You are on page 1of 20

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – LỚP 5

A. PHẦN TIẾNG VIỆT

I. Cách nối các vế câu ghép

1. Nối các về câu ghép bằng quan hệ từ

+ Để thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối
chúng bằng :

Một QHT : vì, bởi vì, nên, cho nên,...

Hoặc một cặp QHT: Vì....nên...; Bởi vì....cho nên.....; Tại vì....cho nên....;
Do....nên...; Do....mà.....; Nhờ....mà....

VD: Vì tôi mải chơi nên tôi bị mẹ mắng.

+ Để thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết - kết quả giữa 2 vế câu
ghép, ta có thể nối chúng bằng:

Một QHT : Nếu, hễ, giá, thì,...

Hoặc một cặp QHT : Nếu.... thì...; Nếu như... thì....; Hễ....thì....;

Hễ mà.....thì.....; Giá....thì....

VD: Nếu em chăm chỉ luyện tập thì em sẽ đạt kết quả tốt.

+ Để thể hiện mối quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối
chúng bằng :

Một QHT : Tuy, dù, mặc dù, nhưng,...

Hoặc một cặp QHT : Tuy....nhưng....; Mặc dù.....nhưng.....

VD: Tuy nhà cậu ấy xa trường nhưng cậu ấy luôn đi học đúng giờ.

+ Để thể hiện mối quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép, ta có thể nối chúng
bằng một trong các cặp QHT : Không những....mà...; Chẳng những... mà....;
Không chỉ....mà....

VD: Không những bạn ấy hát hay mà bạn ấy còn đàn giỏi.

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418


2. Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng

- Để thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài quan hệ từ người ta có thể
nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng: vừa .... đã, chưa .... đã, mới.... đã,
vừa .... vừa, càng.... càng, đâu.... đấy, nào .... đấy, sao...vậy, bao nhiêu .... bấy nhiêu

VD: Mưa càng to gió càng lớn.

II. Liên kết câu

1. Lặp từ ngữ

- Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng bằng cách
lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước nó.

- Khi sử dụng phép lặp cần lưu ý phối hợp với các phép liên kết khác để tránh lặp
lại từ ngữ quá nhiều, gây ấn tượng nặng nề.

VD: Trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu. Ông để râu
cho khác hẳn với tụi huyện bọn trẻ nhãi. (Đồng hào có ma)

2. Thay thế từ ngữ

- Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng cách dùng đại từ hoặc
những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho các từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước .

- Việc sử dụng đại từ hoặc từ đồng nghĩa liên kết câu làm cho cách diễn đạt thêm
đa dạng, hấp dẫn.

VD: Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám
nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ,
nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. (Tôi đi học – Thanh
Tịnh)

3.Từ ngữ nối

- Ta có thể liên kết một câu với một câu đứng trước nó bằng quan hệ từ hoặc một
số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài
ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,...

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418


- Việc sử dụng quan hệ từ hoặc những từ ngữ có tác dụng kết nối giúp ta nắm được
mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn, bài văn.
VD: Tia sét đánh trúng vào cây mẹ, khiến cây mẹ chảy máu. Dù vậy, cây mẹ vẫn
đứng đó, dang rộng đôi cánh bảo vệ con của mình.
III. Dấu câu

1. Dấu chấm

- Dấu chấm đặt ở cuối câu kể :

