You are on page 1of 15

HỌC VĂN CÙNG CÔ TRÂM ANH 0966906569

DẠNG BÀI TẬP LUYỆN CÂU VÀ PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI.

1. BÀI TẬP VỀ THÀNH PHẦN CÂU

a) Bài tập yêu cầu học sinh chỉ ra các thành phần câu

Đề cho các câu, yêu cầu chỉ ra các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu (có thể vạch sẵn ranh
giới các thành phần, yêu cầu học sinh gọi tên từng thành phần).

Ví dụ : Xác định các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

(1) Trên mặt biển, các đoàn thuyền đang lướt sóng. [DOCUMENT TITLE]

(2) Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Giữa đồng, những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu
đưa trên nền lá xanh mượt.

Cách làm bài tập :

- Tìm bộ phận có chứa hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ của câu. (Đó là bộ phận không
thể bỏ đi được, nếu bỏ thì câu sẽ sai ngữ pháp, nghĩa không xác định).

Ví dụ : không thể nói : "Trên mặt biển", "Trước mặt Minh" hoặc : "Trên mặt biển, đang lướt sóng"
(Cái gì lướt sóng ?), "Trên mặt biển, các đoàn thuyền" (Các đoàn thuyền thế nào ?).

- Tìm vị ngữ của câu (thường là bộ phận có chứa động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm
tính từ, đại từ thay thế cho động từ, tính từ hoặc là danh từ). Bộ phận này trả lời cho câu hỏi :
làm gì ? là gì ? như thế nào ?
- Tìm chủ ngữ của câu : Bộ phận này thường đứng trước vị ngữ, do danh từ (cụm danh từ) đảm
nhiệm và trả lời cho câu hỏi Ai ? cái gì ? có hành động, trạng thái, tính chất,... được nêu ở vị
ngữ.
- Xác định trạng ngữ của câu : Bộ phận này thường đứng trước hai thành phần chính là chủ ngữ
và vị ngữ, do danh từ (cụm danh từ) chỉ thời gian, địa điểm đảm nhiệm hoặc tổ hợp từ với các
quan hệ từ đứng trước; trả lời cho các câu hỏi : khi nào ? ở đâu ? vì sao ? để làm gì ?...

Lưu ý thêm :

- Loại bài tập này có thể tăng độ khó với yêu cầu chỉ ra sự khác nhau về nghĩa giữa các hình
thức na ná giống nhau.
HỌC VĂN CÙNG CÔ TRÂM ANH 0966906569

Ví dụ : Chỉ ra bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của hai câu sau và nêu sự khác nhau về nghĩa giữa chúng.

(1) Những chú dế cụ bị sặc nước bò ra khỏi tổ.

(2) Những chú dế cụ bị sặc nước, bò ra khỏi tổ.

- Cần tránh sai lầm cho động từ hoặc tính từ bổ nghĩa cho danh từ làm chủ ngữ là vị ngữ của
câu.

Ví dụ : Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên
khắp các sườn đồi.

Phân tích sai :

Một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông... sườn đồi.

CN VN1 VN2 VN3


Mà phải phân tích :

Một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát /trải ra mênh mông... sườn đồi.

CN VN
b) Bài tập yêu cầu thêm các thành phần cấu hoặc quan hệ từ để tạo câu

(1) Điền vị ngữ thích hợp vào vị trí bỏ trống.

Những cánh hoa huệ……………. dưới ánh mặt trời.

(2) Điền trạng ngữ chỉ nguyên nhân vào cho câu.

………... An-be Anh-xtanh được nhận giải Nô-ben.

(3) Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống.

- Tôi về nhà và ............................


- Tôi về nhà rồi ...........................
- Tôi về nhà nhưng ......................

(4) Thêm quan hệ từ thích hợp vào vị trí bỏ trống .

(a) Lan không những học giỏi………... rất khéo tay.

(b) Từ khi có điện thoại, chúng ta liên lạc………….. nhau thật dễ dàng.
HỌC VĂN CÙNG CÔ TRÂM ANH 0966906569

Cách làm bài tập :

- Căn cứ vào bộ phận đứng trước và sau chỗ trống để đoán xem phải thêm thành phần gì (nếu
đề bài không cho trước). Thành phần đó quan hệ ý nghĩa thế nào với những bộ phận còn lại.
Nếu thêm quan hệ từ thì tìm xem bộ phận đứng trước và sau chỗ trống đó có quan hệ với nhau
như thế nào.
- Tìm thành phần câu (hoặc quan hệ từ) phù hợp với quan hệ ý nghĩa đã xác định và điền vào vị
trí bỏ trống.

