You are on page 1of 22

Cuộc thi

Trường học
Lành mạnh nhất AIA
IEC Quảng Ngãi

1
CUỘC THI TRƯỜNG HỌC LÀNH MẠNH NHẤT AIA
TRƯỜNG LIÊN CẤP THÀNH PHỐ GIÁO DỤC QUỐC TẾ - IEC QUẢNG NGÃI
NĂM HỌC 2023 - 2024

DỰ ÁN:

“HAPPY THINKING”
- Xu hướng Overthinking ở học sinh cấp THCS trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi -

Tháng 3/2024

2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng tôi xin được bày tỏ một lòng biết ơn sâu sắc nhất dành cho
AIA Việt Nam, các thầy cô giáo Trường Liên Cấp Thành Phố Giáo Dục Quốc Tế - IEC
Quảng Ngãi đã luôn đồng hành, giúp đỡ nhiệt tình nhóm trong quá tình hoàn thành dự án
“Happy Thinking” - Chủ đề: Sức khoẻ tinh thần để tham gia cuộc thi Trường học lành mạnh
nhất AIA.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình hoàn thành dự án nhưng chắc chắn cũng
không thể nào tránh được những sai sót và hạn chế. Nhóm dự án rất mong có thể nhận được
những lời góp ý chân thành nhất đến từ Ban tổ chức cuộc thi để dự án có thể hoàn thiện nhất
có thể, và phát triển xa hơn nữa trong tương lai.
NHÓM DỰ ÁN

3
I. TỔNG QUAN DỰ ÁN
Vào ngày 14/12/2023, tại thủ đô Hà Nội, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã phối
hợp với UNICEF – Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức một Hội thảo nhằm mục đích
đối thoại chính sách về sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên. Hội thảo là nơi để các bạn
học sinh chia sẻ, thảo luận và đưa ra giải pháp với các nhà quản lý giáo dục, giáo viên về vấn
đề của sức khoẻ tinh thần thường hay mắc phải, trong số đó có xu hướng Overthinking. Từ
đây, chúng ta mới thấy rằng các vấn đề tâm lí, hay liên quan đến sức khoẻ tinh thần đã là một
hồi chuông cảnh báo, cần nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội.
Thực trạng sự xuất hiện xu hướng này đã tồn tại đã rất lâu, nhưng trong xã hội hiện đại
ngày nay thì nó được nhận thức rõ hơn bao giờ hết. Có thể nói rằng, ảnh hưởng của xu hướng
Overthinking xuất hiện tại mọi nơi, mọi lĩnh vực, mọi thời điểm trong đời sống hằng ngày.
Trong cuộc sống 4.0 hiện nay, khi từng ngày là những chuyển biến vô cùng phức tạp, giới trẻ,
đặc biệt là lứa tuổi của học sinh cấp THCS là đối tượng bị chia phối nhiều nhất bởi xu hướng
này, gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội, suy nghĩ bên trong các bạn. Mà những kiến thức về
Overthinking còn có nhiều ý kiến trái chiều, xa lạ đối với cộng đồng. Hơn nữa lại mang tính
khái quát, không rõ ràng đối với lứa tuổi học sinh THPT, nên rất khó khăn trong việc giúp học
sinh nhìn nhận được về xu hướng Overthinking mà mình đang mắc phải.
Với tất cả quan điểm nêu trên, dự án “Happy Thinking” của Trường Liên Cấp Thành
Phố Giáo Dục Quốc Tế - IEC Quảng Ngãi ra đời với mong muốn có thể giúp cho toàn bộ
ngành giáo dục có thể nhận thức rõ ràng hơn về xu hướng Overthinking, cũng như giúp các
bạn học sinh hạn chế xu hướng này. Từ đó, giáo viên hạnh phúc, học sinh hạnh phúc sẽ cùng
nhau tạo nên trường học hạnh phúc và lành mạnh nhất.

