You are on page 1of 24

Trường:

Tổ:
Họ và tên GV:
KẾ HOẠCH DẠY VIẾT
Lớp 10 – Bộ sách Chân trời sáng tạo
BÀI 6: NÂNG NIU KỈ NIỆM
VIẾT MỘT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC: CHỦ ĐỀ,
NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC VỀ NGHỆ THUẬT VÀ TÁC DỤNG CỦA CHÚNG
Số tiết: 2 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
Sau bài học này, HS có thể:
1. Năng lực đặc thù
Quy trình viết: Viết được văn bản đúng quy trình, bảo đảm các bước đã được hình thành và rèn
luyện ở các lớp trước.
Thực hành viết: Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ
đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.
2. Năng lực chung
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: hình thành và kết nối các ý tưởng
3. Phẩm chất:
Chăm chỉ: có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động Chuẩn bị của GV Chuẩn bị của HS
Mở đầu SGK, SGV, bảng đen, phấn. SGK, viết, bút…

Hình thành kiến thức mới SGK, SGV, powerpoint, phiếu SGK, viết, bút…
học tập số 1 cho HS, phiếu học
tập số 2 cho HS, bảng đen,
phấn, bút màu,…
Thực hành viết SGK, SGV, powerpoint, phiếu SGK, phiếu học tập số 3 (đã
học tập số 3 cho HS, bảng kiểm giao vào buổi học trước), viết,
đoạn. bút.
Luyện tập, vận dụng SGK, SGV, bảng kiểm bài. SGK, bài viết hoàn chỉnh.

III. TIẾN TRÌNH HỌC


A. TIẾN TRÌNH
Hoạt Mục tiêu Nội dung dạy học PP/ KT dạy học Phương án đánh
động trung tâm giá
học
Mở Kích hoạt kiến thức nền Tri thức kiểu văn bản Sản phẩm: nội
đầu về kiểu văn bản nghị nghị luận (vấn đề dung cột K,W
(5 luận; kiểu bài phân nghị luận, lí lẽ, bằng trong phiếu
phút) tích, đánh giá một tác chứng), bố cục phân KWL.
Đàm thoại gợi
phẩm văn học: chủ đề, tích, đánh giá một GV đánh giá câu
mở
những nét đặc sắc về tác phẩm văn học: trả lời của HS
Phiếu KWL
hình thức nghệ thuật và chủ đề, những nét bằng đáp án.
tác dụng của chúng.; đặc sắc về hình thức
quy trình viết nghệ thuật và tác
Giới thiệu bài học dụng của chúng; quy
trình viết.
Hình Trình bày được các yêu Các yêu cầu đối với Dạy học hợp tác Sản phẩm: Phiếu
thành cầu đối với kiểu bài kiểu bài văn nghị Đàm thoại gợi học tập số 01,
kiến nghị luận phân tích, luận phân tích, đánh mở phiếu học tập số 2

