You are on page 1of 190

3

Nguyễn Phùng Phong

(Tái bản lần thứ năm)

4
5
LỜI GIỚI THIỆU CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM

Năm 2014, VietKings phối hợp với Trung tâm Bimemo tổ chức
Chương trình huấn luyện trí nhớ, não bộ và cơ thể với sự hướng dẫn
của Kỷ lục gia Thế giới - Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury, trở thành
một trong những khóa đào tạo đầu tiên lúc bấy giờ trong hành
trình mang Siêu Trí nhớ về Việt Nam. Dự án Siêu Trí nhớ Việt Nam
ngay sau đó được VietKings triển khai và giao nhiệm vụ cho Kỷ lục
gia Siêu Trí nhớ Thế giới Nguyễn Phùng Phong cùng Tổ chức Trí nhớ
Việt Nam thực hiện, với sứ mệnh “Mang tinh hoa Việt Nam ra thế
giới – Mang tinh hoa thế giới về Việt Nam”.
Vấn đề được đặt ra cho dự án là: Làm sao để bộ môn Siêu Trí
nhớ không chỉ dành cho các cao thủ luyện ghi nhớ những dãy số
dài 300 hay 500 số mà có thể ứng dụng được rộng rãi nhất, phục vụ
tốt nhất cho học sinh Việt Nam, giúp các em giảm tải được áp lực
học tập? Làm sao để Siêu Trí nhớ thực sự trở thành con đường, trở
thành bí kíp phục vụ cho số đông, phục vụ cho xã hội, nhất là thế
hệ trẻ - những mầm non tương lai của đất nước sẽ trở thành một
thế hệ tinh hoa? Đó mới là mục tiêu cuối cùng.
Đáp lại sự kỳ vọng và tin tưởng của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam,
Nguyễn Phùng Phong bằng chính tài năng và tâm huyết của mình
đã nỗ lực từng ngày trong 6 năm qua để biến Siêu Trí nhớ thành
một dự án học đường đầy ý nghĩa và mang tính ứng dụng cao.
Hoài bão và cách sắp xếp khoa học để đạt được những mục tiêu
đã đặt ra; sự nỗ lực vượt bậc cùng trái tim đầy nhiệt huyết của
Phong đã từng bước đưa dự án đi vào thực tiễn, nhiều học sinh Việt
Nam đã được tiếp xúc và học tập bộ môn Siêu Trí nhớ, kích hoạt tư
duy nhạy bén và sự sáng tạo, giảm tải những áp lực trong học tập
cho các em.
Từ một hành trình rèn luyện mang tính cá nhân để trở thành Kỷ
lục gia Việt Nam và Kỷ lục gia Siêu Trí nhớ Thế giới đầu tiên của Việt
Nam, Nguyễn Phùng Phong đã chắp thêm đôi cánh và sức mạnh
cho nhiều Kỷ lục gia nhí ở Việt Nam trong lĩnh vực mới mẻ này.

6
Cũng từ đó, những dự án mang tầm quốc gia được thai nghén
và triển khai. Phải kể đến là Cuộc thi về Siêu Trí nhớ lần đầu tiên
được tổ chức tại Việt Nam với quy mô lớn vào năm 2019; hay sự có
mặt liên tục của các tuyển thủ Việt Nam ở các giải Siêu Trí nhớ khu
vực châu Á và Thế giới trong thời gian qua.
Năm 2021, với dự án “Siêu Trí nhớ học đường”, một công trình xuất
bản đầy ý nghĩa của Nguyễn Phùng Phong ra mắt. Đó là thành quả
của 6 năm trải nghiệm thực tế, nghiên cứu, đúc kết những phương
pháp, kỹ thuật ghi nhớ kiến thức trong học đường, để có thể giúp
các em học sinh áp dụng được ở tất cả các môn học, từ Toán, Lý,
Hóa đến Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… nhẹ nhàng, đơn giản và hiệu quả
nhất. Với công trình xuất bản này, trăn trở của cả Nguyễn Phùng
Phong và VietKings trong thời gian qua là Siêu Trí nhớ không chỉ dành
cho ít người học tập, rèn luyện mà thực sự trở thành những bí kíp và
phương pháp mang tính ứng dụng cao, giúp việc ghi nhớ hiệu quả
đối với tất cả học sinh Việt Nam, với tất cả các môn học trong học
đường đã được hiện thực. Đặc biệt cuốn sách “Siêu Trí nhớ học
đường” sẽ được gửi tặng miễn phí cho các học sinh khó khăn trên
khắp cả nước biết cách ghi chép thông minh, thuộc bài ngay tại
lớp, có thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi, vui chơi.

Chúng tôi tin tưởng rằng, với cuốn sách này các em sẽ có
được những phương pháp học tập, ghi nhớ hiệu quả nhất để
áp dụng trong môi trường học đường, góp phần khai phá,
kích hoạt những tiềm năng thiên tài trong các em, trở thành
tiền đề để hình thành nên một thế hệ trẻ tinh hoa cho đất
nước Việt Nam. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trân trọng giới thiệu
đến độc giả, đặc biệt là các vị phụ huynh và các em học
sinh ấn phẩm đặc biệt mang tên “Siêu Trí nhớ học đường”
của Kỷ lục gia Siêu Trí nhớ Thế giới Nguyễn Phùng Phong!

LÊ TRẦN TRƯỜNG AN
Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam
Tổng Giám đốc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings)

7
“Con người ta có 3 cái quý giá nhất: Một
là sức khỏe, hai là trí tuệ, ba là văn hóa. Khi
có sức khỏe thì chúng ta mới có nhiều ước
mơ, trong đó có ước mơ về trí nhớ và trí tuệ.
Vậy nên, hôm nay chúng ta tôn vinh trí nhớ
và trí tuệ là tôn vinh giá trị văn hóa cao đẹp
của dân tộc ta, của nhân loại và của tương
lai.
Về sự ra đời của dự án Siêu Trí nhớ học
đường, tôi rất đồng tình thế này: Chúng ta
phải làm cái này thật quyết liệt và thật tâm
huyết, để người Việt Nam chúng ta thông
minh hơn. Vì thế, tôi rất vinh dự nhận lời làm
cố vấn cho chương trình này. Tôi hy vọng sự
thành công của dự án đem đến cho các
em học sinh một phương pháp học tập
mang tính đột phá và hiệu quả. Xin chúc
mừng Kỷ lục gia Nguyễn Phùng Phong và
tất cả mọi người”.

TIẾN SĨ LÊ DOÃN HỢP


Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

8
thư chúc mừng

Mr. Biswaroop Roy Chowdhury


Mr. Biswaroop Roy Chowdhury
TỔNG GIÁM ĐỐC TỔ CHỨC KỶ LỤC ẤN ĐỘ

Xin chào, tôi là Tiến sĩ – Bác sĩ Biswaroop Roy Chowdhury từ Ấn Độ.

Tôi xin chúc mừng Kỷ lục gia Thế giới Nguyễn Phùng Phong.
Anh ấy là một học trò xuất sắc mà tôi từng có. Và bây giờ, anh đang
làm một công việc tuyệt vời, đó chính là triển khai chương trình Siêu Trí
nhớ học đường ở Việt Nam.

Tôi chúc anh những điều tốt đẹp nhất vì những giá trị tốt đẹp mà
anh và các cộng sự mang đến cho cộng đồng.

Mr. Dominic O’Brien


8 LẦN VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI VỀ TRÍ NHỚ

CHỦ TỊCH SIÊU TRÍ NHỚ CHÂU ÂU

Chào mọi người, tôi là Dominic O’Brien


Năm 2008, tôi đã đồng sáng lập giải Vô địch Siêu Trí nhớ học đường
tại Anh. Chính vì vậy mà tôi rất lấy làm vinh dự để thông báo và chúc
mừng thầy Nguyễn Phùng Phong cùng các cộng sự trong dịp ra mắt
dự án mới giảng dạy các kỹ thuật Siêu Trí nhớ đến học sinh.
Quan trọng là các em hãy học các kỹ thuật Siêu Trí nhớ để giúp
việc học được hiệu quả và làm tốt các bài kiểm tra. Nhưng không chỉ
là thành công trong việc học tập mà còn là để thành công trong cả
cuộc sống.
Một lần nữa, chúc mừng thầy Nguyễn Phùng Phong và cộng sự.
Tôi mong cơ hội gặp lại các bạn trong thời gian tới.

9
ư ớ c m ơc ủ a t á c g i ả
Đam mê lớn nhất của tôi chính là tạo ra những khóa học giúp cho
những học trò của mình biết và vận dụng những phương pháp học
tập tốt nhất, hiệu quả nhất, biết cách cư xử để trở thành một người
thành đạt, có ích cho xã hội.
Tất cả những khát khao này, phần lớn đã bắt nguồn từ con trai tôi
cách đây nhiều năm trước, tôi nhìn thấy đứa con nhỏ bé của mình
học hành vô cùng vất vả.
Tôi nhớ ngày mình còn bé, mình học không cực đến như thế. Mình
vừa học vừa chơi và không có những áp lực như con của mình đang
trải qua và tôi cảm thấy con mình thật là tội nghiệp.
Cứ mỗi buổi sáng, con tôi đi học đều phải đem một chiếc ba lô
rất to. Với vai trò là người cha, tôi đã không thể quyết được việc bỏ
gì trong ba lô đi học của con mình do thời khóa biểu nhà trường đã
quy định, nhưng tôi hoàn toàn được quyền gắn vào chiếc cặp của
con tôi 4 cái bánh xe để con tôi có thể kéo chiếc cặp đi nhẹ nhàng
hơn. Các phương pháp học tập trong Siêu Trí nhớ học đường chính
là 4 cái bánh xe đó.
Siêu Trí nhớ học đường là chương trình đúc kết một hành trình học
tập, nghiên cứu những phương pháp học tập từ những người thầy
nổi tiếng trên thế giới như: Tony Buzan, Dominic O'brien, Biswaroop,
Eran Katz... chính những phương pháp này đã giúp tôi chinh phục
thành công các Kỷ lục Siêu Trí nhớ Việt Nam, Kỷ lục Siêu Trí nhớ thế
giới, giúp con tôi học nhẹ nhàng và giúp các học trò của mình tham
dự và tỏa sáng tại các cuộc thi Siêu Trí tuệ, Siêu tài năng nhí, Siêu Trí
nhớ trong nước và thế giới.
Bên cạnh đó, với những học sinh không có nguyện vọng thi đấu
thì bằng những phương pháp này, tôi đã giúp cho hàng ngàn học
sinh trong nước và con em người Việt tại hải ngoại sở hữu cách học
tập nhẹ nhàng, vui vẻ, biết cách ghi chép thông minh thuộc bài tại
lớp, tiết kiệm thời gian học bài ở nhà để có thể vui chơi, trải nghiệm
những năm tháng tuyệt vời của tuổi học trò.
Bây giờ thì đến phiên bạn rồi đó! Hãy nhanh chóng sở hữu những
phương pháp này để việc học trở nên đơn giản, nhẹ nhàng hơn nhé!

10
Ụ Ụ
LỜI MỞ ĐẦU

M
M Ụ C
C L
L ỤCC
mở
mở đầu
đầu
LỜI GIỚI THIỆU CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM
LÊ TRẦN TRƯỜNG AN 6

Ý KIẾN CHUYÊN GIA


TIẾN SĨ LÊ DOÃN HỢP 8

THƯ CHÚC MỪNG CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC


TỔ CHỨC KỶ LỤC ẤN ĐỘ
BISWAROOP ROY CHOWDHURY 9

THƯ CHÚC MỪNG CỦA CHỦ TỊCH


SIÊU TRÍ NHỚ CHÂU ÂU
DOMINIC O’BRIEN 9

ƯỚC MƠ CỦA TÁC GIẢ 10

PHẦN I
QUY TRÌNH HỌC thông minh
CHƯƠNG 1: 06 bước chuẩn bị bài ở nhà 14
CHƯƠNG 2: 03 việc nên làm khi ở trường 20
CHƯƠNG 3: 04 việc cần làm khi đi học về 22

PHẦN II
CHUYỂN DỮ LIỆU THÀNH HÌNH ẢNH
CHƯƠNG 4: Tại sao phải chuyển dữ liệu thành 24
hình ảnh?
CHƯƠNG 5: Chuyển 26 chữ cái từ A - Z thành hình ảnh 29
CHƯƠNG 6: Chuyển những con số thành hình ảnh 41
CHƯƠNG 7: Chuyển các ký hiệu thành hình ảnh 62
CHƯƠNG 8: Chuyển các từ khóa thành hình ảnh 68

11
PHẦN III
phương pháp siêu trí nhớ
ngớ
CHƯƠNG 9: Phương pháp liên tưởng và kết nối 72
Ứng dụng: Từ vựng ngoại ngữ 72
CHƯƠNG 10: Phương pháp điền vào chỗ trống 79
Ứng dụng: Nhớ những dữ liệu gồm các chữ cái theo thứ tự 79
khó nhớ như cách nhớ dãy hoạt động kim loại
Ứng dụng: Nhớ tất cả các tên của các nguyên tố hóa học 80
theo nhóm trong bảng tuần hoàn
(Học theo dãy hóa trị)
Ứng dụng: Tạo và nhớ mật khẩu quan trọng 82
CHƯƠNG 11: Phương pháp kể chuyện 83
Ứng dụng: Nhớ 7 hằng đẳng thức toán học 83
Ứng dụng: Nhớ công thức tính diện tích một số hình quen thuộc 101
Ứng dụng: Nhớ thông tin chính xác diện tích các nước 110
Ứng dụng: Nhớ bảng nguyên tử khối của các nguyên tố hóa 113
học thường gặp
Ứng dụng: Nhớ ngày tháng lịch sử 121
CHƯƠNG 12: Phương pháp lặp đi lặp lại 124
CHƯƠNG 13: Phương pháp hành trình 128
Ứng dụng: Nhớ từ ngẫu nhiên 132
Ứng dụng: Nhớ bài thơ 134
CHƯƠNG 14: Phương pháp đọc to 138
CHƯƠNG 15: Phương pháp ảo viết 140
Ứng dụng: Học từ vựng 140
CHƯƠNG 16: Phương pháp phản ứng nhanh 142
CHƯƠNG 17: Phương pháp gom nhóm 144
Ứng dụng: Nhớ quốc kỳ 144
CHƯƠNG 18: Phương pháp ghi chép bằng hình ảnh 147
(Sketchnote)
CHƯƠNG 19: Phương pháp vẽ sơ đồ tư duy 155
(Mindmap)

PHẦN
PHẦN IV
LÀM
LÀM THẾ
THẾ NÀO
NÀO ĐỂ
ĐỂ CÓ
CÓ BỘ
BỘ NÃO
NÃO KHỎE
KHỎE MẠNH?
MẠNH?
CHƯƠNG 20: Ăn uống 170
CHƯƠNG 21: Nghỉ ngơi 177
CHƯƠNG 22: Tập thể dục 181
CHƯƠNG 23: Hít thở 183
CHƯƠNG 24: Năng lượng 185

12
PHẦN I

QUY TRÌNH HỌC


thông minh

13
CHƯƠNG 1

06 BƯỚC CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ


Khi ở nhà, bạn phải xem trước bài học của ngày mai. Thầy thấy
có nhiều bạn, khi đến lớp mà không biết hôm nay sẽ học nội dung gì.
Vì vậy, luôn trong thế bị động, bất ngờ.

Đây không phải là cách học của những người xuất sắc. Muốn
xuất sắc thì phải chuẩn bị bài trước ở nhà, lên lớp là biết rõ hôm nay
mình sẽ học bài số mấy, nội dung gì. Đâu là nội dung chính cần phải
nắm vững.

Để chuẩn bị bài hiệu quả, chúng ta cần thực hiện 06 bước sau:

tiêu đề bước 1 bước 4


Đọc tiêu đề Đọc nội dung
của bài học

tiêu đề
1
2
3
bước 2 bước 5
Đọc các mục lớn, Đánh dấu những nội
các mục bé dung để trả lời cho
(I -II -III…, 1-2-3…, những câu hỏi
a -b-c …)

bước 3 bước 6
Đọc câu hỏi cuối bài Vẽ sơ đồ hình ảnh
?
(Sketchnote hoặc
Mindmap) để tóm
tắt bài học

CÁC BẠN CÓ BIẾT TẠI SAO MÌNH NÊN ĐỌC CÂU HỎI CUỐI BÀI
TRƯỚC KHI ĐỌC NỘI DUNG KHÔNG?
Ghi câu trả lời của bạn vào đây trước khi xem đáp án trang sau nhé

14
ĐÁP ÁN:
Chúng ta đọc câu hỏi trước để biết đâu là nội dung
chính của bài học. Cái gì chính người ta mới hỏi. Người giỏi là
người tập trung nắm vững nội dung chính. Nhiều bạn học
thuộc lòng tất cả những kiến thức, như vậy thì rất mệt và
không cần thiết.

Chúng ta cần tập trung khoảng 80% thời gian cho


những nội dung trả lời cho các câu hỏi. Những nội dung còn
lại, nếu thích thì học, không thích thì cũng không ảnh hưởng
lớn đến kết quả học tập.

ĐỌC NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ NHẤT?


Để đọc tốt nhất thì việc đầu tiên
bạn cần chú ý là phải đủ ánh sáng, đặt
sách cách mắt khoảng 30 - 50 cm. Tư
thế ngồi ngay ngắn, thẳng lưng, thoải
mái. Chú ý nhấp nháy mắt để mắt
không bị khô. Đọc khoảng 30 phút phải
cho mắt nghỉ ngơi 3 - 5 phút.

Hạn chế tối đa việc đọc sách khi


đang ngồi trên các phương tiện di
chuyển vì thiếu ánh sáng và sự rung lắc
làm khoảng cách giữa sách và mắt thay
đổi liên tục buộc mắt phải điều tiết liên
tục sẽ gây ra mỏi mệt cho mắt.

Khi đọc, bạn dùng ngón tay trỏ rà


bên dưới nội dung đang đọc.

15
VÌ SAO CẦN PHẢI LÀM ĐỘNG TÁC
CHỈ TAY KHI ĐỌC SÁCH?
Vì mắt của chúng ta có xu hướng
đọc lại những dòng đã đọc bên trên nên
ta cần sử dụng ngón tay để giúp mắt
tập trung và đọc tiếp những nội dung
cần đọc như vậy sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Nguyễn Phùng Phong - Official
Bạn cũng đừng quên luyện cho
đôi mắt của mình khỏe mạnh bằng bài (*) Lên trang Youtube Nguyễn Phùng Phong,
tìm từ khóa: Luyện mắt.
luyện mắt thầy đã hướng dẫn trên trang Nhớ bấm ĐĂNG KÝ KÊNH để học được

Youtube của thầy nhé. những bài mới nhất thầy cập nhật

ĐÁNH DẤU NHỮNG NỘI DUNG TRẢ LỜI SAO


CHO HIỆU QUẢ?
Sau khi đã đọc xong câu hỏi cuối bài và đọc qua một lượt nội
dung bài, thì bạn cần phải dùng BÚT DẠ QUANG hoặc BÚT MÀU ĐỎ để
gạch dưới những nội dung trả lời cho những câu hỏi. Thầy khuyến
khích bạn nên dùng bút dạ quang nhiều màu khác nhau và có BẢNG
QUY ƯỚC MÃ MÀU cho riêng mình.

Ví dụ:

Câu trả lời số 1 là màu vàng

Câu trả lời số 2 là màu hồng

Câu trả lời số 3 là xanh lá

Câu trả lời số 4 là xanh dương

16
Khi đã có bảng quy ước mã màu thì học bất kỳ môn gì, bạn
cũng tô màu dạ quang theo đúng thứ tự đó để dễ dàng ôn tập.
Ví dụ:
Khi bạn lật một bài học của một môn bất kỳ,

Bạn thấy nội dung Nếu thấy nội dung


được tô vàng, nghĩa là màu xanh lá, nghĩa là
nó trả lời cho nó trả lời cho
câu hỏi số 1. câu hỏi số 3.