4
II. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG
Trường Liên cấp Thành phố Giáo dục Quốc tế - IEC Quảng Ngãi là hệ sinh thái
giáo dục quốc tế toàn diện đầu tiên tại Việt Nam được NHG triển khai xây dựng với đầy
đủ cấp học từ Mầm non đến cấp Trung học phổ thông, toạ lạc tại 230 Trường Chinh, phường
Chánh Lộ, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam.
“Thiên đường học tập” này đáp ứng đa dạng nhu cầu học sinh với hệ thống các
trường, bao gồm: Chương trình Mầm non Quốc tế Saigon Academy (SGA), Chương trình
Hội nhập Quốc tế iSchool và Chương trình Song ngữ Quốc tế Học viện Anh Quốc UK
Academy (UKA).
Trường Liên cấp Thành phố Giáo dục Quốc tế - IEC Quảng Ngãi mong muốn
cung cấp môi trường giáo dục quốc tế hiện đại, góp phần đào tạo nên thế hệ trẻ trở thành
con người nhân bản toàn diện, công dân toàn cầu với phương châm giáo dục “5H”:
- Head: Trí lực vững chắc - Khôn ngoan sáng suốt.
- Heart: Yêu thương quảng đại - Nhân hậu khoan dung.
- Hand: Năng lực vượt trội - Cống hiến hiệu quả.
- Health: Thể lực dồi dào - Can đảm kiên cường.
- Human: Con người toàn diện về Tâm - Trí - Lực.
Giáo dục với triết lý Nhân Bản, tôn trọng sự phát triển tự nhiên của mỗi học sinh
chính là sự lựa chọn tốt nhất và duy nhất có thể đáp ứng được mong mỏi của các bậc cha
mẹ và giúp con được hạnh phúc, được sống và phát triển một cách tự nhiên không gò ép,
luôn sẵn sàng thích ứng với thế giới đang thay đổi.
Chương trình học được thiết kế riêng biệt nhằm hướng tới sự phát huy tối đa tiềm
năng của từng học sinh, bao gồm các điểm nổi bật như: Chương trình học của Bộ GD&ĐT
theo hướng tối ưu hóa, Chương trình tiếng Anh Oxford, Chương trình “Kiến tạo doanh
nhân trẻ - JA” đào tạo kỹ năng tài chính, kinh doanh, Chương trình giáo dục kỹ năng sống
- giá trị sống, Chương trình Âm nhạc - Thể thao tự chọn.

Hình 1. Toàn cảnh của Trường Liên cấp Thành phố Giáo dục Quốc tế IEC Quảng Ngã

5
III. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN
3.1. Mục tiêu của dự án
- Dự án “Happy Thinking” là một dự án sức khoẻ tinh thần trực thuộc Trường Liên
cấp Thành phố Giáo dục Quốc tế - IEC Quảng Ngãi, mang trong mình một sứ mệnh cao
cả có thể cùng nhau chung tay làm giảm đi tình trạng Overthinking và đồng thời trở thành
chiếc chìa khoá có thể mở ra lối suy nghĩ tích cực – hạnh phúc dành cho các bạn học sinh
THCS trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.
- Đầu tiên, nhóm dự án sẽ đi thực hiện khảo sát, tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân
của xu hướng Overthinking ở học sinh cấp THCS trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi. Đồng
thời, đánh giá những ảnh hưởng do Overthinking dẫn đến và tác động trong đời sống xã hội,
tâm lí cuả học sinh cấp THCS. Từ đó, đề xuất và thực hiện các giải pháp để có thể giúp các
bạn học sinh cấp THCS hiểu sâu sắc hơn về xu hướng này cũng như là xây dựng nên lối suy
nghĩ tích cực bên trong mỗi con người chúng ta.
- Sau đó, khi tìm hiểu được rõ ràng các khía cạnh liên quan đến thực trạng của xu hướng
Overthinking ở học sinh cấp THCS trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, nhóm dự án sẽ bắt
đầu tiến hành thực hiện các giải pháp đề ra có thể giúp làm giảm đi xu hướng Overthinking
như: Triển khai bài tập thiền vào 15 phút đầu giờ, hoạt động lan tỏa “Trạm bình an tâm hồn”
tại công viên, góc thư giãn tại phòng tâm lý học đường, thành lập fanpage mang tên “Happy
Thinking”, tổ chức các hoạt động thiện nguyện, công tác xã hội, tổ chức các chuyên đề “Happy
thinking” tại nhà trường,...
- Với slogan “Quiet the mind, find inner peace” (Làm dịu tâm trí, an lạc tâm hồn),
nhóm dự án “Happy Thinking” mong muốn có thể chung tay đóng góp cùng nhau tạo nên
những giá trị sâu sắc, bình an trong tâm hồn mỗi người, từ đó xây dựng nên một trường học
lành mạnh và hạnh phúc dành học sinh. Cuộc sống này chỉ thật sự có ý nghĩa khi tâm hồn ta
thoả lòng an lạc.
3.2. Đối tượng tham gia, quy mô của dự án
3.2.1. Đối tượng tham gia
(a) Ban chỉ đạo dự án gồm :
- Cố vấn dự án: Thầy Lê Đức Quỳnh – PHT nhà trường
- Chủ nhiệm dự án: Thầy Nguyễn Mạnh Cường – Nhóm trưởng, Giáo viên Ngữ Văn
- Phó chủ nhiệm dự án: Cô Lê Thị Thu Sương – Chuyên viên tâm lí
Cùng các thành viên trong nhà trường chịu trách nhiệm với vai trò và công việc được phân
công, triển khai và kêu gọi sự tham gia đông đảo của học sinh để quy mô trở thành toàn
trường.

