You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN


******

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


NGỮ PHÁP HỌC TIẾNG VIỆT

Họ và tên: Vũ Tín Trung


Mã số sinh viên:46.01.601.147
Lớp học phần: 2121LITR145402
GVHD: TS. Tăng Thị Tuyết Mai

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 06 năm 2022


PHẦN I
Vấn đề ngữ pháp tiếng Việt: Phân biệt câu đặc biệt và câu tỉnh lươc; giải
quyết vấn đề “những từ tượng thanh thuộc câu đặc biệt hay câu tỉnh lược?”
Theo Cao Xuân Hạo thì câu tỉnh lược được gọi là câu một phần (câu không đề): “câu
một phần là câu chỉ gồm một phần Thuyết, không có Đề trên bề mặt của câu.” [1, tr 79]
Cao Xuân Hạo còn giải thích thêm “nếu câu chỉ gồm có Thuyết mà người nghe hiểu được,
nghĩa là vẫn cảm nhận là câu, thì ắt hẳn phải có một ngữ cảnh khiến người nghe tự xác
định được phần Đề ứng với phần Thuyết ấy”; Cao Xuân Hạo chia câu tỉnh lược thành ba
nhóm: Tình huống đối thoại; khung cảnh hiện hữu trong lúc phát ngôn; tiêu đề của văn
bản, phía trước câu hữu quan. Nguyễn Thị Ly Kha không xem những câu ngữ cảnh (câu
tỉnh lược) là câu đặc biệt bởi vì “ta hoàn toàn có thể khôi phục lại những thành phần bị
lược bỏ” [3, tr 187], cô còn cho rằng những từ ngữ tượng thanh hoặc những từ miêu tả âm
thanh cũng có thể xếp vào nhóm câu ngữ cảnh vì “có thể gắn với ngữ cảnh để khôi phục
được chức năng cú pháp của kiểu câu này” [3, tr189]. Nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban
cũng cho rằng: “Phần tỉnh lược có thể được phục hồi để cho câu được trọn vẹn một cách
tự nhiên” [2, tr384].
Còn về câu đặc biệt Cao Xuân Hạo đưa ra quan điểm: “câu đặc biệt là câu không có cấu
trúc Đề -Thuyết” [1, tr 83]:
 câu đặc biệt cảm thán: ô kìa!, Trời ơi!,...
 câu đặc biệt gọi tên: Lan ơi!, Dạ!,…
 câu đặc biệt gọi tên: Quán Tịnh Tâm, Café Mưa Rào,…
 câu đặc biệt tượng thanh: ùng!, oàng!,…
Nguyễn Thị Ly Kha cho rằng: “câu đặc biệt là câu không phân định thành phần” [3, tr
186]. cô chia thành:
 câu đặc biệt thán từ: ui da! Lạy chúa tôi! Á!...
 câu đặc biệt hô ngữ: chị ơi! Má ơi!,…
 câu tiêu đề: Nỗi Buồn Chiến Tranh (Bảo Ninh), Mã Giám Sinh mua Kiều…
Đối với Diệp Quang Ban, thầy đưa ra khái niệm câu đơn đặc biệt chia ra thành hai kiểu:
“câu đặc biệt- danh từ và câu đặc biệt- vị từ. Trong đó những từ tượng thanh, tượng hình
như róc rách, lục sục,… được xếp vào nhóm câu đặc biệt- vị từ.
Có thể thấy quan điểm của Cao Xuân Hạo và Diệp Quang Ban khá tương đồng về vấn đề
những từ tượng thanh, tượng hình được xếp vào nhóm câu đặc biệt. Trong khi đó, tác giả
Nguyễn Thị Ly Kha lại xếp những từ ấy vào câu tỉnh lược.
Quan điểm cá nhân: em đồng tình với cách sắp xếp những từ tượng thanh, tượng hình
vào nhóm câu đặc biệt của thầy Cao Xuân Hạo và thầy Diệp Quang Ban bởi lẽ khi muốn
biết một câu là câu tỉnh lược hay câu đặc biệt ta phải xem xét xem câu ấy có phải là một
dạng câu được rút gọn hay câu đã tồn tại như nó vốn có? Xét ví dụ sau:
- Ầm ầm!...
Ta thấy rằng đây là một dạng câu đặc biệt bởi lẽ khi câu trên đứng riêng lẻ, ta không thể
nào khôi phục lại thành phần đã bị tỉnh lược của nó; “ầm ầm” ở đây có thể là khi trời mưa
sét đánh tạo ra những âm thanh “ầm ầm” hay “những đứa trẻ đùa giỡn ầm ầm” nếu khôi
phục như thế này thì hoàn toàn không có căn cứ, không có một ngữ cảnh xác định để ta có
thể khôi phục lại phần đã bị tỉnh lược. Theo thầy Cao Xuân Hạo, những từ tượng thanh “
là vế câu đặc biệt khi được dùng ghép với một vế câu một phần hay hai phần” [1, tr 84] ví
dụ “ầm ầm! tiếng sấm nổ vang trời.” như vậy “ầm ầm!” ở đây là một vế câu đặc biệt mà
thôi vì ngữ cảnh đã được vế sau thể hiện.
Một ví dụ khác về những từ tượng thanh diễn tả những âm thanh do con người tạo ra
như: “ui da!” nếu câu đứng một mình thì đích thị đây là một câu đặc biệt, ta không thể khôi
phục được vì không có ngữ cảnh xác định. Nhưng nếu có ngữ cảnh cụ thể: “ui da! Té đau
quá!” thì “ui da!” cũng chỉ đóng vai một vế câu đặc biệt thôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Xuân Hạo: Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, Quyển 1- Câu trong tiếng Việt.
NXB Giáo Dục, 1992
2. Diệp Quang Ban: Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2. NXB Giáo Dục, 2006
3. Nguyễn Thị Ly Kha: Ngữ pháp tiếng Việt. NXB Giáo Dục Việt Nam, 2008
PHẦN II
Viết một đoạn văn khoảng 6 đến 7 câu về chủ đề “những kỷ niệm tuổi học trò
của bạn”, sau đó thực hiện các yêu cầu sau:

Tuổi học trò là một gam màu vô cùng đẹp đẽ trong thanh xuân của mỗi người, bởi nó chứa
nhiều những kỷ niệm quý giá mà cả cuộc đời này ta sẽ không bao giờ quên được. Bên cạnh
những hội bạn thân nhí nhố, hài hước luôn làm cho ta cười lăn, cười bò; “mối tình đầu”
cũng là một thứ tạo cho ta những thước phim khó quên trong thanh xuân của mình. Tôi gặp
Q vào buổi tổng dợt lễ khai giảng của trường, tôi vẫn nhớ như in cậu ấy mang một đôi giày
màu đỏ, ngoại hình bảnh bao và nụ cười tỏa nắng của Q đã làm trái tim của thiếu niên mới
lớn rung động từ hôm ấy. Tôi không bộc bạch tình cảm của mình cho cậu biết vì còn ngại
ngùng khi đứng trước mặt Q, đó có lẽ là điều mà tôi nuối tiếc nhất trong cuộc đời học sinh
của mình. Vào buổi lễ trưởng thành, lần đầu tiên tôi có dũng khí đứng trước Q và xin cậu
ấy một dòng lưu bút, dòng lưu bút được kí lên chiếc áo xanh bạc màu- chiếc áo đã đi cùng
tôi suốt bốn năm cấp hai. Giờ nhìn lại mới thấy đó là một mùa yêu rất ngô nghê, trong sáng
và không tổn thương

a. Xác định từ loại các từ trong 2 câu đầu.


Quy Ước:
 DT: Danh từ
 ST: Số từ
 PT: Phó từ
 TT: Tính từ
 QHT: quan hệ từ
 ĐaT: Đại từ
 TrT: trợ từ

Tuổi học trò là một gam màu vô cùng đẹp đẽ trong thanh xuân của mỗi người,

DT DT ST DT DT PT TT DT DT QHT PT DT
Bởi nó chứa nhiều những kỷ niệm quý giá mà cả cuộc đời này ta sẽ không bao giờ

QHT ĐaT ĐT TT PT DT TT QHT ĐaT DT ĐaT ĐaT PT PT ĐaT

quên.