Nếu bạn thấy nội dung Nếu thấy nội dung


màu hồng, nghĩa là nó màu xanh dương,
trả lời cho câu hỏi số nghĩa là nó trả lời cho
2. câu hỏi số 4.

VẼ SƠ ĐỒ HÌNH ẢNH LÀ GÌ?

Sơ đồ hình ảnh là
tập hợp kiến thức của
toàn bộ bài học, kết hợp
giữa từ khóa chính và hình
ảnh màu sắc sẽ giúp bạn
ghi nhớ kiến thức dễ
dàng và ôn tập nhanh
chóng.

Bạn có thể vẽ theo


phong cách ghi chép bằng
hình ảnh (SketchNote) hoặc sơ
đồ tư duy (Mindmap).

17
bản Ghi chép bằng hình ảnh
(sketchnote)

sơ đồ tư duy (Mindmap)

Tham khảo chương 18 - Sketchnote (trang 147) và chương


19 - Sơ đồ tư duy (trang 155) để bạn có thể hiểu rõ cách thực hiện
hai phương pháp ghi chép này.

18
“Phải chuẩn bị bài ở nhà
vì người giỏi là người
phải luôn có SỰ CHUẨN BỊ
cho mọi thứ”

19
CHƯƠNG 2

03 VIỆC NÊN LÀM Ở TRƯỜNG

Để trở thành một học sinh xuất sắc,


thì khi ở trường, họ cần thực hiện 3 việc sau:

VIỆC 1: PHẢI HỎI KHI CHƯA HIỂU


Bạn đã chuẩn bị bài ở nhà, nếu có điều
gì chưa rõ, thì nhất định phải hỏi cho thật rõ
khi lên lớp. Thầy biết, có nhiều bạn ngại hỏi
vì có thể trong quá khứ, ai đó đã làm bạn
thấy xấu hổ khi bạn hỏi một điều gì đó.

Có cậu học trò nọ kể với thầy rằng,


hồi còn học lớp 5, trong giờ toán, bạn ấy
giơ tay lên hỏi một việc bạn ấy thắc mắc,
thầy giáo đã cười và nói: “Sao cái đó mà
cũng hỏi!”, khiến cả lớp cười rộ theo, làm bạn
ấy xấu hổ nên từ đó đi học không muốn hỏi
nữa.

Tương tự như vậy, có nhiều trường hợp, không giơ tay hỏi chỉ vì
sợ sai, sợ thầy cô la, bạn bè cười nhạo...

Cuộc sống luôn có những việc không như ý, có những người


luôn làm ta không vui, nhưng tất cả đã là chuyện cũ rồi. Bắt đầu từ
bây giờ, bạn nhất định phải hỏi khi không hiểu vì nếu mỗi ngày không
hiểu một ít, cộng dồn lại bạn sẽ bị mất căn bản và việc học sẽ ngày
trở nên khó khăn. Nếu việc học quá khó khăn, thì chúng ta dễ nản, dễ
chán.

20
VIỆC 2: giơ TAY PHÁT BIỂU
Việc giơ tay phát biểu sẽ giúp bạn biết
mình hiểu bài có chính xác chưa. Một lợi ích
quan trọng nữa là bạn rèn luyện tính dũng
cảm, thói quen nói chuyện trước đông người.
Đây là hai thói quen quan trọng giúp bạn có
cuộc sống thành đạt sau này.

VIỆC 3: GIẢNG BÀI LẠI CHO NHỮNG BẠN CHƯA HIỂU


Sau khi đã hiểu bài một
cách rõ ràng, thói quen quan
trọng của người học xuất sắc là
giảng lại cho bạn của mình.
Thời đi học, thầy rất thích hoạt
động này. Cứ mỗi lần nghỉ giải
lao, thầy hay hỏi các bạn của
thầy đã hiểu bài chưa, nếu
chưa hiểu, thầy sẽ giảng lại cho
bạn mình. Thỉnh thoảng thầy cũng gặp sự cố là khi bạn hỏi thêm những
vấn đề liên quan mà thầy không trả lời được. Nhưng không sao, thầy vui
vẻ đi tìm thầy cô nhờ trợ giúp. Thói quen này đã giúp thầy hiểu và thuộc
bài ngay tại lớp vì giảng nhiều lần tự nhiên mình thuộc và còn được bạn
bè thầy cô yêu mến nhiều hơn.

Ở TRƯỜNG
1. Phải hỏi khi chưa hiểu

2. Giơ tay phát biểu

3. Giảng bài lại cho những bạn chưa hiểu

21
CHƯƠNG 3

04 VIỆC CẦN LÀM KHI ĐI HỌC VỀ

RỜI TRƯỜNG HỌC VỀ NHÀ, NHỮNG HỌC SINH


XUẤT sắc SẼ LÀM GÌ ĐÂY?
Họ nghỉ ngơi và vui chơi cho đầu óc
thư giãn. Rồi sau đó, họ xem lại toàn bộ kiến
thức đã học trong ngày, làm hết các bài tập
được giao nếu có, rồi sau đó, mới chuẩn bị
bài cho ngày mai.

Phần lớn những học sinh bình


thường thì lại không làm theo quy
trình này. Họ không có thói quen xem
lại bài học và làm bài tập trong ngày,
mà chỉ tập trung chuẩn bị bài cho ngày
mai. Chính vì không được ôn tập kịp thời
nên đã gây khó khăn cho họ trong việc nhớ
những kiến thức đã học.

VỀ NHÀ
1. Nghỉ ngơi, thư giãn

2. Xem lại toàn bộ nội dung học trong ngày

3. Hoàn thành toàn bộ bài tập trong ngày đó

4. Chuẩn bị bài cho ngày mai


(theo 6 bước chuẩn bị bài ở nhà)

22
PHẦN ii

CHUYỂN DỮ LIỆU
THÀNH HÌNH ẢNH

23
CHƯƠNG 4

TẠI SAO PHẢI CHUYỂN DỮ LIỆU


THÀNH HÌNH ẢNH?
BÀI TẬP 1:
Bạn hãy nhìn qua một lượt các dữ liệu trong các ô bên dưới
nhé, nhớ là chỉ được nhìn qua 1 lượt không được nhìn lại lần 2

lanh mui 921

>= lui cất

biên 259 %

172 kiêng thoảng

mức +/- 15 278

24
Bạn hãy ghi ra các từ, số, ký hiệu mà bạn nhớ được ở trang
trước mà không cần ghi đúng thứ tự. Nhớ gì ghi đó.
Lưu ý là không được xem lại thông tin trang trước nhé.

Bạn ghi được bao nhiêu dữ liệu trong tổng số 15 dữ liệu


bạn nhìn thấy?

25
BÀI TẬP 2:
Hãy nhìn vào 15 hình bên dưới nhé, chỉ được nhìn qua 1 lần,
không được nhìn lại lần 2.

26
Bạn hãy ghi ra tên các hình mà bạn nhớ được ở trang trước. Bạn
không cần ghi đúng thứ tự, nhớ gì ghi đó.
Lưu ý là không được xem lại thông tin trang trước nhé.

Bạn ghi được bao nhiêu dữ liệu trong tổng số 15 dữ liệu


bạn nhìn thấy?

Chắc chắn là nhiều hơn bài tập 1 đúng không nào?


Bạn rút ra được kết luận gì?

27
KẾT LUẬN: Hình ảnh luôn luôn dễ nhớ
hơn chữ, số, ký hiệu
Não bộ của chúng ta gồm có hai
phần: não trái và não phải. Não trái bao
gồm các thông tin liên quan đến con
số, chữ viết, ký hiệu, công thức, từ ngữ,
còn não phải thì bao gồm các thông tin
liên quan đến hình ảnh, màu sắc, nhịp
điệu, cảm xúc và sự sáng tạo.

Hãy tưởng tượng bộ Hình ảnh, màu sắc, cảm


não của chúng ta xúc giống như những
giống như một cục đá không thể
chiếc bình to có “chui” ra khỏi não
các lỗ nhỏ dưới được, còn chữ viết,
đáy. Bên trong con số, ký hiệu… thì
cái bình chứa giống như những
rất nhiều cục hạt cát, rất dễ
đá và hạt cát. “lọt” ra ngoài.

Nếu muốn Tương tự như


cát đừng “lọt” vậy, bộ não của
ra, ta làm sao chúng ta sẽ làm việc
đây ? Ta lấy cát
hiệu quả nhất khi sử
và đá dính lại với
nhau. Điều này sẽ giúp dụng kết hợp cả hai bên
cát không còn chui ra khỏi não trái và não phải.
bình dễ dàng nữa.

Đó là lý do ta cần học cách chuyển các chữ số, ký hiệu,


công thức … thành những hình ảnh đầy màu sắc để thông tin
được lưu giữ trong trí nhớ tốt hơn.

28
CHƯƠNG 5

CHUYỂN 26 CHỮ CÁI TỪ A -Z


THÀNH HÌNH ẢNH
Đối với những chữ cái từ A - Z, bạn có thể sử dụng

PHƯƠNG PHÁP VIẾT TẮT


để chuyển chữ thành hình ảnh.

TIẾNG VIỆT
Ví dụ: A là “Áo”
B là “Bò”
C là “Cua”
….

Bây giờ bạn hãy tự tạo một bảng mã cho riêng mình nhé.

A B

29
C D

E F

G H

I J

K L

M N
30
O P

Q R

S T

U V

W X

Y Z
31
Hoặc bạn cũng có thể dùng tiếng Anh
Ví dụ: A là “Apple”
B là “Bee”
C là “Cat”
….

Bây giờ bạn hãy tự tạo cho mình một bảng mã tiếng Anh nào.

A B

C D

E F

32
G H

I J

K L

M N

O P

33
Q R

S T

U V

W X

Y Z

34
Nếu “bí” ý tưởng thì có thể tham khảo bảng tiếng Việt, tiếng Anh
mà thầy đã làm sẵn bên dưới nhé.

Bảng tiếng Anh

A B
Apple Bee

C D
Cat Dog

E F
Eye Fish

G H
Guitar Hat

35
I J
Ice cream Juice

K L
Kangaroo Lion

M N
Monkey Nail

O P
Octopus Pig

36
Q R
Queen Rabbit

S T
Sun Tomato

U V
Umbrella Van

W X
Watermelon Xmas

Y Z
Yoyo Zebra

37
Bảng tiếng Việt

A B
Áo Bò

C D
Cờ Diều

E F
* Tiếng Việt không có
âm F, nên sẽ lấy hình
Em bé mã của tiếng Anh là Fish

G H
Gà Hoa

I J
* Tiếng Việt không có
âm J, nên sẽ lấy hình mã
Iphone của tiếng Anh là Juice

38
K L
Kỳ đà Loa

M N
Muỗi Nơ

O P
Ong Phô mai

Q R
Quà Rau

39
S T
Sách Tủ

U V
Ủng Vớ

W
* Tiếng Việt không có âm
W, nên sẽ lấy hình mã của
X
tiếng Anh là Watermelon Xe

Y Z* Tiếng Việt không có


âm Z, nên sẽ lấy hình mã
Yếm của tiếng Anh là Zebra

Lưu ý :

Bạn chỉ nên học và sử dụng một trong hai bộ mã, tiếng Việt hoặc
tiếng Anh để giúp hình ảnh không bị nhầm lẫn.

40
CHƯƠNG 6

CHUYỂN NHỮNG CON SỐ


THÀNH HÌNH ẢNH
Bạn có thể dùng

PHƯƠNG PHÁP LIÊN TƯỞNG HÌNH ẢNH


để chuyển số thành hình ảnh

Ví dụ:

0 = Quả trứng 1 = Cái dù (cái ô) 2 = Con vịt

Lưu ý:

Đưa cảm xúc và tưởng tượng đa giác quan vào việc liên
tưởng. Ví dụ như khi nhìn thấy số 0, bạn phải tưởng tượng đến quả
trứng có màu sắc thế nào, to bao nhiêu, đang lăn tròn hoặc vỡ ra
như thế nào…

Bạn hãy tự tạo cho mình bảng mã từ 00-99 hoặc có thể tham
khảo, học thuộc bảng mã mà thầy đã tạo sẵn.

00 01
TRỨNG Egg CÁI DÙ Umbrella

02 03
CON VỊT Duck TRÁI TIM Heart

41
04 05
CÁI GHẾ Chair TRÁI TÁO Apple

06 07
VỎ ỐC Snail Shell CÁI RÌU Axe

08 09
NGƯỜI TUYẾT Snowman HƯƠU CAO CỔ Giraffe

10 11
CON LỢN Pig CÁI THANG Ladder

12 13
CÁ MẬP Shark CON BƯỚM Butterfly

14 15
THUYỀN Boat TIỀN Money

42
16 17
ỐC SÊN Snail NỐT NHẠC Musical Note

18 19
ĐÈN GIAO THÔNG Traffic Lights CON CHÓ Dog

20 21
QUẢ BOM Bomb NẾN/ĐÈN CẦY Candle

22 23
THIÊN NGA Swan CON CÔNG Peacock

24 25
CON SÓC Squirrel CẦN CẨU Crane

26 27
GÀ TRỐNG Rooster CON CHUỘT Mouse

28 29
CÀ RỐT & THỎ Carrot & Rabbit CHUỘT MÁY TÍNH Computer Mouse

43
30 31
NÚI & MẶT TRỜI Mountain & Sun BÓNG ĐÈN Light Bulb

32 33
VÒI SEN Shower XƯƠNG Bone

34 35
DƯA HẤU Watermelon ĐU ĐỦ Papaya

36 37
HOA HỒNG Rose LOA CẦM TAY Hand Speaker

38 39
NHẪN KIM CƯƠNG Diamond Ring TÊ GIÁC Rhinoceros

40 41
BÚT CHÌ Pencil BÌNH CỨU HỎA Fire Extinguisher

42 43
DIỀU Kite NGƯỜI LƯỚT SÓNG Surfer

44
44 45
RỪNG THÔNG Pine Forest NAM CHÂM Magnet

46
CUNG TÊN &
47
MỤC TIÊU Arrow & Target CẦU THANG Stair

48 49
ĐÔ-RÊ-MON Doraemon LY / TÁCH Cup

50 51
XE ĐẠP Bicycle / Bike SƯ TỬ Lion

52 53
XE HƠI / Ô TÔ Car RĂNG Tooth

54 55
GĂNG TAY
NGƯỜI PHỤC VỤ Waiter ĐẤM BÓC Boxing Gloves

56 57
PHAO CỨU SINH Lifebuoy Ring CỔNG THÀNH City Gate

45
58 59
CHÚ HỀ Clown MÈO Cat

60 61
CUA Crab KẸO MÚT Lollipop

62 63
ĐIỆN THOẠI Telephone XE MÁY Motorbike

64 65
NGƯỜI LÍNH Soldier CÚ MÈO Owl

66 67
TAI NGHE Headphones CÁ Fish

68 69
HỒ LÔ Bottle Gourd BÁT QUÁI Bagua

70 71
SẦU RIÊNG Durian LÁ CỜ Flag

46
72 73
CON MA Ghost CON TRÂU Buffalo

74 75
CON ĐƯỜNG Road XE TĂNG Tank

76 77
NƯỚC MÍA Sugarcane Juice SÚNG Gun

78 79
CÀ CHUA Tomato TRÁI DỪA Coconut

80 81
DẤU CHÂN Footprint LOA THÙNG Speaker Cabinet

82 83
CÁ SẤU Crocodile BẠCH TUỘC Octopus

84 85
KÉO Scissors HẠT ĐẬU Bean

47
86 87
MẮT KÍNH
NHO Grapes
& SÁCH Glasses & Book

88 89
CÒNG TAY Handcupffs THUỐC NỔ Dynamite

90 Knife
91
DAO & THỚT & Chopping Board BÓNG RỔ Basketball

92 93
BÓNG BAY Balloon CÁI CÚP Trophy

94 95
GỐC CÂY Stump BÁC SĨ Doctor

96 97
TRỐNG Drum DÊ Goat

98 99
VỢT
ONG & HOA Bee & Flower
CẦU LÔNG Badminton Racket

48
Bạn cũng có thể dùng phương pháp CHỮ CÁI QUY ƯỚC dựa
theo âm đầu của từ để tạo ra hình ảnh cho những con số. Muốn dùng
phương pháp này thì bạn phải tạo ra bảng quy ước trước đó.

BẢNG QUY ƯỚC


SỐ ĐỌC CHỮ CÁI QUY ƯỚC

0 Không Kh/K

1 Một M

2 Hai H

3 Ba B

4 Bốn* Gh/G
(*) âm B của từ bốn đã trùng với từ ba nên
không lấy chữ “B”, mà liên tưởng bốn là cái
ghế vì cái ghế có 4 chân, nên lấy âm G

5 Năm N

6 Sáu S

7 Bảy * L
(*) Âm B của từ bảy đã trùng với từ ba nên
không lấy chữ “B”, mà liên tưởng bảy là 7 chú
Lùn nên số 7 lấy âm là L

8 Tám T

9 Chín Ch/C

49
CÁCH TẠO HÌNH ẢNH
cách 1: Dùng BẢNG CHỮ CÁI QUY ƯỚC để tạo ra các từ có
hình ảnh cụ thể.

Ví dụ: 06 = KS = Khách sạn


15 = MN = Mặt nạ
18 = MT = Máy tính

cách 2: Chèn nguyên âm “a, ă, â, e, ê, o, ô, ơ, i, u, ư” vào sau


CHỮ CÁI QUY ƯỚC để tạo thành từ có hình ảnh cụ thể.

Ví dụ: 18 = MT = Mít

Cách tuyệt vời nhất và dễ nhớ nhất là bảng hình ảnh


DO BẠN TẠO RA nhưng nếu bạn “bí”, bạn có thể tham khảo
bảng hình ảnh thầy để bên dưới nhé.

CHỮ SỐ CHỮ CÁI TỪ MÃ HÓA HÌNH MÃ HÓA

00 KK KING KONG

01 KM KHĂN MẶT

02 KH KHUNG HÌNH

03 KB KÍNH BƠI

50
04 KG KHĂN GIẤY

05 KN KHAY NHỰA

06 KS KHÁCH SẠN

07 KL KHỦNG LONG

08 KT KÈN TÂY

09 KC KIM CHI

10 MK MÁY KHOAN

11 MM MÈO MUN

12 MH MÁY HÁT

51
13 MB MÁY BAY

14 MG MÁY GIẶT

15 MN MUỖNG NĨA

16 MS MÁY SẤY

17 ML MÁY LẠNH

18 MT MÁY TÍNH

19 MC MÁY CÀY

20 HK HÀNH KHẤT

21 HM HÀ MÃ

52
22 HH HOA HỒNG

23 HB HỒ BƠI

24 HG HOA GIẢ

25 HN HŨ NHỰA

26 HS HỌA SĨ

27 HL HÀNH LÁ

28 HT HỦ TIẾU

29 HC HỘP CƠM

30 BK BÁNH KẸO

22 HH HOA HỒNG

23 HB HỒ BƠI

24 HG HOA GIẢ

25 HN HŨ NHỰA

26 HS HỌA SĨ

27 HL HÀNH LÁ

28 HT HỦ TIẾU

29 HC HỘP CƠM

30 BK BÁNH KẸO

53
31 BM BÁNH MÌ

32 BH BÀN HỌC

33 BB BÓNG BAY

34 BG BẾP GA

35 BN BÌNH NƯỚC

36 BS BÁC SĨ

37 BL BA LÔ

38 BT BỒN TẮM

39 BC BÀN CHẢI

54
40 GK GÕ KIẾN

41 GM GÀ MÁI

42 GH GỐI HƠI

43 GB GẤU BÔNG

44 GG GHẾ GỖ

45 GN GÀ NƯỚNG

46 GS GIÁO SƯ

47 GL GẠO LỨT

48 GT GIÁM THỊ

55
49 GC GỎI CUỐN

50 NK NÓN KẾT

51 NM NGƯỜI MẪU

52 NH NGÂN HÀNG

53 NB NƯỚC BIỂN

54 NG NẠNG GỖ

55 NN NÃO NGƯỜI

56 NS NHA SĨ

57 NL NƯỚC LỌC

56
58 NT NAI TƠ

59 NC NỒI CƠM

60 SK SA KÊ

61 SM SA MẠC

62 SH SÒ HUYẾT

63 SB SỪNG BÒ

64 SG SÓI GIÀ

65 SN SÚNG NƯỚC

66 SS SAO SÁNG

57
67 SL SÚNG LỤC

68 ST SƯ TỬ

69 SC SẤM CHỚP

70 LK LY KEM

71 LM LÔNG MÀY

72 LH LƯ HƯƠNG

73 LB LÁ BÀI

74 LG LÍNH GÁC

75 LN LY NHỰA

58
76 LS LUẬT SƯ

77 LL LƯỠI LAM

78 LT LỖ TAI

79 LC LAO CÔNG

80 TK TẮC KÈ

81 TM TRÁI MÍT

82 TH TÔM HÙM

83 TB TIỀN BẠC

84 TG TRẠI GIAM

59
85 TN THỊT NƯỚNG

86 TS TRÀ SỮA

87 TL THANH LONG

88 TT TÀU THỦY

89 TC TƯỚNG CƯỚP

90 CK CÁI KÉO

91 CM CON MA

92 CH CÁ HEO

93 CB CON BƯỚM

60
94 CG CÁI GIƯỜNG

95 CN CON NHỆN

96 CS CẢNH SÁT

97 CL CẦU LÔNG

98 CT CÁI TÔ

99 CC CON CUA

LƯU Ý QUAN TRỌNG:


Tạo ra bảng mã hình ảnh rồi thì bạn cần học thuộc từng

hình tương ứng với từng số. Nếu bạn có khả năng đọc

từ 00 - 99 với tốc độ 1 ảnh/giây là bạn đã thành thạo.