+ Ở ví dụ (1) để yêu cầu cần thêm vị ngữ cho "những cánh hoa huệ", "dưới ánh mặt trời", chẳng hạn
có thể thêm:

Những cánh hoa huệ trắng muốt dưới ánh mặt trời.

Chứ không thể thay "trắng muốt" bằng "trắng phau", "trắng bạc", "trắng xanh" hay "trắng hồng" được.

+ Ở ví dụ (2) trạng ngữ phải nói rõ nguyên nhân (lí do) nhà bác học Anh-xtanh được giải thưởng Nô-
ben. Lí do này phải phù hợp với thực tế như : "Vì những phát minh vĩ đại trong khoa học" chẳng hạn.

+ Ở ví dụ (3) lưu ý vế phải thêm có quan hệ phù hợp với vế đã cho. Lại cần lưu ý là khi đề yêu cầu
thêm vế câu tức là bộ phận cần thêm phải là một kết cấu chủ - vị để khỏi nhầm lẫn như :

- Tôi về nhà và làm bài tập.


- Tôi về nhà và mọi việc đều thuận lợi.

c) Bài tập đặt câu

Bài tập này đòi hỏi đặt câu theo những yêu cầu khác nhau : Một cấu tạo nhất định, một cấu tạo kèm
theo nội dung ý nghĩa nhất định, có từ hoặc tập hợp từ đảm nhận một chức vụ ngữ pháp nào đấy.

Ví dụ : Hãy đặt 4 câu với từ "học sinh" theo gợi ý sau :

(1) từ "học sinh" giữ chức vụ chủ ngữ trong câu.

(2) từ "học sinh" giữ chức vụ vị ngữ trong câu

(3) từ "học sinh" bổ nghĩa cho động từ vị ngữ.

(4) từ "học sinh" bổ nghĩa cho danh từ làm chủ ngữ.

Cách làm bài tập :


HỌC VĂN CÙNG CÔ TRÂM ANH 0966906569

- Đọc kĩ và xác định yêu cầu của bài tập : đề đòi hỏi đặt câu có kèm theo những yêu cầu gì.
- Đặt câu theo các yêu cầu của bài tập (chú ý câu phải đúng, tức là phải có hai thành phần chủ
ngữ và vị ngữ, dùng từ đúng, viết đúng chính tả, quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận câu phải
chặt chẽ, hợp lí,...).
- Kiểm tra lại xem câu được đặt đã thoả mãn các yêu cầu bài tập chưa có bảo đảm các quy tắc
chính tả, dùng từ, viết câu chưa. Nếu thấy chưa vừa ý thì chữa lại cho thật vừa ý.

d) Bài tập yêu cầu nêu sự thay đổi về ý nghĩa của câu khi đảo vị trí giữa các bộ phận trong câu

Nhìn chung, trật tự giữa các bộ phận tiếng Việt là cố định nhưng một số trường hợp có thể thay đổi.
Khi quan hệ ngữ pháp thay đổi kéo theo là sự thay đổi về nghĩa chung của câu. Một số trường hợp,
đảo vị trí còn mang lại sắc thái nghĩa mới, tạo sự linh hoạt trong diễn đạt.

Ví dụ: Nghĩa của các cặp câu sau đây khác nhau như thế nào ?

(1a) Nhà vua chọn người để nối ngôi vua như thế nào ?

(1b) Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi vua ?

(2a) Bao giờ lớp ta tổ chức đi thăm quan ?

(2b) Lớp ta tổ chức đi thăm quan bao giờ ?

(3a) Ngoài phố nồng nàn mùi hoa sữa.

(3b) Mùi hoa sữa nồng nàn ngoài phố.

Cách làm bài tập :

- Đọc kĩ bài tập để xác định yêu cầu.


- Xác định bộ phận nào được thay đổi trật tự và thay đổi như thế nào.
- Tìm sự khác biệt giữa các cách sắp xếp : Từ ngữ được thay đổi đảm nhận chức năng ngữ pháp
gì trong câu, quan hệ với các bộ phận khác như thế nào. Sự thay đổi ấy kéo theo sự thay đổi gì
về ý nghĩa?