a) Giới thiệu về người, vật, việc


Ví dụ:
- Kéo co là phải đủ ba keo, bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều
keo hơn là bên ấy thắng.
b) Miêu tả đặc điểm
Ví dụ : Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.
c) Nêu ý kiến, nhận xét
Ví dụ : Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
2. Dấu chấm hỏi (?)
- Dấu chấm hỏi thường được dùng :
a) Đặt cuối câu hỏi bày tỏ những điều chưa biết, chưa rõ muốn được trả lời
Ví dụ : Mấy ngày nữa thì mẹ về hả chị?
b) Đặt cuối câu hỏi được dùng với mục đích khẳng định.
Ví dụ : Trong nỗi đau, có ai hơn ai?
c) Đặt cuối câu kể nhưng lại được dùng với mục đích nghi vấn.
Ví dụ: Lúc bấy giờ bạn Lan nói gì mình cũng chẳng nghe rõ nữa?
3. Dấu hai chấm (:)
Dấu hai chấm được đặt ở giữa câu để báo hiệu bộ phận đứng sau :
a) Là lời đối thoại trực tiếp của nhân vật (thường được dùng phối hợp với dấu
ngoặc kép hay dấu gạch ngang)
Ví dụ : Pi - e lấy chuỗi ngọc đưa cho cô bé. Cô bé thốt lên :
- Đẹp quá ! Xin chú gói lại cho cháu !
b) Là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418


Ví dụ : Rồi ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống
mặt biển óng ánh đủ màu : xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc …
c) Là phần liết kê cụ thể, kể ra những nội dung chi tiết.
Ví dụ: Truyện dân gian gồm có :
- truyện cổ tích
- truyện thơ
- truyện thần thoại …
4. Dấu chấm than (!)
Đặt cuối câu khiến hoặc câu cảm :
a) Bộc lộ trạng thái cảm xúc
Ví dụ : Ôi chao ! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!
b) Biểu thị lời hô, lời gọi
Ví dụ : Lan ơi! Ngủ chưa, Lan?
c) Nêu ý đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo
Ví dụ: Dế Choắt, hãy giương mắt ra xem tao trêu con mụ Cốc đây này!
5. Dấu gạch ngang (-)
Dấu gạch ngang có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu để tách biết :
a) Lời nói trực tiếp của nhân vật
Ví dụ :
Một hôm, Bác Hồ hỏi bác Lê :
- Anh Lê có yêu nước không?
Bác Lê ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời :
- Có chứ!
b) Tách biệt phần chú thích
Ví dụ:
Thế rồi bỗng một hôm - chắc rằng hai cậu bàn nhau mãi - hai cậu chợt nghĩ kế rủ
Oanh chung tiền mở cái trường.
c) Tách biệt từng nội dung liệt kê trong mối quan hệ với nhau
Ví dụ :
Hãy viết đúng các tên riêng dưới đây :
- Buôn Ma Thuột
- Đắc Lắc

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418


- Điện Biên Phủ
6. Dấu ngoặc kép ("…")
Dấu ngoặc kép có thể đặt ở những vị trí khác nhau trong câu để tách biệt :
a) Lời nói trực tiếp của nhân vật (thường có dấu hai chấm đứng trước)
Ví dụ :
Hồ Chủ Tịch nói : "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường
nào khác con đường cách mạng vô sản".
b) Một số từ ngữ mượn lại của người khác được đưa vào trong bài viết (lúc này
không cần đặt dấu hai chấm đứng trước).
Ví dụ: Giữa khung cảnh vẫn " non xanh nước biếc" như xưa, chúng tôi mải mê
những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh duyên dáng,
những mái trường, những mái nhà tươi roi rói bên cạnh rặng tre non …
c) Những từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt (nhấn mạnh, mỉa mai, …)
Ví dụ : Một thế kỉ " văn minh", "khai hóa" của thực dân cũng không làm ra được
một tấc sắt.
7. Dấu phẩy (,)
Đây là loại dấu câu được dùng nhiều trong các văn bản và có nhiều chức năng.
Trong một câu có thể có một dấu phẩy hay có nhiều dấu phẩy.
a) Dùng để ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu
b) Dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép
c) Dùng để liên kết các yếu tố đồng chức năng

B. PHẦN LÀM VĂN

I. Tả người

1. Tả người thân

a. Mở bài

- Trích dẫn một câu hát/ bài thơ/ câu nói hay.

- Dẫn dắt vào giới thiệu người đó. Người đó có ý nghĩa với con như thế nào?

b. Thân bài

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418


- Giới thiệu khái quát

+ Người đó bao nhiêu tuổi?

+ Nghề nghiệp hiện tại?

+ Ấn tượng dễ nhận biết nhất của người đó: đôi mắt, đôi bàn tay, nụ cười, mái
tóc,...

