You are on page 1of 6

Ôn tập tiếng Việt

I. Lí thuyết:
1. Các phương châm hội thoại
a.Phương châm về lượng :
- Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp,
không thiếu, không thừa.
b. Phương châm về chất :
- Khi giao tiếp đừng nói những điều mình không tin là đúng hoặc không có bằng chứng xác thực.
c.Phương châm quan hệ :
- Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, không nói lạc đề.
d. Phương châm cách thức
- Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
e. Phương châm lịch sự :
- Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác
2. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
a.Cách dẫn trực tiếp:
- Là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu
ngoặc kép.
b.Cách dẫn gián tiếp:
- Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp
không đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Thầy giáo dặn chúng tôi ngày mai đến sớm 15 phút.
* Lưu ý:
- Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được dùng thường xuyên hơn. Còn lời
các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng
cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại.
- Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đúng cả phía trước và phía sau lời
người dẫn.
c.Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, cần:
+ Bỏ dấu ngoặc kép;
+ Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp;
+ Lược bỏ các tình thái từ;
+ Có thể thêm các từ rằng hoặc là trước lời dẫn.
Ví dụ: -Trước khi đi, mẹ tôi dặn: “Con nhớ nhắc em học bài nhé!”. (dẫn trực tiếp)
– Trước khi đi, mẹ tôi dặn là tôi nhớ nhắc em học bài. (dẫn gián tiếp)
1
3. Khởi ngữ
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. (Khởi ngữ còn
được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý)
– Trước khởi ngữ có thể thêm những quan hệ từ như về, còn, đối với,…
VD: Bộ phim này, tôi xem nó rồi.
4. Các thành phần biệt lập
a. Thành phần biệt lập: là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu
b. Các TP biệt lập: Gồm
a1.Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến
trong câu.
- Thành phần tình thái trong câu có những loại và tác dụng khác nhau, biểu hiện qua những yếu tố tình
thái khác nhau.
+ Có yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc (chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như,…);
+ yếu tố gắn với ý kiến của người nói (theo tôi, ý ông ấy,…);
a2. Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn,
mừng, giận…)
Ví dụ: Trời ơi,chỉ còn có 5 phút.
a3.Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
Ví dụ: – Này, thầy nó ạ. —» Thành phần gọi.
– Vâng, mời bác và cô lên chơi. —> Thành phần đáp.
a4.Thành phần phụ chú:
- Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Ví dụ: Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho
mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. (Nguyên Hồng)
- Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngặc đơn hoặc
giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai
chấm.
5. Thuật ngữ: Biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ. Thuật ngữ không có tính biểu cảm
Ví dụ: Trường từ vựng ( Thuật ngữ môn Ngữ văn)
6. Liên kết câu:
- Phép lặp: Lặp lại ở câu sau những từ ngữ đã có ở câu trước
- Phép thế: Sử dụng ở câu sau những từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước
- Phép nối: Sử dụng ở câu sau những từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước
- Phép đồng nghĩa: Sử dụng ở câu sau những từ đồng nghĩa với từ ngữ đã có ở câu trước
- Phép trái nghĩa: Sử dụng ở câu sau những từ ngữ trái nghĩa với từ ngữ đã có ở câu trước.
- Phép liên tưởng: Sử dụng ở câu sau những từ ngữ cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.
2
7. Đối thoại - Độc thoại - Độc thoại nội tâm.
- Đối thoại: Là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. ( Có dấu gạch ngang ở mỗi lượt
lời)
- Độc thoại: Nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng – thành lời ( Có dấu gạch
ngang)
- Độc thoại nội tâm: Nói với mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng – Không thành lời ( Không
có dâu gạch ngang)
8. Nghĩa tường minh và hàm ý:
a. Tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu
- Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu nhưng có thể
suy ra từ những từ ngữ ấy.
* Lưu ý một số kiến thức tiếng Việt khác:
1. Câu
a.Phân loại theo cấu tạo:
- Câu đơn ( Một kết cấu C_V)
- Câu ghép: Từ hai kết cấu C-V trở lên
- Câu rút gọn
- Câu đặc biệt
b. Câu phân loại theo mục đích nói:
- Câu nghi vấn
- Câu cần khiến
- Câu cảm thán
- Câu trần thuật
II.Hướng dẫn làm bài tập tiếng Việt vận dụng
Dạng 1: Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn
Câu (1) liên kết với câu (2) bằng phép….
- Câu ……liên kết với câu ….bằng phép ….
Dạng 2: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ, đoạn văn
- Tìm đúng và đủ các BPTT-> Chỉ ra những từ ngữ thực hiện các BPTT đó
- Tác dụng: ( Viết dưới hình thức đoạn văn ngắn)
+ Chỉ ra từ ngữ thực hiện BPTT
+ Tác dụng gợi tả: ( Có hay không ? Tả cái gì? Như thế nào?...)
+ Tác dụng gợi cảm ( Có hay không ? Khơi gợi hay bộc lộ cảm xúc gì ? Của ai? )
+ Gợi liên tưởng ( Nếu có )
=> Khẳng định thành công của tác giả trong việc sử dụng nghệ thuật tu từ để biểu đạt nội dung
Dạng 3: Xác định một đơn vị kiến thức tiếng Việt đã học trong chuỗi câu:
3
- Dựa vào định nghĩa và các dấu hiệu hình thức vừ để nhận diện vừa để loại trừ
- Lần lượt làm từng câu không bỏ sót
Dạng 4: Viết đoạn văn Tổng- phân- hợp ( Hoặc quy nạp, diễn dịch) trong đó có sử dụng một đơn vị kiến
thức tiếng Việt đã học
- Đọc kĩ đề chú ý thực hiện từng yêu cầu
+ Đoạn văn-> Không được xuống dòng tùy tiện
+ Tổng – phân – hợp; diễn dịch hay quy nạp -> phải chú ý câu chốt và vị trí của câu chốt
+ Yêu cầu tiếng Việt: Phải đúng, rõ; gạch chân hoặc ghi chú thích sau khi viết xong đoạn văn
III. Luyện tập
Bài 1. Tìm các thành phần khởi ngữ,và các thành phần biệt lập trong các trường hợp sau:
1) Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và
cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy. (Nguyễn Thành Long)
2) Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời. (Thanh Hải)
3) Bỗng nhận ra hương Ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về. (Hữu Thỉnh)
4) Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào. (Kim Lân)

5) Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở
như có bàn tay ai nắm gì ấy trái tim tôi. (Nguyễn Quang Sáng)

6) Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo,
chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kê dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một
lát. (Nguyễn Thành Long)

7,Tình yêu thương, một tình yêu thương thật sự nồng nàn, lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó.

8.ăn thì ăn những miếng ngon/ Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.

9. Đây, thưa chị, tôi dắt về trả cho chị cháu bé lạc ở gần bờ sông.

10.Có lẽ trong thâm tâm, bác nhủ thầm rằng: một tuổi xuân lầm lỡ rất có thể lầm lỡ lần nữa.

11. Chúng tôi- kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
4
12. Có điều gì buồn thế, cháu ơi!....................................................................................................................
13.Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó…………………………………………………………………..
14. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.

15. Rõ ràng, tôi không tiếc những viên đá………………………………………………………………


16. Hôm nay là ngày mấy rồi, em nhỉ?....................................................................................................

17. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, nên mấy bông còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.

18. Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất- từ mép tấm nệm ra mép tấm
phản.

19. Ngoài cửa sổ bấy giờ nhũng bông hoa bằng lăng đã thưa thớt- cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc
đã nhợt nhạt.

20. Đây là một chân trời gần gũi mà xa lắc vì anh chưa hề bao giờ đi đến- cái bờ bên kia sông Hồng ngay
trước cửa sổ nhà mình.

Bài 2: Tìm các phép liên kết có trong các đoạn trích sau:
a.Ở rừng mừa này thường như thế. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh
gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, thấy ướt ở
má.
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………

b. Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo mây ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn
dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hang xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ “ Bác
cần nằm xuống phải không ạ?”
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
c. Nhưng cái com-pa lấy làm bất bình lắm…! Rồi nói:
- Quên à! Bây giờ người ta cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!
Tôi hoảng hốt , đứng dậy nói:
- Đâu có phải thế! Tôi…
5
……………………………………………………………………………………………………………
d. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn thực tại. Nhưng nghệ sĩ không
những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một
lời nhắn nhủ, anh muốn dem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
( Tiếng nói của văn nghệ- Nguyễn Đình Thi)
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
Bài 3: Tìm câu văn chứa hàm ý? Nội dung của hàm ý?
“ Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải goi : “ Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.
Nhưng nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bay giờ!
Anh Sáu vẫn cứ ngồi im.
………………………………………………………………………………………………………………
……….
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Bài 4: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
a. Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
( Bài thơ về tiểu đội xe không kính- PTD)
b. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
( Viếng lăng Bác- viễn Phương)
Bài 5: Cho đoạn thơ:
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con
a. “Nói với con” – Y Phương
b. Tìm thành phần biệt lập ?
……………………………………………………………………………………….
c. Tìm từ ngữ có chứa hàm ý ? Người cha muốn nhắn nhủ con điều ý qua những từ ngữ chứa hàm ý đó ?
6

You might also like