You are on page 1of 4

I.

Đọc thầm bài văn sau :


CÂU CHUYỆN VỀ NƯỚC MẮT
Trong một buổi gặp mặt gia đình nước, nước biển tự hào nói:
- Trên trái đất này, nước biển ta là vĩ đại nhất, vì không có loại nước nào
nhiều bằng ta và đầy quyền uy bằng ta.
Nước mưa tán đồng, nhưng cũng rất hãnh diện về mình:
- Nước mưa em đây cũng có ích cho đời. Em tưới mát cho cây cối xanh tươi,
cho vạn vật sinh sôi nảy nở.
Nước sông, suối, ao hồ, ... cũng nhao nhao lên, tự hào không kém:
- Bọn em cũng không thua các anh, bọn em cũng có vai trò to lớn.
Ai ai cũng ồn ã, tâng bốc nhau và tự tâng bốc mình. Chỉ riêng nước mắt và
nước ngầm là không nói gì. Nhận ra sự im lặng ấy, mọi người lên tiếng hỏi. Nước
mắt khẽ trả lời:
- Em thấy các anh ai cũng vĩ đại, ai cũng có ích cho đời. Còn riêng em, khi
em xuất hiện, chỉ là những lúc con người đau khổ, bất hạnh. Sự hiện diện của em
chẳng có ý nghĩa gì cả.
Đến khi ấy nước ngầm mới lên tiếng:
- Nước mắt à, khi con người cảm thấy đau khổ, buồn bực, sự xuất hiện của
em sẽ giúp họ cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Và em không thấy sao? Một người đi xa
nay trở lại quê hương, trên mắt họ long lanh những giọt nước mắt cảm động. Và
kia nữa, một người mẹ đón đứa con chào đời bằng những giọt nước mắt hạnh
phúc.... Những giọt nước mắt đó, không phải là em sao? Em cũng là giọt nước quý
mà nhân loại có được. Hãy dũng cảm sống và sống thật ý nghĩa em nhé.
(Theo Góc tâm hồn)

Khoanh vào chữ cái trước ý em cho là đúng hoặc thực hiện theo các yêu cầu dưới đây:
Câu 1. Gia đình nước đang tranh luận điều gì?
a. Vai trò của các loại nước.
b. Sức mạnh của nước biển.
c. Nỗi buồn của nước mắt.
d. Lợi ích của nước mưa.
Câu 2. Ban đầu hai nhân vật nào im lặng, không tham gia tranh luận?

a. Nước biển và nước mưa.


b. Nước sông, nước hồ.
c. Nước mắt và nước suối.
d. Nước mắt và nước ngầm.
Câu 3. Vì sao ban đầu nước mắt lại im lặng?
a. Vì thấy mình không có nhiều quyền lực như nước biển.
b. Vì cho rằng mình không có ích cho đời.
c. Vì không thích ồn ã, tâng bốc nhau và tự tâng bốc mình.
d. Vì cho rằng mình chỉ xuất hiện những lúc con người đau khổ, bất hạnh.
Câu 4. Vì sao nước ngầm cho rằng nước mắt là giọt nước quý của nhân loại?
Đúng ghi Đ, sai ghi S
a. Vì nước mắt làm bớt nỗi buồn đau của con người.
b. Vì nước mắt giúp con người thể hiện sự xúc động.
c. Vì nước mắt rất ít, rất hiếm hoi.
d. Vì nước mắt giúp con người thể hiện niềm hạnh phúc.

Câu 5. Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? Em sẽ nói gì để an ủi, động
viên nước mắt?

Câu 6. Từ nào không đồng nghĩa với từ "đau khổ"?


a. đau buồn. b. đau đớn. c. đau bụng d. đau
lòng.
Câu 7. Từ "ngọt" trong "bánh ngọt" với từ "ngọt" trong "lời nói ngọt ngào" là:
a. từ đồng âm b. từ trái nghĩa c. từ đồng nghĩa d. từ nhiều
nghĩa

Câu 8. Các câu: “Người mẹ đón đứa con chào đời bằng những giọt nước mắt.
Bà khóc vì xúc động và hạnh phúc.” liên kết với nhau bằng cách nào?

Câu 9. Em hãy đặt một câu ghép nói về nhân vật nước mắt trong đó có sử dụng
cặp từ tuy ... nhưng..... Xác định thành phần câu trong câu ghép em vừa đặt.
Câu 10. Em hãy viết 2-3 câu miêu tả ngôi trường Tiểu học Nguyễn Du (có sử dụng
từ ngữ gợi tả hoặc biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, …)

KIỂM TRA ĐỌC


I. Đọc thành tiếng: 3 điểm
HS đọc 1 đoạn khoảng 120 tiếng/ phút trong các bài sau:
1. Tiếng rao đêm – trang 49
2. Hộp thư mật – trang 66
3. Nghĩa thầy trò- trang 86
4. Tranh làng hồ- trang 96
Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
I. Chính tả: ( Nghe viết) : 2,5 điểm
Người chạy cuối cùng
Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của
chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị
chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho
chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả
quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm
ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó
bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh.

* Bài tập: Viết lại các tên riêng sau cho đúng. (0,5 điểm)
vua hùng; đường trường sơn
II. Tập làm văn: (7 điểm)
Hãy tả một cảnh đẹp của quê hương mà em thích. Em sẽ làm gì để bảo vệ
cảnh đẹp đó ?

You might also like