You are on page 1of 30

Bài tập đánh giá chương IV

1. Trình bày những yêu cầu chung của việc viết câu trong văn bản

● Câu cần đúng về quy tắc ngữ pháp Tiếng Việt

Quy tắc ngữ pháp được hình thành từ thực tiễn sử dụng tiếng việt để giao tiếp
trong xã hội, các quy tắc đó đã thành chuẩn mực được xã hội thừa nhận mọi
người phải tuân thủ khi nói và viết. Quy tắc đó bao gồm quy tắc cấu trúc cú
pháp : C-V.

Khi viết phải nắm vững đặc điểm cú pháp của từng kiểu câu: Câu đơn, câu
ghép,câu phức, câu đơn đặc biệt. Một số quy tắc cơ bản sau:

a, Quy tắc cấu tạo các cụm từ :

Muốn cấu tạo đúng câu trước hết cần cấu tạo đúng các cụm từ. Cụm từ là sự tổ
hợp các từ theo quan hệ ý nghĩa và ngữ pháp để tạo nên đơn vị thống nhất, đảm
nhận một thành phần cú pháp trong câu.

+Cụm danh từ :có danh từ làm thành tố chính. VD: quyền mưu cầu hạnh phúc

+Cụm tính từ : có tính từ làm thành tố chính. VD: rộng thênh thang tám thước

+Cụm động từ : có động từ làm thành tố chính. VD: học ngoại ngữ

+Cụm chủ -vị: Có cấu tạo hình thức giống câu đơn nhưng chỉ là một bộ phận
của câu

b, Quy tắc cấu tạo đúng các thành phần trong kiểu câu đơn:

Câu đơn thường có hai thành phần chính C –V làm nòng cốt câu. Tuy nhiên câu
đơn còn có những thành phần khác để cụ thể hóa nội dung câu, bày tỏ tình cảm
hoặc thực hiện chức năng liên kết câu

- Câu đơn có hai thành phần chính: VD: Mây bay.


- Câu đơn thêm thành phần liên kết:

- Câu đơn có thêm thành phần tình thái:

VD: Chao ôi, gió mùa đông bắc đã thổi vào nước ta.

-Câu có thêm thành phần phụ chú

VD: Gió mùa đông bắc – cái thứ gió mang đến giá rét - đã thổi vào nước ta.

c, Quy tắc cấu tạo đúng theo kiểu câu ghép:

Câu ghép là câu có từ hai vế trở lên, mỗi vế là một nòng cốt câu đơn, các vế đó
có quan hệ với nhau nhưng có tính độc lập tương đối: Không về nào làm thành
phần cho vế nào, giữa các vế câu dùng quan hệ từ. Các câu trong câu ghép có
thể quan hệ đẳng lập hay chính phụ

+ Câu ghép đẳng lập biểu hiện quan hệ liệt kê:

VD: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

+ Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối lập:

VD: Tôi đến chơi nhưng nó đi vắng.

+ Câu ghép đẳng lập có quan hệ lựa chọn:

VD : Tôi đi hay anh đi?

+ Câu ghép chính phụ có quan hệ nhân – quả:

VD: Vì thời tiết xấu nên chuyến bay bị huỷ bỏ.

+Câu ghép chính phụ có quan hệ giả thiết –hệ quả:


VD : Nếu tài liệu này hoàn thành, anh sẽ có cơ hội tham dự hội thảo.

+ Câu ghép chính phụ có quan hệ mục đích – sự kiện:

VD: Để mọi người hiểu rõ hơn, anh ta giải thích rất cặn kẽ.

+ Câu ghép chính phụ có quan hệ nhượng bộ – tăng tiến:

VD:Mặc dù thời tiết xấu, nhưng anh ấy vẫn lên đường.

● Câu cần đúng về nội dung ý nghĩa:

a, Nội dung mà câu biểu hiện cần phản ánh đúng hiện thực, những câu biểu hiện
sai hiện thực là câu sai.

VD: Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên –Mông (Sai)

b, Quan hệ ý nghĩa trong câu phải bảo đảm tính logic phù hợp với thực tế , quy
luật thức, tư duy của con người

VD:”Người chiến sĩ bị hai vết thương: một vết thương ở đùi bên trái và một
vết thương ở Quảng Trị” (sai)

c, Quan hệ giữa nghĩa các bộ phận trong câu phải phù hợp với các phương tiện
hình thức thể hiện quan hệ.

VD: “Tác giả tố cáo bọn thống trị bóc lột nhân dân ta tàn nhẫn về thuế má
nhưng ông đã vạch mặt bọn thực dân đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa”(sai)

d, Nội dung các thành phần câu, các bộ phận câu phải có sự tương hợp về nghĩa
(Trừ trường hợp chuyển nghĩa mang sắc thái tu từ):

VD:”Những tư tưởng xanh lục không màu ngủ một cách giận dữ”( câu vô
nghĩa)
e, Về mặt ý nghĩa câu trong văn bản phải có thông tin mới, tránh những thông
tin vô bổ

VD: “Nó nhìn tôi bằng mắt “(Vô bổ) nhưng nếu thêm “Nó nhìn tôi bằng ánh
mắt nghi ngờ” thì hoàn toàn hợp lý.

● Sử dụng dấu câu hợp lý:

Mỗi dấu câu có nhiệm vụ khác nhau trong câu

+Dấu chấm :sử dụng kết thúc câu trần thuật

+Dấu hỏi : đánh dấu kết thúc câu hỏi, có khi dùng ở giữa câu biểu thị sự nghi
ngờ

+Dấu than :đánh dấu kết thúc câu cầu khiến, cảm thán, đôi khi dùng để biểu thị
thái độ mỉa mai.

+Dấu hai chấm: Báo hiệu phần đi sau mang tính chất giải thích, hoặc lời trích
dẫn

+Dấu ba chấm ( chấm lửng): Biểu thị sự liệt kê chưa hết, lời nói ngắt quãng,
phần câu bị tĩnh lược.

+Dấu chấm phẩy: phân cách các phần, các ý tương đối độc lập ngang cấp nhau
trong một câu dài có kết cấu phức tạp.

+Dấu phẩy: Ngăn cách các thành phần cùng loại, các vế của câu ghép, thành
phần thứ yếu, biệt lập với chính của câu.

+Dấu gạch ngang: Phân tách thành phần chú thích, đặt trược lời đối thoại, các ý
liệt kê (ở đầu dòng)

+Dấu ngoặc đơn: đóng khung phần chú thích hay bổ sung hoặc phần chỉ nguồn
gốc, xuất xứ.
+Dấu ngoặc kép: đánh dấu lời trích trực tiếp, các từ ngữ được hiểu theo nghĩa
khác

● Câu cần có liên kết chặt chẽ với các câu khác trong văn bản:

Văn bản là một chỉnh thể thống nhất nên các câu không thể cô lập rời rạc mà có
mối liên kết chặt chẽ. Sự liên kết thể hiện trên hai phương diện:

a, Liên kết nội dung:(còn quan niệm là mạch lạc)

Nội dung các câu phải tập trung vào một chủ đề chung của văn bản, mỗi câu
phải duy trì và phát triển chủ đề, chủ đề giữa các câu phải có tính logic

VD: “Cuộc sống của quê tôi gắn bó với cây cọ (1). Cha làm cho tôi chiếc
chổi cọ để quét nhà, quét sân (2). Mẹ đựng hạt giống đầy các móm lá cọ, treo
trên gác bếp để gieo cấy mùa sau (3). Chị tôi đan nón lá cọ xuất khẩu (4). Chiều
chiều chăn trâu, chúng tôi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc, đem về om, ăn
vừa béo vừa bùi (5).”

Cả 5 câu đều nói đến sự gắn bó của cây cọ với cuộc sống con người từ khái quát
đến cụ thể, trình bày theo thứ tự từ người cha đến mẹ ,chị, em.

b, Liên kết hình thức:

Các câu dùng các yếu tố ngôn ngữ nằm trong một số phép liên kết (Phép lặp,
liên tưởng, thế, nối, tĩnh lược)

● Yêu cầu về hình thức, cấu tạo


- Câu phải có một hình thức nhất định: khi nói, có ngữ điệu thể hiện; khi viết,
mở đầu viết
hoa, còn kết thúc bằng dấu ngắt câu (dấu chấm, dấu hỏi, dấu cảm).
- Câu có cấu tạo ngữ pháp nhất định, có một trật tự cú pháp phù hợp với quy
tắc ngữ pháp
tiếng Việt. Chẳng hạn: chủ ngữ đứng trước vị ngữ; các thành phần khác (nếu
có) được sắp xếp theo trật tự lôgic - ngữ pháp (đề ngữ, liên ngữ đứng đầu câu,
phần chú thích ngữ đặt cạnh thành phần liên quan, v.v.).

● Yêu cầu về nội dung - ý nghĩa


Mỗi câu trong văn bản đều phải có nghĩa, có khả năng thông báo, nghĩa là phải
thể hiện một tư tưởng, tình cảm, thái độ, v.v. của người viết/nói. Câu còn phải
phù hợp với ngữ cảnh (với những câu xung quanh, với tình huống giao tiếp) và
phù hợp với thực tại khách quan.

● Yêu cầu về phong cách


Mỗi câu viết ra phải phù hợp với loại hình văn bản chứa nó. Chẳng hạn, câu
trong văn bản
khoa học khác với câu trong văn bản hành chính, văn bản nghệ thuật, v.v.. Câu
ở dạng nói
khác với câu ở dạng viết, câu trong văn bản khác với câu ở dạng độc lập.

2. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau:

- CV: Chủ ngữ


- VN: Vị ngữ
- TN: Trạng ngữ
- ĐN: Định ngữ
- BN: Bổ ngữ
- HN: Hô ngữ
- BPSS: Bộ phận song song

2.1. Trong những năm tháng Trường Sơn gian khổ và ác liệt,
TN
những bài ca /sôi nổi và hào hùng ấy vẫn vang lên, thôi thúc những đoàn quân
CN ĐN VN
anh dũng tiến lên phía trước

2.2. Với tấm lòng yêu mến và trân trọng tuổi thơ, Phạm Hổ, nhà thơ của các thế
TN CN
hệ măng non đã viết nên những bài thơ, câu chuyện bổ ích và lí thú.
VN BPSS
2.3. Những cánh đồng lúa bát ngát đã nhường chỗ cho những tòa nhà cao đẹp,
ĐN CN ĐN
lộng lẫy đang chứng tỏ sự vươn lên mạnh mẽ của thủ đô Hà Nội, thành phố vì
BN VN
hòa bình, thành phố anh hùng.
BPSS

2.4. Chẳng những nhiều thế hệ trẻ thơ yêu thích các tác phẩm của nhà văn Tô
CN VN
Hoài viết cho các em mà không ít các bậc phụ huynh cũng say sưa đọc những
CN VN
tác phẩm đó.

2.5. Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.
CN VN

2.6. Tôi nhớ những dòng nước lấp lánh từ triền đá cao ào ào đổ xuống, róc rách
CN ĐN VN
len vào khe đá rồi thong thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng.

2.7. Mặc dầu lúc ấy sương sớm mù mịt, khắp các hốc tối, nhưng đàn trâu đã
TN CN VN CN
thức đứng cả trong chuồng.
VN

2.8. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng
CN VN
lúa bát ngát xanh.
ĐN

3. Phát hiện lỗi trong các câu sau và chữa lại thành câu đúng.
3.1. Trải qua mấy ngàn năm đấu tranh chống kẻ thù chung của dân tộc Việt
Nam, một dân tộc đã bao lần anh dũng đứng dậy ghi nên những trang sử vẻ
vang.
- dậy => lên

3.2. Thầy Nam, thầy hiệu trưởng gương mẫu, tận tụy (thiếu dấu phẩy) hết lòng
vì học sinh thân yêu, người thầy được nhiều vị phụ huynh yêu mến.
- yêu mến => kính nể

3.3. Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung
gậy sắt, xông thẳng vào quân thù. (Câu thiếu vị ngữ)
=> Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp sắt, đội mũ sắt, cưỡi ngựa sắt, vung gậy
sắt, xông thẳng vào quân thù đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc.

3.4. Một thứ tình yêu không tự do, không cân xứng mà xã hội cũ vẫn tồn tại.

3.5. Với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, bọn địch nhất định (sẽ) bị quân đội
ta đánh cho thất bại thảm hại.

3.6. Nếu không bị trừng trị kịp thời, sẽ gia tăng tội ác.
- thiếu chủ ngữ
=> Nếu không bị trừng trị kịp thời, bọn chúng sẽ gia tăng tội ác.

3.7. Mắt đăm đăm nhìn ra cửa bể, ta thấy Kiều buồn bã nghĩ tới tương lai tối
tăm mù mịt của mình.
- mù mịt => mờ mịt

3.8. Trong tình hình quá phức tạp cho nên chúng tôi không khỏi phạm phải các
tồn tại nghiêm trọng.
- Trong => Bởi vì
- không khỏi => đã
- tồn tại => sai lầm

3.9. Ở nước ta, với 80% dân cư ở nông thôn, 70% lao động nông nghiệp nông
thôn.
=> Nước ta có 80% dân cư ở nông thôn, 70% lao động nông nghiệp ở nông
thôn.
3.10. Được phép của các Cơ quan chức năng y tế đã tạm lấy bốn mẫu thuốc đó
kiểm tra thì cả bốn mẫu thuốc đều là thuốc giả.
- Được phép => Được sự cho phép
- y tế => Y tế
- bốn => 4
=> Được sự cho phép của các Cơ quan chức năng Y tế, chúng tôi đã tạm lấy 4
mẫu thuốc đó để kiểm tra. Sau khi kiểm tra thì cả bốn mẫu thuốc đều là thuốc
giả

3.11. Vì Nguyễn Văn Bé sinh ra và lớn lên trong cảnh làng xóm quê hương bị
giặc ngoại xâm và tay sai dày xéo, nát tan, bao đồng bào yêu nước bị giết hại
thảm thương.
=> Vì Nguyễn Văn Bé sinh ra và lớn lên trong cảnh làng xóm quê hương bị giặc
ngoại xâm và tay sai dày vò, bóc lột nên đã chứng kiến cảnh bao đồng bào yêu
nước bị giết hại thảm thương

3.12. Tiếng cười ở đây vừa chua cay về cuộc đời nghèo khổ của phụ nữ không
có quần áo mà mặc nhưng bên cạnh đó cũng đả kích vua quan rất cay độc.
=> Tiếng cười ở đây vừa chua vừa cay nói về cuộc đời nghèo khổ của người
phụ nữ không có quần áo để mặc, bên cạnh đó cũng là để đả kích vua quan cay
độc

3.13. Qua hình ảnh chị Dậu với những phẩm chất tốt đẹp, nhà văn Ngô Tất Tố
đã tố cáo sâu sắc chế độ thực dân nửa phong kiến tàn ác, dã man đã làm cho
biết bao con người khốn khổ lâm vào bước đường cùng.
=> lên án

3.14. Không những đại thi hào Nguyễn Du đã vẽ lên một hình ảnh nàng Kiều tài
sắc vẹn toàn bởi vì ông đã dành cho nàng một tấm lòng yêu thương sâu sắc.
=> Không những đại thi hào Nguyễn Du đã vẽ nên một hình ảnh nàng kiều tài
sắc vẹn toàn mà ông còn dành cho nhân vật một tấm lòng đồng cảm sâu sắc.
3.15. Trong những năm chống Mĩ hào hùng của dân tộc Việt Nam đã viết nên
những trang sử vàng chói lọi.
=> bỏ “trong”, “những”

3.16. Tôi đã đọc nhiều loại báo, Nhân dân, Hà Nội mới, Quân đội nhân dân,
nhiều loại tạp chí, văn học, Sinh viên, Văn nghệ quân đội…
=> Tôi không chỉ đọc nhiều loại báo như báo Nhân dân, Hà Nội mới, Quân đội
nhân dân mà còn đọc nhiều loại tạp chí như Văn học Sinh viên, Văn nghệ Quân
đội,...

3.17. Anh gật đầu chào tôi và hỏi tôi từ đầu đến?
=> Anh gật đầu chào tôi và hỏi tôi từ đâu đến.

3.18. Mãi đến lúc đó chúng tôi mới hoàn toàn cảm kích lòng tốt của Thượng tá
Trịnh Nhu đã dành cho chúng tôi một dịp hiếm có như vậy.
- bây giờ
- vẫn

3.19. Nhằm ghi lại di tích lịch sử oai hùng của quân dân Trà Vinh trong cuộc
chiến tranh chống Mĩ, cũng như để lại hình ảnh truyền thống oai hùng giáo dục
cho thế hệ tương lai và mai sau.
=> Ghi lại di tích lịch sử anh hùng của quân dân Trà Vinh trong cuộc chiến
tranh chống Mỹ nhằm lưu giữ hình ảnh truyền thống oai hùng để giáo dục cho
thế hệ tương lai và mai sau

3.20. Đến đây thấy không khí vui vẻ ấm cúng lắm! Chứ bên Phủ Ngọc xuống
làm việc phải giữ kẽ lắm, vào nhà ông này chơi, là ông kia nhòm ngó xem ăn
uống cái gì? Bàn luận chuyện gì?
=> Đến đây thấy không khí vui vẻ ấm cúng lắm. Chứ bên Phủ Ngọc xuống làm
việc phải giữ kẽ lắm. Vào nhà ông này chơi là ông kia nhòm ngó xem ăn uống
cái gì, Bàn luận chuyện gì.

3.21. Họ chưa hiểu cái gì là ưu điểm, cái gì là hạn chế trong nền kinh tế thị
trường?
=> Họ chưa hiểu cái gì là ưu điểm, cái gì là hạn chế trong nền kinh tế thị
trường.
3.22. Ngòi bút và tâm hồn của ông đều chỉ phục vụ mục đích giải phóng dân
tộc, cho nên thơ văn của ông có kịch tính rất cao.
=> Ngòi bút và tâm hồn của ông đều chỉ phục vụ cho mục đích giải phóng dân
tộc, cho nên thơ văn của ông mang sự kịch tính rất cao.

3.23. Từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường làng đến lúc trưởng thành
bước chân vào Cổng trường đại học.
=> Từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường làng cho đến lúc trưởng thành
bước chân vào cổng trường đại học.

3.24. Căn cứ tình hình hiện nay trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19
trên địa bàn thành phố, để ứng phó với các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra
trong tình hình dịch bệnh, đặc biệt với tình huống cần phải hỏa táng các bệnh
nhân nặng nhiễm virut Covid-19 có thể tử vong.
=> Căn cứ tình hình hiện nay trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19
trên địa bàn thành phố, để ứng phó với các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra
trong tình hình dịch bệnh, đối với tình huống đặc biệt cần phải hỏa táng các
bệnh nhân nặng nhiễm virus Covid-19 có nguy cơ tử vong.

3.25. Máy vi tính có thể làm việc gấp 500.000 người với độ chính xác cao.
=> Máy vi tính có thể làm việc gấp 500.000 lần so với người với độ chính xác
cao.

3.26. Học sinh lớp Một là một trình độ phát triển với những đặc trưng riêng.
=> Học sinh lớp 1 là một trình độ phát triển với những đặc trưng riêng.