đ) Bài tập sắp xếp từ, cụm từ thành câu

Bài tập này cho trước một số từ ngữ và yêu cầu kết hợp và sắp xếp chúng theo nhiều cách khác nhau
để tạo ra nhiều câu khác nhau.

Ví dụ : Kết hợp và sắp xếp các từ ngữ sau thành nhiều câu khác nhau : trên cành, chim, líu lo, hót.
HỌC VĂN CÙNG CÔ TRÂM ANH 0966906569

Cách làm bài tập :

- Đọc và xác định chính xác yêu cầu của bài tập.
- Lần lượt sắp xếp, kết hợp các từ ngữ đã cho theo những vị trí khác nhau.
- Kết quả nào hoàn chỉnh, đúng yêu cầu của một câu thì đó là một đáp án. (nhớ đặt dấu kết thúc
câu phù hợp : dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu cảm)
- Ghi lại các đáp án đúng vào danh sách câu đặt được (nhớ viết đúng chính tả và sử dụng dấu
kết thúc câu).

Sau đây là một số đáp án tiêu biểu :

- Trên cành chim hót líu lo.


- Trên cành líu lo chim hót.
- Trên cành chim líu lo hót.
- Chim hót líu lo trên cành.
- Chim hót trên cành líu lo.
- Chim líu lo hót trên cành.
- Chim trên cành líu lo hót.
- Líu lo trên cành chim hót.
- Líu lo chim hót trên cành.

2. BÀI TẬP VỀ CÁC KIỂU CÂU THEO MỤC ĐÍCH NÓI.

a) Bài tập yêu cầu xác định kiểu câu theo mục đích nói không có điều kiện kèm theo

Ví dụ : Xác định kiểu câu theo mục đích nói cho các câu sau :

(1) Mẹ đã mua được ti vi chưa ?

(2) Bạn Lan hỏi mẹ đã mua được ti vi chưa.

(3) Hãy hỏi mẹ đã mua được ti vị chưa.

(4) A, mẹ đã mua được ti vị rồi !

Cách làm bài tập :

- Đọc và xác định yêu cầu của bài tập.


- Xác định kiểu câu theo mục đích nói lần lượt cho từng câu : đọc từng câu để xác định.
HỌC VĂN CÙNG CÔ TRÂM ANH 0966906569

+ Câu đó kể, hỏi, cầu khiến ai đó làm việc gì hay trực tiếp bộc lộ tình cảm cảm xúc.

+ Tìm thêm các từ ngữ đặc trưng cho từng kiểu câu (đặc trưng cho câu hỏi, câu cảm hoặc câu
khiến), các dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than).

- Căn cứ vào kết quả khảo sát từng câu mà phân loại chúng.

Câu có ý hỏi, có các từ ngữ hỏi, dấu chấm hỏi ở cuối là câu hỏi. Câu có ý kết thúc bằng (ai, gì,
nào,...) yêu cầu người khác làm việc gì đấy, có các từ ngữ yêu cầu (hãy, đừng, chớ, đi,...) kết thúc
bằng dấu cảm hoặc dấu chấm là câu khiến. Câu trực tiếp biểu lộ tình cảm, cảm xúc, có các từ bộc
lộ cảm xúc (ôi, ơi, biết bao,...), kết thúc bằng dấu cảm (chấm than) là câu cảm. Câu kể lại, thuật
lại sự việc, không có các từ ngữ đặc trưng của ba loại trên, kết thúc bằng dấu chấm là câu kể.

b) Bài tập yêu cầu xác định kiểu câu theo mục đích nói với các điều kiện kèm theo

Có khi cùng một ngữ liệu nhưng lại có thể thuộc về các kiểu câu khác nhau, tuỳ theo các điều kiện
kèm theo như : Ai nói ? Nói với ai ? Nói trong hoàn cảnh nào ? Đây là kiểu bài tập nâng cao hay được
dùng để lựa chọn học sinh giỏi thi tuyển vào các trường chuyên, lớp chọn, trường chất lượng cao.

Ví dụ: Xác định kiểu câu theo mục đích nói cho câu sau:

Tuyết mong Lan tha lỗi.

Trong các trường hợp sau :

(1) Tuyết nói với Lan.

(2) Tuyết nói với Huệ.

(3) Huệ nói với Lan.