61
CHƯƠNG 7

CHUYỂN CÁC KÍ HIỆU


THÀNH HÌNH ẢNH
Bạn có thể dùng
PHƯƠNG PHÁP LIÊN TƯỞNG
(Liên tưởng hình ảnh, liên tưởng âm thanh, liên tưởng ý nghĩa tự gán)
để chuyển các ký hiệu thành hình ảnh
Ví dụ:

Phương pháp liên tưởng ý nghĩa tự gán

Dấu >đọc là “lớn hơn”, bạn có thể liên


tưởng đến hình ảnh ông bà.

Dấu < đọc là “bé hơn”, bạn có thể liên


tưởng đến một người em ruột, em họ, em
hàng xóm, em bé nào đó mà bạn biết.

Phương pháp liên tưởng hình ảnh


Dấu bạn thấy giống cái gì? Thầy thấy
nó giống con rắn nên dấu Tích phân đối
với thầy là con rắn.

Dấu # bạn thấy giống cái gì? Thầy thấy nó


giống cái thang nên dấu # đối với thầy là
cái thang.

Phương pháp liên tưởng âm thanh

Dấu √ khi được đọc lên thì tương tự như


âm thanh gì bạn biết? Thầy nghe nó giống
âm thanh của từ căn nhà nên dấu √ đối
với thầy là căn nhà .

62
Bạn có thể tự tạo một hình ảnh cho mỗi ký hiệu trong các công
thức Toán, Lý, Hóa… nhưng nếu bạn “bí” ý tưởng thì có thể tham khảo
vài ý tưởng cho bảng mã ký hiệu mà thầy tạo sẵn bên dưới nhé!

KÝ HIỆU TỪ HÌNH

> Ông bà
(Liên tưởng ý nghĩa tự gán)

< Con
(Liên tưởng ý nghĩa tự gán)

>= Bố
(Liên tưởng ý nghĩa tự gán)

=< Mẹ
(Liên tưởng ý nghĩa tự gán)

= Bạn học
(Liên tưởng ý nghĩa tự gán)

() Ngôi nhà/ Gia đình


(Liên tưởng ý nghĩa tự gán)

+ Yêu thương
(Liên tưởng ý nghĩa tự gán)

63
KÝ HIỆU TỪ HÌNH

- Bất hòa, cãi nhau


(Liên tưởng ý nghĩa tự gán)

x Siêu nhân
(Liên tưởng âm thanh của
từ siêu nhân có chữ nhân (x))

: Bánh pizza
(Liên tưởng ý nghĩa: Khi ăn bánh
pizza, phải chia ra mới ăn được)

# Cái thang
(Liên tưởng hình ảnh tương tự)

Nước chấm
(Liên tưởng âm thanh tương tự)

% Đôi mắt
(Liên tưởng hình ảnh tương tự)

|| Đường cao tốc


(Liên tưởng hình ảnh tương tự)

64
KÝ HIỆU TỪ HÌNH

~
~
Con sông
(Liên tưởng hình ảnh tương tự)

__
_ Anh em sinh đôi
(Liên tưởng ý nghĩa tự gán)


Thomas Edison
(Liên tưởng ý nghĩa: Thomas Edison
là nhà khoa học sáng tạo, rất
khác biệt với người khác)

√ Căn nhà
(Liên tưởng âm thanh tương tự)

A Cái phễu
(Liên tưởng hình ảnh tương tự)

Cung tên
(Liên tưởng hình ảnh tương tự)

∞ Cái còng
(Liên tưởng hình ảnh tương tự)

65
KÝ HIỆU TỪ HÌNH

∫ Con rắn
(Liên tưởng hình ảnh tương tự)

Quạt giấy
(Liên tưởng hình ảnh: Nháy đơn
liên tưởng đến hình ảnh quạt giấy
được xếp lại)

Quạt máy
(Nháy đôi liên tưởng đến
nhiều cái quạt giấy gom lại, biến
thành cái quạt máy)

Người ăn xin
Sin (Liên tưởng âm thanh tương tự)

Bộ cốt
Cos (Liên tưởng âm thanh tương tự)

Xe tăng
Tan (Liên tưởng âm thanh tương tự)

Cơn lốc
Log (Liên tưởng âm thanh tương tự)

66
KÝ HIỆU TỪ HÌNH

Đồng hồ đeo tay


(Liên tưởng âm thanh tương tự)

Delta

Thùng phi
(Liên tưởng âm thanh tương tự)

Phi

Viên bi
(Liên tưởng âm thanh tương tự)

Pi

Thêu tay
(Liên tưởng âm thanh tương tự)

Theta

∑ Tổng chỉ huy


(Liên tưởng âm thanh
tương tự của từ tổng)

67
CHƯƠNG 8

CHUYỂN CÁC TỪ KHÓA


THÀNH HÌNH ẢNH
TỪ KHÓA LÀ GÌ?
Ví dụ:
Đó là những từ chứa nội dung
chính của bài học như: danh từ, động
từ, tính từ.

Nếu từ khóa là danh từ, động từ thì cứ


vẽ bình thường. Cá Hoa

NHƯNG NẾU LÀ TÍNH TỪ THÌ SAO?

Ví dụ: hạnh phúc, giàu có…


Tương tự như cách bạn áp dụng như trên, bạn tự liên tưởng một hình ảnh
cho riêng mình rồi vẽ một hình tương ứng.

Ví dụ:
Khi thấy từ “hạnh phúc”, thầy sẽ liên tưởng đến
một người luôn vui vẻ, hạnh phúc mà thầy biết
và vẽ mặt cười với 2 con mắt là 2 trái tim.

Khi gặp từ "giàu có", thầy sẽ liên tưởng và vẽ


hình một túi tiền.

68
NHƯNG EM KHÔNG THỂ LIÊN TƯỞNG VÀ
VẼ KHÔNG GIỎI THÌ PHẢI LÀM SAO?
Yên tâm đi, thầy sẽ chỉ cho bạn 03 cách mà bất kỳ ai cũng có
thể học cách liên tưởng và vẽ mọi thứ dễ dàng.

CÁCH 1:

Luyện vẽ 2 tay 1000 hình thường dùng trong cuốn


sách “KÍCH HOẠT THIÊN TÀI SÁNG TẠO”.

CÁCH 2:

Lên Google tìm từ muốn vẽ kèm thêm


chữ icon, Ví dụ: “hạnh phúc, icon”; “thành
công, icon” … Sau đó chọn hình ảnh, sẽ có rất
nhiều mẫu để bạn tham khảo.

Bạn cũng có thể tham khảo nguồn hình


minh họa trên trang web để có thêm ý tưởng:
https://pixabay.com/vi/vectors/search

CÁCH 3:

Dành cho những bạn thích vẽ


đẹp hơn, đầy đủ hơn: lên Google, gõ
vào nội dung: “How to draw…”

Điền từ tiếng Anh tương ứng vào


dấu 3 chấm. Ví dụ: dog, cat, rose…

Sau đó chọn hình ảnh, các bạn


sẽ tha hồ chọn mẫu và vẽ theo nhé.

69
“Chúc mừng bạn đã
hoàn thành bài học chuyển dữ liệu
thành hình ảnh.

ĐÂY LÀ KIẾN THỨC RẤT QUAN TRỌNG


sẽ giúp bạn áp dụng CÁC
PHƯƠNG PHÁP SIÊU TRÍ NHỚ MÀ THẦY
SẼ TIẾT LỘ TIẾP SAU ĐÂY!”

70
PHẦN iiI

phương pháp
siêu trí nhớ

71
CHƯƠNG 9

PHƯƠNG PHÁP
LIÊN TƯỞNG và KẾT NỐI
Bạn sử dụng phương pháp này để kết nối thông tin khi âm thanh
hoặc hình ảnh có sự tương tự với nhau.

âm thanh tương tự
Chúng ta thường ứng dụng phương pháp này vào việc học từ
vựng tiếng Anh.
Thông thường, theo cách học truyền thống thì nhiều bạn học
tiếng Anh bằng việc ghi ra giấy nhiều lần, đọc nhiều lần cho tới khi
thuộc thì thôi. Cách này mất khá nhiều thời gian mà lại không đảm bảo
là cách nhớ tốt nhất.
Bây giờ chúng ta sẽ thử ứng dụng phương pháp liên tưởng
âm thanh tương tự để học từ vựng dễ dàng hơn nhé.

Admire:
/ədˈmaiə/
hâm mộ

Từ admire có 2 âm thanh chính


nghe được là: ệt, mai
ệt: liên tưởng âm thanh tương tự
của từ con ếch trong tiếng Việt.
mai: liên tưởng âm thanh tương tự
của từ may trong tiếng Việt.

Câu chuyện gợi nhớ:

Một con ếch biết may đồ thì thật là


đáng hâm mộ (admire).

72
Ví dụ 2:

Donate:
/dou'neit/
tặng,
quyên góp

Từ donate có 2 âm thanh chính


nghe được là: đô, nây
đô: liên tưởng âm thanh tương
tự của từ đồ trong tiếng Việt.
nây: liên tưởng âm thanh tương
tự của từ này trong tiếng Việt.

Câu chuyện gợi nhớ:

Đồ này (donate) là đồ để
quyên góp/ tặng những ai khó khăn.

Ví dụ 3:

Innovate:
/'inouveit/
phát minh,
cải tiến

Từ innovate có 3 âm thanh
chính nghe được là: y, no, vây
y: liên tưởng âm thanh tương tự
của từ ý trong tiếng Việt. Ý NÓ
VẦY NÈ!
no: liên tưởng âm thanh tương
tự của từ nó trong tiếng Việt.
vây: liên tưởng âm thanh tương
tự của từ vầy trong tiếng Việt.

Câu chuyện gợi nhớ:

Một phát minh mới (innovate)


không ai hiểu, mình liền giải thích:
ý nó vầy nè!

73
Cách này có một số hạn chế, vì không
phải từ nào cũng có thể dễ dàng liên tưởng ra
hình ảnh được, điều này đặc biệt đúng đối với
những người bị khả năng tưởng tượng giới hạn.

Đối với những ai trong trường hợp này, hãy


tham khảo và thực hành phương pháp kích hoạt
não phải thông qua quyển“Kích hoạt thiên tài
sáng tạo” của thầy hoặc tham dự các khóa học
kích hoạt não phải tại:

www.matmatainang.vn

Và điều đặc biệt hơn cả, đó là hầu như


những ai đã trải nghiệm qua phương pháp này
đều nhận thấy rằng họ hầu như không quên từ
mình đã học. Đây là một phương pháp rất hay
dành cho những ai muốn nâng cao vốn từ vựng
mà không quan trọng quá việc nhớ chính xác
một từ viết thế nào, chỉ cần nhận ra mặt chữ là
được.

Sức mạnh của phương pháp này là có thể giúp cho các
bạn nhớ dễ dàng ngôn ngữ của bất kỳ ngoại ngữ nào.
Sau đây là một vài ứng dụng trong việc học tiếng Hàn:

74
Ví dụ 1:

안녕하세요: Xin chào!


/an-nhyong-ha-sê-yô/

Từ 안녕하세요/an-nhyong-ha-sê-yô/ có 4
âm thanh chính nghe được là: an, nhong, ha, sê

an: liên tưởng âm thanh tương tự của từ
”ăn” trong tiếng Việt.
nhong: liên tưởng âm thanh tương tự
của từ “nho” trong tiếng Việt.
ha: liên tưởng âm thanh tương tự
của từ “ha” (phải không?) trong tiếng Việt
sê dô: liên tưởng âm thanh tương
tự của từ ”xê vô” trong tiếng Việt.
Câu chuyện gợi nhớ:

Người Hàn Quốc khi chào nhau,


đều thích mời nhau “ăn nho ha, xê vô.”

Ví dụ 2:

맛있어요: Ngon quá!


/ma-xít-xo-yô/

Từ 맛있어요/ma-xít-xo-yô/ có 3 âm
thanh chính nghe được là: ma, xít xoa, zô
ma: liên tưởng âm thanh tương tự
của từ ”con ma” trong tiếng Việt.
xít xoa: liên tưởng âm thanh tương tự
của từ “xuýt xoa” trong tiếng Việt.
zô: từ này trong câu này thì không
cần mã hình ảnh, vì từ “dô” thường hay lặp
lại ở cuối các câu nói lịch sự của người
Hàn.
Câu chuyện gợi nhớ:

Món ăn này ngon quá,


đến nỗi con ma ăn cũng phải xuýt xoa.

75
chữ viết tương tự
Bạn có bao giờ thấy một từ tiếng Anh nhìn rất quen mà không nhớ
nghĩa không?
Nếu muốn nhớ bằng một cách mới hơn thì thử áp dụng
phương pháp chữ viết tương tự nhé.

Ví dụ 1:

Vomit:/ˈvomit/
nôn,
ói

Từ vomit bạn thấy nó giống từ


gì của tiếng Việt nào?
Giống từ vỏ mít đúng không?
Câu chuyện gợi nhớ:
Từ nay thấy từ
Ăn phải vỏ mít sẽ bị nôn, ói. Vomit bạn có nhớ
nghĩa của nó chưa?

Ví dụ 2:

Bite:
/bait/
cắn

Bạn tách từ bite chia thành 2


phần: bi, te. Bạn thấy giống từ gì trong
tiếng Việt nào?
Giống từ bị té đúng không?
Câu chuyện có hình ảnh gợi nhớ:

Bạn ấy chạy bị té vì do sợ chó cắn.

Phương pháp này rất phù hợp để học nghĩa của từ và cách
viết chữ của từ mới, tuy nhiên lại không phải là cách đọc đúng
chuẩn của từ. Muốn biết một từ nào đó đọc như thế nào thì
bạn có thể dùng các phần mềm tra từ điển như:
https://www.oxfordlearnersdictionaries.com

Hoặc các bạn có thể tham khảo thêm trang web


Youglish.com để có thể nghe được cách phát âm của một
từ vựng từ nhiều quốc tịch trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.

76
HÌNH ẢNH tương tự
Phương pháp này dùng để nhớ một hình ảnh mới trông giống
hoặc gợi nhớ một hình ảnh cũ mà bạn đã biết. Chúng ta đã dùng
phương pháp này trong chương 6 và chương 7 để chuyển những
con số, ký hiệu thành hình ảnh quen thuộc.

Phương pháp này còn được sử dụng rất nhiều lĩnh vực trong
đời sống. Ví dụ như nhớ gương mặt, nhớ lãnh thổ quốc gia…

Bạn có từng thấy những người có gương mặt tương tự


người quen của mình hoặc một số người nổi tiếng không?

Tổng thống Obama


và anh thanh niên
người Indonesia
Ilham Qnas

Vua Tây Ban Nha


Philip IV và người
sáng lập Facebook
Mark Zuckerberg

77
Quần đảo Hình bản đồ Việt Nam
Hoàng Sa
giống chữ S

Quần đảo
Trường Sa

Hình lãnh thổ Latvia


giống chú kền kền

Hình lãnh thổ nước Ý


giống chiếc ủng

78
CHƯƠNG 10

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG


Đây là phương pháp chúng ta thực hiện bằng cách chuyển các
chữ cái viết tắt thành một cụm từ có hình ảnh để giúp cho việc ghi nhớ
dễ dàng hơn.

Ứng dụng 1:

Nhớ những dữ liệu gồm các chữ cái theo thứ tự khó nhớ
như cách nhớ dãy hoạt động kim loại:

K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au
Chúng ta sẽ xếp thành một câu nói:
Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi
cửa hàng Á Phi Âu.
(sưu tầm)

79
Ứng dụng 2:

Nhớ tất cả các tên


của các nguyên tố
hóa học theo nhóm
trong bảng tuần hoàn
(Học theo dãy hóa trị)

Nếu chỉ học theo cách thông thường thì khi quên một nguyên tố
nào đó bạn sẽ không nhớ được các nguyên tố phía sau nó.
Hãy liên kết chúng lại với nhau thành những câu hoàn chỉnh để dễ nhớ
hơn. Bạn có thể tham khảo cách dưới đây:

Nhóm

IA H Li Na K Rb Cs Fr

Hùng Lau Nhà Không Rảnh Coi Phim

IIA Be Mg Ca Sr Ba Ra

Bé Mang Cá Sấu Bỏ Rồi

IIIA B Al Ga In Tl Nh

Bạn Ăn Gà Ít Thôi Nhé

IVA C Si Ge Sn Pb Fl

Chó Sủa Gấu Sau Phòng Phương

VA N P As Sb Bi Mc

Nhà Phương Ăn Sườn Bò McDonald’s

80
VIA O S Se Te Po Lv Lv

Ông Sáu Sẽ Tìm Phở Lòng Lòng

VIIA F Cl Br I At Ts Ts

Phải Có Bánh In Ăn Tái Tái

VIIIA He Ne Ar Kr Xe Rn Og

Hằng Nga Ăn Không Xỉa Răng Ong

IB Cu Ag Au Rg

Cắn Anh Ấy Rồi

IIB Zn Cd Hg Cn

Dùng Câu Hỏi Chưa

IIIB Sc Y La Ac

Sợ Yêu Lầm Ai

IVB Ti Zr Hf Rf

Tóm Dính Hàm Răng

VB V Nb Ta Db

Vịt Nhà Tôi Đó

VIB Cr Mo W Sg

Cổ Mộ Quán Sách

VIIB Mn Tc Re Bh

Mời Trà Rồi Bạn

VIIIB Fe Rur Os Hs Co Rh Ir Mt Ni Pd Pt Ds

Phải Rồi Ông Hay Có Rán Ít Mứt Nấu Phở Phèo Đó

81
Để “chế” ra những câu như trên không hề khó, chỉ cần nghĩ
ra một câu có các ký tự đầu là các kí hiệu hóa học sao cho bạn
đọc thấy thuận miệng là được. Nếu tự mình không làm được bạn
có thể rủ rê bạn bè cùng “chế” nhé. Hãy áp dụng những cách học
siêu hài và dễ nhớ như trên thì “thuộc nằm lòng” bảng tuần hoàn
hóa học là điều cực kỳ đơn giản.

Ứng dụng 3: Tạo và nhớ mật khẩu quan trọng

Bạn bấm đồng hồ 30 giây hãy thử nhớ dãy mật khẩu sau:

CTHCMLVCGKYCDTVN
Bạn nhớ chưa?
Khó quá phải không?

Nhưng nếu thầy cho bạn biết đây là những chữ cái đầu tiên
trong câu sau:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Bây giờ bạn thấy dễ nhớ hơn chưa?


