You are on page 1of 19

I.

TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH


II. CHƯƠNG 1: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DÙNG TỪ, ĐẶT CÂU
1. Liệt kê các lỗi thông thường về dùng từ trong tiếng Việt (tên lỗi, cho ví
dụ ngắn gọn và phân tích).
1- Dùng từ sai về hình thức ngữ âm
 Giữa mặt âm thanh và mặt ý nghĩa của từ thực ra chỉ có mối quan hệ quy ước mang tính võ đoán.
 Ví dụ:
 Chúng ta không thể lí giải được vì sao cùng nội dung chỉ vật đem lại ánh sáng và sức nóng cho
trái đất thể hiện bằng hình thức âm thanh “mặt trời” (tiếng Việt), sun (tiếng Anh)…
 Tuy vậy, đó là một sự thỏa thuận ngầm mang tính xã hội tồn tại trong lịch sử, được các thế hệ tôn
trọng và duy trì. Vì thế, nó có tính ổn định, thống nhất.
2- Dùng từ sai về ý nghĩa
 Nguyên nhân của việc dùng sai ý nghĩa của từ là do không nắm vững ý nghĩa của
từ.
 Nghĩa của từ là một hiện tượng rất phức tạp, không phải cứ là người bản ngữ là có thể phân
biệt được những nét tinh tế về ngữ nghĩa của một từ trong những ngữ cảnh khác nhau, cũng như
nhận định rõ những dị biệt, tinh tế giữa hai từ khác nhau.
2.1- Những từ có hình thức ngữ âm gần nhau, mà nghĩa khác nhau,
thường bị nhầm lẫn
2.2- Những từ có âm gần nhau và nghĩa gần nhau càng dễ nhầm lẫn:
2.3- Dùng từ không phù hợp với nghĩa hạn chế mà nó vốn có:

Ví dụ:
Ông giơ tay chỉ ba hoa
Chúng ta chỉ có thể dùng “chỉ trỏ lung tung” hoặc “chỉ trỏ vu vơ” mà không
thể dùng “chỉ trỏ ba hoa” vì ba hoa có nghĩa là “nói quá nhiều, thường chỉ ý khoác
lác” (Từ điển Tiếng Việt. Hoàng Phê chủ biên. Đà Nẵng 1995).
3- Dùng từ sai về phong cách
Cần ý thức rõ dùng từ trong hoàn cảnh nào để dùng cho đúng phong cách.
3.1- Có những từ có thể dùng trong khẩu ngữ hàng ngày mà không nên dùng trong
ngôn ngữ văn hóa gọt giũa.
Ví dụ:`
Sở thích của chúng tôi, mỗi đứa mỗi khác
Cần phải bảo vệ cái thành quả quý báu đó
Nhưng khi viết hay nói trong những hoàn cảnh trang trọng thì phải thay từ đứa
bằng từ người và phải bỏ từ cái trong cái thành quả.
3.2- Tùy theo nội dung của văn bản mà khi dùng từ ta phải có sự lựa chọn cho phù
hợp.
3.3- Có những từ Hán Việt được dùng cho những trường hợp cần sự trang trọng
như phụ nữ, thiếu nhi… mà ta không thể thay thế bằng những từ thuần Việt cho dù
nó có sẵn.
4- Dùng từ bị lặp dẫn đến nhàm chán, đơn điệu về cách diễn đạt
Cần phân biệt lặp từ với tư cách một phương tiện ngôn ngữ hay một biện
pháp tu từ với lặp từ là một lỗi dùng từ.
4.1- Lặp từ là phương thức liên kết các câu trong văn bản:
Ví dụ:
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để
bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu.

4.2- Lặp từ là để diễn đạt chính xác hơn:


4.3- Lặp từ được sử dụng như một biện pháp tu từ để nhấn mạnh một ý nào đó:
4.4- Nếu lặp từ mà không có những dụng ý như trên thì sự trùng lặp đó là không
cần thiết, câu văn sẽ trở nên nặng nề, như thế là đã phạm lỗi dùng từ.