ĐT

Bên cạnh những hội bạn thân nhí nhố, hài hước luôn làm cho ta cười lăn, cười bò;

QHT PT DT DT TT TT PT ĐT QHT ĐaT ĐT ĐT

mối tình đầu cũng là một thứ tạo cho ta những thước phim đáng nhớ trong thanh xuân

DT DT PT ST DT ĐT ĐaT PT DT ĐT ĐT DT DT

của mình.

QHT ĐaT

b. Xác định các ngữ danh từ (không bị bao chứa trong các ngữ danh từ khác)
trong 3 câu đầu.
Tuổi học trò là một gam màu vô cùng đẹp đẽ trong thanh xuân của mỗi người,
bởi nó chứa nhiều những kỷ niệm quý giá mà cả cuộc đời này ta sẽ không bao
giờ quên được. Bên cạnh những hội bạn thân nhí nhố, hài hước luôn làm cho ta
cười lăn, cười bò; “mối tình đầu” cũng là một thứ tạo cho ta những thước phim
khó quên trong thanh xuân của mình. Tôi gặp Q vào buổi tổng dợt lễ khai giảng
của trường, tôi vẫn nhớ như in cậu ấy mang một đôi giày màu đỏ, ngoại hình
bảnh bao và nụ cười tỏa nắng của Q đã làm trái tim của thiếu niên mới lớn rung
động từ hôm ấy.
c. Xác định các ngữ động từ (không bị bao chứa trong các ngữ động từ khác)
trong 3 câu cuối.
Tôi không bộc bạch tình cảm của mình cho cậu biết vì còn ngại ngùng khi đứng
trước mặt Q, đó có lẽ là điều mà tôi nuối tiếc nhất trong cuộc đời học sinh của mình.
Vào buổi lễ trưởng thành, lần đầu tiên tôi có dũng khí đứng trước Q và xin cậu ấy
một dòng lưu bút, dòng lưu bút được kí lên chiếc áo xanh bạc màu- chiếc áo đã đi
cùng tôi suốt bốn năm cấp hai. Giờ nhìn lại mới thấy đó là một mùa yêu rất ngô
nghê, trong sáng và không tổn thương

d. Phân tích cấu trúc các ngữ đoạn ở câu b và c bằng sơ đồ hình giá nến. Xác định
chức năng cú pháp của các ngữ đoạn này.
Xác định chức năng cú pháp ngữ danh từ câu b:
Tuổi học trò (thành phần chủ ngữ trong cụm chủ vị: “Tuổi học trò… của mỗi người) là
một gam màu vô cùng đẹp đẽ trong thanh xuân của mỗi người (thành phần vị ngữ
trong cụm chủ vị: “tuổi học trò..của mỗi người), bởi nó chứa những kỷ niệm quý giá
(thành phần vị ngữ trong cụm chủ vị: “nó…quên được”) mà cả cuộc đời này (thành phần
vị ngữ trong cụm chủ vị: “nó…quên được”) ta sẽ không bao giờ quên được.
Bên cạnh những hội bạn thân nhí nhố, hài hước luôn làm cho ta cười lăn, cười bò (thành
phần chủ ngữ trong cụm chủ vị: “những hội…cười lăn, cười bò”) ;“mối tình đầu” (thành
phần chủ ngữ trong cụm chủ vị: “ “mối tình đầu”…thanh xuân của mình”) cũng là một
thứ (thành phần vị ngữ trong cụm chủ vị: “ “mối tình đầu”…thanh xuân của mình”) tạo
cho ta những thước phim khó quên trong thanh xuân của mình (thành phần vị ngữ
trong cụm chủ vị: “ “mối tình đầu”…thanh xuân của mình”)
Tôi (thành phần chủ ngữ trong cụm chủ vị: “tôi gặp…của trường”) Q vào buổi tổng dợt
lễ khai giảng của trường (thành phần vị ngữ trong cụm chủ vị “tôi gặp… của trường”) ,
tôi (thành phần chủ ngữ trong cụm chủ vị: “tôi vẫn nhớ…màu đỏ”) vẫn nhớ như in cậu ấy
mang một đôi giày màu đỏ (thành phần vị ngữ trong cụm chủ vị: “tôi vẫn nhớ…màu đỏ”),
ngoại hình bảnh bao và nụ cười tỏa nắng của Q (thành phần chủ ngữ trong cụm chủ vị:
“ngoại hình… từ hôm ấy”) đã làm trái tim của thiếu niên mới lớn rung động từ hôm ấy.
(thành phần vị ngữ trong cụm chủ vị: “ngoại hình…từ hôm ấy”)

