You are on page 1of 3

CẤU TẠO CỦA THÀNH NGỮ.

#) Có các cách phân loại cấu tạo ngôn ngữ như sau:
1. Dựa vào số lượng thành tố trong ngôn ngữ:

a,Thành ngữ kết cấu ba tiếng:

- Câu hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết
hợp của một từ đơn và một từ ghép.

VD: Bé hạt tiêu, có máu mặt, chết nhăn răng….

- Kiểu có ba từ đơn, kết cấu giống như cụm từ C-V.

VD: Bạn nối khố, cá cắn câu…

b,Thành ngữ kết cấu bốn từ đơn hay hai từ ghép liên hợp theo kiểu nối tiếp hay
xen kẽ.

- Đây là kiểu phổ biến nhất của thành ngữ tiếng Việt.

VD: Bán vợ đợ con, bảng vàng bia đá, phong ba bão táp, ăn to nói lớn, ác giả ác
báo, …

- Trong đó được chia ra các kiểu:

+ Kiểu thành ngữ có láy ghép:

VD: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt, chúi đầu chúi mũi…

+ Kiểu thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép:

VD: Nhắm mắt xuôi tay, nhà tranh vách đất, ăn bờ ở bụi, bàn mưu tính kế…

c,Thành ngữ kết cấu năm hay sáu tiếng:


VD: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó…

d,Một số thành ngữ có kiểu kết cấu từ bảy, tám, mười tiếng.

- Nó có thể hai hay ba ngữ đoạn, hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một tổ
hợp kiểu ngữ cú dài cố định:

VD: Vênh váo như bố vợ phải đâm, vén tay áo xô đốt nhà táng giày .v.v…

=> Như vậy, dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ để phân loại thành ngữ
là chỉ dựa vào hình thức, không phản ánh được tính chất quan hệ và đặc điểm
bên trong của chúng.

2. Dựa vào kết cấu ngữ pháp:

- Câu có kết cấu CN-VN + trạng ngữ hoặc tân ngữ:

VD: Nước đổ đầu vịt, Chuột sa chĩnh gạo…

- Câu có kết cấu C-V, V-C:

VD: Vườn không nhà trống, mẹ tròn con vuông…

Tác dụng của thành ngữ

1, dễ thuộc dễ nhớ => giá trị lưu truyền cao Ví dụ - mẹ tròn con vuông -chim sa cá lặn - ác như hùm .....

2,. mang đậm sắc thái biểu cảm => dễ dàng bày tỏ tâm tư, sắc thái, tình cảm

Ví dụ: Trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương sử dụng rất nhiều thành ngữ:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công.


Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:

Có chồng hờ hững cũng như không!”

Ở đây, Trần Tế Xương sử dụng thành ngữ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” để chỉ sự lam lũ, vất vả của
người đàn bà trong cuộc đời ông. Tấm thân gầy gò “lặn lội”, lam lũ của người vợ chẳng khác nào tấm
thân cò lặn lội kiếm ăn trong đêm khuya. Tác dụng của thành ngữ mà Tế Xương sử dụng ở đây là thể
hiện tình cảm, nỗi xót xa trước sự vất vả, nhọc nhằn của người vợ. Từ đó ông càng yêu thương người
phụ nữ của ông hơn. => tác dụng: "tạo thành những câu nói hoàn chỉnh, được lưu truyền rộng rãi trong
cả văn chương và trong dân gian"V

You might also like