2- Một số đặc điểm của từ tiếng Việt


(2.1).Tính không biến hình: biểu hiện ở chỗ khi hoạt động với các chức năng cú
pháp khác nhau ở trong câu, từ tiếng Việt không thay đổi hình thức.
Ví dụ: Tôi uống trà (BN)
Trà này ngon (CN)
(2.2).Về mặt cấu tạo: từ tiếng Việt được chia thành:
- Từ đơn: tức những từ gồm 1 tiếng: ăn, học, đi, nhà…
- Từ phức: tức những từ gồm nhiều tiếng. Từ phức lại được chia làm 3 loại chính:
+ Từ ghép gồm:
Ghép đẳng lập như: cha con, vợ chồng, nhà cửa, ăn uống…
Ghép chính phụ như: nhà máy, đường sắt, hoa hồng…
+ Từ láy gồm:
 Láy hoàn toàn không biến thanh và có biến thanh như: xanh xanh, đo đỏ…
 Láy phụ âm đầu như: long lanh, nhấp nháy, thấp thỏm...
 Láy vần như: hấp tấp, bịn rịn, tươi cười…
+ Từ ngẫu hợp: bồ hóng, mà cả, bù nhìn…
Lưu ý:
Về mặt cấu tạo, mặc dù từ là đơn vị cố định được dùng nguyên khối nhưng từ tiếng
Việt khi hoạt động trong lời nói, có khả năng biến đổi về mặt cấu trúc. Các kiểu biến
đổi thường gặp là:
 Rút gọn số tiếng: Bungari → Bun, Hồ Chí Minh →Hồ…
Tách từ: lả lơi → biết bao bướm lả ong lơi, giữ gìn → gìn vàng giữ ngọc…
3- Liệt kê các thành phần câu trong tiếng Việt ( thành phần chính gồm: chủ ngữ và vị ngữ
và thành phần phụ gồm: thành phần phụ của từ (bổ ngữ, định ngữ, thành phần giải
thích) và thành phần phụ của câu (trạng ngữ, khởi ngữ, xen, hô ngữ…) và chỉ ra đặc
điểm về mặt từ loại, hoạt động và vị trí trong câu của chúng, lấy ví dụ minh họa.
- Thành phần chính: CN và VN
- Thành phần phụ:
+ Thành phần phụ của từ (bổ ngữ, định ngữ, thành phần giải thích)
+ Thành phần phụ của câu (trạng ngữ, khởi ngữ, xen, hô ngữ)
4.1- Thành phần chính
a. Chủ ngữ
- Khái niệm: CN là thành phần chính của câu, chỉ chủ thể hoạt động hoặc
chủ thể của đặc điểm cần nêu ở VN.
- Đặc điểm:
+ Về ý nghĩa: Luôn chỉ chủ thể.
+ Về vị trí: Thường đứng trước VN.
+ Thường có tính xác định: CN thường chỉ người hoặc sự vật đã biết
hoặc được giả định là đã biết đối với người nói, người nghe.
+ Về cách biểu hiện: CN thường biểu hiện bằng danh từ, đại từ. Ngoài
ra CN còn có thể được biểu hiện bằng động từ, tính từ và cụm C-V:
CN là động từ
Viết văn rất khó.
Chơi điện tử rất mất thời gian.
CN là tính từ
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
CN là C-V
Bính ứa nước mắt/ khiến Năm phì cười.
b. Vị ngữ
- Khái niệm: Là thành phần chính của câu nêu lên hoạt động hoặc đặc điểm của sự
vật đã nêu ở CN
- Đặc điểm:
+ Về ý nghĩa: Chỉ hoạt động hoặc đặc điểm của sự vật.
+ Về vị trí: Thường đứng sau CN.
+ Về cách biểu hiện: Thường được biểu hiện bằng động từ, tính từ.
Ngoài ra VN còn có thể được biểu hiện bằng:
Bằng từ:
Đất nước này của chúng ta,
Nhà này bằng gỗ…
Nhóm danh từ:
Chúng ta người Việt Nam.
Bằng thành ngữ:
Hắn cao chạy xa bay rồi,
Thằng này đầu bò đầu bướu.
Bằng cụm C-V:
Cô bé ấy tâm hồn rất trong sáng…
4.2- Thành phần phụ của câu
a. Trạng ngữ: là thành phần phụ của câu bổ sung ý nghĩa về địa điểm, thời
gian, nguyên nhân, mục đích, cách thức, tình huống… cho nòng cốt câu.
Ví dụ:
Ngoài xa, cánh đồng chuyển lần sau làng mạc.
Nghe tiếng bà đi vào, Thanh nằm yên giả vờ ngủ.
Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước.
Vì anh, nó đã đi bộ cả ngày đường.
Để tránh tiếng ồn, ông đã xây thêm một bức tường.
Qua đài phát thanh và báo chí, chúng ta biết thêm nhiều tin mới về đại dịch
cúm gia cầm.
b. Khởi ngữ: Là thành phần phụ của câu thường dùng để nêu nên chủ đề mà nội