3.27. Người học dù ở trình độ cao khi thực hiện hành vi giao tiếp đã mắc nhiều
lỗi do nhiều nguyên nhân khác nhau.
=> Người học dù ở trình độ cao khi thực hiện hành vi giao tiếp vẫn mắc nhiều
lỗi do nhiều nguyên nhân khác nhau.

3.28. Tiếng Anh là phương tiện hữu ích để tôi có thể tiếp xúc với nền văn hóa
Anh và nền văn hóa của nhiều nước phương Tây sử dụng tiếng Anh như tiếng
mẹ đẻ khác nữa.
=> Tiếng Anh là phương tiện hữu ích để tôi có thể tiếp xúc với nền văn hóa
nước Anh và nền văn hóa của nhiều nước phương Tây sử dụng tiếng Anh như
tiếng mẹ đẻ.

3.29. Điều làm tôi làm tôi ngạc nhiên nhất ở đây là nhà hàng và khách sạn
chúng đều được xây dựng bởi các ông chủ người nước ngoài.
=> bỏ “ chúng”

3.30. Tôi không chỉ xúc động trước chi tiết cho áo mà hơn hết là cách đối xử
đầy tình nghĩa giữa con người với con người.
=> Tôi không chỉ xúc động trước chi tiết cho áo mà còn xúc động hơn với cách
đối xử đầy tình nghĩa giữa con người với con người.

3.31. Tuy chưa có sự tập luyện chuyên nghiệp nhưng với trang thiết bị thô sơ
đoàn thể thao khuyết tật Việt Nam đã dành chiến thắng ròn rã.
=> Tuy chưa có trang thiết bị tập luyện chuyên nghiệp nhưng với sự tập luyện
chăm chỉ, đoàn thể thao khuyết tật Việt Nam đã giành chiến thắng giòn giã.

3.32. Cân nhắc những điều kiện của hợp đồng khiến Ban giám đốc chọn
phương án thứ nhất.
=> Sau khi cân nhắc những điều kiện của hợp đồng, Ban giám đốc quyết định
chọn phương án thứ nhất.

3.33. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác đã cho phép chúng ta tìm hiểu và đánh
giá đúng đắn giá trị văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.

3.34. Từ đèo Hải Vân nhìn xuống làng Vân như khép mình vào vách núi thật
bình yên với vẻ hoang sơ bao năm qua dù nó đã được người Châu Âu biết đến
từ lâu mà chứng tích là một ngôi biệt thự hoang phế dáng dấp giống những biệt
thự cổ tìm thấy trên Bà Nà.
=> Từ đèo Hải Vân nhìn xuống, làng Vân như khép mình vào vách núi thật bình
yên với vẻ hoang sơ bao năm qua. Nó đã được người Châu Âu biết đến từ lâu
với chứng tích là một ngôi biệt thự hoang phế, dáng dấp giống những biệt thự
cổ tìm thấy trên Bà Nà.

3.35. Mới vào bộ đội chúng ta thường được nghe cán bộ phổ biến chiến sĩ trai
phải cắt tóc ngắn chiến sĩ gái thì cuộn tết tóc lên cạo râu phải cạo nhẵn.
=> Mới vào bộ đội chúng ta thường được nghe cán bộ phổ biến: chiến sĩ trai
phải cắt tóc ngắn, cạo râu phải cạo nhẵn, chiến sĩ gái thì cuộn, tết tóc lên.

3,36. Để tạo điều kiện cho hành khách đi lại trên các tuyến đường bay trong
nước bằng máy bay của Việt Nam Airline.
=> Để tạo điều kiện cho hành khách đi lại trên các tuyến đường bay trong nước
bằng máy bay của Việt Nam Airline, các hãng hàng không đưa ra nhiều dịch
vụ bán vé online in

3.37. Khoa học tự nhiên nói chung, môn Văn nói riêng đòi hỏi người nghiên
cứu phải đọc nhiều ghi chép nhiều.
=> Khoa học tự nhiên nói chung và môn Văn nói riêng đòi hỏi người nghiên
cứu phải đọc nhiều, ghi chép nhiều.

3.38. Hắn đã nhiều lần trao đổi với những nhà nghiên cứu tiếng Việt của nước
ngoài.
=> Anh ta đã nhiều lần trao đổi với những nhà nghiên cứu tiếng Việt của nước
ngoài.

3.39. Khi bóng đêm dần bị nuốt vào lòng đại dương xanh thẳm là lúc những tia
sáng màu vàng nhạt xòe như rải quạt dần xóa tan màn sương trắng đục vươn lên
từ phía chân trời lũ chim biển ngái ngủ nháo nhác bay gây nên một bầu không
khí ồn ào sôi nổi của những phiên chợ tết đánh thức khối ngọc xanh dưới kia rì
rào hát lên bản tình ca bất tận
=> Khi bóng đêm dần bị nuốt vào lòng đại dương xanh thẳm, là lúc những tia
sáng màu vàng nhạt xòe như rải quạt, dần xóa tan màn sương trắng đục, vươn
lên từ phía chân trời. Lũ chim biển ngái ngủ nháo nhác bay gây nên một bầu
không khí ồn ào, sôi nổi của những phiên chợ Tết, đánh thức khối ngọc xanh
dưới kia, rì rào hát lên bản tình ca bất tận đón chào một ngày mới.

3.40. Đây là các kênh truyền hình nổi tiếng của Đài truyền hình Việt Nam, cung
cấp những thông tin về chính trị, kinh tế, thể thao và sức khoẻ... những thông
tin đáng tin cậy nhất.
=> Đây là các kênh truyền hình nổi tiếng của Đài truyền hình Việt Nam, cung
cấp những thông tin về chính trị, kinh tế, thể thao và sức khoẻ... với những
thông tin đáng tin cậy nhất.
3.41. Cấm người điều khiển các loại xe có mùi bia rượu.
=> Cấm người điều khiển phương tiện khi đã uống rượu bia.

3.42. Họ định đoạt lương của chúng ta.


=> Họ quyết định lương của chúng ta.

3.43. Còn ở ta, các tập đoàn hoạt động trong một cơ chế kiểm soát lỏng lẻo và
không có quyền tự chủ, một điều kiện tiên quyết để tạo nên một tập đoàn kinh
tế thực thụ.
=> Còn ở ta, các tập đoàn hoạt động trong một cơ chế kiểm soát lỏng lẻo và
không có quyền tự chủ-một điều kiện tiên quyết để tạo nên một tập đoàn kinh
tế thực thụ.

3.44. Tại cuộc hội đàm của tổng thống B, Enxin với Chủ tịch Trung Quốc
Giang Trạch Dân, Chủ tịch Giang Trạch Dân cũng đã tuyên bố hoàn toàn ủng
hộ cuộc chiến chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoạn tại Chesnia của Nga và
trừng trị phong trào li khai ở Cộng hoà này.
=> Tại cuộc hội đàm của tổng thống B, Enxin với Chủ tịch Trung Quốc Giang
Trạch Dân, Chủ tịch Giang Trạch Dân cũng đã tuyên bố hoàn toàn ủng hộ cuộc
chiến chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan tại Chesnia của Nga và trừng trị
phong trào ly khai ở Cộng hoà này.

3.45. Nạn nhân tri hô, ngay lúc đó ba anh H., L. và K. Có mặt kịp thời và đã
đuổi bắt được hai tên trên, thu phương tiện gây án và tài sản trả người bị thiệt
hại. Hiện CA Q.5 đang lập hồ sơ xử lý các đối tượng này.
=> hét lên

3.46. Thi thể người mẹ được con gái 11 tuổi phát hiện ở trong phòng ngủ của
bà và bà ngoại của em đã vội thông báo cho cảnh sát.
=> Thi thể người mẹ được con gái 11 tuổi phát hiện ở trong phòng ngủ và bà
ngoại của em đã vội thông báo cho cảnh sát.

3.47. Bóng hồng đưa Cựu chủ tịch TPHCM Nguyễn Thành Tài vào tù không
"tâm thần”.
=> Cô gái đưa Cựu chủ tịch TPHCM Nguyễn Thành Tài vào tù không "tâm
thần”.

3.48. Tuy nhiên, xét thấy dư luận quan tâm việc mua sắm máy móc ở cả nước
nói chung Quảng Nam nói riêng.
=> Tuy nhiên, xét thấy dư luận quan tâm việc mua sắm máy móc ở cả nước nói
chung Quảng Nam nói riêng, nên chúng tôi quyết định điều tra kỹ càng hơn.

3.49. Máy tính có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Từ
những việc nhỏ cho đến những việc lớn, từ việc đơn giản cho đến việc phức tạp.
=> Máy tính có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người từ những
việc nhỏ cho đến những việc lớn, từ việc đơn giản cho đến việc phức tạp.

3.50. Với khả năng giúp con người hoàn thành cùng một lúc nhiều công việc
trong thời gian ngắn nhất, thay thế được cho nhiều người và là công cụ tốt nhất
mang lại hiệu suất công việc cao ngất ngưởng.
=> Với khả năng giúp con người hoàn thành cùng một lúc nhiều công việc trong
thời gian ngắn nhất, máy móc thay thế được cho nhiều người và là công cụ tốt
nhất mang lại hiệu suất công việc cao ngất ngưởng.

4. Bổ sung phương tiện liên kết vào câu thứ hai để các câu trong đoạn
sau đây liên kết chặt chẽ:

4.1. Xuân Quỳnh là thi sĩ của tình yêu. Với tình yêu tha thiết, nồng cháy Xuân
Quỳnh đã viết nên bài "Sóng" để diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha,
nồng nàn, chung thuỷ, muốn vượt lên sự thử thách của thời gian và sự hữu hạn
của đời người.

4.2. Chúng tôi chẳng thể quên được những mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh
đất này là bà mẹ của người da đỏ.

4.3. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau
sang hộ nhưng xem chừng ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn
mưa tầm tã trút xuống, dưới sông, thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên.