Đây cũng là cách thầy đặt mật khẩu cho các tài khoản của
thầy, người ta có nhìn cũng không thể nhớ thầy ghi cái gì.

82
CHƯƠNG 11

PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN


Phương pháp này được thực hiện bằng cách tưởng tượng các
thông tin cần nhớ bằng hình ảnh và kết nối chúng lại với nhau thành
một câu chuyện ngắn thú vị để dễ ghi nhớ.

Đưa bản thân mình vào câu chuyện là cách đánh lừa bộ não
của mình rằng trải nghiệm đó thật sự xảy ra. Tuy nhiên, chỉ có thể đánh
lừa bộ não thành công nếu bạn khiến những hình ảnh trở nên tự nhiên
nhất có thể, tức là phải sử dụng toàn bộ giác quan và đưa cảm xúc,
tình cảm của mình vào câu chuyện.

ứng dụng Nhớ 7 hằng đẳng thức toán học:

1. (a + b)2 = a2 + 2ab + b2

2. (a - b)2 = a2 - 2ab + b2

3. a2 - b2 = (a - b).(a + b)

4. (a + b)3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3

5. (a - b)3 = a3 - 3a2b + 3ab2 - b3

6. a3 + b3 = (a + b).(a2 - ab + b2)

7. a3 - b3 = (a - b).(a2 + ab + b2)

Nếu bạn chưa từng học 7 hằng đẳng thức này mà yêu cầu bạn
nhớ như in thì bạn nghĩ mình sẽ mất bao lâu thời gian?

30 phút, 1 tiếng, 1 ngày, 1 tuần…

83
Có nhiều bạn bảo thầy:

Không
Em học mãi mà cứ phải lo!
nhầm lẫn hoài. Em nhớ
không nổi thầy ơi.

Phương pháp liên tưởng mà thầy ứng dụng minh họa dưới đây sẽ
là một cách nhớ thú vị giúp các bạn lưu giữ thông tin một cách dễ
dàng hơn nhiều so với cách học cũ mà bạn thấy chưa hiệu quả.

Nào, chúng ta
bắt đầu nhé!

84
Bước 1:

Việc đầu tiên mà các bạn cần làm là liên tưởng các cụm dữ
liệu chữ số thành các hình ảnh có ý nghĩa.

Bảng mã hình ảnh gợi ý từ thầy bạn có thể tham khảo như sau:

Chữ, ký hiệu Hình ảnh gán

a a liên tưởng đến anh (người anh)

b b liên tưởng đến bé (người em)

a2 a bình phương liên tưởng đến anh bình yên


(người anh sống bình yên, vui vẻ)

b2 b bình phương liên tưởng đến bé bình yên


(người em sống bình yên, vui vẻ)

a3 a lập phương liên tưởng đến anh lập gia đình

b3 b lập phương liên tưởng đến bé lập gia đình

() dấu đóng mở ngoặc liên tưởng đến căn nhà, mái


ấm, ở cùng nhau
(nhà có cửa trước, cửa sau để đóng)

ab ab liên tưởng đến áo bông

(a+b) (a+b) liên tưởng đến anh và bé ở chung nhà vui vẻ


(dấu + liên tưởng đến vui vẻ, yêu thương)

85
Chữ, ký hiệu Hình ảnh gán

(a - b) liên tưởng đến anh và bé ở chung nhà gây nhau


(a-b) (dấu - đại diện cho chia rẽ, bất hòa)

(a + b)2 liên tưởng đến anh và bé ở chung nhà bình


(a + b) 2
yên, vui vẻ sống bên nhau

(a - b)2 liên tưởng đến anh và bé ở chung nhà bình


(a - b) 2
yên, nhưng gây gổ nhau

(a + b)3 liên tưởng đến anh và bé ở chung nhà và đều


(a + b)3 lập gia đình, vui vẻ sống bên nhau

(a - b)3 liên tưởng đến anh và bé ở chung nhà, lập gia


(a - b) 3
đình, nhưng hay gây gổ nhau

Cụm chữ số 3a2b có thể liên tưởng sang thành 3aab :


3a b
2
3 người trong gia đình anh thích ăn bắp

Cụm chữ số 3ab2 có thể liên tưởng sang thành 3abb


3ab2 hay 3bab: 3 người trong gia đình bé thích ăn bắp

86
Bước 2:

Tiếp theo đó, bạn sẽ dùng phương pháp kể chuyện, liên tưởng để
tạo ra những tình tiết liên quan cho các hình ảnh của dữ liệu.

Ví dụ:
Để nhớ thuộc lòng 7 hằng đẳng thức dễ dàng trong 5 phút thì
bạn có thể nhớ câu chuyện gồm 4 tập như sau:

Ngày xửa, ngày xưa... tại một gia đình nọ, có 2 anh em. Cha

mẹ mất sớm, nên 2 anh em ở chung với nhau. Người anh tên là

Anh (a), người em tên là Bé (b)

Phần 1: THỜI NIÊN THIẾU HAI ANH EM Ở CHUNG NHÀ:


(*công thức nằm trong dấu ngoặc)

Câu chuyện 1: (a + b)2 = a2 + 2ab + b2

Cách liên tưởng hình ảnh tạo thành câu chuyện:


(a + b)2 : Khi còn nhỏ, Anh và Bé ở chung nhà và
sống rất bình yên, vui vẻ bên nhau
a2 : Anh sống bình yên
b2 : Bé sống bình yên
+2ab: 2 anh em được 2 cái áo bông

87
Kết nối các hình ảnh lại thành câu chuyện một lần nữa nhé.

Khi còn nhỏ, Anh và Bé ở chung nhà và sống rất bình yên,
vui vẻ bên nhau (a + b)2. Trong căn nhà ấm áp đó, Anh bình
yên (a2), Bé cũng bình yên (b2), trong nhà có đủ 2 cái áo
bông (+2ab) cho cả 2 anh em.

(*) bạn nhớ xem thêm clip thầy diễn tả câu chuyện trên kênh
Youtube Nguyễn Phùng Phong nhé.

(a + b)2 = a2 + 2ab + b2

88
Câu chuyện 2: (a - b)2 = a2 - 2ab + b2

Cách liên tưởng hình ảnh tạo thành câu chuyện:


(a - b)2 : Anh và Bé ở chung nhà dù bình yên nhưng
cứ hay gây gổ
a : Anh sống bình yên
2

b2 : Bé sống bình yên


-2ab: 2 anh em không có 2 cái áo bông để mặc

Một lần nữa, câu chuyện sẽ như sau:

Hai anh em ở chung nhà dù bình yên nhưng cứ hay gây gổ


(a - b)2, thì Anh vẫn bình yên (a2) Bé vẫn bình yên (b2) như
công thức cũ nhưng không có tiền mua 2 cái áo bông (- 2ab)
do hai anh em mãi gây gổ nên không chịu đi làm, không có
tiền mua áo bông để mặc.

(a - b)2 = a2 - 2ab + b2

89
Bạn đọc 2 câu chuyện trên lại lần nữa và viết xuống 2 hằng đẳng
thức mà bạn vừa học nhé:

(a + b)2 =..................................................................

(a - b)2 =..................................................................

Phần 2: HAI ANH EM ĐÃ TRƯỞNG THÀNH, LẬP GIA ĐÌNH NHƯNG


VẪN Ở CHUNG NHÀ VỚI NHAU
(*công thức nằm trong dấu ngoặc)

Câu chuyện 3: (a + b)3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3

Cách liên tưởng 1:


(a + b)3 : Anh và Bé ở chung nhà nhưng đã độc lập vì đã
có gia đình riêng của mình.
a3 : Anh độc lập, có gia đình riêng
b3 : Bé cũng độc lập, có gia đình riêng
3a2b : 3 người mặc áo bông, trong đó Anh rất bình yên
3ab2 : 3 người mặc áo bông, trong đó Bé rất bình yên

90
Câu chuyện được minh họa lại đầy đủ như sau:

Lúc này, Anh và Bé vẫn ở chung nhà, vẫn yêu thương nhau,

nhưng độc lập và đã có gia đình riêng của mình (a + b)3. Bây

giờ, Anh độc lập (a3), Bé cũng độc lập (b3), gia đình Anh có tới

3 áo bông (vì có 3 thành viên là anh, vợ anh và con anh), trong

đó Anh rất bình yên (3a2b). Gia đình Bé cũng vậy, gia đình Bé có

3 áo bông (vì có 3 thành viên là Bé, chồng Bé và con Bé), trong

đó Bé cũng rất bình yên (3ab2).

(a + b)3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3

91
Cách liên tưởng 2:
(a + b)3 : Anh và Bé ở chung nhà, vẫn yêu thương nhau,

nhưng đã độc lập vì đã có gia đình riêng của mình.

A3: Anh độc lập

B3: Bé cũng độc lập

Cụm chữ số 3a2b có thể chuyển sang thành 3aab

-> 3aab = “3 người trong gia đình Anh thích ăn bắp”

Cụm chữ số 3ab2 có thể chuyển sang thành 3abb hoặc


3bab

-> 3bab = “3 người trong gia Bé thích ăn bắp”

Câu chuyện được minh họa lại đầy đủ như sau:

Anh và Bé ở chung nhà, vẫn yêu thương nhau, nhưng độc lập vì đã

có gia đình riêng của mình (a + b)3 . Gia đình Anh độc lập và 3

người trong gia đình Anh hay thích ăn bắp. Gia đình Bé cũng độc

lập và 3 người trong gia đình Bé cũng thích ăn bắp.

(a + b)3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3

92
Bạn hãy nhẩm lại công thức trong lúc hình dung ra câu chuyện
nào mà bạn thích, hoặc từ chính câu chuyện của chính bạn tạo ra.

Nhẩm lại công thức lần nữa nào.

Thêm lần nữa nhé.

Bạn hãy ghi xuống nào

(a + b)3 =..................................................................

Câu chuyện 4:

Tiếp theo, ngược lại tình huống hòa thuận ở trên, nếu trong gia

đình lớn có gây gổ giữa gia đình Anh và Bé (a - b)3 thì sao đây?

Trong tình huống này thì Anh vẫn độc lập (a3), Bé vẫn độc lập (b3),

chỉ có điều bị tổ dân phố kiểm điểm, ghi điểm trừ trước áo bông

gia đình anh và điểm trừ sau áo bông gia đình em vì tội gây gổ

nhau (- 3a2b + 3ab2 -)

93
(a - b)3 = a3 - 3a2b + 3ab2 - b3

Nào, hãy đọc lại câu chuyện một lần nữa.

Nhắm mắt lại, hình dung câu chuyện trong tâm trí.

Và hãy ghi xuống công thức nào:

(a - b)3 =........................................................

94
Phần 3: HAI ANH EM BÁN NHÀ CHIA GIA TÀI VÀ TÁCH Ở 2 CĂN
NHÀ RIÊNG, KHÔNG Ở CÙNG NHAU NỮA
(*công thức không còn nằm trong dấu ngoặc)

Câu chuyện 5: a2 - b2 = (a - b).(a + b)

Cách liên tưởng:


a2 - b2: Do công thức không còn nằm trong dấu ngoặc nên

liên tưởng hình ảnh hai anh em bán nhà, chia tài sản và không ở

chung nhau nữa. Dấu “ - ” liên tưởng đến Anh và Bé gây gổ nhau

a2: Anh bình yên

b2: Bé cũng bình yên

(a+b)(a-b): Vì vẫn là anh em, nên có lúc thì gây nhau (a-b),

có lúc thì yêu thương, vui vẻ với nhau (a+b).

Câu chuyện được minh họa lại đầy đủ như sau:

Khi hai anh em bán nhà, ra ở riêng, sống bình yên (nhớ nhé: do

công thức không còn trong dấu ngoặc nữa), nhưng khi gây

nhau, vì vẫn là anh em, nên có lúc gây (a-b), có lúc lại quay về

yêu thương, vui vẻ với nhau (a+b).

Đọc lại câu chuyện lần nữa nhé, Khi Anh bình yên (a2), Bé bình

yên (b2) nhưng rồi lại gây nhau (-), thì sao?

95
Hãy ghi công thức xuống.

a2 - b2 =..................................................................

(*) Coi thêm clip thầy diễn tả chi tiết trên kênh Youtube Nguyễn Phùng
Phong nhé

96
Phần cuối: HAI ANH EM ĐÃ GIÀU CÓ VÀ TRỞ THÀNH
NGƯỜI THÀNH CÔNG, ĐỘC LẬP

Câu chuyện 6: a3 - b3 = (a - b).(a2 + ab + b2)

Cách liên tưởng:

a3 - b3: Hai anh em ra riêng độc lập, giàu có nhưng thỉnh

thoảng vẫn giận hờn và gây gổ nhau.

(a - b)(a2 + ab + b2): Liên tưởng 2 tình huống xảy ra khi 2

anh em bị mâu thuẫn. Họ hay vào nhà gây nhau (a-b), nhưng do

tình nghĩa anh em sâu đậm, vẫn vui vẻ, chia sẻ cho nhau chiếc

áo bông khi Anh bình yên, Bé bình yên (a2 + ab + b2).

97
Câu chuyện 7: a3 + b3 = (a+b).(a2 - ab + b2)

Cách liên tưởng:

a3 + b3: Hai anh em ra riêng độc lập, giàu có, thành công

và vẫn luôn vui vẻ, yêu thương nhau mãi.

(a + b)(a2 - ab + b2): Hai tình huống luôn xảy ra là, hai anh

em thích sum họp, đoàn tụ gia đình của mình, yêu thương, vui vẻ

với nhau (a + b); Anh bình yên, Bé bình yên và không giành nhau

cái áo bông nữa (a2 - ab + b2).

98
Lưu ý đặc biệt

Nếu bạn quan sát kỹ thì sẽ thấy thêm một đặc điểm giúp bạn
ghi nhớ tốt 7 hằng đẳng thức, đó chính là:
Những công thức nằm trong ngoặc thì lời giải đều không còn
trong ngoặc nữa, còn nếu công thức không trong ngoặc, thì lời giải
đều là trong 2 dấu ngoặc đơn, hiển thị 2 tình huống.
Việc quan sát tổng thể, nhận dạng được những dấu hiệu riêng
biệt và nổi bật của hiện tượng, sự việc để từ đó tạo thành những móc
neo, những ghi chú là những thông tin hữu ích để giúp việc ghi nhớ
của bạn dễ dàng hơn.

Vì vậy, để hỗ trợ việc nhớ thêm 7 hằng đẳng thức, các bạn có
thể tạo thêm khẩu hiệu:

ĐÓNG MỞ MỞ ĐÓNG

Đóng - Mở Mở - Đóng

Các bạn cùng nhìn lại nhé.

1. (a + b)2 = a2 + 2ab + b2 ĐÓNG MỞ

2. (a - b)2 = a2 - 2ab + b2 ĐÓNG MỞ

3. (a + b)3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3 ĐÓNG MỞ

4. (a - b)3 = a3 - 3a2b + 3ab2 - b3 ĐÓNG MỞ

5. a2 - b2 = (a - b).(a + b) MỞ ĐÓNG

6. a3 + b3 = (a + b).(a2 - ab + b2) MỞ ĐÓNG

7. a3 - b3 = (a - b).(a2 + ab + b2) MỞ ĐÓNG

99
Tới đây, Thầy xin chúc mừng
các bạn đã trải nghiệm một
cách nhớ công thức thông qua
phương pháp Kể Chuyện.

Thầy tin rằng, kể từ giờ trở đi, 7 hằng


đẳng thức sẽ không bao giờ còn là nỗi
sợ hãi của bạn nữa.

Thầy khuyến khích các bạn có thể tự


sáng tạo, làm cho riêng mình một câu
chuyện để nhớ hằng đẳng thức và hãy
nhớ chia sẻ cho thầy biết nhé.

100
Ứng Dụng nhớ công thức tính diện tích
một số hình quen thuộc

1. Hình chữ nhật b S = a.b


a

2. Hình vuông S = a2
a

h
3. Hình bình hành S = a.h
a

1
4. Hình tam giác h
S= a.h
2
a

h 1
5. Hình thang S= (a+b).h
a
2

S = 1 d1.d2
d1
6. Hình thoi
d2
2

101
DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT S = a.b

Bước 1: Tạo hình ảnh cho diện tích

Chọn cho hình chữ nhật một hình ảnh, chẳng hạn khi nghe hình
chữ nhật, bạn nghĩ tới người Nhật.
(áp dụng phương pháp liên tưởng âm thanh)

Bước 2: Tạo hình ảnh cho a.b

Gợi ý: Mã hóa cho 2 chữ a.b bằng phương pháp điền vào chỗ trống.
Bạn có thể chọn từ đại diện cho a.b là áo bông.

Bước 3: Câu chuyện gợi nhớ

Kết nối các hình ảnh thành một câu chuyện có ý nghĩa.

“Người Nhật rất thích mặc áo in hình bông”

Câu hỏi gợi nhớ: Người Nhật thích mặc gì?

102
DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG S = a2

Bước 1: Tạo hình ảnh cho diện tích

Liên tưởng hình vuông giống cái bánh chưng


vì cũng có hình vuông tương tự (áp dụng
phương pháp liên tưởng hình ảnh).

Bước 2: Tạo hình ảnh cho a2

Gợi ý: Mã hóa a2 (a bình phương)


Trong đó:
a = Anh (phương pháp điền vào chỗ trống)
Bình phương = Bình hoa phượng (phương pháp liên tưởng âm thanh)

Bước 3: Câu chuyện gợi nhớ

Ngày Tết, bánh chưng được đem ra mời anh ăn. Anh
yêu cầu phải có thêm bình hoa phượng mới ngồi ăn.

Câu hỏi gợi nhớ: Khi ăn bánh chưng, anh yêu cầu gì thêm?

103
DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH S = a.h

Bước 1: Tạo hình ảnh cho diện tích

Nghe tới hình bình hành ta liên tưởng chữ


“hành” thành củ hành tây thật to (áp dụng
phương pháp liên tưởng âm thanh).

Bước 2: Tạo hình ảnh cho a.h

Ví dụ: Anh hùng (phương pháp điền vào chỗ trống)

Bước 3: Câu chuyện gợi nhớ

Củ hành tây to có mùi vị nó rất khó chịu. Bạn phải anh hùng lắm
mới dám ăn.

Câu hỏi gợi nhớ: Củ hành tây dành cho ai ăn?

104
1
DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC S=
2
a.h

Bước 1: Tạo hình ảnh cho diện tích

Liên tưởng tam giác giống kim tự tháp


(áp dụng phương pháp liên tưởng
hình ảnh).

Bước 2: Tạo hình ảnh cho 1/2 .a.h

Gợi ý:
1
/2 = Một nửa
a.h = Anh hùng (phương pháp điền vào chỗ trống)

Bước 3: Câu chuyện gợi nhớ

Một nhóm các anh hùng đến Ai Cập chơi nhưng kim tự tháp chỉ
có đủ chỗ cho một nửa các anh hùng vào tham quan, nửa còn
lại phải ở bên ngoài vì không đủ chỗ.

Câu hỏi gợi ý: Trong kim tự tháp có đủ chỗ cho tất cả các anh hùng không?

105
1
DIỆN TÍCH HÌNH THANG S=
2
(a+b).h

Bước 1: Tạo hình ảnh cho diện tích

Tạo hình ảnh cho diện tích hình thang:


Nghe tới hình thang ta liên tưởng chữ
“thang” thành cái thang (áp dụng
phương pháp liên tưởng âm thanh).

Bước 2: Tạo hình ảnh cho cụm chữ số 1/2(a+b). h


Gợi ý:
1
/2 liên tưởng đến nửa đêm
(a+b) liên tưởng hai anh em (anh và bé)
h là học

Bước 3: Câu chuyện gợi nhớ

Cha mẹ leo cầu thang lên thấy nửa đêm rồi mà


anh và bé còn học.

Câu hỏi gợi nhớ: Cha mẹ leo cầu thang lên thấy anh và bé đang làm gì?