dung được bàn đến ở trong câu và thường đứng ở đầu câu.
Ví dụ:
Giàu, tôi cũng giàu rồi.
Sang, tôi cũng sang rồi.
Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế…
c. Thành phần xen kẽ
Ví dụ:
Cô gái nhà bên (có ai ngờ) cũng vào du kích.
4.3- Thành phần phụ của từ
a. Bổ ngữ: Là thành phần phụ của từ bổ sung, làm rõ nghĩa cho động hoặc tính từ.
Bổ ngữ có thể được biểu hiện bằng một từ, một nhóm từ hoặc một cụm C-V.
Ví dụ:
Tôi đọc sách.
Tôi đang đọc cuốn sách dạy nấu ăn.
Tôi thấy anh ấy là người tốt.
b. Định ngữ: Là thành phần phụ của từ, chuyên đi với danh từ, bổ sung nghĩa cho
danh từ. Định ngữ có thể được biểu hiện bằng một từ, một nhóm từ hoặc cụm C-V.
Ví dụ:
Bức tranh ấy rất đẹp.
Bức tranh treo trên tường rất đẹp.
Bức tranh anh mua hôm qua rất đẹp.
c. Giải ngữ: Là thành phần phụ của từ chuyên dùng để giải thích một từ nào đó ở
trong câu. Nó thường được ngăn cách với nòng cốt câu bởi dấu phẩy, dấu hai
chấm, dấu gạch ngang hoặc dấu ngoặc đơn.
Ví dụ:
Cả nước hướng về Hà Nội, trái tim của Tổ quốc.
Chồng chị- anh Nguyễn Văn Dâu- mới 24 tuổi mà đã làm ruộng tới 17
năm.
4- Chỉ ra lỗi về cấu tạo câu do nhầm lẫn các thành phần câu: thiếu chủ
ngữ do nhầm trạng ngữ với chủ ngữ; thiếu vị ngữ do nhầm thành phần giải thích với
vị ngữ; thiếu cả nòng cốt câu do nhầm thành phần phụ của câu với nòng cốt câu (cho
ví dụ, nêu tên lỗi, chỉ ra nguyên nhân, đề xuất cách sửa).
a, Thiếu CN do nhầm TN với CN
Ví dụ:
Qua những buổi học công nghệ thông tin đã mang lại cho chúng ta nhiều điều bổ
ích.
Phân tích:
- Lỗi của câu: thiếu CN
- Nguyên nhân: nhầm TN với CN
- Cách chữa:
C1: Biến TN thành CN bằng cách bỏ từ qua. Câu sẽ có mô hình đúng:
CN- VN
C2: Giữ nguyên TN, tạo CN cho câu bằng cách cải biến những thành
phần sau TN để câu có mô hình đúng: TN, CN- VN.
- Câu đúng:
Qua những buổi học công nghệ thông tin, chúng ta đã thu được nhiều điều
bổ ích.
Lưu ý: CN của câu không bao giờ bắt đầu bằng QHT
e, Thiếu VN do nhầm thành phần giải thích với VN
Ví dụ:
Nguyễn Trãi, một nhà chính trị sáng suốt, một nhà quân sự lỗi lạc, một nhà
ngoại giao thiên tài, một nhà văn hóa lớn của dân tộc.
Phân tích:
- Lỗi của câu: Không có sự xuất hiện của từ là với vai trò động từ
VN của câu, những cụm danh từ sau Nguyễn Trãi chỉ là thành phần giải thích, làm
rõ nghĩa cho CN của câu.
- Cách chữa: Thay dấu (,) sau Nguyễn Trãi bằng động từ là.
- Câu đúng:
Nguyễn Trãi là một nhà chính trị sáng suốt, một nhà quân sự lỗi lạc, một nhà
ngoại giao thiên tài, một nhà văn hóa lớn của dân tộc.
f, Thiếu cả nòng cốt câu do nhầm thành phần phụ của câu với nòng cốt câu
Ví dụ 1:
Trước câu hỏi nêu trên đã từ lâu là một câu hỏi day dứt trong lòng chúng tôi.
Phân tích:
- Lỗi của câu: Thiếu CN và VN do người viết ham phát triển thành phần phụ
với những ngữ đoạn dài. Độ dài ấy khiến họ lầm tưởng đã viết một câu trọn vẹn.
Đây cũng là một loại lỗi dễ mắc nếu người viết không để ý khi sử dụng những từ
mang tính quan hệ như: trước, với, bằng…ở đầu câu.
- Cách chữa:
C1: Bỏ từ trước ở đầu câu:
Câu hỏi nêu trên đã từ lâu là một câu hỏi day dứt trong lòng chúng tôi.
C2: Giữ nguyên từ trước ở đầu câu để làm TN, cải biến thành phần
sau để câu có mô hình đúng: TN, CN- VN:
Trước câu hỏi nêu trên, lòng chúng tôi đã từ lâu cảm thấy vô cùng day dứt.
Hay:
Trước câu hỏi nêu trên, đã từ lâu, chúng tôi cảm thấy vô cùng day dứt