- Miêu tả ngoại hình: Dáng vóc, khuôn mặt, mái tóc, làn da, đôi bàn tay, đôi mắt ....

- Tính cách, hoạt động

+ Nụ cười tươi, đôn hậu... Giọng nói ấm áp, ngọt ngào, trong trẻo, nhẹ nhàng, trầm
ấm...

+ Thói quen: hay cười, hay nói, chăm chỉ...

+ Tính tình: chu đáo, chỉn chu, ân cần, giản dị, chân chất, mộc mạc, dịu dàng, ấm
áp...

+ Sở thích: thích nuôi mèo, chăm cún/ trồng cây hoa/ nấu ăn/ thích hát/ thích nghe
nhạc...

+ Cách cư xử/ thái độ với mọi người xung quanh: người thân, hàng xóm, bạn bè,
đồng nghiệp ...

- Tình cảm, kỉ niệm đẹp với người con định tả

+ Hằng ngày, người đó đối xử, quan tâm, chăm sóc con như thế nào?

+ Kỷ niệm nào khiến con nhớ nhất: kỉ niệm vui/ buồn...

c. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ, tình cảm của con với người được tả.

- Con hi vọng/ mong ước...

2. Tả thầy cô

a. Mở bài

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418


- Giới thiệu về người thầy giáo/ cô giáo để lại cho em ấn tượng sâu sắc.

- Nêu tình cảm/ cảm xúc của em đối với thầy/ cô.

Gợi dẫn:

- Trích dẫn một câu hát/ bài thơ/ câu nói hay.

“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền.”

Hay:

“Không thầy đố mày làm nên”.

- Dẫn dắt vào giới thiệu về thầy/ cô. Người đó có ý nghĩa với em như thế nào?

b. Thân bài

- Giới thiệu khái quát:

+ Thầy/ cô năm nay…tuổi.

+ Công việc: là giáo viên chủ nhiệm/ là thầy/ cô giáo dạy môn …..năm lớp…

- Miêu tả ngoại hình:

+ Dáng vóc/ thân hình: dong dỏng cao, gầy, hơi đậm, rắn chắc, cân đối, thon thả,
vạm vỡ…

+ Khuôn mặt: đầy đặn, tròn, hơi gầy, vuông chữ điền, hài hòa, góc cạnh, xuất hiện
những nếp nhăn, phúc hậu…

+ Mái tóc: ngắn được cắt tỉa gọn gàng/ dài bồng bềnh như mây/ đen óng, mềm mại
như tấm khăn lụa/ mỏng/ điểm vài sợi bạc…

+ Làn da: bánh mật, nâu khỏe khoắn, trắng hồng, mịn màng, hơi sạm…

+ Đôi mắt: đen láy, tinh nhanh, long lanh, sáng, … ánh lên vẻ hiền dịu/ trìu mến/
thân thương…

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418


+ Nụ cười tươi/ rạng rỡ/ lộ ra hàm răng trắng sáng/ để lộ má lúm đồng tiền duyên
dáng/ hiền hậu…

+ Giọng nói: trầm ấm/ ấm áp/ trầm bổng/ êm ái/ dịu dàng/….

+ Đôi bàn tay: chai sạn, mềm mại, bám bụi phấn bởi những tiết dạy lí thú…

+ Trang phục: lịch sự, trẻ trung, trang nhã…

- Tính cách, hoạt động:

+ Tính cách: hiền lành, sôi nổi, năng động, trầm tính, giản dị, ôn hòa…

+ Cách cư xử với người khác: với học sinh (thầy/ cô như những người cha/ người
mẹ luôn ân cần, dịu dàng, nhiệt huyết, tinh tế); đối với phụ huynh (chân thành, là
người mà mọi người tin cậy, luôn sẵn sàng lắng nghe, đồng hành….); đối với đồng
nghiệp (thầy/ cô luôn giữ thái độ hòa nhã, cởi mở, tôn trọng, nhiệt tình…)

- Tình cảm, kỉ niệm đẹp với thầy/ cô:

+ Hằng ngày, trong mỗi tiết học của cô, cô không chỉ đem đến kiến thức bổ ích mà
còn truyền cho chúng em năng lượng tích cực/ vui vẻ/ hào hứng/, kĩ năng mềm:
giao tiếp/ phản biện/ làm việc nhóm/ tự chủ……Mỗi giờ học, cô đều dồn hết tâm
sức trong từng lời giảng/ ánh mắt cô luôn hướng về phía chúng em với bao yêu
thương/ tin tưởng/ hi vọng….Cô rất tinh tế, thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảm, luôn
sẵn sàng lắng nghe, đưa ra lời khuyên,.....

+ Kỷ niệm nào khiến em nhớ nhất: kỉ niệm vui/ buồn...Em vốn là người sợ
môn…., nên vào tiết học em luôn trong trạng thái căng thẳng/ lo lắng/ sợ sệt….nhờ
sự động viên khích lệ, nhờ nụ cười của cô mỗi khi em trả lời đúng…đã khiến em
cảm thấy có hứng thú/ tự tin hơn/ học tốt hơn…..Hay, trong một lần em gây lộn/
cãi cọ với một bạn trong lớp, cô tiến vào thay vì phạt cô lại ngồi lại/ trò chuyện/
lắng nghe/ phân xử/ để chúng em hiểu…..

c. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ, tình cảm của em với thầy/ cô.

- Em hi vọng/ mong ước...

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418


II. Tả đồ vật

1. Tả đồ vật trong gia đình

a. Mở bài
- Giới thiệu đồ vật trong gia đình
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với món quà đó.
b. Thân bài
- Tả bao quát đồ vật đó:
+ Hình dáng: Món đồ có hình chữ nhật/ Hình vuông/ Hình tam giác….trông giống
như….
+ Kích thước: To/ vừa vặn/ nhỏ xinh….
+ Chất liệu: Nhựa/ giấy/ kim loại/ vải mềm…
+ Màu sắc: món đồ được khoác/ bao phủ bằng màu…..chủ đạo. Đặc biệt, nó còn
được phối thêm màu….trông hài hòa như bức tranh nghệ thuật/ còn được điểm
xuyết bằng màu…/ bằng hình…
- Tả chi tiết
+ Đồ vật đó gồm có/ được tạo nên bởi….bộ phận
=>Miêu tả cụ thể từng bộ phận.
+ Bộ phận đầu tiên/ thứ hai/ được thiết kế như thế nào (chắc chắn/ rất cầu kì/ tỉ mỉ
từng đường chỉ, nét vẽ/ đơn giản mà vẫn tinh tế/…)? Hình dáng ra sao? Có điểm gì
nổi bật/ làm điểm nhấn….
+ Những bộ phận cùng nhau “góp sức” tạo nên một món đồ hoàn chỉnh/ đẹp đẽ..,
- Tả công dụng của món đồ:
+ Đồ vật giúp em: giải trí, bảo quản đồ ăn – đảm bảo sức khỏe, gắn kết các thành
viên…
+ Em rèn được nhiều thói quen tốt hơn/ hiểu được….
- Kỉ niệm với món đồ đó:
+ Lần đầu tiên, nhìn thấy món đồ đó
+ Kỉ niệm khi có những món đồ mới, bị thay thế/ bị hỏng hóc….

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418


+ Coi món đồ như người bạn thân thiết/ hỗ trợ/ tương trợ….
c. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ/ tình cảm của em đối với món đồ đó.
- Em hi vọng/ mong ước…..
2. Tả đồ dùng học tập

a. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu chiếc bút mực của con

+ Chiếc bút mực đó được mua/ được tặng khi nào?

+ Tình cảm/ Ấn tượng chung của con với chiếc bút mực?

b. Thân bài

- Giới thiệu khái quát về chiếc bút mực:

+ Thương hiệu gì?

+ Nó đã gắn bó với em được bao nhiêu năm rồi? Chất lượng còn mới hay đã cũ?