106
1
DIỆN TÍCH HÌNH THOI S= .d .d
2 1 2

Bước 1: Tạo hình ảnh cho diện tích

Liên tưởng hình ảnh cho diện tích


hình thoi. Nghe tới hình thoi ta liên
tưởng chữ “thoi” thành tàu con thoi
(áp dụng phương pháp liên tưởng
âm thanh).

Bước 2: Tạo hình ảnh cho cụm chữ số 1/2.d1.d2

Gợi ý:
d1 là con dê trắng thứ nhất
d2 là con dê đen thứ hai

Bước 3: Câu chuyện gợi nhớ

Để thưởng công cho các phi


hành gia đang công tác vất
vả, người ta làm thịt và chia
phân nửa (1/2) dê trắng
(d1) và dê đen (d2) đem
lên tàu con thoi để chở
lên mặt trăng, làm
món lẩu dê cho các
phi hành gia thưởng
thức.

Câu hỏi gợi ý: Tàu con thoi chở gì lên mặt trăng?

107
Nào bây giờ, thì các bạn lấy bút và ghi xuống
câu trả lời cho bài tập dưới đây nhé!

DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT LÀ GÌ?


Câu hỏi gợi nhớ: Người Nhật thích mặc gì?

DIỆN TÍCH HÌNH THOI LÀ GÌ?


Câu hỏi gợi nhớ: Tàu con thoi chở gì lên mặt trăng?

DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH LÀ GÌ?


Câu hỏi gợi nhớ: Củ hành tây dành cho ai ăn?

108
DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC LÀ GÌ?
Câu hỏi gợi nhớ: Trong kim tự tháp có đủ chỗ cho
tất cả các anh hùng không?

DIỆN TÍCH HÌNH THANG LÀ GÌ?


Câu hỏi gợi nhớ: Cha mẹ leo cầu thang lên thấy
anh và bé đang làm gì?

DIỆN TÍCH HÌNH VUÔNG LÀ GÌ?


Câu hỏi gợi nhớ: Khi ăn bánh chưng, anh yêu cầu gì thêm?

Bạn học Mã hóa các công thức học mỗi ngày trên
trường cho thành thạo nhé, nếu “bí” thì nhớ vào trang Web
www.stnhd.com (Siêu trí nhớ học đường) để được Thầy Cô
và các bạn hỗ trợ nhé!
109
Nhớ thông tin chính xác diện tích
của các nước

Diện tích Việt Nam Diện tích Thế giới

Hoàng Sa

Trường Sa

331.212 km2

Diện tích nước lớn nhất 510.072.000 km2


Thế giới (nước Nga)

Diện tích nước nhỏ nhất


Thế giới (Vatican)

17.098.246 km2 0,44 km2


(Dựa trên Bảng thống kê công bố về diện tích của các quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới của Liên Hợp quốc năm 2007).
110
Tất cả những gì chúng ta cần làm là sáng tạo ra một câu chuyện
mà các yếu tố liên kết gần kề với nhau, tạo thành một chuỗi mắt xích
trong câu chuyện đó. Phương pháp này pha trộn thực tế với một chút
tưởng tượng.

Dùng các phương pháp liên tưởng chuyển số thành hình ảnh để
áp dụng vào ví dụ này:

Diện tích Việt Nam 331.212 km2

33: BÓNG BAY 12: MÁY HÁT

Trong ngày vui chiến thắng, khắp đất nước Việt Nam nhiều nơi tràn ngập

bóng bay (33) và âm nhạc được phát bởi một máy hát nhỏ (12) và

một máy hát to (12).

Diện tích Thế giới 510.072.000 km2

51: Sư tử
00 : Trứng
72 : Ma

Trên thế giới có một giống sư tử (51) không thể đẻ

2 trứng (00) nhưng khi chết và biến thành ma (72)

chúng có thể đẻ được ba quả trứng (000).

111
Diện tích nước lớn nhất
Diện tích(nước
Thế giới Việt Nam
Nga) 17.098.246 km2

17: Nốt nhạc


09: Hươu cao cổ
82: Cá sấu
46: Bắn tên

Khi bạn đến nước Nga, hãy luôn ngân nga những nốt nhạc

(17) để có thể cao như hươu cao cổ (09) thế nhưng da lại sần

sùi như cá sấu (82) vì thế khi vào rừng, có thể bị thợ săn nhìn

lầm và bắn tên (46)

Diện tích nước nhỏ nhất


Diện tích Việt Nam
Thế giới (Vatican) 0,44 km2

0: Trứng
44: Rừng thông
Khi bạn đến Vatican có thể đi săn tìm trứng (0) trong

rừng thông (44)

112
Nhớ Bảng nguyên tử khối của
các nguyên tố hóa học thường gặp
NGUYÊN KÍ HIỆU NGUYÊN TỬ NGUYÊN KÍ HIỆU NGUYÊN TỬ
SỐ P SỐ P
TỐ HÓA HỌC KHỐI TỐ HÓA HỌC KHỐI

1 Hidro H 1 16 Lưu huỳnh S 32

2 Heli He 4 17 Clo Cl 35.5

3 Liti Li 7 18 Agon Ar 39.9

4 Beri Be 9 19 Kali K 39

5 Bo B 11 20 Canxi Ca 40

6 Cacbon C 12 24 Crom Cr 52

7 Nitơ N 14 25 Mangan Mn 55

8 Oxy O 16 26 Sắt Fe 56

9 Flo F 19 29 Đồng Cu 64

10 Neon Ne 20 30 Kẽm Zn 65

11 Natri Na 23 35 Brom Br 80

12 Magie Mg 24 47 Bạc Ag 108

13 Nhôm Al 27 56 Bari Ba 137

14 Silic Si 28 79 Vàng Au 197

15 Phốt pho P 31 80 Thủy ngân Hg 201

82 Chì Pb 207

113
Nhiều bạn chỉ biết học thuộc bảng nguyên tử khối bằng cách
đọc tới đọc lui nhiều lần. Nhớ đó, nhưng cũng quên nhanh đó. Bây giờ
chúng ta thử làm một cách khác xem sao nhé.
Cách làm như sau:

Chúng ta kết hợp đặc tính của từng loại nguyên tố cùng với hình
ảnh của con số nguyên tử khối để tạo thành một câu chuyện thú
vị có liên quan đến đặc tính của từng nguyên tố ấy.

Ví dụ 1: Hydro (H) = 1

Đặc tính của hydro là: nhỏ nhất, nhẹ nhất


Số 1 tương đương với cây dù (tham khảo bảng mã Phương pháp
liên tưởng hình ảnh tại Phần II)
Câu chuyện gợi nhớ:

Các nhà nghiên cứu khí hydro phải luôn mang theo dù (1)
bên mình vì khi chạm vào khí này, họ sẽ ngay lập tức biến
thành người tí hon nhỏ xíu và cơ thể nhẹ bỗng sẽ dễ bay lơ
lửng trên không trung.

114
Ví dụ 2: Oxy (O) = 16
Đặc tính của Oxy là: dưỡng khí, duy trì sự sống cho con người.
16 tương đương với con ốc sên (tham khảo bảng mã phương
pháp liên tưởng hình ảnh tại Phần II).
Câu chuyện gợi nhớ:

Trong tương lai, con người phải


đắp lên mũi mặt nạ làm từ nhớt
của ốc sên (16) để có "oxy" duy
trì sự sống cho cơ thể.

Ví dụ 3: Sắt (Fe) = 56
Đặc tính của sắt: dễ bị oxy hóa & rỉ sét.
56 tương đương phao cứu sinh (tham khảo bảng mã phương
pháp liên tưởng hình ảnh tại Phần II)
Câu chuyện gợi nhớ:

Phao cứu sinh (56) do ngâm


lâu ngoài biển nên bị gỉ sét
và mục rữa.

115
Ví dụ 4: Canxi (Ca) = 40

Đặc tính của Ca: giúp xương răng chắc khỏe


40 tương đương với cây bút chì (tham khảo bảng mã phương
pháp liên tưởng hình ảnh tại Phần II)
Câu chuyện gợi nhớ:

Uống sữa sẽ giúp xương răng


chắc khỏe. Chắc khỏe đến
nỗi, bạn có thể cắn và nhai
bút chì (40) một cách dễ
dàng.

Ví dụ 5: Lưu huỳnh (S) = 32


Đặc tính của Lưu huỳnh: có mùi và màu vàng nhạt.
32 tương đương với vòi sen (tham khảo bảng mã phương pháp
liên tưởng hình ảnh tại Phần II).
Câu chuyện gợi nhớ:

Do nghịch với lưu huỳnh bị lấm


lem vàng hết cả người nên
bạn phải đi tắm dưới vòi sen
(32) để tẩy hết mùi và màu
của lưu huỳnh dính lên người.

116
Nào, bây giờ bạn hãy thử tài liên kết của mình cho bảng nguyên
tố của chính mình nhé!
Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ
(H) = 1

Hidro Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(He) = 4

Heli Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(Li) = 7

Liti Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(Be) = 9

Beri Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(B) = 11

Bo Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(C) = 12
Cacbon Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(N) = 14

Nitơ Hình ảnh con số nguyên tử khối

117
Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ
(O) = 16

Oxy Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(F) = 19

Flo Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(Ne) = 20

Neon Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(Na) = 23

Natri Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(Mg) = 24

Magie Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(Al) = 27

Nhôm Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(Si) = 28

Silic Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(P) = 31
Phốt pho Hình ảnh con số nguyên tử khối

118
Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ
(S) = 32
Lưu
Huỳnh
Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(Cl) = 35.5

Clo Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(Ar) = 39.9

Agon Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(K) = 39

Kali Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(Ca) = 40

Canxi Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(Cr) = 52

Crom Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(Mn) = 55
Mangan Hình ảnh con số nguyên tử khối

119
Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ
(Cu) = 64

Đồng Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(Zn) = 65

Kẽm Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(Br) = 80

Brom Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(Ag) = 108

Bạc Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(Br) = 137

Bari Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(Au) = 197
Vàng Hình ảnh con số nguyên tử khối

Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ


(Hg) = 201
Thủy Hình ảnh con số nguyên tử khối
Ngân
Đặc tính của nguyên tố Câu chuyện gợi nhớ
(Pb) = 207
Chì Hình ảnh con số nguyên tử khối

Trong quá trình học môn Hóa mà bạn gặp khó khăn trong việc nhớ bất kỳ dữ liệu nào bạn nhớ
vào trang www.STNHD.com để tham khảo cách nhớ của các bạn cùng lớp với mình nhé.

120
ứng dụng nhớ ngày, tháng lịch sử

Dù bạn đang học Lịch sử, Văn học hay Địa lý thì khả năng nhớ
ngày tháng luôn là một kỹ năng cần thiết trong học tập.

Đầu tiên, nếu muốn ghi nhớ những ngày, tháng quan trọng trong
lịch sử và ở tương lai thì chúng ta cần phải nhớ cả 4 chữ số của một
năm cụ thể.

Để làm được điều này, bạn cần sử dụng các phương pháp
chuyển số sang hình ảnh (xem lại nội dung được chia sẻ trong Chương
6) để chuyển số năm thành một hình ảnh sống động.

Giả dụ bạn đang học môn Lịch sử và phải nhớ những mốc thời
gian quan trọng của sự kiện lịch sử thế giới như sau:

1960
17 nước châu Phi giành độc lập (năm Châu Phi)

Để nhớ được sự kiện này, bạn thực hiện các bước tham khảo
sau đây:

121
1960
bước 1 Chuyển số năm cần nhớ là 1960 sang thành hình ảnh
19 = con chó
60 = con cua
(Phương pháp chuyển số thành hình ảnh ở Chương 6)
Kết hợp hai hình ảnh này thành một hình ảnh vui (tùy
theo sự tưởng tượng của mỗi người]: chú chó đang đội
nón con cua.

bước 2 Chọn lọc hình ảnh chủ chốt trong sự kiện cần nhớ
“17 nước châu Phi giành độc lập”
Trong câu này, con số “17” và “châu Phi” là thông tin cần nhớ.
Ta sẽ dùng phương pháp liên tưởng để chuyển các thông tin
này thành 1 hình ảnh chủ đạo.

(Phương pháp chuyển số thành hình ảnh ở Chương 6)

(Phương pháp liên tưởng âm thanh tương tự)

Kết hợp hai hình ảnh này thành một hình ảnh vui:
Em bé châu Phi đang cầm nốt nhạc (17) nhảy múa.

bước 3 Gắn kết các hình ảnh chủ chốt thành một câu chuyện
giả tưởng vui

Câu chuyện gợi nhớ sẽ như sau:

Trong ngày vui của một số nước ở


châu Phi khi giành được độc lập,
các em bé châu Phi đang cầm
nốt nhạc(17) nhảy múa vui mừng
cùng với chú chó (19) đội nón
con cua (60).

122
Tiếp theo một ví dụ nữa nhé:

1961 Lần đầu tiên Liên Xô đưa con người vào vũ trụ

bước 1 Chuyển số năm cần nhớ là 1961 sang thành hình ảnh
19 = con chó
61 = kẹo mút
(Phương pháp chuyển số thành hình ảnh ở Chương 6)

Kết hợp hai hình ảnh này thành một hình ảnh vui:
chú chó biết ăn kẹo mút

bước 2 Chọn ra một hình ảnh chủ chốt trong sự kiện cần nhớ
“Lần đầu tiên Liên Xô đưa con người vào vũ trụ”
Trong câu này, thông tin “Liên Xô đưa người vào vũ trụ” được
liên tưởng đến hình ảnh phi hành gia bay vào không gian.

bước 3 Gắn kết 2 hình ảnh chủ đạo thành một câu chuyện
giả tưởng vui

Phi hành gia mang theo con chó


(19) biết ăn kẹo mút (61) lên phi
thuyền để bầu bạn với mình.

123
CHƯƠNG 12

PHƯƠNG PHÁP lặp đi lặp lại


Dù bạn nỗ lực học tập ghi nhớ như thế nào, thì sẽ luôn đến một
thời điểm mà kiến thức của bạn sẽ bắt đầu lung lay và phai nhạt dù bạn
học bằng phương pháp gì.

“Ngưỡng lãng quên”


Đây là thời điểm mà trí nhớ bắt đầu mờ nhạt thông tin. Bất kể
bạn học để thi hay thuyết trình trong một cuộc họp quan trọng, việc
nhận thức rõ nên ôn tập vào lúc nào và như thế nào là một yếu tố vô
cùng quan trọng nhằm hạn chế nguy cơ bạn quên khi phải chịu áp lực.

ĐƯỜNG CONG QUÊN CỦA CON NGƯỜI


100%

58%
44%
36% 33% 28% 25%
21%

0 PHÚT 20 PHÚT 1 GIỜ 9 GIỜ 1 NGÀY 2 NGÀY 6 NGÀY 31 NGÀY

124
Năm 1885, nhà tâm lý học người Đức Hermann Ebbinghaus
mô tả lần đầu tiên biểu đồ tỷ lệ diễn tả trí nhớ mất dữ liệu sau khi đã
học được điều gì đó mới. Đường cong cho thấy sự suy giảm trí nhớ
nhanh nhất xảy ra trong vòng hai giờ đầu tiên của sự ghi nhớ.

Ebbinghaus phát hiện ra rằng nếu chúng ta ghi chép khi


chúng ta lắng nghe và sau đó xem lại các ghi chú ngay sau sự kiện,
chúng tôi có thể giữ lại 80% thông tin. Bài giảng có thể ngắn hoặc
dài, miễn là sau khi kết thúc, lần ôn tập đầu tiên của các ghi chép
nên diễn ra ngay lập tức. Để nhớ thông tin tối ưu, ông kết luận rằng
sau đó chúng ta nên ôn lại lần 2 sau lần thứ 1 trong vòng một ngày
sau đó, lần thứ 3 là một tuần sau đó, lần thứ 4 là một tháng sau đó
và một bài kiểm tra cuối cùng lần thứ năm là từ 03 đến 06 tháng sau
(nếu nội dung đặc biệt phức tạp).

Để đảm bảo các thông tin quan trọng được


lưu giữ thật tốt trong trí nhớ. Hãy ghi nhớ và
thực hành luật số 5 - ôn đi ôn lại 5 lần sẽ giúp
nhớ thật lâu thông tin.

125
LUẬT SỐ 5 -ÔN ĐI ÔN LẠI 5 LẦN
Khoảng 10 phút - 1 tiếng
Lần 1 sau giờ học ở trường

Ngày hôm sau


Lần 2

Một tuần sau


Lần 3

Một tháng sau


Lần 4

3-6 tháng sau


Lần 5

Và sau đây, thầy sẽ hướng dẫn các bạn vận dụng thêm một số
cách trong quá trình thực hành luật số 5 trên nhé:

LẶP LẠI BẰNG CÁCH nhìn NHIỀU LẦN


Viết nội dung cần nhớ lên giấy, dán
lên những chỗ dễ nhìn thấy như: bàn học,
phòng ngủ, phòng vệ sinh…

126
LẶP LẠI BẰNG CÁCH NGHE NHIỀU LẦN
Bạn bật chức năng ghi âm trên điện thoại
hoặc máy tính lên và bấm nút ghi âm, đọc
nội dung muốn nhớ, lưu lại, nghe đi nghe lại
như nghe nhạc vậy.

Năm 2014, khi luyện tập để xác lập Kỷ


lục Siêu Trí nhớ, thầy cũng đã dùng phương
pháp này. Thầy ghi âm những thứ cần nhớ
và bấm nút phát, chọn chế độ tự động lặp
lại thế là thầy có thể lau nhà, phơi đồ, đi tập
thể dục … vẫn có thể ôn bài rất hiệu quả.

LẶP LẠI BẰNG CÁCH nói NHIỀU LẦN


Bạn có thể giảng bài lại cho các bạn trong lớp hoặc
tự trình bày một mình.

Đây là cách mà thầy rất thường xuyên làm. Thầy hay tự trình
bày khi đi tập thể dục, khi ở nhà, khi ngồi trên xe… Có rất nhiều lần,
khi đang tự ôn bài và luyện thuyết trình thì xe thầy
chạy tới đèn đỏ. Mấy người đi đường
thấy thầy cứ lẩm nhẩm thì lạ lắm nên
họ cứ nhìn thầy mỉm cười. Mấy lần
đầu hơi ngại nhưng lâu dần,
thầy cũng quen dần việc này.
Điều hay nhất là thầy đã tận
dụng rất tốt thời gian của mình
để thực hành việc ôn luyện nhiều
lần cho đến khi thành thạo mới thôi.

127
CHƯƠNG 13

PHƯƠNG PHÁP HÀNH TRÌNH


Người Hy Lạp cổ đại là người đầu tiên nhận ra rằng cách tốt
nhất để ghi nhớ mọi thứ là cho chúng một địa điểm. Đây là phương
pháp giúp nhớ những dữ liệu dài một cách chính xác theo thứ tự.

Ví dụ : Một bài thơ, nội dung bài thuyết trình…

Hãy cùng thầy tưởng tượng điều


này: Nếu nhà bạn không có tủ và móc
treo, lúc đó, quần áo của mọi thành viên
trong gia đình đều để chung trong một
đống lớn. Khi bạn muốn tìm một cái áo
nào đó thì bạn có tìm được nó dễ dàng
không?

Rất mệt và mất nhiều thời gian,


đúng không?

Áo quần giống như các


kiến thức cần nhớ. Móc treo
giống như các điểm neo để nhớ.
Cái tủ thì giống như hành trình.

Hành trình là tập hợp các


điểm neo để nhớ theo một trật tự
nhất định. Càng có nhiều hành
trình, thì bạn càng có nhiều điểm
nhớ để lưu giữ các kiến thức mình
muốn nhớ trên đó.

128
CÁCH TẠO RA MỘT HÀNH TRÌNH

1
2

4
6
10
3
5
7

9 8

Bạn có thể tạo ra hành trình trên chính cơ thể của mình

129
Bạn cũng có thể tạo hành trình trong chính căn nhà mình đang ở

9
1
10

2
7
4

3
6

(*) Nếu bạn liên kết nhiều phòng trong


1 căn nhà lại với nhau thì sẽ có một
hành trình liên tiếp với nhiều điểm nhớ.