trong lòng.
Với dạng lỗi này, trong nhiều trường hợp, tùy theo ngữ cảnh và nghĩa của
câu, chúng ta còn có thể sửa theo một cách nữa: đó là thêm cả nòng cốt câu.
Ví dụ 2:
Với niềm tự hào đã làm cho chúng tôi rất phấn khởi.
Có 3 cách chữa:
C1: Niềm tự hào đó đã làm cho chúng tôi rất phấn khởi.
C2: Với niềm tự hào ấy, chúng tôi rất phấn khởi.
C3: Với niềm tự hào đã làm cho chúng tôi rất phấn khởi, tất cả
chúng tôi đều hăng hái tham gia phong trào sinh viên tình nguyện của Đoàn
trường.
5- Chỉ ra lỗi và nêu cách sửa lỗi trong những câu sau:
1, Từ các thí dụ vừa dẫn cho ta thấy các nhà văn nhà thơ hiểu rất rõ về
ngôn ngữ.
2, Trong nhà người Nhật chật nhưng rất sạch sẽ, ngăn nắp và đẹp đẽ.
3, Ở người Trung Hoa hay có những ý tưởng độc đáo và sâu sắc về phương
châm sống.
4, Y phục của phụ nữ Dao Đỏ mặc quần dài, áo dài được khâu từ vải dệt
bằng bong nhuộm chàm.
5, Những vườn cây trái sum sê, tươi tốt của thôn Vĩ (mướt quá), một màu
xanh mà nhà thơ so sánh: "xanh như ngọc".
6, Về bản chất của ông ta là một kẻ nham hiểm.
7, Trở lại chương trình tuyển chọn người đi học nước ngoài bằng ngân
sách nhà nước của nước ta là một trong số những biện pháp quan trọng
nhằm đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
8, Dân tộc ta, một dân tộc văn hiến, với truyền thống đạo đức có bề dày lâu
đời.
9, Học tập, nhu cầu của bất kỳ ai nếu muốn tồn tại trong chính cộng đồng
của mình.
10, Toàn cầu hóa, một hiện tượng thời đại không cưỡng lại được.
11, Hoài nghi, một thói quen của những người làm công tác nghiên cứu và
nói chung của giới trí thức.
12, Mặc dù kiến thức đô thị là hình ảnh trực quan của môi trường đô thị.
13, Trong lúc chúng ta còn đang loay hoay đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi:
văn hóa là gì?
14, Có nhiều điều không một ai có thể nào chấp nhận được.
15, Tuy họ sống giản dị vì hầu như cái gì cũng hướng tới sự hợp lí.
16, Hai nghệ sĩ nổi tiếng Italia từ trần.
17, Chúng ta cần dành những gì tốt nhất cho trẻ em mà mình có.
18, Trong triết học cổ đại đã tiến hành việc phân biệt giữa cái chung và cái
riêng.
19, Tuy vậy, ở bề sâu của phê bình văn học cũng có nhiều bước tiến.
20, Những tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài như Dế Mèn phiêu lưu ký,
Truyện Tây Bắc.
21. Nhân dịp tôi đến cơ quan để xác minh lại một số chi tiết của câu
chuyện.
22. Được sự nhất trí của các cơ quan hữu quan, được sự giúp đỡ nhiệt tình
của Đảng ủy.
23, Ngày 02/10, trên đoạn đường từ ĐH Sư phạm đến ĐH Nông lâm, tôi
có đánh rơi. Ai nhặt được báo cho tôi theo đ/c Lê Văn A…
24, Cuộc tranh luận gần đây giữa các nhà kinh tế học đã chứng tỏ rõ ràng.
25, Mới vào bộ đội, chúng ta thường nghe cán bộ phổ biến chiến sĩ trai
phải cắt tóc ngắn; chiến sĩ gái thì cuộn, tết tóc lên cao, râu phải cạo nhẵn.
26, Anh công an đuổi theo tên cướp đang chạy trên đường phố.
27, Là những người sinh viên như chúng ta là những người có sức khỏe và
có trí tuệ, chúng ta hãy cùng nhau làm sạch môi trường.
28. Bằng trí tuệ sắc bén và thông minh của những người lao động đã đấu
tranh chống lễ giáo bảo thủ, lạc hậu.
29. Trả lời phỏng vấn nhân chuyến thăm Đông Nam Á của thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng.
30. Từ tinh thần tương thân tương ái với đồng bào là những người nông
dân và trí thức tiểu tư sản rất sâu sắc.
V.V…
CHƯƠNG 2: TẠO LẬP VÀ TIẾP NHẬN VĂN BẢN