1
thức đánh giá một tác phẩm giá một tác phẩm văn Phương pháp GV đánh giá
mới văn học: chủ đề, những học: chủ đề, những dạy học theo phiếu học tập số
(20 nét đặc sắc về hình nét đặc sắc về hình mẫu 01, phiếu học tập
phút) thức nghệ thuật và tác thức nghệ thuật và (Phân tích mẫu số 2 bằng đáp án
dụng của chúng. tác dụng của chúng. khi dạy viết)
Thuyết trình
Thực Biết xác định được đề Tóm tắt lại quy trình Dạy học hợp tác
hành tài, mục đích, người viết Đàm thoại gợi
viết đọc, hình thức, tư liệu Các bước chuẩn bị mở
theo của kiểu bài nghị luận trước khi viết Thuyết trình
quy phân tích, đánh giá một Cách tìm ý, lập dàn ý Kĩ thuật phòng
trình tác phẩm văn học: chủ kiểu bài nghị luận tranh.
(55 đề, những đặc sắc về phân tích, đánh giá Kĩ thuật sơ đồ tư
phút) nghệ thuật và tác dụng một tác phẩm văn duy.
của chúng. học: chủ đề, những Think aloud.
Biết tìm ý, lập dàn ý đặc sắc về nghệ thuật
cho kiểu bài nghị luận và tác dụng của
phân tích, đánh giá một chúng
Sản phẩm: Bảng
tác phẩm văn học: chủ Cách triển khai ý
kẻ trả lời câu hỏi
đề, những đặc sắc về thành từng đoạn văn
của HS, PHT số
nghệ thuật và tác dụng của kiểu bài nghị
3, PHT số 4.
của chúng. luận phân tích, đánh
GV đánh giá
Biết triển khai ý thành giá một tác phẩm văn
Bảng kẻ trả lời
từng đoạn văn của kiểu học: chủ đề, những
câu hỏi của HS,
bài nghị luận phân tích, đặc sắc về nghệ thuật
PHT số 3, PHT số
đánh giá một tác phẩm và tác dụng của
4 bằng đáp án, bài
văn học: chủ đề, những chúng
viết bằng bảng
đặc sắc về nghệ thuật Cách xem lại, chỉnh
kiểm (đoạn).
và tác dụng của chúng sửa, rút kinh nghiệm
Biết xem lại, chỉnh sửa, Cách phân tích, tóm
rút kinh nghiệm tắt những thông tin
Năng lực giải quyết vấn liên quan từ nhiều
đề và sáng tạo: hình nguồn khác nhau
thành và kết nối các ý
tưởng
Chăm chỉ: có ý chí
vượt qua khó khăn để
đạt kết quả tốt trong
học tập

Hoạt Viết bài hoàn chỉnh bài Tóm tắt yêu cầu kiểu Phiếu KWL Sản phẩm: Cột L
động văn nghị luận phân tích, bài nghị luận phân Thuyết trình. trong phiếu
luyện đánh giá một tác phẩm tích, đánh giá một tác KWL, bài viết
tập, văn học: chủ đề, những phẩm văn học: chủ của HS.
vận đặc sắc về nghê thuật và đề, những đặc sắc về GV đánh giá bài
dụng tác dụng của chúng. nghệ thuật và tác viết của HS bằng
(10 dụng của chúng; đưa bảng kiểm (bài).
phút) ra được lí lẽ rõ ràng
và bằng chứng đa
dạng.
Thực hành viết bài
hoàn chỉnh bài văn
nghị luận phân tích,
đánh giá một tác

2
phẩm văn học: chủ
đề, những đặc sắc về
nghệ thuật và tác
dụng của chúng; đưa
ra được lí lẽ rõ ràng
và bằng chứng đa
dạng.

3
B. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
1.1. Hoạt động kích hoạt kiến thức nền
a. Mục tiêu: Kích hoạt, huy động kiến thức nền về kiểu bài sẽ học.
b. Nội dung: GV giao phiếu KWL cho HS, HS trả lời lời cột K và cột W tại nhà và trình bày sản phẩm tại
lớp.
c, Sản phẩm: Phiếu KWL của HS
d. Tổ chức hoạt động:
*Giao nhiệm vụ học tập:
(1) GV yêu cầu HS hoàn thành cột K, cột W theo mẫu phiếu đính kèm bên dưới:

K W L
-Ở học kì I, em đã được học kĩ -Em muốn biết điều gì khi học bài -Những điều em đã học được sau
năng viết bài văn nghị luận ở này? bài dạy này là gì?
những bài học nào?
- Trình bày ít nhất hai kĩ năng cần
có khi viết bài của một thể loại đã
học.

(2) GV yêu cầu 3 - 4 cá nhân HS trình bày sản phẩm.