5. Chọn cách đánh giá đúng về việc dùng dấu câu trong câu:
5,1. Vào ngày 8-3 để tỏ lòng yêu quý và tôn trọng phụ nữ tất cả những người
thuộc phái mày râu đều có những hành động thiết thực như thu dọn nhà cửa giặt
giũ quần áo nấu ăn mua hoa tặng chị em.

a. 5 dấu phẩy, 1 dấu ngoặc kép, 1 dấu hai chấm


b. 4 dấu phẩy, 1 dấu hai chấm, 1 dấu chấm than
c. 4 dấu phẩy, 1 dấu hai chấm, 1 dấu ngoặc kép
d. 2 dấu phẩy, hai dấu gạch ngang, một dấu chấm phẩy

5.2. Dưới chân núi Sam ngày nay là cả một quần thể di tích văn hóa đã được
xếp hạng cấp quốc gia lăng Thoại Ngọc Hầu chùa Tây An chùa Hang và đặc
biệt là miếu Bà Chúa Xứ.”

A. Thiểu 6 dấu phẩy


B. Thiếu 1 dấu hai chấm và 1 dấu phẩy
C. Thiểu 1 dấu hai chấm và 2 dấu phẩy
D. Thiểu 1 dấu gạch ngang và 6 dấu phẩy.

6. Đặt dấu câu cho các câu trong đoạn văn dưới đây và viết hoa những
chỗ cần thiết:

6.1. Trong cuộc sống, nhiều khi chỉ một câu nói đẹp cũng làm cho người nghe
mát lòng mát dạ cũng là sự khuyến khích cho cả sự nghiệp. Nhưng cũng có khi
chỉ một câu nói thôi mà làm cho người nghe đau đớn, suy sụp và thay đổi cả
cuộc đời. Trong một siêu thị, bỗng tất cả mọi người đều nghe tiếng quát to:
“mày không thể đi nhanh hơn được sao?”. Thì ra một bà mẹ đang quát một cậu
con trai khi nó ham chơi, không chịu theo sát bà. Khi nghe tiếng quát, cậu bé
vội chạy đến lấm lét vì sợ phải ăn thêm một quả mắng nữa.

Có hai cậu bé khoảng 13-14 tuổi, một đứa khỏe mạnh, một đứa bị thọt
chân, đang tranh luận gay gắt về bài học. Khi cậu bé khỏe mạnh đuối lí, cậu ta
liền xông vào đánh bạn. Hai người đang ẩu đả thì một phụ nữ đến gần, nắm lấy
đứa khoẻ mạnh: “con mình con chơi với nó để đánh nhau làm gì vậy hả” và tay
kia chị ta chỉ vào mặt cậu bé kia chì chiết: “ mày mà cũng đòi đánh nhau sao?
Dù có học giỏi thì mày cũng chỉ là thằng thọt mà thôi.” Như bị một gáo nước
lạnh buốt tạt vào mặt, cậu bé tật nguyền vừa giận, vừa tủi, hai hàm răng nghiến
chặt. Có lẽ câu nói đó sẽ ám ảnh cậu bé trong suốt một thời gian dài. Và có thể
cả cuộc đời cậu bé sẽ quỵ xuống hay sẽ vượt lên số phận chỉ vì câu nói của
người phụ nữ kia.

6.2. Chắc hẳn khi nói về Trường Sa, mỗi người đều nghĩ đến hình ảnh cây bàng
vuông. Có thể hình dung như thế nào về cây bàng vuông? Đó là một thân cây gỗ
với vóc dáng khá lớn, lá của nó to hơn bàn tay người lớn- một trong những đặc
điểm của tất cả các loài cây tồn tại được trên các đảo trong Quần đảo Trường Sa
trong đó có bàng vuông là sự dẻo dai và khả năng chống chọi kì diệu trước
phong ba bão táp. Có lẽ điều làm cho bàng vuông trở nên độc đáo so với các
loài cây khác trên đảo và khiến chúng trở nên lãng mạn, trở thành biểu tượng
của cái đẹp ở Trường Sa là bởi hoa của bàng vuông rất đẹp. Bàng vuông không
nở hoa nhiều, nhưng mỗi lần cây cho hoa đều là một sự kiện từng cánh trắng
muốt bung nở ra một chùm nhụy tăm dài với đầu phớt tím. Nhiều nhà văn nhà
báo ra Trường Sa đã gọi hoa bàng vuông là hoa quỳnh biển. Nằm trong những
cánh trắng muốt tinh khiết là chùm nhụy dài, thanh sạch như thân váy của nàng
công chúa, chùm nhụy là trung tâm thu hút sự chú ý của đóa bàng vuông.

7. Đặt các câu ghép trong đó có dùng các cặp quan hệ từ:

a. Vì (bởi, tại, do, nhờ) ............. nên (cho nên).............


- Bởi vì hôm qua đài truyền hình đã thông báo thời tiết ngày mai mưa rất to
nên chúng tôi không thể đi dã ngoại được.
- Bởi vì bài tập rất nhiều và khó nên tôi vẫn chưa thể làm xong.

b. Nếu (hỗ, giá, ngộ)... thì...........


- Nếu và thường tổ chức hoạt động cắm trại thì chắc chắn tôi sẽ tham gia.
- Nếu được nuôi một thú cưng thì tôi nhất định sẽ nuôi mèo.
- Nếu không phải vì thời tiết xấu tôi đã không bị cảm lạnh.

c. Tuy (dầu, dẫu, mặc dù) ............ nhưng .......


- Mặc dù trời đã mưa rất to nhưng tôi vẫn tiếp tục chuyến đi của mình.
- Mặc dù phải ở nhà và không được đi đâu nhưng tôi vẫn thấy không nhàm
chán.
- Đâu có phải đánh đổi thì đi nữa tôi cũng nhất định làm.

d. Không những (chẳng những) .......mà (mà còn)


- Không những chuyến đi này bổ ích mà còn đem lại nhiều niềm vui.
- Chẳng những được quà mà còn được tiền.

8. Xây dựng hồ sơ học tập


a. Sưu tầm các lỗi sai về câu trong các văn bản sách báo, trong các văn bản
sách báo, truyền hình,... (nêu rõ nguồn).

* Lỗi sai về câu trên truyền hình

Những năm gần đây, nhiều người Việt mắc rất nhiều lỗi chính tả, cú pháp
trong ngôn ngữ nói, dùng nhiều hư từ, tiếng đệm vô nghĩa, từ sai nghĩa... Tệ hại
hơn là điều này lại xảy ra trên các phương tiện truyền thông đại chúng...

Trên Truyền hình Việt Nam tiết mục bất cứ ai cũng phải xem hàng ngày
là "Dự báo thời tiết". Vì nó liên quan đến công việc, kế hoạch cá nhân, cơ quan,
đơn vị, lo lắng lũ lụt, mùa màng… Nếu bạn chú ý (có điều kiện ghi lại) sẽ thấy,
chỉ 1,2 phút mà nhan nhản những sai sót, chuẩn mực ngôn từ.

Một vài cái sai thường thấy sau đây: “Khối không khí lạnh đang mấp mé
biên giới nước ta”. Đúng ra chỉ có chất lỏng mới dùng từ “mấp mé”: Nước dâng
mấp mé mặt đê; sữa mấp mé miệng cốc. “Nhiệt độ quanh quẩn ở 18 độ C đến
21 độ C” - Nhiệt độ được nhân cách hóa như con trâu quanh quẩn ở bãi cỏ, như
con chó quanh quẩn trong sân… thật kỳ cục phải không? “Những thiệt hại do lũ
lụt mang lại” - Trong tiếng Việt động từ “mang lại” có nghĩa tốt đẹp, điều may
mắn, lợi ích như: "Đảng mang lại tự do, hạnh phúc, ấm no cho nhân dân…".
Cái xấu, cái tệ hại, cái không mong muốn phải dùng từ “gây ra” mới
đúng: "gây ra chiến tranh, gây ra sự lộn xộn, gây ra cái chết, gây ra thiệt hại…".
Lạ lùng hơn: “Cơn mưa đi từ dưới Mũi Cà Mau đi ngược lên các tỉnh Nam bộ”.
Té ra cơn mưa không từ trên trời rơi xuống mà lại từ dưới đất chui lên? Tôi hiểu
ý người nói muốn nói từ Mũi Cà Mau lan về phía đồng bằng Nam bộ nhưng
không biết diễn đạt, hoặc muốn nhân cách hóa cơn mưa nên dẫn đến sai sót rất
căn bản về ý nghĩa của câu nói.

Sau đây là dự báo thời tiết trên biển”. Thế còn thời tiết dưới biển thế nào,
có trên phải có dưới chứ? Tại sao không nói “Thời tiết biển” là chuẩn, là đủ còn
thêm từ trên làm gì, vừa thừa không cần thiết? Khủng khiếp hơn là: “Tầm nhìn
xa giảm xuống thấp là dưới 10km”. Chao ôi! Đang dùng phép đo chiều dài, đột
ngột chuyển sang phép đo chiều cao thấp, nông sâu – thật tài tình làm sao? Đến
thánh thần cũng không hiểu nổi.

Dự báo thời tiết nhà nông thì: “Không khí ẩm thấp ít nắng sẽ làm cho các
đối tượng sâu bọ phát triển”. Từ thuở bé đến giờ tôi mới nghe gọi sâu bọ là đối
tượng. Tại sao không nói cho chuẩn là các loài sâu bọ? Giờ từ đối tượng quá
lạm phát và sai be bét. Đối tượng thương binh liệt sỹ, đối tượng chính sách, đối
tượng đói nghèo… Tất cả gom vào một rọ cứ như là đối tượng hình sự, tội
phạm, đối tượng phản cách mạng… Thật là phản cảm, thiếu trân trọng.