Xác định chủ đề chung và chủ đề bộ phận của văn bản sau:
Sức khỏe và thể dục
Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây dựng đời sống mới, việc gì cũng
cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt,
mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe.
Vậy nên luyện sức khỏe, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của một người dân yêu
nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai
cũng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào cũng tập thì
khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe.
Bộ giáo dục có nha thể dục, mục đích để khuyên và dạy cho đồng bào tập
thể dục, đặng giữ gìn và bồi đắp sức khỏe.
Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục.
Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập.
III. CƠ SỞ VĂN HÓA VN

CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC


1.Định nghĩa và chức năng của văn hóa

1) Định nghĩa về văn hóa (chọn 2 định nghĩa tiêu biểu cho 2 cách đn rộng và
hẹp).
- Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ – tổng hợp các đặc trưng diện
mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của
một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa
không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền
cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín
ngưỡng…”[Dẫn theo chương Văn hóa trong giáo trình Nhân học đại cương
của Bộ môn Nhân học, Đại học KHXH&NV TP.HCM],
- Hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký
hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng
đó có đặc thù riêng”[ Ngô Văn Lệ, Tộc người và văn hóa tộc người, Nxb Đại
học Quốc gia TP.HCM, 2004, tr. 314.]…

2) Đặc trưng của văn hóa (nêu 4 đặc trưng của văn hóa).

+ Tính hệ thống => Chức năng tổ chức xã hội

+ Tính giá trị => Chức năng điều chỉnh xã hội

+ Tính nhân sinh => Chức năng giao tiếp

+ Tính lịch sử => Chức năng giáo dục


2. Kể tên 2 loại hình văn hóa cơ bản

1.3.1. Tiền đề của sự phân định các loại hình v/ hóa

(1) Sự hình thành các chủng người trên trái đất

(2) Sự phân biệt hai khái niệm phương Đông và phương Tây về mặt văn hoá

(3) Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên(địa lý, khí hậu) và xã hội (lịch sử, kinh tế)
1.3.2. Đặc trưng cơ bản của hai loại hình văn hóa

* Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên

- Văn hoá gốc nông nghiệp: tôn trọng, mong muốn sống hoà hợp với tự nhiên

- Văn hoá gốc du mục: Coi thường, tham vọng chinh phục, chế ngự tự nhiên

* Về mặt nhận thức (kiểu tư duy)

- Văn hoá gốc nông nghiệp: Tổng hợp, biện chứng

- Văn hoá gốc du mục: Phân tích, siêu hình

* Về mặt tổ chức cộng đồng (nguyên tắc tổ chức cộng đồng, cách thức tổ chức
cộng đồng)

- Nguyên tắc tổ chức cộng đồng:

+ Văn hoá gốc nông nghiệp: Trọng tình> trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ;

+ Văn hoá gốc du mục: Trọng sức mạnh> trọng tài, trọng võ, trọng nam giới.

- Cách thức tổ chức cộng đồng:

+ Văn hoá gốc nông nghiệp: linh hoạt, tâm lý hiếu hoà, coi trọng tập thể, cộng
đồng;

+ Văn hoá gốc du mục: nguyên tắc, tâm lý trọng cá nhân.

* Trong lối ứng xử với môi trường xã hội

- Văn hoá gốc nông nghiệp: dung hợp, mềm dẻo, hiếu hoà

- Văn hoá gốc du mục: độc tôn, cứng rắn, hiếu thắng

Lưu ý: Mỗi loại hình VH có những ưu nhược điểm riêng.

CHƯƠNG 2: ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM

1. Xác định không gian văn hóa Việt Nam.


* Không gian văn hoá hay còn gọi là lãnh thổ văn hoá; không gian văn hoá liên
quan đến lãnh thổ nhưng không đồng nhất với không gian lãnh thổ

Không gian văn hoá bao quát tất cả những vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộc đã tồn tại
qua các thời gian (Bao gồm điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội)
2. Phân tích ba giai đoạn của quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam
theo quan điểm của các nhà khoa học.

