xứ chính xác của
môn võ này còn chưa được xác định, bởi không tìm được thư tịch cổ nào ghi chép về
môn võ này. Ngày nay, môn Karate được phát triển khá mạnh trên toàn thế giới và
được chia ra rất nhiều nhánh hệ phái khác nhau như: Shotokan Ryu, Shito Ryu, Shorin
Ryu, Wado Ryu, Goju Ryu, Kyokushinkai,… Tuy nhiên, hiện tại chỉ có 4 hệ phái
được chính thức sát lập vào hệ thống Karate trên toàn thế giới đó là: Shotokan Ryu,
Shito Ryu, Wado Ryu và Goju Ryu.

Page 17 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

Sơ lược về sáng tổ Funakoshi Gichin Funakoshi Gichin sinh ngày 10-11-1868


và mất ngày 26-4-1957 tại Shuri thuộc Okinawa, là người sáng lập ra hệ phái Karate
Shotokan và được coi như người cha hiện thân của Karate hiện đại.

Hình 9: Tổ Funakoshi Gichin Funakoshi Gichin - Người cha hiện thân của Karate
hiện đại

Thuở thiếu thời, Funakoshi đã tỏ ra là một người có năng khiếu về võ học, ông
đã được học rất nhiều môn võ truyền thống và đều tỏ ra là một học trò xuất sắc. Người
được coi là người thầy đầu tiên dẫn dắt ông trên con đường Karate đó là võ sư Anko
Azato, một bật thầy về Karate và Kendo cổ xưa.

• Năm 1902, ông chính thức thành lập hệ phái Shotokan và phát triển rộng khắp
Okinawa.
• Năm 1922, Shotokan chính thức được đưa vào Nhật và thu hút rất nhiều người
tập luyện.
• Năm 1936, Đạo đường của Shotokan được chính thức dựng lên tại Tokyo.

Ngày nay, Shotokan đã phát triển rộng khắp trên Thế giới và được coi là hệ phái
hùng mạnh nhất trong các hệ phái của Karate.

❖ Tên gọi Karatedo có ý nghĩa:

Trước đây, khi mới chỉ giới hạn ở Okinawa, môn võ này được gọi là Totei theo
ngôn ngữ ở đây, và được viết là 唐手 (tangsho, Đường thủ, tức các môn võ thuật có

gốc từ Trung Hoa). Vào thời kỳ Minh Trị, môn võ này bắt đầu được truyền vào lãnh

Page 18 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

thổ chính của Nhật Bản, thì chữ 唐手 được phát âm theo tiếng Nhật là Karate và giữ

nguyên cách viết này. Tuy nhiên, do 唐手 thường bị hiểu không đúng là "võ Trung

Quốc", cộng thêm việc môn võ này thường chỉ dùng tay không để chiến đấu, nên
người Nhật bắt đầu từ thay thế chữ 唐 bằng một chữ khác có cùng cách phát âm và

mang nghĩa "KHÔNG", đó là 空. Tên gọi Karate và cách viết 空手 bắt đầu như vậy

từ thập niên 1960. Giống như nhiều môn khác ở Nhật Bản (Trà đạo, Thư đạo, Cung
đạo, Kiếm đạo, Côn đạo, Hoa đạo...), Karate được gắn thêm vĩ tố "Đạo", phát âm
trong tiếng Nhật là "do" (viết là 道). Vì thế, có tên Karate-do. Đa phần người tập

Karate đều hướng tới chữ "do" này muốn học trò của mình có đạo đức nhân cách.

❖ Phương pháp luyện tập:

Việc tập luyện Karate hiện đại được chia làm ba phần chính: Kỹ thuật cơ bản
("Kihon" theo tiếng Nhật), Quyền ("Kata") và tập luyện giao đấu ("Kumite") Kỹ thuật
cơ bản (Kihon) (基本) được tập luyện từ các kỹ thuật cơ bản (kỹ thuật đấm, động tác

chân, các thế tấn), thân pháp, nhãn pháp, hơi thở trong từng kĩ thuật của môn võ. Đây
là thể hiện "mặt chung" của môn võ mà phần lớn mọi người thừa hận, ví dụ những
bước thực hành đòn đấm.