6
(b) Ban thực hiện dự án gồm:
- Nguyễn Đỗ Gia Phúc, UK9.1
- Đoàn Nguyễn Bảo Ngọc, UK9.1
- Lê Xuân Hoàng Anh, UK9.1
(c) Ban dự án họp định kì 1 lần/ tuần để cùng nhau thảo luận, thực hiện dự án và đánh giá hậu
quả các hoạt động thực hiện.
3.2.2. Quy mô dự án
- Dự án “Happy Thinking” được thực hiện tại các trường THCS trên địa bàn thành phố
Quảng Ngãi:
1. Trường THCS Nguyễn Nghiêm
2. Trường THCS Trần Hưng Đạo
3. Trường THCS Chánh Lộ
4. Trường THCS Trần Phú
5. Trường Liên cấp Thành phố Giáo dục Quốc tế - IEC Quảng Ngãi
3.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Nguyên nhân nào khiến cho nảy sinh ra tình trạng Overthinking ở lứa tuổi học sinh
cấp THCS?
- Xu hướng Overthinking gây ra những ảnh hưởng như thế nào đến học sinh cấp THCS?
- Một số giải pháp nào có thể làm cho xu hướng Overthinking ở độ tuổi học sinh cấp
THCS được hạn chế?
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tìm đọc các tài liệu tổng hợp, thông tin liên quan về xu hướng Overthinking ở học
sinh cấp THCS.
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp quan sát
3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu thống kê
(a) Mô tả dữ liệu
- Đánh giá độ tập trung của dữ liệu thông qua tính mốt (Mode), trung vị (Median), giá
trị trung bình (Averagen).
- Đánh giá độ phân tán của dữ liệu thông qua tính độ lệch chuẩn tương đối (Stdev).
(b) Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu bằng cách chia đôi dữ liệu (Chẵn, lẻ)

7
- Chia các điểm số thành 2 phần: theo câu hỏi số chẵn (Câu 2, 4, 6, 8, 10…) và câu hỏi
số lẻ (Câu 1, 3, 5, 7, 9…).
- Kiểm tra tính nhất quán giữa hai phần đó.
- Áp dụng công thức tính độ tin cậy Spearman-Brown.
rSB = 2 * rhh / (1 + rhh)
+ rSB: Độ tin cậy Spearman-Brown
+ rhh > = 0,7: Dữ liệu đáng tin cậy
+ rSB < 0,7: Dữ liệu không đáng tin cậy
+ rhh: Hệ số tương quan chẵn lẻ
(c) So sánh dữ liệu thông qua công cụ thống kê
TT Công cụ thống kê Mục đích
Phép kiểm chứng t-test độc Xem xét sự chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm
1 lập (p <= 0.05) khác nhau (nhóm TN & nhóm ĐC) có xảy ra ngẫu nhiên
hay không.
Phép kiểm chứng t-test phụ Xem xét sự chênh lệch giá trị trung bình của cùng một
2
thuộc (theo cặp) (p <= 0.05) nhóm có xảy ra ngẫu nhiên hay không.
Độ chênh lệch giá trị trung Đánh giá độ lớn ảnh hưởng (ES) của tác động được thực
3
bình chuẩn (SMD) hiện trong nghiên cứu
(d) Phân tích dữ liệu
- Giải thích kết quả phép kiểm chứng theo giá trị p (xác suất xảy ra ngẫu nhiên).
Giá trị p Giải thích kết quả
p ≤ 0.05 Chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm là có ý nghĩa (chênh lệch không
phải do ngẫu nhiên)
P > 0.05 Chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm không có ý nghĩa (chênh lệch có
khả năng chỉ là ngẫu nhiên)
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng (ES).
+ Xem xét mức độ ảnh hưởng của giải pháp lớn tới mức nào thông qua tính mức độ
chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) (Cohen - 1998).
Giá trị trung bình nhóm TN – Giá trị trung bình nhóm ĐC
SMD = ----------------------------------------------------------------------------------
Độ lệch chuẩn Nhóm ĐC

8
Giá trị SMD Mức độ ảnh hưởng
> 1.00 Rất lớn
0.80 – 1.00 Lớn
0.50 – 0.79 Trung bình
0.20 – 0.49 Nhỏ
< 0.20 Rất nhỏ
3.5. Thiết kế nghiên cứu
- Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương:
Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động
N1 O1 X O3
N2 O2 --- O4
+ N1: Nhóm thực nghiệm, N2: Nhóm đối chứng
+ N1 và N2 là hai nhóm học sinh được lấy từ hai trường THPT khác nhau trên địa bàn
thành phố Quảng Ngãi.
+ Khi |O3 - O4| > 0 => X (Tác động) có ảnh hưởng tích cực
- Thiết kế trước và sau tác động với nhóm duy nhất:
Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động
O1 X O2
+ Kết quả sẽ được đo bằng việc so sánh chênh lệch giá trị trung bình của kết quả khảo
sát trước tác động và sau tác động trên nhóm học sinh của cùng một trường THPT trên địa
bàn thành phố Quảng Ngãi.
+ Khi |O2 - O1|> 0 => X (Tác động) có ảnh hưởng tích cực