Chỉ đôi phút mà nhặt ra hàng lố sai sót. Ngoài ra các biên tập viên dự báo
thời tiết còn uốn éo, dùng ngôn ngữ hình thể để minh họa cho nội dung. Trong
khi đó, chương trình dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Hà Nội, đưa bản đồ
vùng lên nói ngắn gọn, chính xác đỡ mất thời gian. Người nghe chỉ cần thông
tin mưa nắng bão bùng ra sao. Đâu cần miêu tả ẩm ương dài dòng văn tự. Mỗi
phút quảng cáo phải tốn hàng chục triệu đồng, kéo dài tiết mục dự báo thời tiết
là lãng phí tiền bạc của Nhà nước. Lại còn chua thêm vào dặn dò mai nắng nóng
nhớ mang theo áo chống nắng, thời tiết thuận lợi cho việc Picnic, vui chơi giải
trí ngoài trời, đi du lịch…

Nếu không dặn hẳn người ta không biết lo cho thân mình chắc? Bao
nhiêu người cần lao đang chật vật làm việc để kiếm miếng cơm manh áo, có khi
cả đời cũng không biết tới du lịch, giải trí, du hí? Cứ làm như ai cũng giàu có
cả?

Ngỡ chỉ chương trình dự báo thời tiết, ai dè các chương trình khác, khán
giả cũng gặp không ít... sạn. Suốt 24 giờ trên tất cả các kênh Đài truyền hình
trung ương, các chương trình truyền hình của các bộ, ngành, tổ chức chính trị xã
hội đều mắc “hội chứng” à, ờ. Dạ thưa, vâng, à vâng, phải không ạ…
Những từ đệm vô nghĩa, vô duyên này thường bắt đầu ngay câu đầu tiên:
À thưa quý khán giả, À vâng, thưa ông đã nhận lời trả lời phỏng vấn chương
trình của chúng tôi, Ờ, bây giờ chúng ta cùng nhau ờ… xem diễn biến trận đấu
bóng đá… Nào có ai sai bảo gì đâu mà dạ với vâng? Các câu nói cứ liên tục đưa
vào vô tư những hư từ vô nghĩa, từ đệm vô duyên làm câu nói rườm rà, nghe tức
anh ách. Các từ thì, là, mà, nhiều nhan nhản trong mọi câu nói. Đặc biệt là từ
“cái” có ở khắp nơi, trong mọi văn cảnh, trường hợp, mọi lúc. Các hư từ thì, là,
mà, cái này ở văn viết đã khó chịu lắm rồi, vào văn nói lại càng phản cảm hơn.

Khủng khiếp hơn, đàn ông rõ rành trong giây phút thành giới mặc váy
trong một chương trình phỏng vấn lãnh đạo ngành giáo dục: “Cái thầy giáo…”.
Chương trình cà phê sáng phát 22-10 trên VTV3 người đối thoại là biên tập viên
truyền hình nói: “Cái chàng trai...” với đầu bếp giỏi ở Mỹ về Việt Nam lập
nghiệp.

Cái là giới nữ đi liền với chàng trai là giới nam? Có tài thánh cũng không
hiểu nổi biên tập viên muốn diễn đạt cái gì. Chương trình Kinh tế 22h00 tối 16-
10- 2015, người dẫn chương trình trong phỏng vấn đối tác về TPP thật tự nhiên
đến mức vô lý: “Vậy thưa ông chúng ta có những thách thức gì khi tham gia vào
TPP ý ạ”. Thật kỳ cục cái cụm từ "ý ạ" đặt trong văn cảnh này.

Những người thuộc thế hệ truyền hình đầu tiên được đào tạo bài bản, có ý
thức rèn giũa khi nói trên truyền hình nên rất hiếm mắc những sai sót ngớ ngẩn
như trên. Người ta còn có ấn tượng sâu sắc với thế hệ phát thanh viên Kim Tiến,
Mạnh Tường, Minh Chí, Hồng Trang… nói vừa tròn vành rõ chữ, vừa chuẩn
mực. Sau thế hệ đó bắt đầu sự dễ dãi, đưa bừa ngôn ngữ đời sống vào truyền
hình. “Tật” vâng, à vâng… bạn tôi bảo đó là “hội chứng LVS” - người được nêu
danh là “gạo cội”, nổi tiếng trong dẫn các chương trình truyền hình. Lớp sau
tưởng thế là hay nên bắt chước làm theo.

Ông còn kể rằng đứa cháu ngoại ông một lần đến thăm ông thấy có chiếc
bánh trên bàn nó nói: “À vâng thưa ông, cháu có được ăn chiếc bánh này
không?”. Thay vì nói đơn giản và chính xác là: “Ông ơi! Cháu có được phép ăn
chiếc bánh này không?”. Khi tôi uốn nắn lại cho nó, nó vênh mặt lên cãi rằng
nói như nó mới đúng, và giải thích cho ông rằng trên truyền hình các cô, các
chú ấy nói như vậy? Hóa ra ai cũng cho rằng đã nói trên truyền hình là nói cho
cả nước nghe, ắt phải chuẩn mực rồi, lẽ nào sai? Mà có thấy ai phản ứng gì đâu?

Không biết những thế hệ sau sẽ sử dụng tiếng Việt ra sao nếu cứ tồn tại
cái sai, thiếu sự chuẩn mực ra rả hàng ngày trên các phương tiện truyền thông
đại chúng với nhịp độ ngày càng tăng đang gặm nhấm, xói mòn và méo mó
ngôn ngữ Việt vốn phong phú và đa sắc, đủ biểu hiện mọi sắc thái tình cảm,
hành động của con người.
Rõ ràng chuyện thêm thắt các từ đệm “vâng, dạ, hả, ồ, ờ… làm cho câu
nói nghe hết sức khó chịu. Tiếng Việt đang bị xâm hại, một cách vô hình mà ít
ai chú ý đến. Một vấn đề nữa là dùng từ Hán Việt. Người nói không hiểu cặn kẽ
nghĩa của từ nên sử dụng không hợp lý. Ví dụ: Sự hiện diện (nghĩa là có mặt)
của các đại biểu hôm nay… nghe còn có thể chấp nhận. Nhưng sự hiện diện của
tàu sân bay, của khối không khí lạnh, cơn mưa… thì nghe thật chối tai.

Tại sao không nói: Sự xuất hiện thay vì hiện diện? Nói chung là không
nên dùng từ Hán Việt khi từ thuần Việt đủ khả năng biểu hiện. Đặc biệt là từ
“cái” liên tục xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, mọi chương trình. Tất cả các từ loại:
Động từ, tính từ, trạng từ… đều được “danh từ hóa” một cách vô lý không thể
chấp nhận được. “Cái màu xanh, cái tình trạng khô nóng, cái tác động, cái ảnh
hưởng”… Thậm chí bản thân các danh từ đã đủ nghĩa, vẫn thêm từ “cái” vào:
“Cái chính sách”, “cái chủ trương”, “cái chế độ”… khủng khiếp hơn là “cái dân
tộc” từ miệng một chính khách cỡ “bự”.

Các hư từ vô nghĩa như: thì, là, mà… hoặc những liên từ, giới từ, thán
từ… đặt không đúng chỗ không thiếu trong các câu nói. Lại còn cái tật liến láu
nói hết phần người được phỏng vấn, người đối thoại, buộc người đối thoại phải
thừa nhận ý của mình bằng cách liên tục hỏi “Có phải không ạ”. Người dẫn
chương trình có ý khoe hiểu biết (chưa đi đến đâu) của mình, thật khập khiễng,
vô duyên.

(Nguồn: https://vietnamnet.vn)