Kata (型) nghĩa là "bài quyền" hay "khuôn mẫu" "bài hình", tuy nhiên nó không

phải là các động tác múa. Các bài kata chính là các bài mẫu vận động và chiêu thức
thể hiện các nguyên lý chiến đấu trong thực tế. Kata có thể là chuỗi các hành động cố
định hoặc di chuyển nhằm vào các kiểu tấn công và phòng thủ khác nhau. Mục đích
của kata là hệ thống hóa lại các đòn thế cho dễ nhớ dễ thuộc và những bài kata đi từ
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp tùy theo trình độ của môn sinh, mỗi hệ phái
Karatedo lại có một kĩ thuật khác nhau vì thế mà trong luật thi đấu của liên đoàn
Karate thế giới phải tuân theo kĩ thuật của 4 hệ phái lớn.

❖ Các lưu phái của Karatedo:

Karate có nhiều lưu phái. Giữa các lưu phái có sự khác nhau ít nhiều về bài
quyền, phương pháp huấn luyện, quy cách thi đấu. Trước hết, Karate chia thành
Karatedo truyền thống và Full Contact Karatedo.

Page 19 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

❖ Karate truyền thống:

Karate truyền thống theo nghĩa hẹp gồm các lưu phái tuân theo quy tắc sundome
(寸止め). Quy tắc sundome tức là chấp hành cách đánh khi thi đấu phải giữ cự ly

nhất định của đòn đánh vào đối phương hoặc giữ sức mạnh đòn đánh ở mức độ nhất
định. Karate truyền thống theo nghĩa rộng chỉ tất cả các lưu phái, tổ chức tham gia
Liên minh Karatedo Toàn Nhật Bản (trong nước Nhật) và Liên minh Karatedo Thế
giới (quốc tế).

❖ Karate truyền thống có một số đặc trưng sau:


• Coi trọng lễ tiết, triết học
• Các bài quyền (kata) theo lối cổ điển • Phương pháp luyện tập sử dụng
nhiều phương pháp từ xưa để lại
• Ít tổ chức thi đấu • Sử dụng chế độ phong đẳng cấp dựa vào số lượng bài
quyền và động tác cơ bản luyện tập được. Thời gian phong đẳng cấp khác
nhau giữa các lưu phái, song nhìn chung đều lâu.
❖ Karate truyền thống gồm các nhóm lưu phái sau:
• Karate cổ truyền: Đây là các lưu phái Karate không bị thể thao hóa hay hình
thức hóa. Các lưu phái này coi trọng các kỹ thuật chiến đấu và luyện tập như
nguồn gốc ở Okinawa. Đó là các hệ phái Kojou-ryū (hoặc Kogusuku-ryū theo
phương ngôn Okinawa), Honbu-ryū, Shintō-ryū, v.v…
• Karate truyền thống theo nghĩa hẹp gồm các lưu phái đi theo dòng Karate thể
thao hóa nhưng áp dụng quy tắc sundome, bao gồm bốn hệ pháichính là
Gōjyuryū, Shōtōkan-ryū, Wadō-ryū, Shitō-ryū
• Karate Okinawa: Các lưu phái Karate có cơ sở chính ở Okinawa như Okinawa
Gōjyu-ryū, Shōrin-ryū (Tiểu Lâm Lưu), Shōrin-ryū (Thiếu Lâm Lưu),
Shōrinjiryū (Thiếu Lâm Tự Lưu), Gensei-ryū, Hojo-ryū, Isshin-ryū, Makiwara,
Ryu-te, Ryuei-ryū, Shuri-ryū, Shōei-ryū, v.v…
• Karate hiện đại: Chủ yếu phục vụ cho thi đấu thể thao gồm 2 phần KATA và
KUMITE Về KATA (biểu diễn quyền) trong hơn 100 hệ phái của Karate thì
có 8 bài quyền bắt buộc của 4 hệ phái chính được đưa vào sử dụng, đó là các
hệ phái: GOJU-RYU, WADORYU, SHOTOKAN, SHITO-RYU. Cụ thể 8 bài