9
IV. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
4.1. Thực trạng, ảnh hưởng
- Theo kết quả khảo sát nhóm nghiên cứu đã triển khai, có tới 74,4% học sinh cấp THCS
cho rằng đôi khi, thậm chí là thường xuyên có những suy nghĩ về quá khứ, cảm thấy hối tiếc
hoặc tự trách mình.
- Đồng thời, cũng chỉ có 11,9% học sinh không bao giờ bị ám ảnh bởi những tiêu cực
về tương lai hay lo lắng về những điều xảy ra, nghĩa là tỷ lệ học sinh cấp THCS bị ám ảnh
bởi các tưởng tượng tiêu cực đó là vô cùng lớn, gây ảnh hưởng không ít đến đời sống tinh
thần của học sinh.
- Có 73,4% học sinh có xu hướng suy nghĩ về các tình huống xã hội, đặc biệt là về cách
người khác nghĩ về bản thân họ. Mức độ thường xuyên suy nghĩ chiếm đến 37,6% trong số
toàn bộ học sinh cấp THCS tham gia khảo sát.
- Việc học sinh bị mắc kẹt trong việc suy nghĩ không có giá trị, và không đi đến một kết
luận rõ ràng chiếm tới 32,3% là của mức độ đôi khi và 14,9% của thường xuyên.
- Ngoài ra, chỉ có 14,9% trong tổng số học sinh cho rằng họ không bao giờ so sánh bản
thân với người khác và suy nghĩ về những gì mình đã làm sai hoặc không hoàn hảo. Do đó,
chúng ta hiểu rằng mức độ của lối suy nghĩ, so sánh bản thân này chiếm tỉ lệ rất cao.
Như vậy qua kết quả khảo sát cho thấy rằng, học sinh cấp THCS dễ dàng bị ảnh
hưởng bởi các suy nghĩ ở khía cạnh khác nhau. Điều đó có thể làm ảnh hưởng một cách tiêu
cực đến với đời sống tinh thần của các bạn.

100% Câu 1: Suy nghĩ về quá khứ, tự trách mình.


80% Câu 2: Ám ảnh do tưởng tượng tiêu cực,
60%
lo lắng về điều sắp xảy ra.
Câu 3: Suy nghĩ về tình huống, cách người
40%
khác nghĩ về bạn.
20% Câu 4: Mắc kẹt trong suy nghĩ không có
0% giá trị.
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
Câu 5: So sánh bản thân với người khác,
Không bao giờ Hiếm khi Đôi khi Thường xuyên nghĩ về việc mình làm sai.

Hình 2. Biểu đồ thể hiện thực trạng của xu hướng Overthinking ở học sinh cấp THCS
trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi
Trong phần khảo sát về mức độ ảnh hưởng của xu hướng Overthinking cũng cho ra
được kết quả tương tự.

10
100% Câu 1: Nghĩ về điều xảy ra trong quá khứ và
có thể diễn ra ở tương lai.
80%
Câu 2: Nghĩ về công việc, vấn đề khó khăn
60% đang gặp phải khi nghỉ ngơi.
Câu 3: Nghĩ về thiếu sót của mình, không
40%
nhìn nhận sự tích cực của bản thân.
20% Câu 4: Nghĩ về phản hồi tiêu cực từ người
khác, tự hạ thấp ý kiến của mình.
0%
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 5: Nghĩ quá nhiều về rủi ro, không thể
tận hưởng khi gặp tình huống mới.
Không bao giờ Hiếm khi Đôi khi Thường xuyên

Hình 3. Biểu đồ thể hiện mức độ bị ảnh hưởng của xu hướng Overthinking ở học sinh cấp
THCS trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi
4.2. Nguyên nhân
- Theo dữ liệu khảo sát được, có rất nhiều nguyên nhân dẫn khác nhau đến xu hướng
Overthinking ở học sinh cấp THCS trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.
- Nguyên nhân được đề cập nhiều nhất, chiếm đến 72,9% trong tổng sổ chính là việc
học sinh cấp THCS lo lắng về tương lai của bản thân. Vì đây là độ tuổi mà các bạn học sinh
đã dần tiến vào bước đầu tìm hướng đi cho cuộc đời, nghề nghiệp nên càng làm cho học sinh
cấp THCS càng trở nên lo lắng, căng thẳng.
- Như những áp lực, căng thẳng, lo lắng thường ngày trong cuộc sống cũng đủ để là
nguyên nhân khiến học sinh có xu hướng Overthinking (chiếm 48% trên tổng số).
- Bên cạnh đó, vì những chuẩn mực và định kiến của xã hội đặt ra nên càng làm cho học
sinh cấp THCS cảm giác thiếu tự tin (chiếm 58,4%), luôn muốn trau chuốt mọi thứ một cách
hoàn hảo (chiếm 43,5%), quan tâm quá mức về ý kiến của người khác đưa ra (chiếm 50,2%)
hay thậm chí là nghi ngờ về năng lực (chiếm 55,5%) và quyết định của bản thân mình (chiếm
55,7%).
- Những nguyên nhân trên cũng là một trong các con đường dẫn đến xu hướng
Overthinking. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân chủ quan khác như: dễ bị phân tán tư
tưởng, phân tâm, khó tập trung vào công việc cần hoàn thành (chiếm 66,9%), sợ hãi khi nghĩ
về thất bại (chiếm 45,9%).
Nhìn chung, có vô số nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan dẫn đến xu hướng
Overthinking ở học sinh cấp THCS trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.