Có thẻ hình dung về lịch sử hình thành dân tộc Việt qua 3 giai đoạn:

* Giai đoạn 1 :

- Khoảng 10.000 năm về trước, dòng người thuộc chủng Mongoloid

từ phía Bắc thiên di về phía Đông Nam.

 Đến vùng Đông Nam Á cổ đại thì dừng lại và hợp chủng với người
Melanesien Bản địa. Kết quả hình thành người => Indonésien. Họ cư trú
tại địa bàn Đông Nam Á cổ đại.

- Phía Bắc giáp sông Dương Tử


- Phía Tây giáp Assan Ấn Độ
- Phía Đông giáp quần đảo Philippin
- Phía Nam giáp hải đảo Indonésia

* Giai đoạn 2:

- Cách nay khoảng 5000 năm, tại khu vực Nam Trung Hoa – Bắc Đông Dương.
Chủng người Mongoloid lại từ phía Bắc tràn xuống hợp chủng với người
Indonésien ở phương Nam, thành chủng Nam Á ( còn gọi là ngành Mongoloid
Phương Nam).

* Giai đoạn 3 :

Chủng Nam Á tách thành một loạt các chủng mới gọi là Bách Việt, cư trú tại
khu vực Nam Dương Tử và Bắc Trung Bộ ngày nay. Họ giao tiếp bằng 5 ngữ hệ
chính:

- Việt Mường
- Tày Thái
- Mông Dao
- Tạng Miến
- Trong khi đó, ở phía Nam dọc theo dải Trường Sơn vẫn là địa bàn cư trú của
người Indonesien. Cuộc sống biệt lập khiến cho khối người này không có sự
tiếp xúc thường xuyên với người Mongoloit. Do vậy họ vẫn còn lưu giữ được
nhiều những đặc điểm về nhân chủng và văn hóa cổ gần với cư dân các hải
đảo, đó là tổ tiên của người Chăm và Ê Đê, GiaRai, Chru, Hroi…còn gọi là
chủng Nam đảo.

CHƯƠNG 3: TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM

Chỉ ra và phân tích ngắn gọn các lớp văn hóa trong tiến trình lịch sử văn hóa
Việt Nam (lớp văn hóa bản điạ, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa
và khu vực, lớp văn giao lưu với phương Tây).

3.1.1. Giai đoạn văn hóa thời tiền sử

* Thời gian: Cách nay khoảng 40 – 50 vạn năm (CSVH- TQV)


* Thành tựu chính:
- Hình thành nghề trồng lúa nước (quan trọng nhất).
- Trồng dâu nuôi tằm, thuần dưỡng gia súc gia cầm, làm nhà sàn để ở và dùng
cây thuốc chữa bệnh...
- 3.1.2. Giai đoạn văn hóa thời Sơ sử (còn gọi là giai đoạn văn hóa thời Văn
Lang- Âu Lạc)
* Thời gian:
Cách nay khoảng 4.000 năm (CSVH- TQV); thuộc thiên niên kỷ thứ 3
Tr.CN, ứng với đầu thời kỳ đồ đồng (CSVH-TNT)
* Thành tựu chính:
- Nghề trồng lúa nước
- Nghề luyện kim đồng
3.1.3. Giai đoạn văn hóa thời Sau sơ sử
* Thời gian: Cách nay khoảng 3-2 nghìn năm Tr.CN (CSVH-TNT). Đây là
giai đoạn đỉnh rực rỡ trong lịch sử văn hóa dân tộc.
* Thành tựu:
- Cây lúa trồng, nghề luyện kim đồng và nhiều thành tựu văn hóa khác.
- Đặc biệt, chữ viết của lớp văn hóa bản địa là vấn đề cần quan tâm. Đó là
sự ra đời của thứ chữ Khoa đẩu (hình con nòng nọc bơi). Những cứ liệu về
thứ chữ đó còn lưu lại trên các phiến đá cổ Sa Pa, lưỡi cày Đông Sơn, trống
đồng Lũng Cú...(có cơ sở để nghĩ đến giả thuyết về sự tồn tại một nền văn tự
phương Nam trước Hán và khác Hán).
3.2. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực (gồm 2 giai đoạn: giai
đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt)
3.2.1. Giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc
* Thời gian: khởi đầu từ 179 trước công nguyên đến năm 938 (905 ?)
* Đặc điểm:
- Ý thức phản kháng bất khuất và thường trực trước nguy cơ xâm lăng của
phong kiến phương Bắc. Tinh thần đó thể hiện mạnh mẽ qua các cuộc khởi
nghĩa (Hai Bà Trưng năm 40-43, Bà Triệu năm 246, Lý Bôn năm 544-548,
Triệu Quang Phục năm 548-571, Mai Thúc Loan 722, ba cha con họ Khúc
năm 905-923, Dương Đình Nghệ năm 931-937 và đỉnh cao là thắng lợi của
Ngô Quyền năm 938).