Hành trình cũng có thể được tạo ra từ


các đồ vật, cây cảnh trong công viên
bạn hay tập thể dục, trường học, quán
Trà sữa
trà sữa quen thuộc của bạn... chân trâu

130
Bây giờ bạn hãy viết xuống 10 điểm nhớ là 10 đồ vật, địa điểm
trong ngôi nhà của bạn đi nào!

Lưu ý:

Đảm bảo các điểm nhớ của hành trình phải theo thứ tự từ ngoài
vào trong, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới.

Chọn những điểm nhớ trong hành trình cố định, không dịch
chuyển & thay đổi.

Khi tạo điểm nhớ, bạn hãy ghi lại tất cả theo đúng thứ tự bạn đã
chọn để bạn có thể dễ dàng xem và nhớ lại khi cần cũng như nhờ sự
hỗ trợ của người khác để kiểm tra bạn nhớ đúng thứ tự chưa.

1. 6.

2. 7.

3. 8.

4. 9.

5. 10.

Đảm bảo khi bạn nhắm mắt, bạn vẫn có thể nhớ nằm lòng thứ tự và
đọc thuộc thứ tự 10 điểm nhớ này một cách dễ dàng và chính xác nhé.
131
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP nhớ từ ngẫu nhiên

THỊT GÀ RAU MUỐNG TRÁI CHUỐI

BÁNH NGỌT HOA HỒNG

Và sau đây là chi tiết cách vận dụng phương pháp hành trình để
ghi nhớ thứ tự chính xác của 5 thông tin trên.

Bước 1: Chọn một hành trình 5 điểm mà bạn đã có sẵn.

Ví dụ như:

1. Cái cửa 4. Cái tivi

2. Cái bàn 5. Tấm thảm

3. Cái ghế

Bước 2: Gắn hình ảnh của các thông tin cần nhớ vào các điểm
nhớ, kết hợp sự tưởng tượng của chính bạn để tạo ra các
câu chuyện gợi nhớ sáng tạo, thú vị và ấn tượng của
riêng bạn.

132
Điểm nhớ Hình minh họa Thông tin Câu chuyện gợi nhớ
cần nhớ tham khảo

1. Cái cửa Thịt gà Ngay tại cái cửa, khi


bạn bước vào nhà,
bạn chợt thấy thịt gà
được treo lủng lẳng,
bốc mùi thơm phức.

2. Cái bàn Rau Trên bàn, không biết


muống ai đã để một bó rau
muống rất to.

3. Cái ghế Chuối Trên cái ghế quen


thuộc, có rất nhiều
nải chuối vàng thơm
lừng.

4. Tivi Bánh Tivi đang chiếu một


ngọt chương trình quảng
cáo về bánh ngọt
mà bạn rất yêu
thích.

5. Tấm Hoa Trên tấm thảm cạnh


thảm hồng cái tivi, bạn thấy có
rất nhiều hoa hồng
màu đỏ rực được
phơi đầy thảm.
Chúng đang tỏa mùi
hương thơm nức.

133
Nào, bạn hãy lấy một tờ giấy trắng, ghi lại năm thông tin theo
đúng thứ tự mà không được nhìn lại vào sách nhé.

Thầy tin là tất cả các bạn đều có thể dễ dàng ghi nhớ và viết
chính xác các thông tin trên.

Xin chúc mừng các bạn đã hiểu và sở hữu được phương


pháp Hành trình cho bản thân mình!

Thầy tiết lộ một thông tin vô cùng quan trọng cho các bạn
được biết: Bạn nào càng tạo ra nhiều điểm nhớ, nhiều hành trình cho
riêng mình thì càng có thể ứng dụng nhớ rất nhiều thông tin, chẳng
hạn như từ vựng tiếng Anh, danh sách các việc quan trọng cần nhớ,
các bài học thuộc bài trên lớp…

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP HÀNH TRÌNH ĐỂ


NHỚ bài thơ

10 LỜI DẠY CỦA KHỔNG TỬ

Có chí thì ham học Đủ đầy nhờ có bạn


Bất chí thì ham chơi Gái ngoan nhờ đức hạnh
Trí khôn tạo nên người Trai mạnh nhờ lực cường
Đức nhân tìm ra bạn Tươi đẹp lắm người thương
Thành đạt nhờ đức dày
Làm nên nhờ có Thầy
134
Mấu chốt của kỹ thuật này nằm ở việc chọn lọc một vài từ khóa
trong mỗi câu thơ, chuyển thành các hình ảnh chủ chốt, kết nối chúng
với nhau và đặt trên mỗi giai đoạn của hành trình.

Một khó khăn của nhớ thơ là nhớ những từ đầu câu thơ, vì vậy
trước hết chúng ta sẽ luyện nhớ những từ đầu của 10 câu thơ này nhé.

Chúng ta sẽ dùng hành trình 10 điểm nhớ trên cơ thể để nhớ 10 câu thơ
này.

Bước 1: Gắn 2 từ đầu mỗi câu thơ vào 10 ĐIỂM NHỚ trên
hành trình cơ thể

ĐIỂM NHỚ TỪ CẦN NHỚ

Đỉnh đầu Có chí

Trán Bất chí

Mắt Trí khôn

Mũi Đức nhân

Miệng Thành đạt

Cằm Làm nên

Tai Đủ đầy

Cổ Gái ngoan

Vai Trai mạnh

Bụng Tươi đẹp

135
Bước 2: Bây giờ bạn hãy chạm vào từng bộ phận để nhớ 2 từ tương
ứng và vận dụng trí tưởng tượng của mình cùng lúc.
Ví dụ:

3
1 Chạm vào mắt thì đọc
Chạm vào đầu thì đọc có chí trí khôn
(Cùng lúc đó, hãy tưởng tượng trên (Mắt nhìn nhiều nên có trí khôn).
đầu mình có con chí).

2 4
Chạm vào trán thì đọc bất chí Chạm vào mũi thì
(Hình dung trên trán không có tóc nên đọc đức nhân
không có chí). (Trên mũi xuất hiện một
người Đức đang ngồi
trên đó).
5
Chạm vào miệng thì
đọc thành đạt
(Miệng để phát biểu, cảm 8
ơn cha mẹ khi thành đạt). Chạm vào cổ thì
đọc gái ngoan
6 (Cổ cao thon dài là một
Chạm vào cằm thì đọc trong những nét đẹp của
làm nên người con gái).
(Cái cằm rất quan trọng để
làm nên một khuôn mặt đẹp
cân đối).
9
Chạm vào vai thì
đọc trai mạnh
7 (Vai là để con trai
Chạm vào tai thì đọc
mạnh mẽ gánh vác
đủ đầy
trách nhiệm).
(Đôi tai đeo đủ 2 đôi bông).

10
Chạm vào bụng thì
đọc tươi đẹp
(Bụng thon gọn là do
biết ăn uống đồ tươi).

(*) Phải đảm bảo chạm vào vị trí bất kỳ, bạn đều đọc được 2 từ đầu
câu thơ nhé.

136
Bước 3: Nâng cao Ở bước này, các bạn có thể chọn lọc các từ, ý
chính trong từng câu để tạo thêm các hình ảnh
giúp nhớ toàn bộ câu.
Ví dụ như:

Câu 1 “Có chí thì ham học”


Ý chủ đạo là 2 ý “có chí” và “ham học”
Bạn có thể liên tưởng hình ảnh như sau:
Trên đầu (điểm nhớ số 1) mình có con chí
rất là ham học. Nó đang ngồi học bài trên
đầu của bạn.

Câu 2 “Bất chí thì ham chơi”


Ý chủ đạo là 2 ý “bất chí” và “ham chơi”
Bạn có thể liên tưởng hình ảnh như sau:
Trên trán (điểm nhớ số 2) mình có con chí
rất là ham chơi, đang nhảy múa vui chơi
trên trán của bạn.

Tương tự thế, bạn có thể tiếp tục làm cho các câu thơ còn lại.

Bước cuối: Đọc to bài thơ lên 3 đến 5 lần, cùng lúc chạm lần lượt
vào các điểm nhớ trên cơ thể.

Sau đó, bạn hãy nhắm mắt lại, không nhìn vào sách nữa và đọc lại
10 câu thơ trên.

Thầy tin rằng, chỉ sau 3 đến 5 lần đọc to cùng lúc chạm nhẹ hoặc
tưởng tượng các điểm nhớ lần lượt theo thứ tự trong đầu, các bạn sẽ nhớ
10 câu thơ thật dễ dàng. Và điều đặc biệt hơn nữa, là cách làm này sẽ
giúp bạn ghi nhớ thông tin rất lâu.

137
CHƯƠNG 14

PHƯƠNG PHÁP ĐỌC TO


Các nhà nghiên cứu não bộ đã cho
biết việc đọc to thắp sáng nhiều vùng trên
cả 2 bán cầu não, kích hoạt khả năng
học tập song não, cải thiện khả năng
nhận thức, sự tập trung và trí nhớ.

Các bạn quan sát 3 hình bên dưới nhé.

Bán cầu não trái Bán cầu não phải

1. Trạng thái não


khi suy nghĩ

Bán cầu não trái Bán cầu não phải

Trạng thái não


2.
khi đọc thầm

Bán cầu não trái Bán cầu não phải

3. Trạng thái não


khi đọc to

Khi ta đọc to, não bộ sẽ được kích thích, tác động đến
nhiều giác quan. Đọc càng to, càng có lợi cho việc ghi nhớ.

Phương pháp này đặc biệt hữu ích với những từ tiếng
Anh khó nhớ. Cứ mỗi lần gặp từ tiếng Anh nào khó nhớ thì bạn
hãy đọc to lên và lặp đi lặp lại nhiều lần (tuy nhiên nhớ quan
sát xung quanh để đừng làm phiền người khác nhé).

138
Thầy Eran Katz, người Israel giữ kỷ lục Guinness thế giới về khả
năng ghi nhớ đã chia sẻ cách học Kinh Torah (613 điều răn) tại các
trường đạo ở đất nước thầy: Trong căn phòng chứa khoảng hơn 2000
em sinh viên, kẻ đứng người ngồi, người đi đi lại lại, có những người
còn đang gào vào mặt nhau với khuôn mặt đỏ bừng. Họ học kinh
Torah với toàn bộ năng lượng của cơ thể mình. Thầy chia sẻ rằng, ta
sẽ luôn nhớ tốt hơn trong trạng thái bị kích thích khi nói to.

“Não bộ luôn nhớ


tốt hơn trong
trạng thái bị kích
thích khi nói to”

Đọc to cũng là một cách tốt để phát triển kỹ năng nói vì


nó buộc bạn đọc từng từ - điều mà người ta không thường
làm khi đi đọc lướt, hay đọc nhẩm.

Con người ta thường chỉ dùng thị giác, tức là chủ yếu ghi nhớ
mọi điều thông qua việc đọc. Khi ta nói to lên những điều ta
học tức là ta bổ sung thêm một giác quan trong việc ghi nhớ,
đó là thính giác.

139
CHƯƠNG 15

PHƯƠNG PHÁP ẢO VIẾT


Đây là phương pháp nhắm mắt lại và dùng ngón tay trỏ viết lên
không trung.
Phương pháp này tăng cường sự tập trung, khắc sâu dữ liệu vào bộ
nhớ.
CÁCH HỌC NÀY GIÚP BẠN TIẾT KIỆM GIẤY VÀ NHỚ TỐT HƠN.
THẬT TUYỆT PHẢI KHÔNG NÀO?

Nào, bây giờ chúng ta hãy trải nghiệm nhé


Ví dụ:

Bạn muốn nhớ từ ADMIRE (nghĩa là hâm mộ), bạn hãy nhắm
mắt lại, đưa ngón trỏ của tay thuận lên trước mặt, tưởng tượng phía
trước có tấm bảng, ngón trỏ của bạn lúc này đã biến thành một
cây bút lông màu đỏ.

Tại sao phải màu đỏ? Vì não bộ của bạn sẽ được kích thích và
tập trung tốt hơn khi có màu sắc tham gia.

1.
Hãy viết từng chữ cái, từ
trái sang phải, ADMIRE
vừa viết vừa đánh vần
lớn tiếng: A D M I R E

(Hãy làm như vậy 5 lần)

140
2.
Bây giờ thì viết ngược
lại, từ phải sang trái, ADMIRE
vừa viết vừa đánh vần
lớn tiếng: E R I M D A

(Hãy làm như vậy 5 lần)

Bạn đã nhớ từ
vựng này chưa?

Bạn nhớ đọc to và tăng tốc khi viết nhé. Tốc độ viết
ngược càng nhanh thì chứng tỏ bạn đã thuộc thành
thạo cách viết cho từ vựng này.

Các công thức Toán, Lý, Hóa… khó nhớ bạn cũng cũng
có thể dùng phương pháp này nhé.

141 03
CHƯƠNG 16

PHƯƠNG PHÁP PHẢN ỨNG NHANH


Phương pháp phản ứng nhanh, hay còn gọi là phương pháp
thẻ ghi nhớ. Một mặt với thông tin cần hỏi để người học suy nghĩ và
tìm ra câu trả lời, sau đó lật ra mặt sau để xem đáp án.

Cách học này sẽ tăng cường khả năng phản xạ, truy xuất thông tin
nhanh hơn trong quá trình ôn tập.

Đối với những dữ liệu cần bật ý ra nhanh như tiếng


Anh, Lịch sử, công thức Toán, Lý, Hóa… Bạn cũng có thể
ứng dụng với phương pháp này.

Cách học này kích


thích não bộ hoạt động cùng
lúc trên các vùng ghi nhớ
của não. Và kết quả là giúp NGHE

bạn ghi nhớ rất nhanh và duy


trì trí nhớ lâu dài. NHÌN CHẠM

142
Bạn có thể cắt những miếng giấy cỡ bằng lá
bài trong bộ bài tây, một mặt ghi từ tiếng Anh, một
mặt ghi tiếng Việt. Cứ đảo ngẫu nhiên rồi nhìn mặt
này đoán dữ liệu mặt kia.

Bạn có thể ra tiệm photocopy nhờ cắt,


hoặc ra nhà sách mua những bộ thẻ
đã được làm sẵn.

143
CHƯƠNG 17

PHƯƠNG PHÁP GOM NHÓM


Phương pháp này sắp các thông tin thành từng nhóm có
ý nghĩa, kết nối các chữ số thành các hình ảnh quen thuộc tạo câu
chuyện, phân tích những điểm giống nhau, hoặc tương phản để lập
lại thành nhóm, rồi ghi nhớ các nhóm ấy. Việc này sẽ giúp bạn tập
trung và ghi nhớ nhanh, thú vị hơn rất nhiều so với việc lẩm nhẩm
mãi mà không thuộc.

ứng dụng nhớ quốc kỳ


Để thuộc được các quốc kỳ trên thế giới chúng ta có thể gom
nhóm một số quốc kỳ giống nhau.

Ví dụ: Cách thầy nhớ quốc kỳ của các nước Bắc Âu như sau:

PHẦN LAN NA-UY

THỤY ĐIỂN ĐAN MẠCH


Quốc kỳ 4 nước này đều có hình ảnh của cây Thập tự giá.

144
PHẦN LAN
Là quốc gia có nền giáo dục cực tốt nên ta
liên tưởng màu xanh là màu hy vọng, hy
vọng mình cũng được tới Phần Lan học.

NA-UY
Nổi tiếng với cá hồi giàu Omega 3 nhất thế
giới nên màu xanh đậm chúng ta liên tưởng
đến biển xanh sâu thẳm.

THỤY ĐIỂN
Vẫn còn vua nên chúng ta liên tưởng đến
màu vàng của ngai vàng.

ĐAN MẠCH
Là một trong những quốc gia hạnh phúc
nhất thế giới nên chúng ta liên tưởng đến
màu trắng, người Đan Mạch rất thích sự đơn
giản, chân thật để sống hạnh phúc.

145
Và bây giờ, bạn hãy nhìn lại 4 quốc kỳ một lần nữa và đọc tên
từng quốc gia. Bạn có thể dễ dàng nhận diện hơn chưa nào?

cùng nhớ lại nhé

................................................... ...................................................

................................................... ...................................................

146
CHƯƠNG 18

PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP BẰNG


HÌNH ẢNH (SKETCHNOTE)
Sketchnote là cách ghi chép, tổng hợp thông tin một cách sáng tạo
theo phong cách riêng của người tạo ra nó bằng cách kết hợp chữ viết
với hình vẽ tay đơn giản.
Sketchnote không đi sâu và việc thể hiện nội dung chi tiết mà
tập trung vào ý tưởng và nội dung chính thông qua hình vẽ đơn giản, bố cục,
chữ viết.

Bộ não của bạn sẽ vô cùng thích


thú khi bạn học tập và ghi chép thông tin
bằng chữ viết kết hợp với các hình ảnh có
màu sắc, được phân bổ trong một
cấu trúc rõ ràng.

Chúng ta là những sinh vật trực quan, nên


phần lớn bộ não của chúng ta dành
riêng cho việc xử lý thông tin thị giác hơn
bất kỳ giác quan nào khác, và đó là điều
khiến cho việc ghi chú bằng hình ảnh,
phác thảo với những nét vẽ cơ bản trở
thành một công cụ mạnh mẽ hỗ trợ cho
việc học tập.

Chỉ cần hình minh họa 6 nét cơ bản


trong kỹ thuật này, đó là: hình tròn, hình vuông, hình tam giác,
đường thẳng, đường cong và dấu chấm cùng các nét đơn, nét đôi là
bạn có thể tạo ra vô số các hình ảnh minh họa vô cùng đơn giản cho
các kiến thức, ý tưởng, thông tin mà các bạn cần ghi chép nhanh và
ghi nhớ dễ dàng.

147
Bây giờ, hãy chỉ nhìn vào hình khối bên ngoài của các hình sau!
Bạn có thấy là tất cả những hình vẽ phức tạp này đều được tạp ra từ
những hình khối cơ bản không?

Máy bay giấy Mặt trời Bút chì Điện thoại

Vẽ không hề khó như bạn nghĩ, đặc biệt trong nét vẽ phác thảo
như của Sketchnote.

Bạn có tin là mình hoàn toàn có thể vẽ được những hình thú vị phía dưới
đây trong vòng ít phút không?

ghi chép, tổng hợp thông tin

Quét mã QR code để xem hướng dẫn vẽ từ thầy Graham Shaw

Nhớ chuẩn bị 1 tờ giấy trắng với một cây bút cùng với một tâm trí
cởi mở để cùng bắt tay thực hiện những hình vẽ thú vị cho riêng bạn nhé.

Bạn có thể xem tham khảo quyển sách “ KÍCH HOẠT


THIÊN TÀI SÁNG TẠO” của thầy để có thể luyện tập và vẽ đơn
giản 1000 hình cho nhiều chủ đề mà bạn muốn nhé.

148
BÍ QUYẾT VẼ MỌI THỨ SIÊU ĐƠN GIẢN

Đơn giản: vẽ các đường bao bên ngoài sự vật, không


cần vẽ chi tiết, tận dụng 6 dạng hình cơ bản.

Đặc biệt: tìm một điểm đặc biệt nhất của hình đó để
nhấn mạnh.

Cá tính riêng: Sketchnote là ý tưởng của bạn, không


liên quan xấu hay đẹp. Hãy tự tin thể hiện phong cách
riêng của mình trong hình vẽ.

Bệnh viện Trà sữa Du lịch

Việt Nam Điện thoại Hươu cao cổ Hộp sữa


149
CÁC BỐ CỤC TRONG SKETCHNOTE
Có rất nhiều cách tạo bố cục trong sketchnote. Dựa trên nội
dung bạn được học, bạn có thể dùng bố cục nào phù hợp mà bạn
thích. Sau đây là vài bố cục cơ bản mà bạn có thể tham khảo:

1. Bố cục tuyến tính: Ghi từ trên xuống dưới, từ trái sang phải và theo
trình tự thời gian mà bạn tiếp nhận thông tin.
Cách này giống với cách ghi chép truyền thống, điểm khác biệt là
bạn viết ít đi, mà thêm hình ảnh, mũi tên vào.