11
100% Câu 1: Nghĩ về điều xảy ra trong quá khứ và
có thể diễn ra ở tương lai.
80%
Câu 2: Nghĩ về công việc, vấn đề khó khăn
60% đang gặp phải khi nghỉ ngơi.
Câu 3: Nghĩ về thiếu sót của mình, không
40%
nhìn nhận sự tích cực của bản thân.
20% Câu 4: Nghĩ về phản hồi tiêu cực từ người
khác, tự hạ thấp ý kiến của mình.
0%
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 5: Nghĩ quá nhiều về rủi ro, không thể
tận hưởng khi gặp tình huống mới.
Không bao giờ Hiếm khi Đôi khi Thường xuyên

Hình 4. Biểu đồ thể hiện mức độ bị ảnh hưởng của xu hướng Overthinking ở học sinh cấp
THCS trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi

12
V. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÀ LAN TOẢ
5.1. Triển khai bài tập thiền vào 15 phút đầu giờ hàng ngày.
- Thiền là một cách để thư giãn tâm trí và cơ thể, giúp chúng ta tập trung và bình tĩnh
hơn.Có nhiều cách thiền khác nhau, nhưng ở đây, nhà trường sẽ cho các bạn học sinh tập theo
loại thiền hơi thở.
- Hướng dẫn thiền:
+ Tư thế: Ngồi thoải mái trên ghế hoặc sàn nhà, lưng thẳng, hai tay đặt nhẹ trên đùi.
+ Hít thở: Hít vào chậm và sâu bằng mũi, cảm nhận bụng phình lên. Thở ra chậm rãi
bằng miệng, cảm nhận bụng xẹp xuống. Tập trung vào hơi thở, cảm nhận sự di chuyển của
không khí vào và ra khỏi cơ thể.
+ Suy nghĩ: Khi những suy nghĩ xuất hiện trong tâm trí, hãy nhẹ nhàng nhận biết chúng
và để chúng trôi qua.
+ Lắng nghe: Lắng nghe những âm thanh xung quanh một cách nhẹ nhàng
- Bên cạnh đó, thiền cũng có thể là một công cụ tuyệt vời để chuyển hướng suy nghĩ của
các bạn học sinh THCS một cách tích cực hơn, ung dung tự tại với cuộc đời, không dao động,
và giảm đi tình trạng Overthinking ở các bạn học sinh.

Hình 5a. Học sinh cấp THCS của IEC đang hoạt động “thiền” vào 15 phút đầu giờ
5.2. Hoạt động lan tỏa “Trạm bình an tâm hồn”.
- Hoạt động lan toả mang tên “Trạm bình an tâm hồn” được tổ chức tại Quảng trường
Phạm Văn Đồng của thành phố Quảng Ngãi và đã nhận được sự hưởng ứng tích cực và
tham gia đông đảo của các bạn trẻ trên địa bàn thành phố. Với các hoạt động như: trạm
checkin cảm xúc, trạm viết thư “Lắng”, trạm chia sẻ cách giảm tải Overthinking, trạm năng
lượng tích cực,... Chính những hoạt động đó sẽ góp phần làm cho các bạn học sinh THCS
trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi giảm tải được xu hướng Overthinking của bản thân,
xây dựng trong mình lối suy nghĩ tích cực và tư duy hạnh phúc.

13
Hình 5b. Học sinh cấp THCS trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi đang tham gia hoạt
động của “Trạm bình an tâm hồn”
5.3. Góc thư giãn tại phòng tâm lí học đường.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi công văn số 4252/BGDĐT –
GDCTHSSV đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo
tăng cường triển khai công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lí cho học sinh THCS. Vì trong thời gian
quay trở lại trường học sau hai năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19, nhiều học sinh
cấp THCS đã gặp phải nhiều vấn đề tâm lí như căng thẳng, rối loạn lo âu, rối loạn hành
vi, trầm cảm,... Phòng tham vấn tâm lí học đường có thể cung cấp một môi trường an toàn,
và tin cậy cho học sinh dễ dàng chia sẻ với giáo viên tâm lí những lo âu, căng thẳng, áp
lực hay những vấn đề cá nhân mà họ đang mắc phải hiện tại. Ở đây, nhóm dự án sẽ xây
dựng kèm theo một góc thư giãn tại phòng tâm lý học đường với đầy đủ sách, nến thơm,
cây xanh,... Từ đó, sẽ giúp cho các bạn học sinh THCS giảm đi tình trạng Overthinking.