* Các lỗi sai thường gặp trong báo Tiền phong


1. Lỗi sử dụng từ không chính xác
          Mỗi từ ngữ khi được sử dụng phải biểu đạt chính xác nội dung cần thể
hiện, tức là nghĩa của nó phải thích hợp nhất với điều định nói. Nếu người nói
hay người viết không đáp ứng được yêu cầu này thì phát ngôn của họ sẽ trở nên
khó hiểu hoặc bị sai. Nhìn chung hiện tượng này thường gặp ở những trường
hợp sau:
        Do người viết không nắm vững được nghĩa của từ, nhất là các từ Hán-
Việt, các thuật ngữ khoa học. Do người viết nhầm lẫn giữa các từ gần nghĩa và
gần âm với nhau. Do người viết muốn sáng tạo từ mới nhưng lại không có dấu
hiệu hình thức để đánh dấu, khiến người đọc dễ hiểu sai vấn đề.
        Ví dụ 1: Trong một số các nguyên nhân được đề cập đến có các vấn đề
môi trường sống bị xuống cấp và các loại thức ăn chế biến ngày càng được sử
dụng các loại hóa chất mà người ta chưa biết tác hại của chúng thế nào, đến
đâu.
                                                                                      (số 88,
2010)
        “Xuống cấp” có nghĩa vào tình trạng chất lượng sút kém hẳn so với trước.
Từ “xuống cấp” thường dùng cho các cơ sở hạ tầng: nhà ở, đường xá, trường,
lớp, khu chung cư, công ty,...chứ với môi trường sống mà dùng từ “xuống cấp”
thì không đúng. Đặt trong trường hợp câu này không phù hợp cho lắm, ở ví dụ
này tác giả ý muốn nói về tình trạng môi trường bị ô nhiễm bẩn tới mức độ gây
độc hại. Vì vậy nên dùng từ “ô nhiễm” thay cho từ “xuông cấp”.
        Ví dụ 2: Tuy nhiên sau nhiều tháng bị cày xới, đường Thạch Bàn giờ đây
đã bị xuống cấp.
                                                                                      (số 183, 2010)
        Với câu này dễ gây cho người đọc hiểu từ “cày xới” sang một nghĩa khác,
có thể hiểu nhầm thông tin. Điều mà tác giả bài báo muốn nói ở đây là: do có
quá nhiều ô tô với trọng tải nặng đi qua nên đường mới bị hư hỏng chứ không
phải theo cách hiểu của đa số người là do đường bị cày lên thật. Do đó từ “cày
xới” trong trường hợp này bị quy vào từ dùng sai nghĩa. Có thể sửa câu này lại
bằng cách cho từ “cày xới” vào ngoặc kép hoặc in nghiên nó. Nhưng ở trường
hợp này mà bỏ từ cày xới thay bằng từ khác cũng được nhưng nó không gây
được ấn tượng mạnh về việc tác giả muốn cho mọi người biết con đường xuống
cấp là do xe chạy nhiều và xe có trọng tải nặng đã làm hư con đường.
Trong bài viết “Đau đớn cảnh vợ tố cáo chồng quan hệ với con gái” đăng trên
báo Tiên Phong 24/3/2010 có câu: “Theo lời người con gái gọi chị S bằng dì,
thời gian dần đây, thấy dì ủ rũ, người cứ gầy dộc đi, đứa con gái lớn có những
dấu hiệu thay đổi bất thường nên cố gắng hỏi mà chị S chỉ cúi đầu mà rằng;
“chuyện gia đình ấy mà”. Ở đây không chỉ thấy câu quá dài dòng mà còn có lỗi
sai về từ. Từ “gầy dộc” không hề có trong từ điển phổ thông. Có thể sử từ “gầy
dộc” thành từ “gầy rộc”. Tuy là một lỗi nhỏ nhưng cần phải khắc phục. Có thể
người  đọc không không phát hiện được nhưng phóng viên cần phải đảm bảo sự
chính xác khi viết câu- đó là nguyên tắc.
        Ngoài ra, lỗi dùng từ sai nghĩa hay dùng từ không chính xác cũng gây hiều
nhầm hoặc hiểu sai cho bạn đọc, có khi tạo ra tiếng cười. Ví dụ khi đặt cái tít
cho bài báo “gươm chiếu yêu” trong bộ Nội vụ Nga: 17 tướng mất chức.
                                                                                             (tr24.số 22/2010).
        Người ta thường hay nói đến “gương chiếu yêu” tức là loại gương mà bất
kì yêu quái nào cũng bị hiện hình, không thể lẫn trốn được. “Gương chiếu
yêu” rất phổ biến trong  dân gian, trong phong tục của người Việt ta nhưng
còn “gươm chiếu yêu” thì chắc là hiếm có. Người viết bài này hẳn là có những
nhầm lẫn lẫn nhất định. Bạn đọc sẽ băn khoăn và đặt câu hỏi vui nhộn: “gươm
mà cũng biết chiếu được yêu quái thì cũng hay đáo để?”. Như vậy là trái với
dụng ý dùng từ độc đáo để làm cho tiêu đề bài báo hấp dẫn ban đọc thì người
viết lại vô tình gây ra lỗi.
        Trong bài báo “Dựng cảnh thiên thạch đâm vào trái đất” có câu: “Chúng
ta sẽ bị nghiền nát trước khi nghe thấy tiếng nổ nếu một thiên thạch có đường
kính lớn hơn 50m lao vào hành tinh xanh”.   (tr4. Số 26.2010).
Rõ ràng câu này không hợp lí bởi vì sau khi đã bị “nghiền nát” thì làm sao còn
có thể nghe được “tiếng nổ” nữa.
        Những lỗi dùng sai từ trên thực sự không hề hiếm gặp. Không chỉ ở báo
Tiền Phong mà chỉ cần vòng vèo qua một vài trang báo là ta có thể tìm kiếm
được hàng loạt. Các phóng viên có thể biện minh rằng: với tốc độ đòi hỏi bài
nhanh, tin nhanh thì những lỗi be bé là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, vấn đề ở đây
không phải là ở sự bới lông tìm vết mà vấn đề là ở chính sự coi nhẹ những lỗi
nhỏ ấy. Báo chí có sức lan tỏa ghê gớm đối với công chúng vì vậy đòi hỏi cần
chính xác trong từng chi tiết. Đôi khi những lỗi nhỏ như trên chỉ làm cho bạn
đọc cười một lúc nhưng ở nhiều trường hợp khác thì nó gây ra tai hại to lớn cho
chính bản thân người viết.
2. Lỗi sử dụng từ sai phong cách
        Dùng từ sai phong cách nghĩa là dùng từ không hợp văn cảnh, hoàn cảnh
giao tiếp không theo nghi thức. Hoàn cảnh giao tiếp theo nghi thức đòi hỏi ngôn
ngữ được sử dụng phải trang trọng, nghiêm túc, hoàn chỉnh, có tính gọt gũa.
Còn hoàn cảnh giao tiếp không theo nghi thức còn gọi là hoàn cảnh giao tiếp
thân mật, không mang tính chính xác xã hội, cho phép dùng ngôn từ tự do, thỏa
mái. Nếu người nói và người viết không nắm vững những điều này sẽ dễ mắc
lỗi phong cách. So với các kiểu lỗi khác kiểu lỗi này nghiêm trọng hơn ở chỗ là
nó ít nhất cũng phá vỡ tính thống nhất trong giọng điệu chung của toàn văn bản.
Ấy là còn chưa kể đến những băn khoăn khó tránh khỏi của người đọc, người
nghe về tầm vóc văn hóa của chủ thể phát ngôn.
        Ví dụ 1: Cô gái da bánh mật với tấm bikini hai mảnh xinh quá là
xinh nhoẻn miệng cười...
                                                                                         (số
68, 2006)
        Nếu đây là hoàn cảnh giao tiếp thân mật, gần gũi, trong một phạm vi hẹp
thì việc dùng từ ngữ “xinh quá là xinh” được chấp nhận. Nhưng câu nói trên là
của một nhà báo thì nên thay đổi bằng từ khác chẳng hạn như “rất xinh”. Như
vậy nó giảm  bớt tính khẩu ngữ.
        Ví dụ 2: Ông giám đốc công ty bia Hà Nội cho biết: mỗi ngày nhà máy bia
Hà Nội sản xuất ra 25 nghìn lít bia hơi, trong khi đó mỗi ngày lượng bia hơi
tiêu thụ của thành phố là ...100 nghìn lít, vì thế người ta có pha phách các loại
bia hơi khác vào bia hơi Hà Nội để bán là điều không kiểm soát được.
                                                                                       (số 188, 2010)
        Câu trên không chỉ phạm lỗi lặp từ mà có cả lỗi phong cách. Đó là sự
nhầm lẫn giữa phong cách sinh hoạt tự nhiên và phong cách báo chí. Trong báo
chí không nên sử dụng những từ ngữ như văn nói trừ những trường hợp đặc
biệt. Ở đoạn trên nên sửa từ “pha phách” thành là “pha”. Cả hai từ đều có
nghĩa là trộn lẫn nhau theo một tỉ lệ nhất định để tạo thành một hỗn hợp nào đó.
Nhưng từ “pha phách” rõ ràng không mạng tính khẩu ngữ hơn. Do vậy cần
tránh những cách dùng từ như thế này.
        Ví dụ 3: Ban tổ chức dỡ tấm nilon phủ ngoài và xẻo chả
                                                                                    (tr 2, số 38, 2003)
        Từ “xẻo” với nghĩa là cắt gọn thành miếng, một phần nhỏ. Tuy
nhiên “xẻo” trong phong cách viết thì không hay cho lắm. Có thể sửa lại
từ “xẻo” thành từ “cắt”.
Ví dụ 4: “Hàng ngày, cô bé học trò ấy ngoài việc tham gia các chương trình
người mẫu thời trang âm nhạc, còn đánh đàn pianô kiếm ăn ở khách sạn
Ômni, Tân Thế Giới”
                                                                                  (tr16. Số 43. 2006)
Từ “kiếm ăn” - một từ thuộc phong cách khẩu ngữ chỉ dùng trong hoàn cảnh
giao tiếp suồng sã, thân mật, khó mà có thể chấp nhận được ngôn ngữ báo chí.
Sẽ là hợp lý hơn nếu thay nó bằng “để tăng thu nhập cho gia đình” hay “để có
thu nhập riêng, giúp đỡ bố mẹ”.
3. Lỗi lặp, thừa từ
        Lặp từ nghĩa là dùng nhiều lần một từ trong câu hoặc trong những câu liền
kề nhau. Có một số trường hợp, người ta sử dụng phép lặp từ như một phương
tiện ngôn ngữ phục vụ cho một mục đích nhất định. Chẳng hạn như:
        Lặp từ để liên kết các câu văn trong một văn bản: “Tre xung phong vào xe
tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng ruộng
chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre- anh hùng lo động. Tre- anh hùng
chiến đấu”.              
                                                                                       (Thép Mới)
        Từ “tre” lặp lại nhằm liên kết các câu và thể hiện được vị trí
của “tre” trong việc giữ nước, giữ làng.
        Ngoài ra thì việc lặp từ còn dừng để diễn đạt thật chính xác các ý
kiến: “Nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ các bản tuyên bố của Chính phủ ta
và của chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.” Việc lặp lại các thuật
ngữ khoa học trong văn bản khoa học hay lặp lại các từ ngữ cần thiết trong văn
bản hành chính- công vụ để tránh gây mơ hồ về nghĩa cũng thuộc trường hợp
này. Ngoài những trường hợp nói trên, việc lặp lại trong câu hay trong những