Cách làm bài tập:

- Đọc kĩ bài tập, đặc biệt lưu ý đến điều kiện kèm theo.
- Xác định mục đích nói của câu ứng với các điều kiện kèm theo. Thông thường câu khiến chỉ
xuất hiện khi trực tiếp nói với người để xuất yêu cầu (như Tuyết nói với Lan) ; còn các trường
hợp khác thì phổ biến là kể lại, thuật lại. Theo đó, trong các trường hợp này câu thuộc loại câu
kể.

c) Chuyển đổi kiểu câu theo mục đích nói

Đề bài cho các câu thuộc một loại nhất định và yêu cầu chuyển sang kiểu câu khác.
HỌC VĂN CÙNG CÔ TRÂM ANH 0966906569

Ví dụ :

(1) Chuyển câu kể sau đây thành kiểu câu cảm :

Nước về đồng rồi.

(2) Chuyển câu kể sau thành kiểu câu khác :

Đường lên dốc rất trơn.

Cách làm bài tập :

- Đọc kĩ bài tập để xác định : câu gốc thuộc kiểu nào (nếu đề bài không cho trước), cần chuyển
sang thuộc kiểu nào.
- Nếu đề cho trước yêu cầu kiểu câu cần chuyển thì tìm cách tạo cho câu có ý nghĩa chỉ mục
đích mới tương ứng với kiểu câu cần chuyển, thêm một số từ ngữ chuyên dụng cần thiết và
nhớ đặt dấu kết thúc câu thích hợp. Nếu đề chỉ nói chung chung thì lần lượt tìm cách chuyển
sang các kiểu câu phân loại theo mục đích (như : câu cảm, câu khiến, câu kể).

Đối với từng phương án hãy đặt và trả lời các câu hỏi : Câu ấy có đúng ngữ pháp không ? Có nói
được như vậy không ?... Nếu trả lời khẳng định là có thì đó là phương án được lựa chọn.

đ) Bài tập cho trước một sự việc, đặt câu theo mục đích khác nhau với sự việc ấy

Ví dụ : Hãy đặt các câu theo mục đích khác nhau cho sự việc :

Hôm nay, bé rất ngoan.

Cách làm bài tập :

- Xác định hai thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ) biểu thị sự việc.
- Lần lượt biểu thị sự việc ấy theo các mục đích khác nhau : kể, hỏi, cảm, khiến. Chú ý sử dụng
các từ ngữ chuyên dụng cho từng kiểu câu và sử dụng dấu kết thúc câu thích hợp.

Bài tập trên có thể giải :

Câu kể : Hôm nay, bé rất ngoan.

Câu hỏi : Hôm nay, bé có ngoan không ?

Câu cảm: Hôm nay, bé ngoan cực !

Câu khiến : Hôm nay, bé hãy ngoan nhé.


HỌC VĂN CÙNG CÔ TRÂM ANH 0966906569

e) Bài tập sử dụng câu theo mục đích nói

Đề bài yêu cầu viết đoạn đối thoại sử dụng các kiểu câu theo mục đích khác nhau hoặc lựa chọn câu
theo mục đích nói để biểu thị sự lễ phép, lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh nói.

Ví dụ:

(1) Đặt đoạn đối thoại giữa Lan và Huệ về đề tài một câu chuyện ưa thích có sử dụng nhiều kiểu câu
theo mục đích nói.

(2) Em thích được mẹ mua cho một chiếc cặp mới. Em sẽ nói với mẹ thế nào để thể hiện sự lễ phép,
tinh tế ?

Cách làm bài tập :

Nếu đề yêu cầu đặt đoạn đối thoại thì cần :

- Xác định đề tài (trao đổi với nhau về chuyện gì) các nhân vật tham gia, mục đích của đối thoại.
- Đặt các câu đối thoại cho các nhân vật theo trật tự hợp lí và gắn với đề tài cuộc trao đổi.
- Chen lẫn các câu kể, câu dẫn của người viết cho các câu hỏi, trả lời của các nhân vật.

Lưu ý: sử dụng đúng các dấu câu đặt ở đầu và cuối (dấu hai chấm, dấu gạch ngang, các loại dấu
ngắt câu).