Hình 5c. Học sinh cấp THCS đang tham gia trong góc thư giãn tại phòng tâm lí học
đường
5.4. Thành lập fanpage “Happy Thinking”, “IEC confession”
- Việc thành lập fanpage “Happy Thinking” là một hoạt động vô cùng ý nghĩa trong
góp phần giảm đi xu hướng Overthinking ở học sinh cấp THCS. Nơi đây sẽ là nơi truyền
tải những thông điệp ý nghĩa, tích cực dành cho tất cả mọi người, giúp họ có thể dễ dàng
lấy lại được niềm tin trong cuộc sống. Đồng thời, ở fanpage này các bạn học sinh cấp THCS
có thể dễ dàng tìm hiểu những thông tin liên quan về học thuật của những vấn đề tâm lí mà
lứa tuổi học sinh cấp THCS thường hay mắc phải. Còn fanpage “IEC confession” chính là
nơi để các bạn học sinh có thể giải toả những cảm xúc, chia sẻ những tâm sự hay lo lắng
của chính mình một cách ẩn danh. Từ đó, làm cho các bạn học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn
trong việc xây dựng văn hoá “Tiếp nhận – Thấu hiểu – Lắng nghe” cùng với thầy cô giáo.

14
Hình 5d. Fanpage “Happy Thinking”

Hình 5d*. Fanpage “Happy Thinking”


5.5. Tổ chức các hoạt động thiện nguyện, công tác xã hội đến Trung tâm nuôi dạy
trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn.
- Tổ chức các chuyến thăm hỏi đến các ngôi nhà tình thương, để cùng nhau giúp
đỡ các mảnh đời khó khăn, trẻ em khuyết tật, mồ côi có một ý nghĩa vô cùng quan trọng,
góp phần giúp giảm tải việc Overthinking ở học sinh cấp THCS. Thông qua dữ liệu thu
được, có đến 85,9% học sinh đồng ý với việc tổ chức các chuyến thăm hỏi, cùng nhau
giúp đỡ các mảnh đời khó khăn, trẻ em khuyết tật, mồ côi.

14,1%

85,9%

Có Không

Hình 5e. Biểu đồ thể hiện mức độ mong muốn việc nhà trường tổ chức các hoạt
động thiện nguyện, công tác xã hội dành cho học sinh của các học sinh THPT trên
địa bàn thành phố Quảng Ngãi
- Các học sinh bị ảnh hưởng bởi Overthinking luôn có một biểu hiện chung rằng,
họ luôn suy nghĩ cuộc sống của họ vô cùng tồi tệ, luôn muốn tìm cách để thoát li khỏi
thực tại. Nhưng khi được tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, các chuyến thăm hỏi
sẽ giúp cho học sinh cảm nhận được sự ý nghĩa của cuộc sống này, sự tích cực trong cộng
đồng và kết nối hơn với thế giới xung quanh. Chính những điều này, sẽ giúp học sinh cấp

15
THCS giảm tại xu hướng Overthinking, mang lại cho chính mình sự hài lòng và hạnh
phúc với cuộc sống hiện tại.

Hình 5g. Học sinh cấp THCS của IEC đang tham gia hoạt động công tác xã hội tại
Trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật Võ Hồng Sơn, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi
5.6. Tổ chức các chuyên đề “Happy thinking” tại trường.
- Việc tổ chức các chuyên đề tâm lí liên quan đến sức khoẻ tinh thần có một ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong việc hạn chế đi xu hướng Ovethinking ở học sinh cấp THCS
trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi. Học sinh được tham gia các chuyên đề tâm lí sẽ giúp
họ nhận biết và hiểu rõ hơn về xu hướng Overthinking. Khi được tiếp xúc, nói chuyện với
giáo viên tâm lí, đó chính là cơ hội để học sinh được nhìn nhận, hiểu rõ về bản chất của
Overthinking. Từ đó, học sinh cấp THCS học được cách quản lí cảm xúc và suy nghĩ của
bản thân để giảm tải xu hướng Overthinking và tạo nên lối tư duy “Happy Thinking”.