- Sự suy tàn của nền văn minh Âu Lạc do sự suy thoái tự nhiên có tính quy luật
và sự tàn phá có ý thức cùng âm mưu đồng hóa của kẻ thù xâm lược phương
Bắc.
- - Mở đầu cho quá trình giao lưu tiếp nhận văn hóa Trug Hoa và khu vực > mở
đầu cho quá trình văn hóa Việt Nam hội nhập vào văn hóa khu vực. (tiếp nhận
văn hóa Trung Hoa chưa nhiều: Nho giáo chưa có vị trí trong xã hội Việt Nam
– do tiếp nhận cưỡng bức). Phật giáo đến Việt Nam trực tiếp từ Ấn Độ, sau đó
qua Trung Hoa thì lại có vị trí trong xã hội Việt Nam do tiếp nhận tự giác.
- 3.2.2. Giai đoạn văn hóa Đại Việt
- Đặc điểm
- Có nền móng vững vàng từ lớp văn hóa bản địa (tinh thần Văn Lang - Âu
Lạc).
- Là đỉnh cao thứ 2 trong lịch sử văn hóa VN với hai mốc lớn: Lý-Trần và Lê
(truyền thống văn hóa dân tộc từ lớp văn hóa bản địa + văn hóa Phật giáo làm
nên linh hồn thời đại Lý-Trần). Thời kỳ này, Việt nam chính thức tiếp nhận
Nho giáo và cả Đạo giáo (xây Văn Miếu thờ Khổng Tử 1070, lập trường Quốc
Tử Giám năm 1076). Đến thời Lê, Nho giáo trở thành Quốc giáo – Văn hóa
Nho giáo phát triển đến đỉnh cao.
- 3.3. Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây (gồm: Văn hóa Đại Nam và văn
hóa hiện đại)
- 3.3.1. Giai đoạn văn hóa Đại Nam
- * Thời gian: từ thời các chúa Nguyễn cho đến hết thời Pháp thuộc. Tên gọi
Đại Nam xuất hiện từ thời Minh Mạng, đến thời Gia Long đặt Quốc hiệu là
Việt Nam.
- * Đặc điểm:
- - Triều Tây Sơn đã có sự gây dựng, đến thời nhà Nguyễn hoàn tất. Lần đầu
tiên, nước ta được thống nhất về lãnh thổ và tổ chức hành chính từ Đồng Văn
đến Cà Mau.
- Nho giáo được phục hồi thành Quốc giáo nhưng ngày một suy tàn.
- - Văn hóa Phương Tây bắt đầu thâm nhập, mở đầu thời kỳgiao lưu với văn hoá
Phương Tây.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ THÀNH TỐ VĂN HÓA CƠ BẢN (văn hóa nhận thức,
văn hóa tổ chức đời sống, văn hóa tâm linh)

1. Chỉ ra các đặc điểm của đô thị Việt Nam trong sự đối sánh với đô thị
phương Tây. (văn hóa tổ chức đời sống)

4.2.1. Tổ chức nông thôn

Làng xã truyền thống của người Việt Nam được tổ chức chặt chẽ và đồng
thời theo 5 nguyên tắc sau: Tổ chức theo huyết thống: Gia đình và Gia tộc; Tổ chức
theo địa bàn cư trú: xóm và làng; Tổ chức theo nghề nghiệp và sở thích: phường
và hội; Tổ chức theo truyền thống nam giới: Giáp; Tổ chức theo đơn vị hành
chính: thôn và xã.

4.2.2. Tổ chức đô thị

Đô thị VN kém phát triển, xét trong 2 mối quan hệ:

+ Với quốc gia (có 3 đặc điểm trái với đô thị P. Tây).

+ Với nông thôn (sao phỏng theo tổ chức nông thôn, có xu hướng bị nông
thôn hóa).