2. Bố cục quy trình: Bố cục này phù hợp với các bước thứ tự cho một
quy trình nào đó, ví dụ như quy trình rửa chén, quy trình rửa tay..

2 1
1 2
3
3
5
4
5 4

3. Bố cục lưới: Bố cục này chia trang giấy thành các ô vuông và mỗi
ô sẽ chứa một nội dung duy nhất cần truyền tải. Bố cục này phù hợp
với chủ đề có nhiều hạng mục cần đề cập và so sánh.

150
4. Bố cục tự do (kiểu bắp rang bơ): Các ý tưởng không theo một trật
tự nào cả, bạn có thể viết ở bất cứ đâu trên mặt giấy, giống như là
các ý tưởng đang nổ tung như hạt bắp rang bơ theo các hướng
khác nhau.

5. Bố cục theo kiểu mindmap: Phù hợp theo kiểu ghi chú thông tin
mang tính liệt kê và phân cấp thông tin chính và phụ. Bố cục sketch-
note theo kiểu này thì tập trung vào hình ảnh và nội dung chính,
khác với Sơ đồ tư duy (Mindmap) là tỏa ra theo sơ đồ cây, tập trung
vào phần từ khóa chính chi tiết.

6. Bố cục đường đi: Bố cục này phù hợp với cách thể hiện thông tin
theo khung thời gian được liệt kê, hoặc một quá trình nào đó

151
CÁC BƯỚC HOÀN THIỆN MỘT BÀI SKETCHNOTE
Bước 1: Hãy bắt đầu bài sketchnote với việc xác định nội dung

Bước 2: Lập danh sách ý tưởng và nội dung chính, sau đó chọn bố
cục và vẽ nháp trước
Bước 3: Vẽ tiêu đề cho nổi bật

Bước 4: Kiểm tra xem nội dung có đầy đủ chưa, sửa lại một số nét
chưa mượt
Bước 5: Bước cuối cùng là tô màu cho các phần cần nhấn mạnh
và làm nổi bật.

SKETCHNOTE 10 BÀI HÁT MÀ BẠN YÊU THÍCH

152
5 CÁCH XÂY DỰNG TỪ VỰNG HÌNH ẢNH
Nếu bạn mong muốn có sự tự tin về khả năng phác thảo ý tưởng của
mình bằng những nét vẽ cơ bản, thì một trong những điều tốt nhất bạn
nên làm từ bây giờ là phải dành thời gian rèn luyện và xây dựng vốn từ
vựng hình ảnh cho riêng mình mỗi ngày.

Dưới đây là 5 gợi ý giúp bạn xây dựng vốn từ vựng hình ảnh liên quan:

1.Cách đầu tiên rất đơn giản, hãy nhìn xung quanh môi trường sống của
bạn, chọn một đối tượng mà bạn nhìn thấy và sau đó vẽ đối tượng đó ra.

Hoạt động đầu tiên này sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng vẽ một đối tượng
phức tạp 3 chiều ở trước mặt bạn và chia nhỏ đối tượng đó thành các
đường thẳng và đường cong đơn giản. Việc đơn giản hóa một đối tượng
phức tạp là một kỹ năng mà bạn sẽ ngày càng giỏi hơn khi thực hiện nó
nhiều hơn theo thời gian.

“Hãy nhớ, đừng tập trung vào chi tiết của sự vật, hãy chỉ nhìn hình khối bên
ngoài của nó và vẽ ra”

2.Đọc một cuốn sách hoặc xem một đoạn phim, sau đó chọn một ý tưởng
duy nhất từ cuốn sách hoặc bộ phim và phác thảo nó ra.

Mục tiêu của hoạt động thứ hai này không phải là tạo ra một bản phác
thảo hoàn chỉnh của toàn bộ các ý tưởng mà bạn đã đọc sách hay xem
phim, thay vào đó, chỉ tập trung vào một ý tưởng và dành một chút thời
gian để tìm ra cách bạn có thể vẽ ra ý tưởng đó ra giấy. Đây là cách giúp
bạn làm quen với việc vẽ các yếu tố mới, đối tượng mới, những thứ bạn
chưa từng vẽ trước đây.

3. Chọn một chủ đề mà bạn quan tâm, sau đó lập danh sách các từ liên
quan đến chủ đề đó rồi vẽ ra từng từ một.

Hoạt động này tương tự như cách bạn học một ngôn ngữ mới. Đây là một
trong những cách thức xây dựng từ vựng hình ảnh vô cùng hiệu quả.

Bạn có thể tham khảo và luyện vẽ theo chủ đề được hướng dẫn trong
quyển “Kích hoạt thiên tài sáng tạo”.

4. Sketch một từ mới trong ứng dụng nhắc từ vựng mỗi ngày hoặc đăng
ký nhận bản tin và lọc từ mới xuất hiện mỗi ngày.

Cách này có thể gây chút khó khăn vì những từ mà


bạn được nhận không phải lúc nào cũng là những
từ phổ biến nhất, nhưng bạn sẽ vẫn phát triển được
kỹ năng hình dung và tư duy cho một từ mới.

153
5. Lấy một ý tưởng thú vị từ mạng xã hội và vẽ nó ra.

Khi bạn được truyền cảm hứng bởi một ý tưởng nào đó mà bạn đọc trên
mạng xã hội, hãy tận dụng điều này như là một động lực thôi thúc bạn vẽ
thông điệp hoặc bài học mà bạn nhận được ra giấy. Thực hành càng nhiều,
kỹ năng của bạn sẽ ngày càng tốt hơn.

Trên đây là 5 cách mà bạn có thể chọn lọc thực hành cho bản thân. Bạn
càng chuẩn bị nhiều thì bạn sẽ mau có được sự tự tin trong thời gian ngắn.

Chúc bạn thành công!

Nhìn xung quanh đọc sách


chọn đối tượng vẽ

xem phim

chọn một ý

phát thảo
Lấy
Facebook một
ý
tưởng
từ
Instagram mạng
xã hội
chọn
và vẽ hoặc
chủ đề
Tiktok
Vẽ một từ trong
ứng dụng từ vựng
hoặc bảng tin lập danh
sách
Đây là sketchnote
thể hiện cho nội dung trên vẽ từng hình một
154
CHƯƠNG 19

PHƯƠNG PHÁP VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY


(mindmap)
TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG sơ ĐỒ TƯ DUY (mindmap)?

Sơ đồ tư duy giúp bạn phối hợp và sử


dụng được toàn bộ khả năng của não bộ.

Sơ đồ tư duy giúp bạn liên kết các


thông tin rời rạc với nhau và cho phép bạn
nhìn thấy toàn bộ ý nghĩa liên kết giữa những
luồng thông tin khác nhau.

Sơ đồ tư duy giúp bạn hình dung rõ


những suy nghĩ của mình, đơn giản hóa
những ý tưởng phức tạp và ghi nhớ thông tin
một cách hiệu quả.

Sơ đồ tư duy giúp bạn lưu trữ và phân


loại thông tin cần thiết một cách gọn gàng
để khi cần, bạn có thể dễ dàng và nhanh
chóng tìm thấy những gì mình muốn.

Cuối cùng, Sơ đồ tư duy cho phép bạn


sáng tạo. Điều này sẽ kích hoạt sự hứng thú
trong quá trình học tập của bạn.

155
VẼ sơ đồ tư duy NHƯ THẾ NÀO?
Chuẩn bị:

Đầu tiên là đọc tài liệu và dùng bút dạ quang tô nổi lên
những từ khóa.
(*) Từ khóa là những từ chứa nội dung ý chính của câu trả lời.
Thường là danh từ, động từ, tính từ.

Chuẩn bị sẵn bút nhiều màu để tạo nhiều màu sắc sinh
động cho bản vẽ và dễ phân biệt các nhánh.

Chọn một tờ giấy trắng không dòng kẻ (giấy có những


dòng kẻ sẵn sẽ làm bạn rối mắt và hạn chế ý tưởng).

Quy trình vẽ:

chủ đề/
ọc
tên bài h

Đầu tiên là
xoay ngang tờ giấy
Viết tên bài học vào chính giữa tờ giấy để bạn có thể có nhiều
không gian để vẽ ra các ý, sau đó trang trí cho tên bài học.

Chọn một hình ảnh đơn giản mà bạn chợt nghĩ đến và vẽ ngay
giữa tờ giấy để minh họa cho chủ đề hoặc tên bài học, viết thật to tên
chủ đề để tạo điểm nhấn.

156
Tiếp theo là
bước vẽ nhánh
b. Vẽ nhánh bé:
Sau khi có nhánh lớn ta
vẽ tiếp các nhánh bé, nhánh
bé hơn chứa nội dung chi tiết
cần nhớ của bài học.
chủ đề/
tên bài học

chủ đề/
tên bài học

a. vẽ nhánh lớn
Chọn màu và vẽ một
nhánh chính tỏa ra từ hình
ảnh trung tâm. Đây là ý
tưởng đầu tiên có liên quan
c. các nhánh vẽ linh hoạt
đến chủ đề hoặc là ý chính Phù hợp với khoảng

của bài học. Phần đầu trống cân đối trên giấy.

nhánh nối với hình ảnh trung Giống như cách cái rễ cây

tâm nên nét vẽ sẽ dày hơn, mọc trên đất, linh hoạt chứ

rồi thon lại cho đến cuối không theo một công thức

nhánh. nào hết.

Số lượng nhánh lớn


tương ứng với số lượng câu chủ đề/
tên bài học

hỏi hoặc ý chính trong bài.

d. LƯU Ý:
i. Nhánh lớn và các nhánh bé trong cùng 1 nhánh phải
cùng màu với nhau.
ii. Vẽ các nhánh theo chiều kim đồng hồ, từ phải sang trái.

157
Viết từ khóa
trên các nhánh
Chọn lọc các từ khóa đơn
giản và cô đọng nhất để mô tả chủ đề/
thông tin trên các nhánh tên bài học
Từ khóa phải viết hoa, cùng màu
với nhánh.

Vẽ hình
minh họa
Nhớ là chỉ cần vẽ được, không
cần vẽ đẹp.

Ví dụ như cần vẽ con gà thì cứ vẽ


con gà theo phong cách của bạn chứ
không cần lo lắng là mình vẽ không đẹp
bằng bạn hoặc vẽ như thế này có đúng
không… nên nhớ, đây là sơ đồ vẽ của
bạn, không phải của ai khác.

Bạn có thể tham khảo luyện vẽ 1000 hình thường dùng


trong cuốn sách “Kích hoạt thiên tài sáng tạo”.

158
159
Hai rào cản lớn nhất trong việc
tạo ra sơ đồ tư duy:
Hãy nhớ, bạn không cần phải là họa
sĩ để vẽ được sơ đồ tư duy. Bạn chỉ cần vẽ
thật đơn giản những suy nghĩ và thông tin
“Tôi
cần nhớ. Vấn đề cốt lõi ở đây không phải là không vẽ
được đâu”
vẽ ra một tác phẩm nghệ thuật, mà quá
trình này giúp bạn học thông tin theo chiều
sâu và giúp việc ghi nhớ hay truy hồi thông
tin được dễ dàng hơn.

Hãy nhớ: Việc tạo một sơ đồ tư duy giống

“Việc này
như việc học bất kỳ kỹ năng nào. Mọi thứ đều
cần thời gian. Quá trình này có thể chậm vào lúc

mất thời
đầu, nhưng chỉ cần sau vài lần thực hiện sơ đồ tư
duy, bạn sẽ thấy kỹ năng của mình hiệu quả và

gian quá” tốc độ hơn.

Khi bạn tạo mindmap, việc học có vẻ như


chậm lại hơn gấp 2, 3 lần so với cách học truyền
thống cũ, nhưng hãy xem việc này như là một
đầu tư lâu dài cho việc học. Bạn có còn nhớ
đến nỗi ám ảnh mỗi khi ôn thi cuối kỳ không, thay
vì phải đọc và học lại toàn bộ kiến thức trong vở,
bạn chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy là nhớ lại tất
cả những kiến thức liên quan.

Dù khó khăn ban đầu, nhưng lợi ích của việc sở hữu kỹ
năng tạo sơ đồ tư duy là rất lớn. Mọi điều đáng giá đều cần trả
giá, bạn hãy nhớ điều này.

160
10 QUY TẮC LẬP SƠ ĐỒ TƯ DUY của thầy tony buzan

01
Luôn dùng một tờ giấy trắng, đặt theo chiều ngang.
Đảm bảo trang giấy đủ lớn để bạn vẽ các nhánh phụ đủ cấp

Vẽ một hình ảnh vào chính giữa trang giấy thể hiện chủ đề,
02 dùng tối thiểu ba màu để giúp hình trung tâm được nổi bật nhất

Sử dụng hình ảnh, biểu tượng, mã và cấp bậc trong sơ đồ tư


03 duy của bạn

04 Chọn từ khóa và viết in hoa những từ này

05 Viết in hoa từng từ hoặc vẽ hình ảnh lên nhánh của nó

Vẽ các nhánh tỏa ra từ hình ảnh trung tâm với nhánh dày hơn
06 gần trung tâm hơn và nhánh phụ xa trung tâm hơn thì mỏng hơn

07 Giữ cho các nhánh, từ và hình ảnh có độ dài bằng nhau

Sử dụng màu sắc đa dạng khắp sơ đồ tư duy, mỗi nhánh dùng


08 một gam màu riêng

Nhấn mạnh, dùng mũi tên và đường nối để mô tả các mối liên
09 kết giữa các chủ đề liên quan trong sơ đồ tư duy của bạn

Thể hiện sự rõ ràng trong sơ đồ tư duy bằng cách cân nhắc

10 không gian cho các nhánh cẩn thận. Hãy nhớ rằng, không
gian giữa các nhánh quan trọng như chính nhánh đó.

161
162
163
164
165
166
167
Ngay bây giờ,
hãy lấy một tờ giấy và
chuẩn bị ngay cho bài
ngày mai theo 4 bước
quy trình vẽ mà thầy đã hướng
dẫn bên trên nhé.

Trong việc tạo sơ đồ tư duy, về bản chất, không phải là


suy nghĩ cứng nhắc kiểu "thành công hay thất bại", và sẽ không
có ai đánh giá bạn về kết quả của bạn (trừ khi bạn tham gia
Giải Vô Địch lập sơ đồ tư duy của quốc gia hay của thế giới -
Tham khảo trên trang www.vmindmap.com để tìm hiểu các
thông tin về cuộc thi vô địch Sơ đồ tư duy của Việt nam).

Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời và chuẩn bị


phát huy sức mạnh tinh thần của bạn vượt xa hơn bất cứ điều
gì bạn từng trải qua trước đây!

03 | SIÊU168
TRÍ NHỚ HỌC ĐƯỜNG
PHẦN iv

làm thế nào


để có bộ não
khỏe mạnh?

169
CHƯƠNG 20

ăn uống
Để duy trì một bộ não khỏe mạnh thì một trong những điều rất
quan trọng bạn cần phải chú ý đó là chế độ dinh dưỡng hợp lý cho
cơ thể, đặc biệt là dinh dưỡng cho não bộ.

Ngày nay, thức ăn của chúng ta rất đa dạng, phong phú và


tiện lợi nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng gặp nhiều vấn đề về sức
khỏe hơn xưa. Một trong những nguyên nhân chính là do chế độ ăn
uống của chúng ta mất cân bằng về dinh dưỡng, có nhiều chất
thừa và cũng có rất nhiều chất thiếu, đặc biệt là thiếu hụt nhóm
vitamin & khoáng chất.

vitamin & khoáng chất

Hãy hình dung bạn lấy một ly


nước, bỏ vào 2 muỗng đường,
khuấy lên sẽ thành ly nước đường,
uống có ngon không?

Không ngon cho lắm, phải


không? Nhưng nếu thêm vào 1 lát
chanh thì sao? Thành ly nước chanh
ngon tuyệt, đúng không nào?

Vitamin cũng giống như lát chanh vậy,


mỗi ngày không cần nhiều nhưng phải có đủ.

170
Thầy thấy có một số bạn suốt ngày ăn mì gói cho nhanh hoặc
xới tô cơm thêm cục thịt kho, quả trứng vậy là xong bữa, không thấy
ăn rau, trái cây. Nếu lâu lâu bạn ăn một bữa như vậy thì không sao
nhưng nếu bạn thường xuyên ăn như vậy là không ổn cho bộ não và
sức khỏe của mình.

Nếu có thời gian thì chúng ta nên


mua rau củ, trái cây về nhà ăn để đảm
bảo cơ thể được cung cấp đủ vitamin,
khoáng chất và chất xơ hàng ngày.

Bạn nhớ ăn rau, củ, quả


mỗi ngày để cung cấp vitamin
cho não bộ của mình nhé!

chế biến thức ăn như thế nào là tốt nhất?

Nhiều bạn hỏi thầy chế biến thức ăn như thế nào là tốt nhất?
Nếu nhà bạn trồng được rau, trái cây sạch, không dùng phân bón
hóa học thì các bạn có thể ăn trái cây, rau củ ở dạng tươi sống để
đảm bảo cơ thể được hấp thụ nhiều dinh dưỡng nhất. Còn với
những loại rau củ hơi khó ăn sống thì các bạn có thể hấp hoặc luộc,
hạn chế chiên xào nhiều dầu mỡ.

Với trái cây thì bạn nên ăn cả quả sẽ tốt hơn là chỉ ép lấy
nước vì ăn như thế ngoài vitamin, khoáng chất sẽ có đủ chất
xơ, rất tốt cho đường ruột và tiêu hóa. Đối với các loại trái cây
có vỏ mềm như ổi, nho hoặc táo… thì bạn có thể ăn cả vỏ vì
trong lớp vỏ có rất nhiều dưỡng chất và chất chống ôxy hóa,
có lợi cho sức khỏe.

171
Tuy nhiên, thỉnh thoảng thầy bận
đi công tác hoặc không có thời gian
mua rau củ, trái cây tươi thì để đảm
bảo không thiếu hụt vitamin cho cơ thể,
thầy sẽ ghé tiệm bán nước ép gọi một
ly nước ép yêu thích, cũng là một cách
nhanh để có đủ dưỡng chất cần thiết
rất tiện lợi.

Một loại dinh dưỡng quan trọng


khác rất cần cho trí não, đó là Omega 3.
Omega 3 có trong các loại cá như: cá
hồi, cá trích, cá mè…

Hạnh Omega 3 cũng có trong các loại hạt


nhân
đậu như: hạt macca, hạt chia, hạt đậu
Phộng
phộng, hạt hạnh nhân,…
Cách dùng hạt hạnh nhân tốt nhất là khi
chưa qua công đoạn rang để đảm bảo các
hạt chất dinh dưỡng còn đủ. Chúng ta rửa sạch
điều
hạnh nhân rồi đem ngâm với nước lọc chừng sáu
đến tám tiếng là có thể ăn hoặc làm sữa hạt
hạt hạnh nhân để uống, rất thơm ngon, bổ dưỡng,
dẻ
giàu Omega 3 và khoáng chất.

Hạt chia cũng là một loại hạt giàu


Omega 3. Mỗi ngày bạn đi học nhớ bỏ
vào bình nước 2 muỗng hạt chia, ngâm
sau 1 tiếng là có thể uống để bổ sung
Omega 3 cho não bộ của mình nhé.

172
uống đủ nước
Khoảng 70% cơ thể con người là nước nên nếu thiếu nước thì cơ
thể sẽ không thể khỏe mạnh được. Nước giúp hỗ trợ quá trình lưu thông
máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố và chất thải ra
ngoài.
Não bộ chúng ta chiếm khoảng 85% là nước, vậy nên nếu thiếu
nước não bộ cũng sẽ không thể hoạt động tốt được.

Vậy, uống bao nhiêu nước là đủ?

0,04
*
số lít nước
= cân nặng
x

cần uống (kg)

(*) Công thức được tham khảo từ Tiến sĩ Bác sĩ F.Batmanghelidj, nhà
nghiên cứu y học nổi tiếng, tác giả sách “You’re not sick, You’re thirsty!”