Hình 5h. Học sinh cấp THCS của IEC đang tham gia chuyên đề “Happy Thinking”

16
VI. KẾT QUẢ, ĐÁNH GIÁ
6.1. Mô tả dữ liệu
- Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát với 489 học sinh THCS qua Google Forms.
Kết quả thống kê đối tượng khảo sát được thể hiện trên bảng 3.1 với những thông tin cụ
thể sau đây:
Bảng 3.1. Kết quả thống kê

- Kết quả đã đủ cơ sở cho mẫu nghiên cứu (N=489), đảm bảo xử lý số liệu thống kê.
- Kết quả của 10 câu hỏi khảo sát về thực trạng, mức độ và giải pháp về Overthinking
được thể hiện qua bảng 3.2. Trường có số điểm cao nhất là THCS Trần Hưng Đạo, trường
có số điểm thấp nhất là THCS Trần Phú.
Bảng 3.2. Kết quả thống kê mô tả dữ liệu

6.2 Đánh giá độ tin cậy


- Để đánh giá độ tin cậy của dữ liệu khảo sát từ 5 trường, chúng tôi tiến dựa vào công
thức Spearman-Brown, kết quả được thể hiện ở bảng 3.3.

17
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy

- Kết quả cho thấy hệ số rSB từ dữ liệu của các trường đều lớn hơn 0.7, nên dữ liệu
đã khảo sát được ở các trường đều là dữ liệu đáng tin cậy.
6.3. So sánh dữ liệu
6.3.1. So sánh các nhóm tương đương (dùng phép kiểm chứng t-test độc lập)
- Chúng tôi dùng phép kiểm chứng t-test độc lập để so sánh tính tương đương của dữ
liệu khảo sát ở 5 trường và kết quả thu được được thể hiện trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Kết quả so sánh các nhóm tương đương

- Kết quả cho thấy giá trị p (xác suất ngẫu nhiên) của các nhóm đối chứng trên đều
nhỏ hơn 0.05, như vậy học sinh tại 5 trường THCS trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi đều
có mức độ nhận thức và ảnh hưởng của Overthinking là tương đương nhau. Chính vì vậy,
chỉ cần tác động các biện pháp lên một nhóm học sinh tại 1 trường cụ thể (chọn học sinh
IEC Quảng Ngãi) thì cũng sẽ ảnh hưởng tương tự đến các nhóm học sinh ở 4 trường còn
lại.
6.3.2. So sánh trước và sau tác động (dùng phép kiểm chứng t-test phụ thuộc)
- Để so sánh sự chênh lệch giữa hai nhóm trước và sau tác động tại IEC, ta dùng phép
kiểm chứng t-test phụ thuộc và kết quả thu được được thể hiện trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Kết quả so sánh các nhóm phụ thuộc

- Dựa vào độ giá trị chênh lệch trung bình kết quả khảo sát của hai nhóm trước tác
động và sau tác động tại IEC Quảng Ngãi, ta thấy các biện pháp đã có tác động lớn đến
tình trạng Overthinking ở nhóm học sinh.
- Qua phép kiểm chứng t-test phụ thuộc, giá trị p đo được bằng 7,04E-08 (<0.05) như
vậy, sự suy giảm tình trạng Overthinking ở học sinh xảy ra không phải ngẫu nhiên mà là
do tác động của các giải pháp.
6.4. Mức độ ảnh hưởng (dùng Độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD)
- Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các giải pháp tác động lên tình trạng
Overthinking của học sinh từ 5 trường THCS trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, chúng

18
tôi tiến hành đo giá trị mức độ ảnh hưởng theo phép đo SMĐ của Cohnen. Kết quả thu
được được thể hiện trên bảng 3.6.
Bảng 3.6. Kết quả mức độ ảnh hưởng của nhóm

- Theo kết quả bảng 3.6 cho thấy, giá trị SMD của IEC Quảng Ngãi lớn hơn 1, nghĩa
là tác động mang lại ảnh hưởng đối với tình trạng Overthinking ở học sinh THCS tại trường
ở mức độ rất lớn.
6.5. Đánh giá kết quả
- Sau gần 3 tháng (10/2023 – 1/2023) dự án “Happy Thinking” bắt đầu đi vào hoạt
động và triển khai đến học sinh THCS trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, dự án đã thu
nhập dữ liệu khảo sát với 489 học sinh THCS đến từ Trường Liên cấp Thành phố Giáo dục
Quốc tế IEC Quảng Ngãi và các trường THCS trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi qua
Google Forms.
- Dự án đồng thời cũng đã tìm hiểu được về thực trạng, ảnh hưởng và nguyên nhân
gây ra Overthinking ở học sinh THCS trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi và từ đó đề ra,
thực hiện các giải pháp phù hợp để giảm tải tình trạng Overthinking ở học sinh.
- Trong quá trình thực hiện, nhóm dự án đã thực hiện được lập được hai fanpage chính
là “Happy Thinking” và “IEC Confession”, cũng như tổ chức hoạt động xã hội “Trạm bình
an tâm hồn” tại Quảng trường Phạm Văn Đồng, 5 chuyến thiện nguyện, công tác xã hội
dành cho học sinh, và hoạt động checkin cảm xúc, thư “Lắng” đã được thực hiện hằng
ngày, bắt buộc trong nhà trường, trước mỗi giờ vào lớp.
- Đặc biệt hơn hết, thông qua dự án “Happy Thinking” đã giúp cho toàn thể cán bộ,
nhân viên, học sinh nhà trường có thể hiểu hơn, và nhận được rõ ràng hơn bao giờ hết về
thực trạng của Overthinking.
- Tuy nhiên, tồn tại song song với sự thành công và cải thiện đó, dự án “Happy
Thinking” vẫn còn có một số hạn chế như:
+ Đề tài chỉ mới có quy mô thuộc địa bàn các trường học THCS thành phố, chưa
được mở rộng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
+ Dự án “Happy Thinking” cần nhiều thời gian hơn để phát huy tối đa hiệu quả của
các giải pháp đề ra.