Nếu đề yêu cầu lựa chọn câu phân loại theo mục đích để biểu thị sự lễ phép, lịch sự, phù hợp với hoàn
cảnh giao tiếp thì cần :

- Đọc kĩ bài tập để nắm được hoàn cảnh : Ai nói với ai, quan hệ của họ như thế nào ? Người nói
nhằm mục đích gì ? Thông thường, trong trường hợp này người nói bày tỏ mong ước của mình,
muốn người nghe làm một việc gì đó. Để thể hiện sự lịch sự, tế nhị, lễ phép, người ta không
dùng câu khiến mà dùng câu hỏi hoặc câu cảm.
- Diễn đạt mong muốn, yêu cầu bằng câu hỏi hoặc câu cảm.

3. BÀI TẬP VỀ CÁC KIỂU CÂU THEO CẤU TẠO.

a) Bài tập xác định kiểu câu theo cấu tạo

Các câu sau đây thuộc kiểu câu đơn hay câu ghép ?

(1) Con hơn cha là nhà có phúc.

(2) Hoa lá, quả chín, những hạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm.
HỌC VĂN CÙNG CÔ TRÂM ANH 0966906569

(3) Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con suối chảy nhỏ vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.

Cách làm bài tập :

- Xác định các vế, các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu cho từng vế câu.
- Căn cứ vào số lượng vế câu để xác định kiểu câu : Nếu chỉ có một vế (dù có nhiều vị ngữ hay
chủ ngữ, dù có cụm chủ vị lồng vào vế của câu) thì đó là câu đơn. Nếu có từ hai vế tách bạch
nhau trở lên (thường mỗi vế có cấu tạo là chủ ngữ và vị ngữ) thì đó là câu ghép.
- Căn cứ vào vị ngữ để phân câu đơn thành các kiểu : Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai như thế nào ?

Nếu là câu ghép thì chỉ ra các vế câu có quan hệ ý nghĩa với nhau như thế nào, được nối với nhau
bằng phương tiện gì.

b) Bài tập chuyển đổi cấu tạo

Ngữ liệu của bài tập này thường là câu hoặc một số câu có cấu tạo nhất định và yêu cầu biến đổi thành
kiểu cầu khác : ghép hai câu đơn thành câu ghép, tách câu ghép thành hai câu đơn, thay đổi quan hệ
giữa các về trong câu ghép,...

Ví dụ:

(1) Ghép các cặp câu đơn sau đây thành câu ghép :

(1a) Trời mưa to, Nước ngập cả đường làng.

(1b) Cô giáo giảng dạy tận tình, chúng em đều hiểu bài.

(2) Tách các câu ghép thành câu đơn:

(2a) Mặc dầu trời nắng nhưng các bác nông dân vẫn miệt mài cày ruộng.

(2b) Nếu trời nắng thì tôi sẽ đi chơi.

Cách làm bài tập :

Dạng (1):

- Đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài tập.


- Xác định quan hệ ý nghĩa có thể có của các câu đơn đã cho.
- Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để nối kết các vế câu với nhau (quan hệ từ, các từ ngữ có
tác dụng nối) và thể hiện đúng mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu vốn là những câu đơn.
HỌC VĂN CÙNG CÔ TRÂM ANH 0966906569

Chẳng hạn, với bài (1a) : hai câu đơn có thể thiết lập quan hệ nguyên nhân – kết quả, điều kiện – kết
quả. -

Theo đó, có thể ghép :

Vì trời mưa to nên nước ngập cả đường làng.

Nếu trời mưa to thì nước ngập cả đường làng.

Dạng (2):

- Đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài tập.


- Xác định các vế trong câu ghép và các từ ngữ dùng để nối các vế với nhau.
- Tách mỗi vế câu thành một câu đơn : bỏ các từ nối, sử dụng dấu chấm cuối mỗi câu, điều chỉnh
chính tả,...

Đáp án (2a)

Trời nắng. Các bác nông dân vẫn miệt mài cày ruộng.

c) Bài tập hoàn chỉnh cấu tạo câu

Đề bài cho một vế câu, yêu cầu điền vế câu còn lại và các từ ngữ nối (quan hệ từ, từ dùng để nối) phù
hợp.

Ví dụ : Hãy thêm vế câu và từ nối thích hợp cho vế sau : "Lan chăm học chăm làm".

Cách làm bài tập :

- Đọc đề bài và xác định yêu cầu của bài tập.