Ví dụ: Bạn nặng 70 Kg: 70 x 0,04 = 2,8 (Lít)


Bạn nặng 50 Kg: 50 x 0,04 = 2 (Lít)

173
Công thức trên là cơ sở cơ bản để bạn tham khảo lượng nước
cần uống trung bình trong một ngày của một người bình thường (các
loại nước uống khác như nước ngọt, trà, cà phê, soda,…không được
xem là lượng nước cơ thể cần hàng ngày).

Ngoài ra, tùy vào các hoạt động bạn tham gia mà bạn sẽ phải
điều chỉnh lượng nước uống hàng ngày cho phù hợp.

Ví dụ:

Nếu bạn học tập, làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, oi bức hoặc
bạn tham gia các hoạt động thể thao như một trận đá bóng giữa trời
nắng và cơ thể đổ nhiều mồ hôi thì bạn có thể uống nhiều nước hơn
ngày thường.

Bên cạnh đó, việc lắng nghe cơ


thể để điều chỉnh lượng nước cho
phù hợp là vô cùng cần thiết.

Một cách đơn giản để biết bạn uống đủ nước hay chưa là hãy
quan sát màu nước tiểu. Nếu đi tiểu mà thấy màu vàng đậm là dấu
hiệu cho thấy cơ thể của bạn đang bị thiếu nước.

Thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau
đầu, choáng váng, viêm khớp, táo bón, mệt mỏi và nhiều bệnh khác
nữa.
Ngược lại, nếu bạn uống quá nhiều nước hơn mức cơ thể cần,
đặc biệt là ngay sau khi bạn vừa chạy bộ hoặc vừa chơi thể thao
xong cũng không có lợi cho cơ thể.

174
UỐNG NƯỚC NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ LỢI CHO
SỨC KHỎE?
Theo bác sĩ F.Batmanghelidj, bạn cần phải uống đủ nước và
uống đúng cách mới đem lại lợi ích cho sức khỏe.

Sau đây là một vài bí quyết mà bạn có thể dễ dàng áp


dụng hàng ngày:

Uống nước không quá nóng hoặc quá lạnh, tốt nhất là
bằng với nhiệt độ cơ thể.

Uống từ từ, từng ngụm, không uống ừng ực liên tục,


nhất là lúc bạn đang khát nước. Không chờ quá khát
mới uống vì lúc đó là cơ thể bạn đã bị thiếu nước.

Một ly nước ấm vào sáng sớm ngay sau khi bạn ngủ
dậy để bù vào lượng nước bị mất sau một giấc ngủ
dài.

175
Uống nước trước khi tập thể dục khoảng 30 phút để
đảm bảo cơ thể đủ nước trong khi bạn vận động
mạnh và giúp cho quá trình thải độc qua da hiệu quả
hơn.

Uống nước trước bữa ăn khoảng 30 phút để giúp quá


trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

Trong bữa ăn và ngay sau khi ăn nếu bạn uống nước


thì sẽ làm loãng dịch vị, gây cản trở cho quá trình tiêu
hóa cũng như quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn.
Tốt nhất là sau khi ăn khoảng 2 tiếng 30 phút bạn hãy
uống nước.

Nếu ăn xong bạn cảm thấy quá khát nước thì bạn có thể đi
súc miệng hoặc ăn 1 lát chanh để giảm cảm giác khát nước.
Nếu bạn vẫn chưa quen với cách này và không thể chờ đến 2
tiếng 30 phút sau mới uống thì sau 1 tiếng bạn cũng có thể uống
nước nhé!

Nếu bạn có thể thực hiện được các hướng dẫn trên (đặc biệt là
gợi ý số 6) thì ngoài việc tốt cho sức khỏe và não bộ, cách này còn
giúp bạn tốn ít năng lượng cho việc tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, sau khi ăn
bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, tỉnh táo, không cảm thấy mệt mỏi hay
buồn ngủ!

176
CHƯƠNG 21

nghỉ ngơi
Bộ não của bạn sẽ hoạt động hiệu quả khi được ngủ nghỉ hợp
lý, đặc biệt là giấc ngủ trưa. Có nhiều bạn không có thói quen ngủ
trưa, đó là điều không tốt cho sức khỏe cơ thể.

Sau 4-5 tiếng học tập buổi sáng, bạn cần cho não bạn nghỉ
ngơi từ 15-30 phút. Bạn không ngủ cũng được nhưng cần tìm một chỗ
mát mẻ, yên tĩnh, nằm thư giãn, mắt nhắm nhẹ để cơ thể thả lỏng và
trí não được nghỉ ngơi.

Nhớ hẹn đồng hồ báo thức kẻo “ngủ quên”


nếu buổi chiều có tiết học bạn nhé!

Nhiều bạn bảo: ngủ trưa làm em nhức đầu lắm thầy ơi!
Ngủ trưa mà nhức đầu là vì bạn không hiểu về chu kỳ giấc ngủ.

Ngủ n
gủ
Ru n

ôn
g

các giai đoạn


của giấc ngủ
sâu
Ng


mơ N gủ
u
Ng

ủ r t s
â


177
Chúng ta ngủ theo chu kỳ, mỗi chu kỳ khoảng 90 phút và mỗi
chu kỳ chia làm 5 giai đoạn:

giai đoạn ru ngủ


Thông thường giai đoạn ru ngủ chỉ diễn ra từ 3-15 phút. Giai
đoạn này bắt đầu diễn ra vào thời điểm bạn nhắm mắt để bắt đầu
ngủ. Ở giai đoạn ru ngủ, cơ thể chuyển dần sang trạng thái ngủ
nông và có thể bị đánh thức một cách dễ dàng.

giai đoạn ngủ nông


Giai đoạn ngủ nông chiếm khoảng 50% tổng thời gian ngủ. Ở
giai đoạn này mắt ngừng chuyển động và hoạt động của bộ não
(sóng não) trở nên chậm hơn.

giai đoạn ngủ sâu


Giai đoạn này chỉ chiếm dưới 10% tổng thời gian ngủ. Ngủ sâu
là giai đoạn chuyển tiếp giữa ngủ nông và ngủ rất sâu. Ở giai đoạn
này sóng não diễn ra rất chậm và được gọi là sóng delta, thỉnh
thoảng được xen kẽ với những đợt sóng nhanh. Nhiệt độ, nhịp tim,
nhịp thở, huyết áp của cơ thể đều giảm, hệ thống cơ xương khớp
cũng giãn ra, chùng xuống.

178
giai đoạn ngủ rất sâu
Giai đoạn này chiếm khoảng 20% tổng
thời gian ngủ, đây là giai đoạn quan trọng giúp cơ thể được nghỉ ngơi
gần như hoàn toàn. Ở giai đoạn này, nhiệt độ của cơ thể, nhịp tim,
nhịp thở và huyết áp đều giảm xuống mức thấp nhất, hoàn toàn
không có sự chuyển động của mắt và các cơ tay, chân. Lúc này,
sóng tồn tại trong bộ não hầu hết là sóng chậm delta. Những người bị
thức giấc ở giai đoạn này thường cảm thấy choáng váng, mất
phương hướng, một vài phút sau đó hoạt động của bộ não mới có
thể được tăng cường trở lại như bình thường.

giai đoạn ngủ mơ


Giai đoạn ngủ mơ còn được gọi là REM (rapid eye movement)
chiếm khoảng 20% tổng thời gian ngủ. Ở giai đoạn này mặc dù đang
ngủ nhưng nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp đều tăng
lên, nhãn cầu – đôi mắt chuyển động nhanh qua lại, trong khi cơ
chân tay tạm thời không hoạt động. Những giấc mơ xuất hiện ở giai
đoạn này, đối với những người thức dậy đột ngột ở giai đoạn REM, họ
thường nhớ lại những câu chuyện dường như vô lý – những giấc mơ.
Cuối giai đoạn REM, thông thường cơ thể thức giấc tạm thời một vài
phút sau đó nhanh chóng lặp lại chu kỳ giấc ngủ cho đến sáng.

179
Nếu bạn ngủ trưa mà ngủ nhiều quá (60 phút chẳng hạn) thì
bạn đã vào giai đoạn ngủ sâu nên khi nghe đồng hồ báo
hoặc ai đó gọi dậy bạn sẽ bị nhức đầu.

giấc ngủ buổi tối


Giấc ngủ buổi tối rất là quan trọng, nếu bạn ngủ sau 23h là bạn
đang làm rối loạn trí nhớ của mình, rối loạn sức khỏe của mình. Bạn
nên lên giường trước 22h và 23h là phải ngủ sâu rồi. Có những giai
đoạn ôn thi, kiểm tra bài vở nhiều thì bạn nên ngủ sớm rồi dậy sớm
học bài chứ đừng học quá khuya vì sợ không kịp.

Ví dụ:

Bạn A học đến 24h rồi 6h dậy


Bạn B học đến 22h rồi 4h dậy
Hai bạn đều có thời gian ngủ là 6 tiếng nhưng chắc chắn bạn B sẽ có
một cơ thể và bộ não khỏe mạnh lâu dài hơn bạn A.

Điều quan trọng cần nhớ:


Lên giường là không mang
điện thoại và sử dụng thiết
bị công nghệ trước khi ngủ
nhé.

Các nhà nghiên cứu về não bộ nhận thấy rằng những đứa trẻ
sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ trong bóng tối bị thiếu ngủ
và chất lượng giấc ngủ kém. Điều này có thể là do ánh sáng xanh
gây rối loạn hormone giấc ngủ của cơ thể khi nhìn màn hình trong
bóng tối.

180
CHƯƠNG 22

tập thể dục


Bạn có bao giờ thấy trong một
khu vườn có nhiều cây và hệ thống ống
nước tưới tự động, duy chỉ có một cây vì
ống nước bị nghẹt nên nước tới không
đủ, cây đó sẽ thế nào?
Sẽ bị héo úa và không phát
triển mạnh được phải không?

Não bạn cũng vậy đó, nếu bạn lười vận động, ngồi nhiều quá,
nằm nhiều quá thì máu sẽ bị tắc nghẽn. Nhiệm vụ của máu là đem
dinh dưỡng, oxy đi nuôi khắp cơ thể, não bộ. Nếu máu bị tắc nghẽn là
não bộ bạn sẽ không thể khỏe mạnh và sáng suốt được.

Ngoài việc giúp não bộ hoạt động hiệu quả, tập thể dục còn
giúp cơ thể thải độc tố qua mồ hôi, giúp đẹp da, đẹp dáng, tăng
cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật…

nguyễn phùng phong 181


Vì vậy, mỗi sáng thức dậy bạn nhớ tập thể dục
cho đổ mồ hôi nhé!

Mỗi khi học xong một tiết, bạn


cũng nhớ đứng dậy tập vài động tác
đơn giản cho máu huyết lưu thông.
Điều này sẽ giúp bạn sẽ tiếp thu bài
hiệu quả hơn ở tiết học kế tiếp!

Nhiều bạn bảo nhà không ở


gần công viên, trời mưa không đi tập
thể dục được.
Nguyễn Phùng Phong - Official

Hãy yên tâm, bạn lên Kênh (*) Lên trang Youtube
Nguyễn Phùng Phong tìm clip:
Youtube Nguyễn Phùng Phong tìm .
6 ĐỘNG TÁC CHO NÃO KHỎE MẠNH
Clip “6 ĐỘNG TÁC CHO NÃO KHỎE Nhớ bấm ĐĂNG KÝ KÊNH để học được
MẠNH” mà xem nhé. những bài mới nhất thầy cập nhật.

182
CHƯƠNG 23

hít thở

Thầy kể bạn nghe một câu chuyện:

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ Việt Nam đi du


học ở Pháp. Năm 1942, bác sĩ Viện bị lao phổi nặng và thời
đó lao phổi chưa có thuốc chữa. Bác sĩ Viện phải chịu mổ 7
lần, cắt bỏ 8 xương sườn, cắt bỏ lá phổi bên phải và 1/3 lá
phổi bên trái. Các bác sĩ Pháp dự đoán bác sĩ Viện chỉ còn
sống được chừng 2 năm. Trong thời gian chờ chết, bác sĩ đã
tìm ra phương pháp tự chữa bệnh cho mình đó là:

HÍT THỞ SÂU

Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp,
làm việc... thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn
hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa “dung tích sống”
như ông lại vẫn ung dung, thư thái.
Ông cười “tiết lộ” bí kíp: Những buổi hội họp dông dài,
ông tranh thủ tập… thở, nhờ vậy mà ông không bị stress,
không bị mệt. Ông luôn giữ cho mình cảm xúc vui vẻ, ôn
hòa, cân bằng.

Ông ấy đã sống thêm được 50 năm


chứ không phải 2 năm như dự đoán.

183
Dưới đây là bài vè 12 câu dạy thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện:

Thót bụng thở ra


Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng

Êm chậm sâu đều


Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi

Khi gấp qua mồm


Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được!

Các bạn có muốn sống lâu và có bộ não khỏe mạnh không?


Hãy học cách thở nhé!

184
CHƯƠNG 24

năng lượng

Bạn có bao giờ thấy cái quạt chạy bằng


pin chưa? Khi đủ pin nó chạy nhanh, mát lắm.
Nhưng khi nó không đủ pin thì thế nào? Nó chạy
chậm, rất chậm, chẳng mát tí nào. Nhiều người
nóng tính muốn quăng luôn vào sọt rác. Bình
tĩnh nhé, chỉ cần đủ NĂNG LƯỢNG (pin) sẽ ổn
thôi.

Bộ não của bạn cũng vậy, nếu muốn nó mạnh mẽ, thông minh
thì phải cung cấp đủ NĂNG LƯỢNG cho nó.

Nguồn năng lượng thứ nhất được tạo ra từ ăn uống.

Nguồn năng lượng thứ hai là năng lượng từ vũ trụ


Năng lượng này được nạp vào người khi chúng ta ngủ sâu,
khi chúng ta vui vẻ, hạnh phúc.

Còn khi chúng ta buồn bực, lo lắng, tức giận, hận thù là
chúng ta không nạp được loại năng lượng vũ trụ này. Những người
hay buồn bực, lo lắng, tức giận, hận thù thì họ thiếu hụt năng lượng
nghiêm trọng, cơ thể họ suy yếu, trí não họ không hoạt động minh
mẫn tốt nhất được.

nguyễn phùng phong 185


trạng thái cơ thể ảnh hưởng đến năng lượng
Nghiên cứu cho thấy trạng thái cơ thể ảnh hưởng
năng lượng của chúng ta.
Nếu trạng thái cơ thể bạn tích cực, đầy năng lượng
sẽ làm giảm mức độ căng thẳng và tăng thêm sự tự tin
cho bạn.

“Trạng thái của cơ thể quyết định sự


tiếp thu học tập của bạn tốt hay xấu”

186
Khi bạn chán học nhất, hãy hình dung và mô phỏng lại trạng
thái tinh thần của bạn lúc bạn đang trải qua thời điểm học tập
tràn đầy năng lượng và vui vẻ nhất của mình.
Có phải lúc ấy bạn ngồi thẳng, đầu ngẩng cao, cơ mặt và
miệng thả lỏng, mặt phấn chấn…

Hãy áp dụng chiến thuật tăng sự tự tin trước khi làm bài kiểm
tra, lên trả bài, đứng phát biểu hay biểu diễn trước nhiều người:

Trong 2 phút, hãy nắm chặt tay lại, ngực ưỡn cao giống như
cách một chiến binh đang tỏ thái độ và sẵn sàng ra trận.

Sau ít phút, bạn sẽ thấy năng lượng và sự tự tin của mình khác
hẳn trước đó đấy.
Ngoài ra, những gì bạn đọc, bạn xem trên tivi, điện thoại hay
những người mà bạn gặp cũng ảnh hưởng đến năng lượng của bạn.

nguyễn phùng phong 187


Cùng làm một bài tập với thầy nhé!

Bây giờ bạn hãy nhắm mắt lại và hình dung khoảnh khắc bạn
vừa xem xong một cuốn sách thú vị hoặc xem một vở hài kịch với
một nhóm bạn thân.

Có phải các bạn cảm thấy rất sảng khoái và vui vẻ, đúng
không nào? Lúc đó, cơ thể các bạn đang tràn đầy năng lượng!

Ngược lại, nếu bạn ở cạnh một người suốt ngày cằn nhằn, than
vãn, hay chê bai người khác... hoặc bạn liên tục xem những bộ phim
buồn, những thông tin tiêu cực thì có phải tâm trạng bạn cũng sẽ mệt
mỏi, căng thẳng, chán chường như những nhân vật trong các câu
chuyện đó? Lúc này cơ thể bạn sẽ thiếu hụt năng lượng nên bạn
không thể học tập, làm việc hiệu quả cao được!

Thầy tin rằng, sau khi bạn đọc được những thông tin trên, bạn
sẽ biết cách chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà đến, chọn cái để
xem! Và chắc chắn bạn sẽ có một cơ thể tràn đầy năng lượng,
não bộ minh mẫn, học tập hiệu quả hơn trước rất nhiều!

188
10 CÁCH GIÚP BẠN HỌC TẬP HIỆU QUẢ HƠN

Bổ sung dinh dưỡng, Trước giờ học, giờ làm Uống đủ nước.
ăn uống đầy đủ chất. bài thi không ăn quá no.

Vận động hợp lý, Ngủ trước 22h và Giữ tinh thần thoải mái,
hít thở đúng cách. ngủ đủ giấc. vui vẻ.

Khu vực ngồi học phải thoáng Chỗ ngồi học phải gọn gàng,
mát. GIó tự nhiên hoặc quạt máy trật tự, đủ ánh sáng, tránh để mắt
sẽ tốt hơn phòng máy lạnh. Phòng phải điều tiết gây mỏi mắt, nhanh
học nóng quá bạn sẽ mau mệt mệt và có nguy cơ cận thị.
và không tập trung cao được.

Tắt tất cả các thiết bị làm bạn Khi học bài môn nào chỉ để tập
dễ mất tập trung như: điện thoại, vở tài liệu của môn học đó ra bàn.
ipad,... trước khi ngồi vào bàn học Tránh để tập với nhiều môn khác
để bạn có thể chuyên tâm vào nhau trong khi học vì có khả năng
việc học. khi đang học môn này bạn nghĩ
về môn khác, gây mất tập trung.

189
Cộng đồng Phụ huynh, Thầy Cô, Học Sinh nói về
DỰ ÁN Siêu Trí Nhớ Học Đường

"Chỉ khoảng gần 15 phút thôi, các em có thể nắm hết những nội
dung trọng tâm của bài học”.
Cô Phạm Huyền Trang
(Trường THPT Lương Thế Vinh, Quận 1, TP.HCM)

“Đây là bộ giáo án online tại nhà. Dù ở bất cứ đâu, các con đều
có thể chủ động việc học, nắm bắt kiến thức bằng các video
sinh động và dễ hiểu”.
Cô Lê Thanh Hà
(Trường THCS Gò Vấp, Quận Gò Vấp, TP.HCM)

“Đây là một phương pháp rất hay và hữu ích. Tôi có thể học cùng
con và hiểu con hơn. Siêu Trí nhớ học đường giúp các con được
học một cách nhẹ nhàng, có thời gian nghỉ ngơi và vui chơi”.
Chị Vân Anh
(Phụ huynh học sinh)

“Thay vì con ở trường học 45 phút thì ở nhà con chỉ cần học mấy
phút thôi. Con thấy việc học rất nhẹ nhàng”.

Học sinh Hoàng Thị Diệu Anh


(Lớp 5 Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Quận 12, TP.HCM)

“Khi có bài nào không hiểu thì con sẽ tương tác với thầy cô, thầy
cô sẽ giúp con. Học trên sieutrinhohocduong.com của thầy Phong
giúp con có bộ não khỏe mạnh và thông minh”.
Học sinh Nguyễn Trần Ngân Hà
(Lớp 1 Trường Tiểu học Mê Linh, Quận 3, TP.HCM)

THÔNG TIN THÊM:


HỆ THỐNG ĐỐI TÁC
SIÊU TRÍ NHỚ HỌC ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM

Hơn 2000 đối tác


trên khắp cả nước

You might also like