+ Cảm xúc của em khi nhận được chiếc bút: vỡ òa hạnh phúc, bất ngờ,...

- Tả bao quát chiếc bút mực

+ Hình dáng: hình trụ thuôn dài/ thon dài/ to bằng ngón tay trỏ của người lớn/ dài
khoảng….

+ Màu sắc chủ đạo/nổi bật của chiếc bút: đen huyền bí/ sang trọng/ vàng như nắng
mùa thu/ đỏ như đồng hun/ được phối bởi các gam màu….

+ Chất liệu: nhựa cứng/ kim loại…

- Tả chi tiết

 Phần bên ngoài chiếc bút:


+ Nắp bút

 Dài khoảng…; được phủ lớp sơn màu…./ in hình hoa văn…

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418


 Có thanh cài bằng kim loại: thanh cài nhỏ nhắn/ được mạ…/ trông như…
Khiến cho phần nắp trở nên….Tác dụng: cài bút vào vở/ vào túi áo….
 Công dụng: bảo vệ phần ngòi bên trong
+ Phần vỏ thân bút:

 Màu sắc – họa tiết:….


 Được khắc dòng chữ màu…./ được viết theo kiểu cách điệu/ uốn lượn/ đều
đặn….trông thật…/ “Nét chữ nết người” khiến em có thêm động lực… hoặc
dòng chữ tên thương hiệu…
 Công dụng: lớp vỏ chắc chắn như lớp áo khoác/ áo giáp bảo vệ phần …..
 Phần bên trong
+ Ngòi bút:

 Hình dáng: mũi tên/ mũi giáo/ nhỏ bé/ nhỏ nhắn
 Chất liệu: kim loại
 Màu sắc: bóng loáng, tráng bạc, viền vàng….
 Điểm đặc biệt: Bộ phận quan trọng giúp …./ rất dễ bị “tổn thương”/ cong/
gãy…
 Cần được giữ gìn/ chăm sóc cẩn thận nhất…
 Khi viết: êm/ trơn/ tạo ra nét thanh nét đậm…
+ Ruột bút:

 Bao gồm ống mực và cần bơm mực.


 Ống mực: hình trụ; nhỏ nhưng chứa được lượng mực đủ…..
 Cần bơm mực: màu sắc; cách sử dụng: xoay theo chiều kim đồng hồ/ gạt lên
gạt xuống như….

 Đây là bộ phận lấy và lưu trữ “nguyên liệu mực” ..

- Công dụng:

+ Chiếc bút như người bạn đồng hành cùng em: ghi chép lại kiến thức một cách rõ
ràng/ nét chữ mềm mại…; viết ra lời yêu thương/ lời hay lẽ phải

- Tình cảm/ kỉ niệm

+ Chiếc bạn như người bạn tri kỉ không thể thiếu…

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418


+ Một lần, em bị đánh rơi/ suýt làm mất/…em cảm thấy? Từ đó, em rút ra được bài
học/ ý nghĩa/ vị trí của chiếc bút với em…Hay, em được tặng một chiếc bút mới,
song với em chiếc bút kia vẫn là….

c. Kết bài:

- Nêu tình cảm/ hi vọng của em với chiếc bút mực.

III. Tả cây cối

1. Tả cây ăn quả

a. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về loài cây ăn quả mà em định tả (cây xoài, cây mít, cây
nhãn…..)
b. Thân bài
- Miêu tả khái quát cây ăn quả:
+ Nguồn gốc, thời gian xuất hiện
+ Cây thuộc giống loài gì?
+ Cây được trồng ở: sân trường/ cửa nhà/ đầu làng...
+ Miêu tả hình dáng, chiều cao, màu sắc, phạm vi tỏa bóng...
 Cây cao bao nhiêu mét? (nếu không xác định được chiều cao cụ thể, có thể
so sánh với các kiến trúc khác, như mái nhà, cột đèn, cổng …)
 Từ xa/ từ trên cao nhìn, cây như một lâu đài/ chiếc ô khổng lồ…..
- Miêu tả chi tiết từng bộ phận
+ Gốc và rễ cây: khổng lồ/ chỉ trồi lên một đoạn cũng khiến người ta phải trầm trồ/
ngoằn nghoèo như chú rắn khổng lồ/ dài, cắm sâu xuống lòng đất giúp cây….
+ Thân cây: to/vững chắc, thẳng tắp/ uốn theo nhiều tư thế, lớp vỏ của thân cây thô
ráp và sần sùi/ nhẵn bóng…
+ Cành: khẳng khiu/ vươn dài như …/ chắc chắn/ màu…..

