You are on page 1of 5

Hoàng Anh Thư THPT Lê Quý Đôn Thái Bình

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)


Đọc bài thơ sau:
Thu đến cây nào chẳng lạ lùng,
Một mình lạt(1) thuở ba đông.
Lâm tuyền ai rặng già làm khách,
Tài đống lương cao ắt cả dùng.

Đống lương (2) tài có mấy bằng mày,


Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay.
Cội rễ bền dời chẳng động,
Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày.

Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày,


Có thuốc trường sinh càng khoẻ thay.
Hổ phách (3) phục linh(4) nhìn mới biết,
Dành còn để trợ dân này.
(Theo Thơ văn Nguyễn Trãi - NXB Giáo dục 1980)
1. Lạt: lạt lẽo, thản nhiên
2. Đống lương: đống là nóc nhà, lương là rường, xà nhà. Tài đống lương là tài gánh vác việc lớn của quốc gia
3. Hổ phách: do nhựa thông chôn cất từ rất lâu hóa thành , dùng làm đồ trang sức.
4. Phục linh: loài nấm trong rừng thông dùng làm thuốc. Tương truyền : cây tùng sống một trăm năm thì sinh
phục linh, một ngàn năm thì sinh hổ phách.

Lựa chọn đáp án đúng:


Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn xen lục ngôn
C. Tự do
D. Song thất lục bát
Câu 2. Bài thơ trên sử dụng kiểu vần nào sau đây?
A. Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần chéo
D. Không vần
Câu 3. Văn bản trên thuộc loại nào trong sáng tác của Nguyễn Trãi?
A. Văn chính luận
B. Thơ chữ Nôm
C. Thơ chữ Hán
D. Văn bản ngoại giao
Câu 4. Đặc điểm của cây tùng được thể hiện rõ nhất vào mùa nào?
A. Mùa thu
B. Mùa đông
C. Mùa xuân
1
D. Mùa hạ
Câu 5 .Ở khổ 1, cây tùng không giống với các loài cây khác ở điểm nào?
A. Rụng lá
B. Khô héo
C. Thản nhiên, vững vàng
D. Ra hoa, kết trái
Câu 6 . Cây tùng là hình ảnh ẩn dụ cho
A. Người quân tử
B. Kẻ tiểu nhân
C. Người bị hại
D. Sự khó khăn
Câu 7 . Ở khổ 2, cây tùng hữu ích nhất khi dùng làm việc gì ?
A. Để làm lương thực, thực phẩm
B. Làm rường cột, xà nhà để chống đỡ ngôi nhà
C. Che chắn nắng mưa gió rét
D. Chống chọi với sương tuyết
Câu 8. Nguyễn Trãi đã phá vỡ tính quy phạm bằng cách ?
A. Viết về cây tùng
B. Mượn cây tùng để nói về tư tưởng, phẩm chất của mình
C. Sử dụng những câu thơ thất ngôn
D. Sử dụng những câu thơ lục ngôn
Câu 9. Nêu tác dụng của những câu lục ngôn xen lẫn những câu thất ngôn
Câu 10. Chỉ ra những đặc điểm của cây tùng trong bài thơ
Câu 11. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ cuối bài?
Câu 12. Hãy nêu 01 vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ mà anh /chị ấn tượng nhất. Vì sao?
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của
bài thơ “Tùng” (Nguyễn Trãi)

ĐÁP ÁN ĐỀ 1
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 6,0
1 B 0.25
2 A 0.25
3 B 0.25
4 B 0.25
5 C 0.25
6 A 0.25
7 B 0.25
8 D 0.25
9 Tác dụng của những câu lục ngôn xen lẫn những câu 1.0
thất ngôn
- Thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt của Nguyễn Trãi khi sử
dụng thể thơ thất ngôn
2
- Khiến cho hơi thơ trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên, không bị
gò bó trong niêm luật.
- Tạo ra những điểm nhấn về nghệ thuật và nội dung
10 Những đặc điểm của cây tùng trong bài thơ 1,0
- Một mình thản nhiên vững vàng giữa mùa đông
lạnh giá
- Cội rễ vững chắc, mạnh mẽ đứng trụ nâng đỡ cả
ngôi nhà
- Vượt qua mọi tuyết sương
- Cả đời kết tinh, dâng hiến hổ phách, phục linh
quí giá cho đời