- Dự đoán khả năng có thể thêm về câu có những mối quan hệ nào với vế câu đã cho (quan hệ
với sự việc được biểu thị bằng vế câu cho trước như thế nào). Có thể lần lượt xem xét và tìm
vế câu biểu thị sự kiện chỉ kết quả, đối lập, mục đích, nguyên nhân cho sự việc được thể hiện
ở vế câu đã cho.
- Lần lượt đặt các vế câu biểu thị các ý đã dự đoán và huy động, lựa chọn các phương tiện nối
phù hợp.
- Kiểm tra sửa chữa, bổ sung (nếu cần thiết).

Sau đây là lời giải minh hoạ :


HỌC VĂN CÙNG CÔ TRÂM ANH 0966906569

Từ vế câu : "Lan chăm học chăm làm" có thể điền vế câu và từ nối để tạo thành các câu hoàn chỉnh
sau :

+ Vì Lan chăm học chăm làm nên mọi người đều quý mến.

+ Lan chăm học chăm làm để bố mẹ vui lòng.

+ Lan chăm học chăm làm còn Huệ lười quá.

+ Nếu Lan chăm học chăm làm thì kết quả học tập và tu dưỡng của bạn sẽ rất tốt.

đ) Bài tập đặt câu theo mẫu cấu tạo

Yêu cầu của bài tập là học sinh phải đặt câu biểu thị một nội dung nào đấy theo các mẫu cấu tạo nhất
định.

Ví dụ: Đặt 3 câu ghép lần lượt có quan hệ : nhân – quả, điều kiện – kết quả và đối lập.

Cách làm bài tập:

- Đọc và xác định yêu cầu của bài tập : đặt bao nhiêu câu, câu đơn hay câu ghép, các vế câu
ghép có quan hệ với nhau theo kiểu nào,...
- Xác định các sự việc được diễn đạt trong câu đơn hoặc các vế của câu ghép và quan hệ giữa
các vế của câu ghép với nhau.
- Đặt câu biểu thị nội dung ý đã xác lập. Lưu ý quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, lựa chọn các
quan hệ từ hoặc từ nối thích hợp.
- Kiểm tra, sửa chữa (nếu cần thiết).

4. BÀI TẬP VỀ LIÊN KẾT CÂU TRONG BÀI VĂN.

a) Bài tập nhận được kiểu liên kết

Ví dụ : Tìm từ lặp lại để liên kết cấu

Bé thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo như mẹ. Lại có lúc Bé thích làm bác sĩ để chữa
bệnh cho ông ngoại, làm phóng viên cho báo Nhi đồng. Mặc dù thích làm đủ nghề như thế nhưng mà
eo ơi, Bé rất lười học. Bé chỉ thích được như bố, mẹ mà khỏi phải học.

Bài tập này yêu cầu xác định các cách liên kết và các phương tiện liên kết các câu trong đoạn văn.
Người ra đề có thể chỉ định tìm cách liên kết (lặp từ, thay thế từ hoặc dùng từ nối) hoặc yêu cầu học
sinh phải tự tìm và xác định.
HỌC VĂN CÙNG CÔ TRÂM ANH 0966906569

Cách làm bài tập :

- Đọc kĩ bài tập để xác định yêu cầu : Tìm cách liên kết nào hoặc tự phát hiện và gọi tên chúng.
- Nếu đề bài đã chỉ rõ cách liên kết phải xác định thì tập trung tìm xem các câu có từ ngữ nào
thực hiện cách liên kết đó để liên kết các câu trong đoạn văn (như bài tập trên chẳng hạn, ta
phải tập trung tìm các từ ngữ lặp lại giữa các câu với tư cách là từ dùng để liên kết).
- Nếu đề bài không xác định cách liên kết thì chúng ta phải tìm xem giữa các câu dùng cách liên
kết nào (lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ hoặc các từ ngữ nối)

b) Bài tập điền các phương tiện liên kết

Bài tập này thường cho ngữ liệu là một đoạn văn bỏ trống vị trí phương tiện liên kết. Học sinh phải
lựa chọn phương tiện liên kết phù hợp để điền vào chỗ trống (các phương tiện này có thể được cho
sẵn để lựa chọn hoặc không cho sẵn mà yêu cầu phải tự nghĩ ra để điền vào).

Ví dụ : Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống để các câu, các đoạn được liên kết với
nhau.