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418


+ Lá cây: tán rộng/ hẹp, um tùm, sum suê, lá có hình thuôn dài, bầu dục, kích
thước lá, màu xanh thẫm, xanh non….
+ Hoa: chùm hoa nhỏ li ti/ nhỏ xinh, màu sắc…../ thường ra hoa vào mùa
+ Qủa:
 Hình dáng: tròn, bầu dục, …
 Kích thước
 Màu sắc: lúc còn non; khi chín…
 Đặc điểm: sai trĩu/ lúc lỉu/ chín mọng/ mọng nước….
 Mùi hương – hương vị: thơm nồng, ngọt dịu, đậm đà, hơi chua….
 Cách thưởng thức: bổ thành miếng, say sinh tố, ăn cùng với đá bào….
- Miêu tả vai trò, ý nghĩa của cây trong đời sống con người:
+ Tạo bóng mát, che nắng, là địa điểm vui chơi
+ Qủa làm món ăn ngon, ….
- Tình cảm, kỉ niệm đẹp với cây
+ Hằng ngày, em cùng các bạn vui chơi/ chăm sóc/ chờ đến mùa quả chín để hái…
+ Kỷ niệm nào khiến em nhớ nhất: kỉ niệm vui/ buồn...
c. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ, tình cảm của em với loại cây
- Em hi vọng/ mong ước…
2. Tả cây hoa

a. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về cây hoa mà em định tả.


b. Thân bài
- Miêu tả khái quát cây bóng mát:
+ Nguồn gốc, thời gian xuất hiện
+ Cây bóng mát được trồng ở: sân trường/ cửa nhà/ đầu làng...

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418


+ Từ xa nhìn lại cây hoa trông như….(cây nấm/ chiếc ô/….)
- Miêu tả chi tiết từng bộ phận
+ Rễ cây: rễ cọc, rễ chùm, ăn sâu xuống lòng đất để….
+ Thân cây: mảnh mai, dẻo dai, chắc chắn, to bằng…
+ Cành: vươn dài như…, màu
+ Lá cây: răng cưa/ hình thoi/ bầu dục, màu xanh thẫm, xanh non…
+ Hoa:
 Hình dáng bông hoa: có bao nhiêu cánh, cách sắp xếp các cánh hoa …
 Cánh hoa: mịn màng, mỏng manh, mềm mịn…
 Màu sắc của hoa….
 Nhị hoa: màu sắc, hình dáng, kết giao với bạn ong bướm….
- Miêu tả vai trò, ý nghĩa của cây trong đời sống con người:
+ Cắm thành những lọ hoa, lẵng hoa để trang trí…
+ Phơi khô để pha trà
+ Làm mỹ phẩm
- Tình cảm, kỉ niệm đẹp với cây
+ Hằng ngày, em cùng các bạn chăm sóc, cắt tỉa, ngắm hoa cùng gia đình…
+ Kỷ niệm nào khiến em nhớ nhất: kỉ niệm vui/ buồn...
c. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ, tình cảm của em với loại cây
- Em hi vọng/ mong ước...