câu liên kề nhau khiến cho câu văn, đoạn văn trở nên nặng nề. Nó chứng tỏ sự
nghèo nàn về vốn từ của người viết, và được coi là một loại lỗi dùng từ.
        Ví dụ 1: Mỗi khi nước sông lọt vào, rau rút chết hàng loạt; lá vàng, thổi
phao, thân nhũn, rễ có màn đen, và dài, ngọn teo lại, không trắng, và lá không
mở ra được.
                                                                                      (tr 5, số 38, 2010)
        Câu trên có hai từ nối “và” trong một câu tạo nên sự lủng củng cho câu
văn. Vì vậy đã thêm dấu phẩy thì nên bỏ từ “và”. Hoặc thay từ và bằng dấu
phẩy.
        Ví dụ 2: Khu quản lí giao thông 1 cho biết: trong tổng số gần 1000 tuyến
đường đô thị tại Tp. HCM, có 30% số tuyến đường cần trùng tu (sửa chũa
vừa) nhưng quá hạn, 40% số tuyến đường quá hạn đại tu (sửa chữa lớn) và
30% tuyến đường còn lại đã quá hạn duy tu (sửa chữa nhỏ)...
                                                                                 (số 288, 2003)
        Qua ví vụ trên ta thấy câu văn có phần rườm rà ở những từ bỏ trong ngoặc
đơn, có thể dùng lối diễn đạt khác. Hoặc bỏ những từ đó trong ngoặc kép.
        Ví dụ 3: Ngay sau khi sự việc xảy ra, ông Dương đã gọi điện “cầu cứu”
chính quyền địa phương đến giải quyết nhưng không hiểu sao không thấy cán
bộ phường Thanh Nhàn đến giải quyết.
Ở câu văn này lỗi lặp lại từ “giải quyết”. Nên bỏ bởt từ giải quyết thứ 2, để
tranh gây lủng củng, nhập nhằng.
Ví dụ 4: “Theo những kết quả nghiên cứu sơ bộ của một nghiên cứu lớn mới
đây, việc bổ sung vitamin A tiền sản sẽ góp phần làm giảm tổn thất to lớn này”.
Từ  “nghiên cứu” đầu tiên rõ ràng là thừa, cần được lược bớt.
4. Lỗi dùng từ sai kết hợp
        Không phải bất cứ từ nào cũng kết hợp được với nhau để tạo thành câu
đúng. Các từ, khi được dùng ở phạm vi câu cũng như phạm vi toàn văn bản luôn
nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa. Nói cách khác, mỗi từ
phải thích ứng với các từ khác đứng trước nó và đứng sau nó. Nếu người viết
không đáp ứng được yêu cầu này anh ta có thể tạo ra những sự mâu thuẫn, phi
lôgic giữa các thành tố ngôn ngữ cấu thành câu hay văn bản. Hơn nữa, các đơn
vị trên không phải là phép cộng gộp của các từ mà giữa chúng có sự liên kết
chặt chẽ. Sự liên kết này do bản thân nghĩa trong các từ tạo nên.
        Ví dụ 1: Thưa ông, tại sao ông Nguyễn Văn Lâm và đoàn công tác được
nhận thêm phong bì khi mà họ đã được lo chi phí toàn bộ ăn ở.
                                                                          (số 78,2006)
Ở đây từ “toàn bộ” có tư cách là một tiền tố đứng trước động từ “chi phí” để bổ
nghĩa cho nó. Như vậy người viết đã thay đổi thông thường nên gây ra lỗi. Có
thể sửa câu đó lại: Thưa ông, tại sao ông Nguyễn Văn Lâm và đoàn công tác
được nhận thêm phong bì khi mà họ đã được lo toàn bộ chi phí ăn ở.
        Ví dụ 2: “...., bà lúc nào dường như cũng nghe thấy tiếng nói của bố bà
và nhìn thấy gương mặt thân yêu của ông”.
                                                                                              (tr9, số 38, 2006)
        Từ “dường như” nên đặt trước “lúc nào cũng” thì phù hợp với thói quen sử
dụng ngôn ngữ của người Việt hơn. Có thể sửa câu đó thành: “ ..., bà dường
như lúc nào bà cũng nghe thấy tiếng nói của bố bà và nhìn thấy gương mặt
thân yêu của ông .
5. Lỗi thiếu từ
        Lỗi thiếu từ là khi người viết viết thiếu từ cần thiết gây những phát ngôn
mơ hồ về nghĩa những cách hiểu lầm cho độc giả.
        Ví dụ 1: Đại hội X là lúc đặt tất cả các vấn đề lên, bàn bạc đến nơi đến
chốn.
Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê), “lên” là di chuyển đến một chỗ, một vị trí
cao hơn, hay là được coi là cao hơn. Như vậy thì sau từ “lên” phải có một tân
ngữ đi kèm. Nên sửa lại là: Đại hội X là lúc đặt tất cả các vấn đề lên bàn nghị
sự, bàn bạc đến nơi đến chốn.
                                                                                (số 78, 2006)
        Ví dụ 2: Với bí thư Đoàn Viên Vệ sinh phòng dịch quân đội- thiếu úy Ngô
Quang Hải, việc tham mưu cho thủ trưởng đơn vị, và làm “khớp nối” phối hợp
giữ Đoàn với Đảng ủy, Công đoàn các phòng ban trong cơ quan cũng đòi hỏi
người cán bộ Đoàn phải có tầm,...
        Người viết sử dụng một từ “tầm” tạo cho độc giả nhiều cách hiểu khác
nhau. Đó có thể là tầm hiểu biết, tầm hoạt động... Do đó người làm báo không
nên viết nhiều câu có nhiều cách hiểu như vậy. Có thể thêm sau từ tầm là từ
“năng lực” hoặc từ “hiểu biết về vệ sinh phòng dịch”.
        Ví dụ 3: Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, 3 vị tổng thống gần đây của Ai Cập
đều xuất thân quân đội.
                                                                                (tr 5, số 38, 2003)
Thường thì cùng từ “xuất thân” có thêm một giới từ “từ” để chỉ rõ nguồn gốc
của ai đó. Câu trên nên sửa lại là: Tuy nhiên có ý kiến họ rằng, 3 vị tổng thống
gần đây của Ai Cập đều xuất thân từ quân đội.
          Ví dụ 2: Trong tiếng mõ, tiếng kinh là tiếng nấc nghẹn của những người
mẹ, người chị, nhiều hơn cả những ánh mắt trẻ thơ tội nghiệp dõi ra biển.
                                                                        (tr 3, số 110,
2006)
        Nên thêm từ “là” vào trước những ánh mắt. Người viết đã bỏ quên mất từ
“là” biến câu này thành một câu so sánh “nhiều hơn cái gì”. Nhưng mục đích ở
đây tác giả muốn nhấn mạnh đến những đứa trẻ tội nghiệp. Do đó câu này cần
nên chêm thêm từ “là” vào để câu được rõ nghĩa hơn. Có thể sửa lại là: “Trong
tiếng mõ, tiếng kinh là tiếng nấc nghẹn của những người mẹ, người chị và nhiều
hơn cả là những ánh mắt tre thơ tội nghiệp dõi ra biển”.
6. Lỗi dùng từ địa phương
        Trong giao tiếp, bên cạnh ngôn ngữ toàn dân, các đơn vị thuộc về biến thể
ngôn ngữ như phương ngữ, từ địa phương cũng rất hay được sử dụng.
Theo giáo sư Nguyễn Thiện Giáp: “Từ địa phương là những từ được dùng hạn
chế ở một số hoặc một vài địa phương. Nói chung từ ngữ địa phương là bộ
phận nào đó của dân tộc, chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học khi
dùng vào danh sách báo nghệ thuật, các từ ngữ địa phương thường mang sắc
thái tu từ”.
Tuy nhiên nếu tần số sử dụng của các từ địa phương được lặp lại nhiều trong
báo sẽ gây sự khó hiểu cho độc giả.
        Ví dụ 1: Tám tháng trời lăn lóc khắp miền Tây và đậu nhiều nhất ở bến
Tre                                                                                                                   
(tr 36, số 183, 2006)
Trong ví dụ trên, người viết sử dụng chất Nam bộ nhưng nếu người tiếp nhận
không biết rằng từ “đậu” cũng có nghĩa là từ “đỗ” thì họ sẽ dễ hiểu sai về nghĩa
của câu. Nên sửa từ “đậu” thành từ “đỗ” thì sẽ phù hợp hơn.
        Ví dụ 2: Lục Vũ, thi bá đời Đường xưa tả chuyện uống trà nghe
mới...ghiền làm sao: “...”                                                              (tr 6, số
38, 2003)
Từ “nghiền” là từ địa phương có nghĩa là nghiện. Nhưng ở đây nếu dùng từ
nghiện sẽ gây khó hiểu cho độc giả. Vì thế nên thay đổi bằng từ nghiền bằng từ
nghiện.
        Ví dụ 3: Do giai đoạn cuối năm 2005, đầu năm 2006, Ban QL- ĐT thi
công ồ ạt nên phía Bưu diện không làm kịp. Bởi thế đã làm bể tuyến cáp, gây
thiệt hại gần 4 tỷ đồng.
                                                                                    (tr 34, số 183, 2006)
“Bể” cũng cũng có nghĩa là “vỡ” nhưng nhiều người không phải là người miền
trong sẽ khó có thể hiểu được từ này, chính vì vậy mà nên sửa từ “bể” bằng từ
“vỡ” để đảm báo tính thống nhất toàn dân.
7. Hiện tượng sáng tạo từ mới
        Đây là hiện tượng thường xuyên gặp trên báo chí. Đó là hiện tượng kết hợp
một hoặc nhiều yếu tố của hiện tượng này với một hoặc nhiều yếu tố của hiện
tượng khác để tạo thành từ mới mang nét nghĩa của cả hai từ. Mục đích của
người viết muốn tạo ra sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc hoặc đôi khi tác giả
muốn làm cho câu văn ngắn gọn.
        Tuy nhiên có trường hợp từ mới đó không phù hợp với cái chuẩn và không
được cộng đồng chấp nhận vì nó có thể làm cho người đọc hiểu sai nghĩa, thì
mục đích thực của nó và được cộng đồng chấp nhận. Và lúc đó người ta không
thể quy nó vào lỗi ngôn ngữ.
Ở đây chúng ta chỉ gọi đó là hiện tượng chứ không gọi là lỗi sáng tạo từ.
        Ví dụ 1: Khom lưng nhưng không thấp đầu, không gập gối, khách khiêm
kính cúi chào hoa và thư họa rồi về nơi an tọa.
                                                                                        (tr6, số 38, 2003)
        Từ “khiêm kính” là kết quả của sự kết hợp “khiêm nhường” và “kính
trọng”. Về mặt nghĩa nó mang nghĩa của hai từ này. Hiện tượng này không sai
nhưng lại không phổ biến lắm, khi nghe người ta cũng cảm thấy hơi lạ tai.
        Ví dụ 2: Chủ bước vào, tiến tới phía khách cúi đầu chào một cách khiêm
cung, khách cũng đứng lên cúi chào đáp lễ
                                                                                                  (tr6, số 38, 2003)
        Từ “khiêm cung” được tạo nên bởi từ “khiêm nhường” và “cung kính”.
Đây là hình thức rút gọn từ, chúng ta không thấy từ này xuất hiện nhiều trong
đời sống cũng như trong các văn bản nên cũng gây lạ tai. Tuy nhiên những từ
đó khi đọc lên người ta vẫn hiểu được ý nghĩa mà người viết muốn diễn đạt.