Dọc theo bờ vịnh Hạ Long, trên bến Đoan, bến Tàu hay cảng Mới, những đoàn thuyền đánh cá rẽ
màn sương bạc nối đuôi nhau cập bến, những cánh buồm sương ướt át như cánh chim trong mưa...
lưới mui bằng,... giã đôi mui cong,... khu Bốn buồm chữ nhật,... Vạn Ninh buồm cánh én,... nào cũng
tôm cá đây khoang. Người ta ta khiêng từng sọt cá nặng tươi lên chợ... Hòn Gai buổi sáng la liệt tôm
cá. Những con... khoẻ, vớt lên hàng giờ vẫn giấy đành đạch, vẩy xám hoa đen lốm đốm. ững con...
mình dệt nhu hình con chim lúc sải cánh bay, thịt ngon vào loại nhất nhì. Những con cá béo núc,
trắng lốp, bóng mượt như được quét một lớp mỡ ngoài vậy. Những con... tròn, thịt căng lên từng ngần
như cổ tay của trẻ lên ba, da xanh ánh, hàng chân choi choi như muốn bơi.

(cá song, tôm, thuyền, cá chim, chợ)

Cách làm bài tập :

- Đọc kĩ bài tập để xác định chính xác những vị trí cần điền các phương liên kết.
- Với từng vị trí bỏ trống cần điền, ta xem xét xem nên dùng phương tiện nào để nối câu trước
với câu có vị trí bị bỏ trống đó. Có thể xảy ra các trường hợp:

+ Các câu đều trọn nghĩa, chỉ cần liên kết với nhau. Trường hợp này ta điền các từ nối phù hợp
với quan hệ ý nghĩa giữa các câu được nối với nhau.
HỌC VĂN CÙNG CÔ TRÂM ANH 0966906569

+ Bản thân các câu chưa trọn nghĩa, rõ nghĩa thì cần bổ sung thành phần còn thiếu đồng thời làm
nhiệm vụ liên kết. Đây là trường hợp cần điền các từ thế (từ đồng nghĩa, gần nghĩa với từ đã có ở
câu trước) hoặc lặp lại từ ở câu trước. Dù thế hay lặp thì cũng phải bảo đảm duy trì được đối tượng
đã nói tới ở câu trước. Lặp lại hoặc thế nhằm mục đích duy trì đối tượng giữa các câu với nhau.

Trên cơ sở đó, ta chọn một trong các từ ngữ cho trước cho thích hợp hoặc tự nghĩ ra từ ngữ thích hợp.

Trở lại bài tập cụ thể trên đây 5 vị trí bỏ trống đầu phải có tác dụng duy trì đối tượng, lặp lại một trong
các từ đã xuất hiện. Từ này phải chỉ sự vật chứa tôm cá khi đi biển, lại có khoang, có mũi, có các loại
: Giã đôi mũi cong, Khu Bốn buồm chữ nhật, Vạn Ninh buồm cánh én.

Dò danh sách từ ngữ cho trong ngoặc, ta thấy từ "thuyền" là hợp lí nhất.

- Đọc lại toàn đoạn văn sau khi đã điền, đối chiếu với chuẩn diễn đạt để có thể điều chỉnh bổ
sung.

c) Bài tập thay thế cách liên kết (chuyển đổi kiểu liên kết)

Kiểu bài này thường yêu cầu thay cách lắp bằng cách thế bằng đại từ hoặc các từ ngữ đồng nghĩa,
gần nghĩa. Để nâng cao độ khó, bài tập có thể thêm yêu cầu : so sánh giữa hai cách liên kết và đánh
giá hiệu quả liên kết và diễn đạt chúng với nhau.

Ví dụ : Thay từ Hưng Đạo Vương trong câu thứ hai và thứ ba bằng từ ngữ khác mà vẫn bảo đảm liên
kết giữa các câu trong đoạn văn sau :

Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy Hưng Đạo
Vương sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Hưng
Đạo Vương vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.

Cách làm bài tập:

- Đọc kĩ bài tập để xác định từ ngữ cần thay thế.


- Xác định từ ngữ cần thay thế biểu thị sự vật gì. Có thể sử dụng đại từ hoặc các từ ngữ đồng
nghĩa, gần nghĩa nào để thay thế.
- Sau khi thay, đọc lại, kiểm tra và sửa chữa lại (nếu cần thiết).

d) Bài tập chỉ ra tác dụng của kiểu liên kết

Ví dụ : Các câu trong đoạn văn sau được liên kết theo cách nào? bằng phương tiện gì ? Hãy chỉ ra tác
dụng của cách liên kết ấy :
HỌC VĂN CÙNG CÔ TRÂM ANH 0966906569

Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng tới một trang nam nhi, sức vóc khác
người nhưng tâm hồn còn thô sơ, giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc
quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy
thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bát cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi
nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u, giấu kín nỗi
đau đớn của mình mà chết.