IV. Tả con vật

1. Tả thú nuôi

a. Mở bài
- Trực tiếp: giới thiệu về con vật nuôi mà em định miêu tả

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418


- Gián tiếp
+ Chọn câu thơ/câu hát/ câu đố về bạn vật nuôi.
+ Giới thiệu bạn vật nuôi mà mình sẽ tả... Bạn ấy có tên là...
b. Thân bài
- Ngoại hình:
+ Người bạn đó thuộc giống gì? Đến nay đã bao nhiêu tuổi?
+ Thân hình: to lớn/ nhỏ nhắn/ mũm mĩm...
+ Bộ lông: màu sắc, óng mượt, mềm mại như...
+ Đôi tai: to bằng….., vểnh/ cụp, thính…
+ đôi mắt sáng/ tròn như hòn bi vi/ tinh
+ Mũi thính, lúc nào cũng ươn ướt…\
+ Miệng: với hàm răng nanh, sắc….
+ Chân: ngắn/ dài, nhanh nhẹn/….
- Tính cách: thông minh, nhanh nhẹn...
- Hoạt động:
+ Người bạn ấy thường ăn những gì?
+ Khi ăn, bạn ấy ăn như thế nào?
+ Thói quen của bạn: thích được vuốt ve/ được tắm/ được dắt đi dạo,...
+ Dáng ngủ lười biếng, thích nằm trên ghế/ gầm tủ/ gầm bàn/ sau cánh cửa...
+ Tiếng kêu đặc biệt, quen thuộc chỉ cần bạn ấy kêu là em biết đó là người bạn của
mình ...
+ Mỗi khi em đi học về, người bạn mừng rỡ, quấn quýt từ ngoài cửa...
+ Khi đi ngủ, người bạn theo em/ nằm bên cạnh em... Thỉnh thoảng, em thường
tâm sự, trò chuyện với bạn, chia sẻ những chuyện vui/ buồn... → người bạn ấy
chăm chú lắng nghe, như hiểu hết những điều con nói, vẫy đuôi...
- Kỉ niệm khiến của em/ gia đình con với người bạn ấy khiến em nhớ mãi...
→ Gia đình em có một bạn vật nuôi mới: người bạn đó cảm thấy bị bỏ rơi, cô đơn/
lạc lõng...

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418


→ Bỏ đi nhưng may mắn sau đó bạn vẫn quay trở về...
→ Người bạn đó đi lạc ngoài đường khiến gia đình con lo lắng, sợ hãi, buồn rầu...
c. Kết bài
- Nêu cảm xúc của em...
- Hi vọng, mong ước...

2. Tả động vật hoang dã/ bất chợt gặp

a. Mở bài
- Giới thiệu về con vật em định miêu tả.
b. Thân bài
- Miêu tả khái quát về con vật đó:
+ Con vật đó có nguồn gốc như thế nào?
+ Con vật đó thuộc giống gì?
+ Kích thước: chiều cao/ trọng lượng tương đối, so sánh với những loài động vật
khác trong môi trường tự nhiên...
+ Bộ lông (hoặc lớp da) có màu sắc, cấu tạo như thế nào? Tác dụng: giữ ấm/ chống
nắng/ chống vi khuẩn/ chống ướt/ giúp con vật dễ dàng thích ứng, bảo vệ bản
thân...
- Miêu tả chi tiết về con vật đó: miêu tả theo từng bộ phận của cơ thể:
+ Phần đầu
 Hình dáng, màu sắc và khả năng quan sát của đôi mắt hỗ trợ quá trình săn
mồi, tìm kiếm, nhận biết nguy hiểm...
 Hình dáng, trạng thái: cụp/dựng thẳng…và khả năng nghe của đôi tai: thính/
kém...
 Cái mõm/miệng/mỏ của con vật có hình dáng gì, có sắc nhọn không, có khả
năng gặm/cắn tốt không?
+ Phần lưng, bụng của con vật có hình dáng gì? Có đặc điểm nào đặc biệt nổi trội
không?

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418


+ Con vật có bao nhiêu cái chân? Chân có móng vuốt hay đệm lót không và tác
dụng của chúng là gì?
+ Đuôi của con vật có hình dáng và kích thước như thế nào? Chúng cụp xuống/
xòe ra/ dựng lên… khi có điều gì diễn ra?
- Miêu tả tập tính, hoạt động của con vật:
+ Môi trường sống của nó như thế nào?
+ Quá trình kiếm ăn/ săn mồi của chúng ra sao?
+ Con vật dành nhiều thời gian để làm việc gì trong ngày, những thời gian còn lại
thì nó làm gì?
+ Con vật có giúp ích gì cho sự phát triển của tự nhiên, cuộc sống của con người
hay không?
+ Điều gì ở con vật đó khiến em cảm thấy thú vị, ấn tượng?
c. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ, tình cảm của em với con vật ấy

V. Tả cảnh

1. Tả cảnh biển

a. Mở bài

C1: Trực tiếp

- Đó là vùng biển nào?