D.   TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.  Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2003), “cơ sở ngôn ngữ
học và tiếng Việt”, NXB Giáo dục.
2.  Đức Dũng (2002), “viết báo như thế nào”, NXB văn hóa- thông tin.
3.  Đinh Trọng Lạc (chủ biên) (1999), “phong cách tiếng Việt”, NXB Giáo dục.
4.  Hoàng Anh (2003), “một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí”, NXB Hà
Nội.
5.  Báo Tiền Phong số 38, 288 năm 2003.
6.  Báo Tiền phong số 68, 110 năm 2006.
7.  Báo Tiền Phong số 88, 183, 188 năm 2010

(Nguồn: http://tranthituyetspv.blogspot.com)

b. Sưu tầm các câu hay, sáng tạo trong các văn bản sách báo,
truyền hình... (nêu rõ nguồn).

* Sáng tạo từ mới trên báo chí truyền thông

Trong đời sống báo chí và truyền thông, nhu cầu diễn đạt các khái niệm
mới, hiện tượng mới bằng cách sáng tạo từ mới vẫn thường xuyên diễn ra. Quan
sát các trường hợp hình thành hoặc chuyển nghĩa từ vựng mới cũng có khá
nhiều điều lý thú.
Mười lăm năm trước, trên báo chí Việt Nam, xuất hiện những cái tên
thuần Việt đặt cho những người… Tây như: thầy Tô, trò Tốt. Không biết phóng
viên nào là nguời đầu tiên nghĩ ra danh xưng khác cho huấn luyện viên
Henrique Calisto (đội Gạch Đồng Tâm Long An và sau đó là tuyển quốc gia
Việt Nam), thủ môn Fabio Santos là thầy Tô và trò Tốt, nhưng chẳng bao lâu
sau đó, cách sáng tạo ấy được làng báo và cộng đồng chấp nhận. 
Đã nhiều lần tôi tự thắc mắc: Sao không là thầy Ca mà là thầy Tô nhỉ?
Hóa ra nghe âm thanh và nhìn chữ viết thầy Tô nó đã hơn. HLV Henrique
Calisto đã sống và làm việc ở Việt Nam nhiều năm, hiểu sâu sắc bóng đá Việt
Nam, văn hóa Việt Nam, nên gọi ông là thầy Tô nó mới rặt Việt. Tần suất xuất
hiện những cái tên nguời là Tô, là Tốt nhiều hơn là Ca, là San trong tiếng Việt.
Huấn luyện viên Calisto sau trận chung kết AFF Cup 2008. Thời điểm
này, Việt Nam giành chức vô địch Đông Nam Á. Ông chính là người được giới
báo chí thể thao Việt Nam đặt cái tên thân thuộc: “Thầy Tô”
Cái hay của sự sáng tạo này là khi những từ đó đưa vào sử dụng, cộng
đồng đều hiểu ngay, đều chấp nhận ngay. Và bằng chứng về thành công của sự
sáng tạo đó là rất nhiều báo, đài sau này đã bắt chước cách gọi thầy Tô và trò
Tốt trong một số bài viết, bài bình luận bóng đá Việt.
Chuyện sáng tạo từ ngữ như thế thường diễn ra trong đời sống báo chí
theo những quy luật nhất định. Đầu tiên là do thói quen viết tắt những từ dài và
có tần suất xuất hiện cao. Ví dụ: Forex (thay cho foreign exchange - ngoại
hối); telecast (television broadcast - phát sóng truyền hình)… Người ta gọi một
cách ẩn dụ hình thức này là chiếc va li: portmanteau (từ kết hợp). Có khi đó là
sự kết hợp của một câu, một cụm nhiều từ. Ví dụ: Obamacare là từ viết mới
diễn đạt cụm từ President B. Obama Healthcare program - một chính sách về
bảo hiểm y tế của Tổng thống Mỹ Obama. 
Hoặc cụm từ mà tiếng Việt hay gọi là cư dân mạng trong tiếng Anh cũng
được ghép từ 2 thành tố internet và citizen: Netizen và sau này còn có
từ netiquette (net + etiquette): quy tắc ứng xử trên mạng. Bản thân
từ Internet cũng là tổ hợp mới xuất phát từ 2 thành tố international” và network.
Một cách sáng tạo thú vị là việc chuyển nghĩa những tên riêng (người, địa
danh, sự kiện), hoặc danh từ chung nào đó thành các nét nghĩa khác. Hai Lúa là
một ví dụ. Hiện nay trong đời sống ngôn ngữ Việt, từ hai lúa được dùng khá đa
nghĩa, trong đó có một nghĩa tính từ (rất hai lúa chẳng hạn).
Tên riêng cựu Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovich Putin những năm
truớc cũng được báo chí khai thác sáng tạo rất độc đáo. Chẳng hạn
từ putinport vốn đuợc ghép từ cái tên Putin của vị tổng thống này với
từ sport. Putinport được dùng để chỉ những chính khách yêu thể thao.
Cũng có một loại ruợu ở Nga được định danh bằng cách ghép tên vị tổng
thống nổi tiếng này với từ vodka. Đó là ruợu Putinka mà hiện ở Hà Nội vẫn có
bán. Bastistuta, chàng cầu thủ tài hoa, cây săn bàn nhạy cảm người Argentina
còn được báo chí đặt cho cái tên rất độc đáo: Batigoal (kết hợp giữa
tên Bastistuta và Goal - ghi bàn).
Rạng sáng ngày Chủ nhật 2/6/2019 vừa qua, câu lạc bộ bóng đá của thành
phố cảng nước Anh Liverpool đã bước vào trận chung kết Champions League
thứ hai liên tiếp. Những thành quả của đội bóng này trên nhiều mặt trận những
năm gần đây được xem là bất ngờ, là kỳ diệu. 
Ví dụ, từ chỗ là đội yếu thế, Liverpool viết lên câu chuyện phi thường ở
Anfield rạng sáng 8/5/2019 bằng cách đánh bại gã khổng lồ Barcelona 4-0 ở
bán kết lượt về, qua đó vào chung kết Champions League bằng chiến thắng với
tổng tỷ số 4-3 sau hai lượt trận khi vắng nhiều trụ cột như Mohamed Salah và
Roberto Firmino. Quay lại chủ đề của bài viết, thành quả của đội bóng đá
Liverpool đã thành ý tưởng cho các phóng viên sáng tạo ra một từ
mới: Unbeliverpool.
Những chàng trai tài năng của câu lạc bộ bóng đá Liverpool - nhân tố
tạo cảm hứng cho báo chí sáng tạo từ “Unbeliverpool”
Unbeliverpool là cách chơi chữ ghép unbelievable và Liverpool. Phát
âm unbeliverpool nghe cũng na ná và sảng khoái như unbelievable (thật không
thể tin được!). Từ unbeliverpool giờ đây đã thành hastag trên Twitter, Instagram
tên một fanpage trên Facebook.
Từ wag trong báo chí tiếng Anh cũng mới xuất hiện mười mấy năm nay
và bây giờ nó cũng được người Việt dùng trên truyền thông. Ban đầu, wag là
cách viết tắt wife and girl, như một cách nói lóng để chỉ những người vợ hay
bạn gái của các cầu thủ nổi tiếng tới dự một dạ tiệc. Về sau, nó dùng để chỉ
chung những người phụ nữ đi cùng một người nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực
khác chứ không chỉ trong lĩnh vực thể thao.
Hiện nay, khi đời sống truyền thông phát triển, giới trẻ đặc biệt là tuổi
teen cũng thường có những cách sáng tạo từ, thành ngữ mới. Ví dụ: 500 anh
em hay 500 anh em thiện lành, ông chú ở Viettel, dành cả tuổi thanh xuân, sửu
nhi, soái ca… là những từ và cụm từ chưa có trong tiếng Việt trước đây. Tuy
nhiên, cộng đồng chính là trọng tài nghiêm khắc: những sự sáng tạo có ý nghĩa
và thú vị, hợp lý mới được chấp nhận. Những tìm tòi có ý nghĩa đùa cợt, chạy
theo thời sự, theo “trend” chỉ là nhất thời. Chúng ta chờ đợi các nhà báo, nhà
truyền thông tiếp tục có những sáng tạo mới cho hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt
ngày càng giàu và đẹp.

Phan Văn Tú

(Nguồn: https://www.htv.com.vn)

You might also like