Page 20 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

quyền bắt buộc của 4 hệ phái chính như sau: Goju: (2 bài: Seipai và Saifa)
Shotokan: (2 bài: Jion và Kankudai) Shito: (2 bài: Bassaidai và Seienchin)
Wado: (2 bài: Seishan và Chinto)
❖ Ngoài 8 bài quyền bắt buộc 4 hệ phái này còn có các bài quyền tự chọn
như sau:

GOJU-RYU có 10 bài, WADO-RYU có 10 bài,SHOTOKAN 21 bài, SHITO-


RYU có 43 bài.

Đai Karatedo

Thứ nhất, chúng ta cần phân biệt giữa Cấp – Đai – Đẳng. Chúng ta hay thường
lẫn lộn giữa thi lên cấp, thi lên đai, thi lên đẳng. Nhất là với những người mới, hoặc
chưa từng tập luyện Karate.

Hệ thống Cấp (Tiếng Nhật là Kyuu) Trong Karatedo, chúng ta có 10 cấp (kyuu).
Cao nhất là cấp 1 và thấp nhất là cấp 10 (Người mới bắt đầu tập).

Để dễ dàng nhận biết, người ta thường phân màu đai cho từng cấp, tuy nhiên có
1 số màu đai dùng chung cho 2-3 cấp.

Chú ý là hệ thống Cấp này không thay đổi và không bị lẫn lộn như hệ thống Đai.
Hãy hỏi cấp của người tập để biết được cấp độ hiện tại của họ, màu đai chỉ là tương
đối.

Hệ thống Đai

Màu Đai sẽ giúp người ngoài dễ dàng biết được cấp độ hiện tại của người tập. Tuy
nhiên Đai lại là thứ hay bị lẫn lộn nhất và gây thắc mắc nhất cho những người mới.
Tùy từng hệ phái, võ đường hay địa phương mà hệ thống màu đai có chút khác biệt.

Sau đây mình xin liệt kê hệ thống màu đai của Karate phổ biết nhất tại Việt Nam
tương ứng với các cấp.

Ngoài ra mỗi màu đai sẽ có các ý nghĩa khác nhau. Để tìm hiểu ý nghĩa của từng màu
đai, xin ấn vào link của từng màu bên dưới.

Chú ý là Đai Đen sẽ ko thể hiện Cấp nữa mà thể hiện Đẳng

✓ Đai Trắng (White) – Dùng cho cấp 10 & cấp 9

Page 21 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

✓ Đai Vàng (Yellow) – Dùng cho cấp 8


✓ Đai Xanh da trời nhạt (Light Blue) – Dùng cho cấp 7
✓ Đai Xanh lá (Green) – Dùng cho cấp 6
✓ Đai Xanh da trời đậm (Dark Blue) – Dùng cho cấp 5 & cấp 4
✓ Đai Nâu (Brown) – Dùng cho cấp 3,2,1
Hệ thống Đẳng

Khi hết Cấp, chúng ta sẽ được thi lên Đẳng. Giống như học hết lớp 12, bạn sẽ
được thi lên Đại học. Và nếu thi đỗ, bạn sẽ được cấp Đai Đen (Huyền đai hay Black
Belt). Đai Đen thể hiện Đẳng, vì thế đừng bao giờ hỏi rằng Đai Đen là cấp mấy. Cũng
giống như đừng bao giờ hỏi học Đại học là học lớp mấy?

Có 10 Đẳng và cao nhất là 10 Đẳng và thấp nhất là 1 Đẳng (Shodan). Và tất


nhiên bạn phải nỗ lực tập luyện để có thể được thăng Đẳng. Sẽ mất rất nhiều thời gian
và cần sự kiên trì tuyệt đối.