Xác định chức năng cú pháp câu C:

Tôi không bộc bạch tình cảm của mình cho cậu biết (thành phần vị ngữ trong cụm chủ vị:
“tôi không…mặt Q”) vì còn ngại ngùng khi đứng trước mặt Q (thành phần vị ngữ trong
cụm chủ vị: “tôi không…mặt Q”) , đó có lẽ là điều mà tôi nuối tiếc nhất trong cuộc đời
học sinh của mình. (thành phần vị ngữ trong cụm chủ vị: “đó có lẽ… của mình”)

Vào buổi lễ trưởng thành, lần đầu tiên tôi có dũng khí đứng trước Q và xin cậu ấy một
dòng lưu bút (thành phần vị ngữ trong cụm chủ vị: “tôi có dung khí… lưu bút ”) , dòng
lưu bút được kí lên chiếc áo xanh bạc màu (thành phần vị ngữ trong cụm chủ vị: “dòng
lưu bút… bạc màu”) - chiếc áo đã đi cùng tôi suốt bốn năm cấp hai (thành phần vị ngữ
trong cụm chủ vị: “chiếc áo… cấp hai”)

Giờ nhìn lại mới thấy (thành phần trạng ngữ trong cụm chủ vị: “giờ nhìn…tổn thương”)
đó là một mùa yêu rất ngô nghê, trong sáng và không tổn thương

e. Phân tích cấu trúc cú pháp của tất cả các câu trong đoạn văn
Quy ước:
// ranh giới chủ ngữ và vị ngữ nòng cốt câu
CN: chủ ngữ
VN: vị ngữ
TrN: trạng ngữ
PPC: phần phụ chú (giải ngữ)
PN: phụ ngữ (phần phụ tình thái)
LN: liên ngữ (phần chuyển tiếp)
CTN: Cảm thán ngữ (thành phần cảm thán)
Tuổi học trò// là một gam màu vô cùng đẹp đẽ trong thanh xuân của mỗi người,
CN1 VN1 TrN
bởi nó// chứa nhiều những kỷ niệm quý giá mà cả cuộc đời này// ta sẽ không
CN2 VN2 CN3 VN3
bao giờ quên được.

Bên cạnh những hội bạn thân// nhí nhố, hài hước luôn làm cho ta cười lăn, cười bò;
LN CN1 VN1
“mối tình đầu”// cũng là một thứ tạo cho ta những thước phim khó quên
CN2 VN2
trong thanh xuân của mình.
TrN

Tôi// gặp Q vào buổi tổng dợt lễ khai giảng của trường,
CN1 VN1 TrN
tôi// vẫn nhớ như in cậu ấy mang một đôi giày màu đỏ,
CN2 VN2
ngoại hình bảnh bao và nụ cười tỏa nắng của Q// đã làm trái tim của thiếu
CN3 VN3
niên mới lớn rung động từ hôm ấy.
TrN

Tôi// không bộc bạch tình cảm của mình cho cậu biết vì còn ngại ngùng khi
CN1 VN1 TrN
đứng trước mặt Q,

đó// có lẽ là điều mà tôi nuối tiếc nhất trong cuộc đời học sinh của mình.
CN2 VN2 TrN
Vào buổi lễ trưởng thành, lần đầu tiên tôi// có dũng khí đứng trước Q và xin
TrN TrN CN1 VN1
cậu ấy một dòng lưu bút,

dòng lưu bút// được kí lên chiếc áo xanh bạc màu- chiếc áo đã đi cùng tôi suốt
CN2 VN2 PPC
bốn năm cấp hai.

Ôi! Giờ nhìn lại mới thấy đó//là một mùa yêu rất ngô nghê, trong sáng và
CTN TrN CN VN

không tổn thương.

You might also like