19
VII. KẾ HOẠCH TƯƠNG LAI
- Nhóm nghiên cứu sẽ phát triển quy mô đề tài ở các địa phương lân cận, mở rộng
thêm nhiều giải pháp khác nhau để cùng hướng đến học sinh và giáo viên nhà trường. Hiện
tại chúng tôi đang có một số giải pháp đang trong quá trình thử nghiệm:
+ Tạo ra phần mềm AI hướng dẫn cách hình thành xu hướng Happy Thinking trong
suy nghĩ mỗi học sinh
+ Thành lập đường dây nóng dành cho các bạn học sinh muốn giảm thiểu xu hướng
Overthinking và tạo nên lối suy nghĩ Happy Thinking
+ Mở phòng triễn lãm nghệ thuật với chủ đề: “Sức khoẻ tinh thần” dành cho học sinh.
Nơi đây, các bạn học sinh sẽ được hoà mình vào từng góc riêng với nhiều hoạt động khác
nhau như: góc cây xanh, góc đồ chơi tâm lí, góc thư giãn cùng hương nến,...
+ Phát triển mô hình “Hộp kẹo hạnh phúc” ở nhà trường, để có thể dễ dàng nhận thấy
cảm xúc, tâm trạng của học sinh mỗi ngày đến lớp.
+ Thành lập CLB Mindfullness – nơi để các bạn học sinh mong muốn tìm hiểu về
những vấn đề tâm lí của bản thân cũng như của mọi người. Từ đó, dựng xây những hành động
ý nghĩa để giải quyết tình trạng đó.
+ Mời các chuyên lí tâm lí để tổ chức các hội thảo, các buổi coffee talk dành cho cha
mẹ học sinh và học sinh trong nhà trường và cả trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.
+ Phát triển “Happy Thinking” thành một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động vì cộng
đồng, “sống” vì cộng đồng,...

20
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chung tay xóa bỏ định kiến về “Sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên”,Trung tâm
Truyền thông và Sự kiện thuộc Bộ GD&ĐT, 14/12/2023, từ
https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=8944
2. Katie McCallum. (2021). When Overthinking Becomes a Problem & What You Can
Do About It.
3. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (2009), NXB Đại học Sư phạm
4. Nolen-Hoeksema, S. (1991). Responses to Depression and Their Effects on the
Duration of Depressive Episodes, Journal of Depressive Episodes, 569 - 582.
5. Phương, L. (2022). Bộ GD&ĐT yêu cầu tăng cường hỗ trợ, tư vấn tâm lí cho học
sinh, Báo Điện tử Chính phủ, từ https://baochinhphu.vn/bo-giao-duc-yeu-cau-tang-cuong-
ho-tro-tu-van-tam-ly-cho-hoc-sinh-102220905152943729.htm
6. Thảo, P. (2022). Overthinking, có phải là “căn bệnh” đang phổ biến ở người trẻ?,
Báo Thanh niên, từ https://thanhnien.vn/overthinking-co-phai-la-can-benh-dang-pho-bien-o-
nguoi-tre-1851527657.htm
7. Thoa, K.D. (2019). Trường học dạy tích hợp yoga, thiền để học sinh hạnh phúc, Báo
Tuổi trẻ, từ https://tuoitre.vn/truong-hoc-day-tich-hop-yoga-thien-de-hoc-sinh-hanh-phuc-
20190524085202358.htm

21
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Link video giới thiệu về IEC
https://fb.watch/qCSCdqYBzT/
Phụ lục 2: Link khảo sát
https://forms.gle/1FKvuNtWhECJTZqM9
Phụ lục 3: Link hình ảnh
https://drive.google.com/drive/folders/1a9wh5uhfLmQU7fhj4tiDqGPLcpnQfsQM
Phụ lục 4: Link video
https://drive.google.com/drive/folders/1JsNlZ09jiXT7WAzcCXteVf4fHUvbvPY-
?usp=sharing

22

You might also like