✓ Đai Đen nhất Đẳng


✓ Đai Đen Nhị Đẳng
✓ Đai Đen Tam Đẳng
✓ Đai Đen Tứ Đẳng
✓ Đai Đen Ngũ Đẳng
✓ Đai Đen Lục Đẳng
✓ Đai Đen Thất Đẳng
✓ Đai Đen Bát Đẳng
✓ Đai Đen Cửu Đẳng
✓ Đai Đen Thập Đẳng
Trang phục

Page 22 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

Nguyên thủy, người luyện tập và đấu Karate để mình trần và mặc khố fundoshi.
Ngày nay, người luyện tập Karate mặc áo màu trắng là học theo áo của môn Judo.
Karate truyền thống thường mặc áo mà tay áo dài đến cổ tay, ống quần cũng dài đến
cổ chân. Trong khi đó, Full Contact Karate mặc áo quần có ống tay áo ngắn hơn và
ống quần dài hơn.

Hình 10: Trang phục SHOTOKA của nam (bên trái) và nữ (bên phải)

Các điều luật


Năm điều huấn thị của võ sư Funakoshi, Võ sư Funakoshi Gichin (tiếng Nhật:
船越 義珍) (1868-1957) đưa ra năm điều huấn đối với người luyện Karate chi phái

Shotokan để rèn luyện đạo đức.

− Nỗ lực hoàn thiện nhân cách, tiếng Nhật: ―、人格完成に努ろこと, phiên âm:

Hitotsu, jinkaku kansei ni tsutomuru koto.


− Luôn luôn chân thành, tiếng Nhật: ―、誠の道を守ること, phiên âm: Hitotsu,

makoto no michi wo mamoru koto.

Page 23 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

− Nuôi dưỡng tinh thần nỗ lực, tiếng Nhật: ―、努力の精神を養うこと, phiên

âm: Hitotsu, doryoku no seishin wo yashinau koto.


− Trọng lễ nghĩa, tiếng Nhật: ―、礼儀を重んずること, phiên âm: Hitotsu, reigi

wo omonzuru koto.
− Kiềm chế các hành vi nóng nảy, tiếng Nhật: ―、血気の勇を戒むる, phiên âm:

Hitotsu, kekki no yu wo imashimuru koto.

Hai mươi điều về Karate của sư tổ Funakoshi


− Đừng quên Karate bắt đầu bằng Lễ, kết thúc cũng bằng Lễ.
− Karate không nên ra đòn trước.
− Karate phải giữ nghĩa.
− Trước tiên phải biết mình rồi mới đến biết người.
− Kỹ thuật không bằng tâm thuật
− Cần để tâm thoải mái.
− Khinh suất tất gặp rắc rối.
− Đừng chỉ có lúc nào ở võ đường mới nghĩ về Karate.
− Rèn luyện Karate cả đời không nghỉ.
− Biến mọi thứ thành Karate, như thế sẽ nắm được sự tuyệt vời của nó.
− Karate giống như nước nóng, nếu ngừng hâm nóng thì sẽ nguội lạnh.
− Đừng nghĩ thắng, hãy nghĩ đừng bại.
− Chuyển hóa bản thân tùy theo đối phương.
− Kết quả cuộc đấu phụ thuộc vào khả năng kiểm soát.
− Hãy nghĩ chân tay người cũng là kiếm.
− Hễ ra khỏi nhà là có cả triệu địch thủ.
− Người mới tập có thể còn gượng gạo, nhưng về sau phải thật tự nhiên.
− Phải tập kata thật chuẩn, nhưng nhớ là thực chiến sẽ khác đi.
− Nhớ kiểm soát độ mạnh yếu của lực, độ linh hoạt của cơ thể, độ nhanh
chậm của đòn thế.
− Luôn chín chắn khi dùng võ.