(Nguyễn Đình Thi)

Cách làm bài tập :

- Tìm các phương tiện (các từ ngữ) có tác dụng liên kết giữa các câu.
- Xác định cách liên kết (lặp từ, thế từ ngữ hay sử dụng từ nối).
- Đánh giá tác dụng : Xem tác dụng liên kết như thế nào ? Có làm cho cách diễn đạt ngắn gọn
không ? (phép thế đại từ) bổ sung được những thông tin gì mới so với lặp từ (thế đồng nghĩa,
gần nghĩa) ?

e) Bài tập viết đoạn văn có sử dụng kiểu liên kết đã cho

Ví dụ: Viết đoạn văn nói về một trong những người thân của em, trong đoạn văn có dùng đại từ, từ
ngữ đồng nghĩa để thay thế từ ngữ đứng ở câu trước.

Cách làm bài tập :

- Đọc kĩ bài tập để xác định yêu cầu của bài tập: Sử dụng cách liên kết nào ? Phương tiện nào ?
Nội dung diễn đạt của đoạn văn là gì ?
- Cụ thể hoá nội dung diễn đạt : Ý chung của cả đoạn là gì ? Ý chung đó cần được triển khai
theo những ý nào ? Sắp xếp chúng ra sao ?
- Viết đoạn văn theo dự định, cố gắng sử dụng những kiểu câu liên kết mà đề bài yêu cầu.
- Đọc lại đoạn văn, kiểm tra và sửa chữa (nếu cần thiết).

5. BÀI TẬP PHÁT HIỆN VÀ SỬA CHỮA CÂU SAI.

Đề bài có thể ra các câu rời rạc hoặc một tập hợp câu mắc lỗi và yêu cầu học sinh phát hiện lỗi và
chữa lại cho đúng. Kiểu bài tập này có thể áp dụng kèm theo các dạng : bài tập về thành phần câu (sai
thành phần câu), bài tập về câu theo mục đích nói (sai cầu sử dụng theo mục đích nói), bài tập về các
kiểu câu theo cấu tạo (sai các kiểu câu theo cấu tạo), bài tập về liên kết (sai về liên kết).
HỌC VĂN CÙNG CÔ TRÂM ANH 0966906569

Ví dụ:

Chỉ ra chỗ sai ở mỗi câu dưới đây rồi viết lại cho hoàn chỉnh và đúng ngữ pháp.

(1) Vì mẹ bị ốm nên mẹ đã làm việc quá sức.

(2) Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân
giặc.

(3) Lòng em xúc động, nhìn theo lá quốc kì.

Cách làm bài tập :

- Đọc kĩ câu sai và phát hiện chính xác lỗi. Thường có các lỗi sau :

+ Lỗi thiếu thành phần chính : Chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

Để phát hiện thiếu chủ ngữ, đặt câu hỏi : Ai làm cái đó ? Ai như thế ? Ai là người đó ? Ai là cái gì ?
Nếu dựa vào văn cảnh mà vẫn không thể trả lời thì đó là câu thiếu chủ ngữ.

Nếu đặt câu hỏi : Làm gì ? Là ai ? Như thế nào ? trong văn cảnh đó mà không có câu trả lời thì đó
là câu thiếu vị ngữ. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ là câu không thể làm rõ Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai
như thế nào ?

+ Lỗi câu ghép thiếu vế : Câu ghép phải có hai vế trở lên có quan hệ với nhau. Nếu câu chỉ có
một vế chỉ nguyên nhân, điều kiện, mục đích,... thì câu đó thiếu vế câu.

+ Lỗi quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ hoặc quan hệ giữa các vế câu không phù hợp.

+ Lỗi thiếu hoặc dùng sai quan hệ từ, từ nối giữa các bộ phận, giữa các vế câu.

- Chữa lại lỗi đã phát hiện : Nếu thiếu thì thêm vào. Khi thêm nhớ bảo đảm sự phù hợp giữa
phần được thêm với phần có sẵn của câu.
- Kiểm tra, sửa chữa các lỗi chính tả, dùng từ và sử dụng dấu câu (nếu có).

You might also like