- Em đã có dịp ghé thăm khi nào?

- Vẻ đẹp của cảnh biển (bình minh/ hoàng hôn…) làm em ấn tượng?

C2: Gián tiếp

- Trích câu hát/ câu thơ hay về biển

- Dẫn dắt, giới thiệu về vùng biển mà em ấn tượng….

b. Thân bài

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418


- Tả bao quát:

+ Biển rộng lớn, trải dài đến tận chân trời.

+ Thời điểm bình minh/ hoàng hôn diễn ra vào khoảng mấy giờ?

 Khung cảnh đó hiện lên như thế nào?

 Cảm xúc khi được chứng kiến khung cảnh đó?

- Tả chi tiết

+ Bầu trời

 Đám mây, tia nắng…


 Những chú chim hải âu…

+ Cảnh thiên nhiên

 Mặt biển: màu sắc (xanh ngắt, trong vao, nhuốm màu….)
 Những con sóng nhấp nhô, rượt đuổi nhau…
 Những bãi cát trắng…
 Rặng dừa/ phi lao đung đưa….
 Mùi biển: mặn nồng, đặc trưng…

+ Cảnh con người:

 Mọi người đi dạo, thả diều, tắm biển….


 Đoàn thuyền đánh cá

 Bình mình: đoàn thuyền trở về sau một đêm dài…

 Hoàng hôn: bắt đầu hành trình mới, hứa hẹn…

c. Kết bài

- Cảm xúc của con…

- Hi vọng, mong muốn…

2. Tả cánh đồng lúa

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418


a. Mở bài.
- Giới thiệu, dẫn dắt cảnh đồng lúa chín...
- Cảm xúc, ấn tượng của em...
b. Thân bài.
- Không gian cánh đồng:
+ Bầu trời cao, trong xanh, những đám mây trôi lững lờ.....Không khí thoáng đãng
và trong lành...
+ Kích thước của cánh đồng lúa vô cùng rộng lớn/ mênh mông/ bát ngát ...
+ Nhìn từ xa, cánh đồng lúa như một tấm thảm vàng.....
- Tả cánh đồng lúa chín.
+ Cánh đồng được chia thành từng thửa ruộng nhỏ, ngăn cách giữa các thửa là một
bờ ruộng dài, cỏ xanh tươi mơn mởn...
+ Lúa lúc này đã chín, màu vàng trải đều khắp nơi trên cánh đồng...
+ Thân lúa, lá lúa có màu vàng sẫm/vàng cam...
+ Những hạt lúa: tròn múp, béo mũm, vàng xuộm...
+ Những cây lúa nặng trĩu hạt cong như lưỡi liềm/ vầng trăng khuyết...
+ Mỗi khi có gió thổi cánh đồng lại đong đưa như một bản nhạc/ như đang thì thầm
một điều gì đó....
+ Theo gió, mùi thơm của đất, của cây cỏ, của lúa chín thơm phức bay đi muôn
nơi...
=> gợi đến những sung sướng của ngày mùa...
- Hoạt động trên cánh đồng lúa chín.
+ Các bác nông dân háo hức ra đồng với mùa bội thu....
+ Tiếng cười nói, tiếng máy gặt, tuốt lúa.... vang rộn cả một cánh đồng...
+ Chú chim nhỏ lượn qua, lượn lại nhặt nhạnh những hạt thóc rơi vãi...
+ Những chú trâu thung thăng gặm cỏ...
c. Kết bài
- Nêu cảm xúc của bản thân.

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418


- Hi vọng, mong muốn ...

Trung tâm Học Văn cô Nhung Hotline: 0396708418

You might also like