Page 24 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

Du nhập vào Việt Nam:

Võ sư Hồ Cẩm Ngạc là người Việt đầu tiên đem những phái võ Nhật Bản gồm
có nhu đạo, Karate, kendo và aikido về Sài Gòn, Việt Nam năm 1947. Trong khi đó
ở Huế có Suzuki Choji, một viên sĩ quan trong Quân đội Đế quốc Nhật Bản, sau Đệ
nhị Thế chiến chọn ở lại Việt Nam, định cư ở Huế và mở võ đường, lúc đầu dạy Judo,
đến năm 1963 thì chuyển sang dạy Karate. Địa điểm võ đường là số 8 đường Võ Tánh.

Page 25 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

CHƯƠNG II – BÀI QUYỀN HEIAN


NIDAN
Bài quyền số 2 Karate hay Heian Nidan là một Shorin Kata chứa 26 động tác
(waza) với 2 điểm Kiai. Đây là bài Kata thứ hai bạn học khi tham gia Shotokan Karate
khi bạn là đai vàng. Trong tiếng Nhật, Heian (平安) có nghĩa là ”tâm trí bình yên” và

Nidan có nghĩa là ”cấp độ thứ hai“.

Thuộc thể loại Shorin, bài quyền số 2 Karatedo này tập trung vào sự linh hoạt,
mềm mại và chậm rãi với các chuyển động nhanh, sắc nét. Là tương đối mới với võ
thuật, hầu hết mọi người sẽ chưa phát triển nhiều sức mạnh. Heian Nidan tận dụng
thực tế này và giúp bạn phát triển các động tác nhanh, đây sẽ là nền tảng cho sức
mạnh và sức mạnh sau này.

Giống như bài quyền số 1 Karate (Heian Shodan), Heian Nidan là hậu duệ trực
tiếp của Kanku Dai. Ngay cả những người mới bắt đầu cũng có thể thấy hai điểm
trùng lặp: đòn đá đồng thời và đòn đấm lưng, và hai chuỗi khối bằng tay dao và đòn
tay bằng giáo, cũng như các cách khác ít rõ ràng hơn.

Hình 11: Đội hình bài quyền Heian Nidan


Page 26 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

Thực hiện chi tiết bài quyền số 2 Karatedo Yoi-Dachi, Heian Nidan:

Hình 12: Bước 1 và 2 của bài quyền số 2 Karate

Đầu tiên phải đứng tư thế tấn cho bài quyền trước khi thực hiện các bước.

Bước 1: Bước chân trái ngang ra phía trái thành tấn sau (Kokutsu), tay đỡ dọc thượng
đẳng (Jodan Tate Uke), tay phải thủ thượng đẳng (Jodan Kamae).

Hình 13: Bước 5, 6, 7 của bài quyền số 2

Bước 2: Tay trái đỡ từ ngoài vào trong (Soto Uke), tay phải đánh búa (Kentsui) từ
thượng đẳng xuống trung đẳng.

Bước 3: Tay trái đánh tiếp trung đẳng bằng cạnh nắm đấm (Kentsui Uchi), tay phải
rút về hông phải.

Bước 4: Quay và nhìn về phía trái với tấn sau, hai tay rút về hông trái.
Page 27 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

Bước 5: Lặp ngược giống kỹ thuật (2).

Bước 6: Lặp ngược lại giống kỹ thuật (3). Rút chân phải về phía chân trái 1 khoảng,
2 tay rút về hông trái và nhìn mặt về phía phải.

Bước 7: Rút chân phải lên thành hạc tấn (Tsuruashi).

Bước 8: Đá tông ngang phải (Yoko Geri Kekomi)

Hình 14: Bước 7 đến bước 13 của bài quyền số 2

Bước 9: Sau khi đá, hạ chân đá xuống phía sau thành tấn sau, đỡ trung đẳng cạnh bàn
tay.

Bước 10: Bước chân phải tới, lặp ngược lại và giống kỹ thuật (9).

