You are on page 1of 8

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN, LỚP 10 THỜI GIAN LÀM

BÀI: 90 PHÚT
Mức độ nhận thức Tổng

TT Nội dung/đơn vi Nhâṇ biết Thông hiểu Vâṇ dung Vâṇ dung cao
năng
kiến thứ c TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
1 Đọc Văn xuôi hiện đại 4 0 3 1 0 1 0 1 10
(Câu (Câu (Câu 8) (Câu 9) (Câu 10)
Thực hành tiếng Việt
1,2,3,4) 5, 6,7)
Tỉ lệ (%) 20% 15% 5% 10% 10% 60
2 Viết Viết bài luận về bản thân 1 1

Tỉ lệ (%) 10 15 10 4 40
Tổng 20 10 15 20 0 20 0 15
Tỉ lê ̣% 30% 35% 20% 15% 100
Tỉ lê ̣chung 65% 35%
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2
Môn: Ngữ văn lớp 10
(Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (6đ)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Nhìn những ngọn núi xanh xa xa, cây cối sùi lên như mây trên đỉnh núi,
mình hiểu rằng, đấy chính là chân Trường Sơn - Khi nào mình được đứng hẳn
trên Trường Sơn nhỉ, đứng ở đó, nhìn ra bốn phía mênh mông, thấy những dải
rừng cháy tan hoang vì bom napan và chất độc hóa học Mỹ - và được gặp những
người chiến sĩ lăn lộn ngày đêm trên tuyến lửa. Mình đã ao ước từ lâu, được ngắt
một chùm lá săng lẻ, được đi dưới rừng khợp và mắc võng trên những cây rừng
đã mòn vết người đi trước. Mình hiểu rằng, những cái đó đều phải trả giá bằng
mồ hôi và cả máu nữa - Phải trả một giá khá đắt. Nhưng có hề gì, không dám hy
sinh làm gì có hạnh phúc, niềm vui?”
(Mãi mãi tuổi hai mươi, Nguyễn Văn Thạc, NXB Thanh niên, 2005, tr 247-248)

Câu 1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A. Tự sự A. Nghị luận

B. Biểu cảm B. Miêu tả

Câu 2
Đoạn văn trên đề cập đến giai đoạn lịch sử nào của nước ta?

A. Trước kháng chiến chống Pháp B. Kháng chiến chống Pháp

C. Kháng chiến chống Mỹ D. Giai đoạn sau chiến tranh


chống Mỹ

Câu 3
Xác định thể loại của văn bản trên?

A. Ký B. Truyện dài

C. Tiểu thuyết D. Truyện ngắn


Câu 4
Trong văn bản trên, người chiến sĩ đã mơ ước những gì?

A. Được đứng trên đỉnh Trường Sơn B. Được ngắt một chùm lá săng lẻ,
nhìn ra bốn phía mênh mông hiện thực được đi dưới rừng khợp và mắc võng
chiến tranh trên những cây rừng đã mòn vết người
đi trước

C. Được gặp những người chiến sĩ ngày D. Tất cả các phương án trên
đêm lăn lộn trên tuyến lửa

Câu 5
Những ước mơ trên thể hiện tâm trạng gì của người chiến sĩ

A. Khát vọng sống trong cảnh hòa B. Mong muốn được gặp đồng đội trên
bình chiến trường

C. Khát vọng được hòa mình với thiên D. Tất cả các phương án trên
nhiên

Câu 6
Xác định biện pháp nghệ thuật có trong câu văn sau:
Nhìn những ngọn núi xanh xa xa, cây cối sùi lên như mây trên đỉnh núi, mình hiểu
rằng, đấy chính là chân Trường Sơn.

A. Hoán dụ B. So sánh

C. Ẩn dụ D. Nhân hóa

Câu 7
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn trên là:

A. Có tác dụng gợi hình, gợi cảm, B. Làm cho cảnh vật thêm gần gũi
miêu tả cảnh vật thêm sinh động

C. Gợi tả hình ảnh dãy Trường Sơn D. Cả A và C


trùng trùng, điệp điệp

Câu 8
Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua câu văn sau:
Mình đã ao ước từ lâu, được ngắt một chùm lá săng lẻ, được đi dưới rừng khợp
và mắc võng trên những cây rừng đã mòn vết người đi trước. Mình hiểu rằng,
những cái đó đều phải trả giá bằng mồ hôi và cả máu nữa - Phải trả một giá khá
đắt.

Câu 9
Anh/chị suy nghĩ như thế nào về câu nói: “Không dám hi sinh làm gì có hạnh
phúc, niềm vui?”

Câu 10
Văn bản trên mang đến cho anh/chị những cảm nhận như thế nào về cuộc sống và
tâm hồn những người lính trong chiến tranh

II. BÀI VIẾT (4.0 điểm)


Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm
của thế hệ trẻ đối với đất nước.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ
Môn Ngữ văn, lớp 10
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 B 0.5
2 C 0.5
3 A 0.5
4 D 0.5
5 D 0.5
6 B 0.5
7 D 0.5
8 Muốn có được cuộc sống yên bình, tươi đẹp thì con người phải 0.5
trải qua những hy sinh, mất mát
9 Câu nói: “Không dám hy sinh làm gì có hạnh phúc, niềm 1.0
vui” đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của những hi sinh, mất
mát mà con người đã phải trải qua để tạo dựng một tương
lai tốt đẹp. Suy nghĩ ấy đã giúp con người sống tích cực
hơn, vượt qua những sợ hãi để dũng cảm đối diện với hiện
thực, để cuộc sống của bản thân thực sự có ý nghĩa.
10 - Học sinh trình bày cảm nhận chân thành của bản thân sau 1.0
khi đọc xong văn bản.
- Thấy được cuộc sống vất vả, nhiều nguy hiểm, gian khổ,
hy sinh của những người lính trong chiến tranh, đồng thời
cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn những người lính: lãng
mạn, yêu đời, yêu Tổ quốc và có lý tưởng lớn lao, sẵn
sàng hy sinh vì đất nước.
II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội 0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. 0,5
Vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2,5
HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới
thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lý do và quan
điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận
và dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
- Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước là
trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước
nhà ngày càng vững mạnh.
- Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình
đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải
cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh,
có thể chống lại mọi kẻ thù.
Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một
cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.
Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp
cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi
người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
- Bài học nhận thức và hành động
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt
e. Sáng tạo 0,5
Bài viết có giọng điệu riêng, cách diễn đạt sáng tạo, văn
phong trôi chảy
Tổng điểm 10,0
8

You might also like