You are on page 1of 12

TIẾT 157:

TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP


(Tiếp theo)
TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP

TỪ LOẠI CỤM TỪ T. P CÂU CÁC KIỂU


CÂU
D. HỆ THỐNG CÁC KIỂU CÂU
I. Câu đơn
II. Câu ghép
Bài tập 1. Hãy tìm câu ghép trong các đoạn trích trong SGK- tr147, 148:

Gợi ý:
a. Anh /gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh /muốn đem
một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
b. Nhưng vì bom /nổ gần, Nho /bị choáng.
c. Ông lão /vừa nói vừa chăm chăm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người bà
con bên ngoại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão /hả hê cả lòng.
d. Còn nhà họa sĩ và cô gái /cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt /bỗng hiện
lên đẹp một cách kì lạ.
e. Để người con gái /khỏi trở lại bàn, anh/ lấy chiếc khăn tay còn vo tròn
cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái.
Bài tập 2 / tr 148: Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép tìm
được ở bài tập 1 là:
a/ Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một
phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
→ Quan hệ bổ sung.
b/ Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.
→ Quan hệ nguyên nhân - kết quả.
c/ Ông lão vừa nói vừa chăm chăm nhìn vào bộ mặt lì xì của người bà con
họ bên ngoại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông hả hê cả lòng.
→ Quan hệ bổ sung (tiếp nối).
d/ Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mắt bỗng hiện lên đẹp
một cách kì lạ.
→ Quan hệ nguyên nhân – kết quả.
e/ Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp
giữa cuốn sách tới trả cho cô gái.
→ Quan hệ mục đích – kết quả.
Bài tập 3/tr 148: Xác định quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
a/ Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé
chẳng bao giờ chịu gọi.
→ Quan hệ tương phản.

b/ Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to.


→ Quan hệ bổ sung.

c/ Giá mà anh ấy còn, anh ấy sẽ làm thêm được bao nhiêu là việc nữa.
→ Quan hệ điều kiện- giả thiết.
Bài tập 4: Từ mỗi cặp câu đơn sau đây, hãy tạo ra những câu ghép chỉ
các kiểu quan hệ nguyên nhân, điều kiện, tương phản, nhượng
bộ (theo chỉ dẫn) bằng quan hệ từ thích hợp:
a.
- Nguyên nhân: Vì quả bom tung lên và nổ trên không, nên hầm của Nho bị sập.
- Điều kiện: Nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập.
b.
- Tương phản: Quả bom tung lên và nổ trên không, nhưng hầm của Nho không
bị sập.
- Nhượng bộ: Hầm của Nho không bị sập, tuy quả bom nổ khá gần.
III. Biến đổi câu
1. Tìm câu rút gọn trong đoạn trích trong SGK tr149:
- Quen rồi
- Ngày nào ít : ba lần
2. Trong các câu ở SGK tr149 (trích từ truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của
Lê Minh Khuê), những câu nào vốn là một bộ phận của câu đứng trước được
tách ra ? Theo em, tác giả tác câu như vậy để làm gì ?
Các câu vốn là bộ phận của câu đứng trước được tách ra:
a, Và làm việc có khi suốt đêm.
b, Thường xuyên.
c, Một dấu hiệu chẳng lành.
=> Nhằm nhấn mạnh nội dung của bộ phận được tách ra.

3. Hãy biến đổi các câu trong SGK . Tr149 thành câu bị động.
a, Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sớm.
b, Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này.
c, Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.
IV. Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau
Bài tập1: Tìm những câu nghi vấn trong đoạn trích dưới đây? Các câu
nghi vấn trong đoạn trích trên có được dùng để hỏi không?
- Ba con, sao con không nhận?
=>Dùng để hỏi
- Sao con biết là không phải?
- Ba con ...... chứ gì? => HT câu NV, MĐ câu cảm thán
Bài tập2: Câu cầu khiến.
a, - Ở nhà trông em nhá.
=> Dùng để ra lệnh
- Đừng có đi đâu đấy.
b, - Thì má cứ kêu đi. (dùng để yêu cầu)
- Vô ăn cơm (dùng để mời)
Câu Cơm chín rồi ! -> Câu trần thuật đơn được dùng làm câu cầu khiến.
Bài tập3. Câu nói: “Sao mày cứng đầu….hả?”. Hình thức là câu nghi
vấn nhưng dùng để bộc lộ cảm xúc (tức giận, bất lực). Điều này được
xác nhận trong câu đứng trước “Giận quá… hét lên”
Kiểu câu Hình thức Chức năng
Nghi vấn - Có từ nghi vấn hoặc từ - Dùng để hỏi.
“hay” - Cầu khiến, khẳng định, phủ
- Cuối câu có dấu chấm định, đe dọa, bộc lộ tình cảm,
hỏi (?) cảm xúc…
Cầu khiến - Có từ cầu khiến
- Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị,
- Cuối câu thường có dấu
khuyên bảo…
chấm than (!)
Cảm thán - Có từ cảm thán
- Cuối câu có dấu chấm - Bộc lộ cảm xúc
than (!)
- Không có đặc điểm
Trần thuật hình thức của các câu - Dùng để kể, thông báo, nhận
NV, CK, CT. định, miêu tả,…
- Yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình
- Cuối câu thường có cảm , cảm xúc,…
dấu chấm (.)
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ

* TỪ LOẠI
- Nắm kiến thức về từ loại: Danh từ, động từ, tính từ và chức vụ ngữ pháp
của các từ loại
- Nắm cấu tạo của cụm từ: Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
-Hoàn thành các bài tập
* THÀNH PHẦN CÂU
- Thành phần chính, thành phần ph
- Thành phần biệt lập
* CÁC KIỂU CÂU
- Câu đơn
- Câu ghép
- Biến đổi câu
- Các kiểu câu ứng với mục đích giao iếp khác nhau

You might also like