Bước 11: Bước chân trái tớim lặp lại giống kỹ thuật (9).

Bước 12: Đỡ ép tay trái (Osae Uke).

Page 28 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

Bước 13: Chân phải bước tới thành tấn trước (Zenkutsu), tay phải xỉa dọc (Nukite
Tate Uchi). Hét Kiai!

Hình 15: Bước 14, 15, 16 của bài quyền số 2

Bước 14: Quay 90 độ trên chân phải ngược chiều kim đồng hồ thành tấn sau
(Kokutsu), tay trái đỡ trung đẳng cạnh bàn tay.

Bước 15: Chân phải bước tới về phía phải 45 độ thành tấn sau, tay phải đỡ trung đẳng
cạnh bàn tay.

Bước 16: Quay 135 độ trên chân trái theo chiều kim đồng hồ. Lặp ngược lại và giống
kỹ thuật (14).

Hình 16: Bước 17, 18 của bài quyền số 2

Bước 17: Bước chân trái tới về phía 45 độ. Lặp ngược lại và giống kỹ thuật (15).
Quay 45 độ trên chân phải ngược chiều kim đồng hồ thành tấn trước (Zenkutsu), tay
phải đỡ vòng từ trong hạ đẳng (Gedan Uchi Barai).
Page 29 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

Hình 17: Bước 18 của bài quyền số 2

Bước 18: Tay phải tiếp tục gạt vòng lên từ trong ra ngoài tầm trung đẳng (Chudan
Uchi Uke) với tư thế (Hanmi). Kỹ thuật (18) diễn đạt một cách liên tục.

Hình 18: Bước 19 của bài quyền số 2

Bước 19: Chân phải đá tống trước (Mae Geri Kekomi).

Bước 20: Hạ chân đá xuống về phía trước thành tấn trước (Zenkutsu), tay trái đấm
trung đẳng (Chudan Zuki).

Page 30 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

Hình 19: Bước 21 của bài quyền số 2

Bước 21: Giữ nguyên tấn trước, tay trái đỡ trung đẳng thao tác giống kỹ thuật (18).

Bước 22: Chân trái đá tống trước (Mae Geri Kekomi).

Hình 20: Bước 23, 24 của bài quyền số 2

Bước 23: Hạ chân đá xuống về phía trước. Lặp ngược lại và giống kỹ thuật (20).

Bước 24: Bước chân phải tới thành tấn trước (Zenkutsu), tay phải đỡ tiếp lực (Morotr
Uke).

Hình 21: Bước 25, 26, 27 của bài quyền số 2

Page 31 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

Bước 25: Quay 90 độ trên chân phải ngược chiều kim đồng hồ thành tấn trước
(Zenkutsu), đỡ hạ đẳng trái (Gedan Barai).

Bước 26: Giữ nguyên tu thế, tay trái đỡ thượng đẳng bằng cạnh bàn tay (Jodan Shuto
Age Uke).

Hình 22: Bước 28, 29, 30 của bài quyền số 2

Bước 27: Bước chân phải tới về phía trái 45 độ thành tấn trước, tay phải đỡ thượng
đẳng (Jodan Age Uke).

Hình 23: Tư thế cuối cùng khi kết thúc bài quyền số 2

Page 32 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

Phân thế bài quyền karate số 2


https://www.youtube.com/watch?v=raAQ_P3xIXc

Hình 24: Phân thế bài quyền số 2 Karate

Page 33 of 34
CHUYÊN ĐỀ CÁ NHÂN KARATEDO 1 GV: TRẦN HOÀNG YẾN PHƯỢNG

KẾT LUẬN
Qua môn học này giúp em hiểu rõ hơn về võ thuật. Luôn điềm tĩnh và kiểm soát
khi sử dụng võ. Ngoài ra, còn giúp em tập luyện đức tính nhẫn nại và kiên trì trong
cuộc sống như khi tập luyện từng động tác và kỹ thuật.

Page 34 of 34

You might also like