*Các đặc điểm của đô thị Việt Nam trong sự đối sánh với đô thị phương Tây
Đô thị Việt Nam trong lịch sử rất kém phát triển. Nếu so sánh với đô thị
phương Tây, đô thị Việt Nam có nhiều điểm khác biệt cơ bản về nguồn gốc, chức
năng và cách thức quản lí.
- Về nguồn gốc
+ Phần lớn đô thị Việt Nam đều do Nhà nước sinh ra.
+ Trong khí đó đô thị phương Tây đều hình thành một cách tự phát nếu có 3
điều kiện: đông dân, có sản xuất công nghiệp, là nơi tập trung buôn bán là đô thị tự
hình thành.
+ Vì vậy, đô thị Việt Nam thường tồn tại bị động, kinh tế phụ thuộc, còn đô
thị phương Tây kinh tế rất phát triển.
- Về chức năng
+ Đô thị Việt Nam thực hiện chức năng hành chính là chủ yếu.
+ Đô thị phương Tây thực hiện chức năng kinh tế là chủ yếu.
- Về cách thức quản lí
+ Đô thị Việt Nam do Nhà nước quản lí.
+ Đô thị phương Tây do tổ chức tự trị quản lý. Tổ chức tự trị có
truyền thống rất lâu đời ở phương Tây.
- Ở Việt Nam, làng xã là một tổ chức vững mạnh thì đô thị lại yếu ớt, lệ
thuộc; ngược lại, đô thị ở phương Tây là một tổ chức vững mạnh thì làng xã lại
hoạt động rời rạc "giống như một bao tải khoai tây". Đó là một hệ quả tất yếu bắt
nguồn từ sự khác biệt về loại hình văn hoá chi phối. Nắm được mặt mạnh, yếu của
các cách tổ chức đời sống sẽ giúp chúng ta phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu
trong hành trình xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế.

4.2.3. Tổ chức quốc gia

Mô hình từ Làng đến nước với truyền thống dân chủ của văn hóa nông
nghiệp thể hiện rất rõ. (xem tr. 109)

2. Hãy liệt kê các loại lễ tết ở Việt Nam và phân tích ý nghĩa của một
trong các lễ tết mà bạn cho là quan trọng nhất trong năm đối với người
Việt. (văn hóa tâm linh)
 Tết nguyên đán (Nguyên bắt đầu, đán buổi sáng) tết Nguyên đán còn được
gọi là tết Ta (tết âm lịch) để phân biệt với tết Tây (tết dương lịch) hoặc còn
gọi là tết cả để phân biệt với những tết con còn lại.

Đây là tết quan trọng nhất trong năm (Bắt đầu từ tháng giêng – tháng Dần
(do ảnh hưởng của Trung Hoa), Thời cổ tết cả này bắt đầu từ tháng Tý).

Đặc trưng của tết Nguyên Đán là nếp sống cộng đồng: Từ 23- chạp (Tết
ông Táo lên chầu trời gắn với câu chuyện cổ tích Sự tích 3 ông Đầu Rau,
thể hiện đạo lý thương yêu quý trọng con người, sống có tình người, 3
nhân vật đều phải chết nhưng rồi họ lại được sống bên nhau để duy trì bếp
lửa trong mỗi gia đình) nhân dân đã nô nức đi chợ tết, rồi giết lợn, gói
bánh Trưng (Sự tích Bánh Trưng Bánh Dầy kể về sụ hiếu thảo của Hoàng
tử Lang Liêu con Vua Hùng thứ 18), tục lệ Mừng tuổi…
 Tết Thượng Nguyên (Tết Rằm tháng giêng - Đó là ngày trăng tròn đầu tiên).
Rằm tháng giêng còn là ngày vía của Đức phật Âdiđà.
 Tết Trung Nguyên là tết Rằm tháng bảy ( cúng cháo lá đa…tháng bảy ngày
rằm xá tội vong nhân). Đây cũng là ngày lễ Vu Lan của nhà Phật.
 Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười) là ngày tết cơm mới.
 Tết Trung Thu (Rằm tháng Tám) là ngày Trăng tròn nhất trong năm, tiết trời
mát mẻ, thả diều, hát trống quân, ăn bánh trung thu…Sau này thành tết thiếu
nhi, gần đây lại có xu hướng trở thành tết của chung mọi lứa tuổi.
 Tết Hàn thực (3-3) ăn đồ nguội, làm bánh trôi bánh chay cúng tổ tiên…
 Tết Đoan Ngọ (5-5) là tết của xứ nóng. Đây là thời kỳ nóng nực nhất trong
năm, bệnh tật phát sinh - Tết giết sâu bọ.
 Tết Ông Táo nhằm ngày 23-chạp. Các gia đình đều sắm 2 mũ ông, 1mũ bà;
cá chép…để ông Táo lên chầu Trời (Văn hóa gốc nông nghiệp vùng sông
nước nên phải cưỡi cá).Đêm 30, ông Táo lại trở về cùng gia đình đón năm
mới.

* Phong tục trong những ngày tết (thờ cúng thần linh, tổ tiên, xông nhà, mừng
tuổi…)

You might also like