You are on page 1of 3

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2021-2022

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 10


ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)


Đọc đoạn trích sau:
Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo
những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một người họ hàng, đem
những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. Chiếc phong bì nào cũng đều chứa đựng
những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng
như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […]. Khi con nghĩ
về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác,
năm này qua năm khác, dù trời nắng hay trời mưa, lòng con tràn ngập lòng tự hào khi tưởng tượng
ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người họ yêu dấu. Cha đã gắn
kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.
(Trích thư Cha thân yêu, Xiao Jun, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10,
Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.28)
Ghi ra giấy thi phương án trả lời đúng:
Câu 1. Người cha trong đoạn trích trên làm công việc gì?
A. Đưa thư B. Giao hàng
C. Đạp xe D. Lao công
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
A. Tự sự B. Miêu tả
C. Biểu cảm D. Thuyết minh
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn “Cha đã gắn kết những trái tim lại với
nhau như một nhịp cầu vồng”?
A. Nhân hóa B. So sánh.
C. Ẩn dụ. D. Nói quá.
Câu 4. Trong đoạn trích, thái độ của người con đối với công việc của cha mình như thế
nào?
A. Xấu hổ và coi thường B. Ngạc nhiên, bất ngờ
C. Thích thú, hào hứng D. Khâm phục, tự hào
II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Cảm nhận bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè trong đoạn thơ sau:
Rồi hóng mát thưở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
(Trích Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)
--------Hết--------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh: …………………………………………….…….; Số báo danh:……………………
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HDC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2021-2022
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 10
HDC gồm: 02 trang

A. YÊU CẦU CHUNG


- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.
Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài
viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn
đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần Câu/Ý Nội dung Điểm
I PHẦN TRẮC NGHIỆM 3,0
1 A 0,75
2 C 0,75
3 B 0,75
4 D 0,75
II PHẦN TỰ LUẬN 7,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở 0,5
bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bức tranh thiên nhiên, cuộc sống 0,5
ngày hè trong đoạn thơ. Từ đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc
và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
1 Giới thiệu 0,5
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi và bài thơ Cảnh ngày hè.
- Vấn đề nghị luận: đoạn thơ là một bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè sinh
động, tràn đầy sức sống.
2 Cảm nhận bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè trong đoạn thơ 4,0
a. Tâm thế ngắm cảnh của thi nhân: sử dụng từ ngữ thuần Việt “rồi” – rảnh rỗi,
rỗi rãi; từ ngữ Hán Việt “ngày trường” – ngày dài; câu thơ lục ngôn với cách ngắt
nhịp 1/2/3 đã gợi mở tâm thế an nhàn, thảnh thơi, thư thái ngắm cảnh của nhà thơ.
b. Bức tranh thiên nhiên
- Hình ảnh: cây hòe có sức sống mãnh liệt với những tán là xanh che phủ cả
không gian; những bông thạch lựu bên hiên nhà đang phun thức đỏ; hoa sen hồng
dưới ao đang tỏa sắc, hương; ánh nắng dát vàng trên những ngôi lầu, tán lá cây…
- Màu sắc: lục (xanh), đỏ, hồng, vàng. Đó là những gam màu nóng, nổi bật, rực rỡ
của ngày hè.
- Mùi vị: hương sen hồng đang ngát nức, tỏa vào không gian làng quê.
- Âm thanh: dắng dỏi cầm ve, âm thanh sôi động, rạo rực, quen thuộc của mùa hè.
- Các động từ “đùn đùn, phun, tiễn”; cách ngắt nhịp câu thơ 3 và 4 là ¾ góp phần
gợi tả cảnh ngày hè sinh động, ngồn ngộn, căng tràn sức sống.
- Nhà thơ đã cảm nhận cái tinh tế, thú vị của ngày hè qua nhiều góc độ và nhiều
giác quan: thị giác, khứu giác và thính giác.
→ Đó là bức tranh cảnh vật mùa hè rực rỡ, sinh động, căng tràn nhựa sống.

1
c. Bức tranh cuộc sống
- Hình ảnh: làng ngư phủ, lầu tịch dương.
- Âm thanh cuộc sống: “lao xao chợ cá”, âm thanh của phiên chợ cá náo nhiệt,
náo nức, vui tươi của cuộc sống người dân làng chài;
- Từ láy “lao xao”, nghệ thuật đảo ngữ đã nhấn mạnh, mô tả chính xác, độc đáo
âm thanh sôi động, náo nhiệt của cuộc sống.
→ Bức tranh cuộc sống làng quê vui tươi, tấp nập, giàu sức sống.
d. Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ
- Một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, một tình yêu thiên nhiên tha thiết.
- Một tâm hồn yêu cuộc sống và quan tâm tới cuộc sống và những người dân quê.
3 Đánh giá chung 1,0
- Nghệ thuật:
+ Kết hợp giữa từ Hán Việt và thuần Việt; sử dụng thành công các từ láy, từ
tượng thanh, các động từ, phép đảo cấu trúc câu.
+ Giọng điệu trữ tình sâu lắng, bút pháp tả sinh động.
+ Sáng tạo trong thể thơ: thất ngôn xen lục ngôn.
- Nội dung:
+ Bức tranh thiên nhiên mùa hè với cảnh vật phong phú, đa dạng, màu sắc, rộn
rã âm thanh, căng tràn sức sống, bức tranh cuộc sống sung túc, nhộn nhịp.
+ Tâm hồn yêu thiên nhiên, tinh tế, nhạy cảm, tha thiết với cuộc sống của tác giả
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp Tiếng Việt. 0,25
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn 0,25
đề nghị luận.
ĐIỂM TOÀN BÀI : I + II = 10,0 điểm
---Hết---

You might also like