11 Ý nghĩa của hai câu thơ cuối bài: 1.0


- Cây tùng lâu năm có hổ phách, phục linh là hai vật quý
dành để cứu giúp nhân dân. Từ đó thể hiện khát khao cống
hiến trọn đời để đền ơn dân, lộc nước.
12 Học sinh tự do lựa chọn 01 vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi 1.0
trong bài thơ và lí giải thuyết phục
Tham khảo các vẻ đẹp sau:
- Tình yêu thiên nhiên
- Lòng yêu nước thương dân
- Phẩm chất cao quý của người quân tử: trung trực,
thẳng thắn, mạnh mẽ trước sương gió cuộc đời
- Tuy buồn đau thế sự nhưng vẫn chọn lối sống thanh
cao …

II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ
thuật của bài thơ đã cho ở phần Đọc hiểu.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới
thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt
chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.
Sau đây là một số gợi ý:
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm
- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá
II. THÂN BÀI
1. Xác định và phân tích, đánh giá chủ đề:
a. Xác định chủ đề: Từ đời sống của cây tùng hiện lên vẻ
đẹp tâm hồn người quân tử Ức Trai: thẳng thắn vững

3
vàng trước gió sương, một lòng dâng trọn đời mình cho
dân cho nước.
b. Phân tích, đánh giá chủ đề:
- Cấu trúc: Bài thơ chia làm 3 khổ có thể đứng độc lập
thành một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt nhưng lại liên kết
với nhau bởi một mạch ngầm trong cuộc đời cây tùng
tương ứng với đời người từ lúc còn nhỏ (khổ 1) đến
lúc trưởng thành (khổ 2) và “đặng nhiều ngày” (khổ
3)
- Khổ 1: Quy luật của thiên nhiên xứ lạnh là vào thu,
cây cỏ đều trơ cành trụi lá, trở nên lạ lùng, chỉ có cây
tùng phi thường bất chấp giá rét của cả ba tháng mùa
đông để cứ tiếp tục xanh tươi, dâng hiến cho đời cũng
như người quân tử luôn giữ cốt cách thanh cao, thẳng
thắn giữa dòng đời biến thiên.
- Khổ 2: Khi trưởng thành, cây tùng bao phen đối mặt
với tuyết sương mà vẫn mạnh mẽ trở thành trụ cột,
con người cũng ngậm đủ đắng cay giông bão của đời
mà vững vàng gánh vác việc lớn của quốc gia.
- Khổ 3: Đến lúc về già, cây tùng như một ngọn lửa tự
đốt hết mình để hun đúc thuốc trường sinh dâng hiến
sản vật quý cho dân cho nước, tựa như lòng Ức Trai
luôn tâm niệm “dành còn để trợ dân này”
2. Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật:
- Thể thơ: Trong nhiều bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi, ta
bắt gặp sự nỗ lực cách tân thể thơ Đường luật, bằng cách
xen vào bài thơ các câu lục ngôn (sáu chữ).
- Hình ảnh: đa nghĩa, giàu sức gợi
- Sử dụng các biện pháp tu từ: Bài thơ sử dụng kết hợp
nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, đối, điệp…
III. KẾT BÀI
- Khẳng định khái quát những nét đặc sắc về chủ đề và
nghệ thuật của bài thơ: “Tùng” có thể coi là một bài thơ
Nôm độc đáo, đặc sắc về mặt nội dung và nghệ thuật trong
sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi.
- Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm
nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ: Bài thơ đã cho ta
cảm nhận được về vẻ đẹp của thiên nhiên; qua đó ta thấy
được vẻ đẹp tâm hồn và tâm sự của Nguyễn Trãi.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt 0,5
4
sáng tạo, văn phong trôi chảy.
Tổng điểm 10.0

You might also like