*Thực hiện nhiệm vụ học tập:
-HS thực hiện nhiệm vụ (1) ở nhà.
-HS thực hiện nhiệm vụ (2) trên lớp.
*Báo cáo, thảo luận: Cá nhân 3 - 4 HS trả lời
*Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét nhanh phiếu KWL, dẫn vào bài học.
Dự kiến sản phẩm:

K W L
-Giới thiệu, đánh giá về nội dung Cách phân tích, đánh giá một tác -Khi viết bài nghị luận phân tích,
và nghệ thuật của: một truyện kể phẩm văn học: chủ đề, những nét đánh giá một tác phẩm văn học
và một bài thơ. đặc sắc nghệ thuật và tác dụng của cần lưu ý đến đặc trưng thể loại.
- Ở thơ: có bằng chứng tin cậy từ chúng thông qua những lí lẽ, dẫn - Cần phải lưu ý triển khai về đặc
thơ; lập luận chặt chẽ, thể hiện chứng đúng đắn. sắc chủ đề cũng như những đặc
được những suy nghĩ, cảm nhận sắc nghệ thuật có trong tác phẩm
của người viết về bài thơ.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI


Hoạt động 1: tìm hiểu tri thức kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học
a. Mục tiêu: HS trình bày được các yêu cầu đối với kiểu bài
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi trong PHT số 1, HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi vào PHT số 1.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS ở PHT số 1.
d. Tổ chức hoạt động:
*Giao nhiệm vụ học tập:
(1) GV yêu cầu HS đọc lại tri thức về kiểu bài SGK tập II/ trang 17
(2) HS thảo luận nhóm đôi và trả lời PHT số 1:

4
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Khi thực hiện bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm em cần phải lưu ý điều gì?
2. Đối với một tác phẩm thơ trữ tình; em cần phân tích, đánh giá những yếu tố nào?
3. Đối với một tác phẩm văn xuôi trữ tình; em cần phân tích, đánh giá những yếu tố nào?
4. Hãy hoàn thành sơ đồ bố cục bài phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

MỞ BÀI THÂN BÀI KẾT BÀI

………………………… ………………………… ………………………


………………………… ………………………… ………………………
……………………….... …………………………. ………………………
. ……….

*Thực hiện nhiệm vụ học tập:


Cá nhân HS đọc SGK, nhận biết thông tin và thực hiện nhiệm vụ (1) đến (2) theo nhóm đôi
*Báo cáo, thảo luận
-GV mời 2-3 nhóm HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm học tập
-Các nhóm HS khác trao đổi và góp ý (nếu có)
*Nhận định, kết luận:
-GV nhận xét và kết luận
Dự kiến sản phẩm:

5
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Khi thực hiện bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm em cần phải lưu ý điều gì?
Ngoài những yêu cầu về nội dung và kĩ năng nghị luận văn học nói chung, cần nêu và phân tích thỏa
đáng những nét đặc sắc vê hình thức nghệ thuật theo đặc trưng thể loại của tác phẩm và tác dụng của
chúng.

2. Đối với một tác phẩm thơ trữ tình; em cần phân tích, đánh giá những yếu tố nào?
- Dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình
- Cách gieo vần
- Cách ngắt nhịp
- Ngắt dòng
- Chia đoạn…
3. Đối với một tác phẩm văn xuôi trữ tình; em cần phân tích, đánh giá những yếu tố nào?
- Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc xủa chủ thể trữ tình qua các mạch suy tư, cảm xúc
- Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nhằm thể hiện suy tư, cảm xúc, ấy,…
4. Hãy hoàn thành sơ đồ bố cục bài phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

KẾT BÀI
THÂN BÀI
MỞ BÀI
Khẳng định lại giá trị
- Luận điểm 1: Nêu chủ đề tác
Giới thiệu tác phẩm chủ đề và những nét
phẩm, phân tích và đánh giá/
và tác giả; nêu nhận đặc sắc về nghệ thuật
nhận xét về chủ đề
xét khái quát về nội của tác phẩm; tác
dung, nghệ thuật của -Luận điểm 2: Nêu tên các đặc động của tác phẩm
tác phẩm. sắc về nghệ thuật của tác phẩm đối với bản thân.
(tuỳ theo đặc điểm thể loại là
bài thơ hay văn xuôi trữ tình)
đồng thời phân tích và đánh
giá/ nhận xét tác dụng những
đặc sắc nghệ thuật đối với việc
thể hiện chủ đề tác phẩm. Lưu
ý: Có thể đảo trình tự trình bày
của hai luận điểm này.

Hoạt động 2: hướng dẫn phân tích văn bản mẫu


a. Mục tiêu:
Nhận biết các yêu cầu về luận điểm phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật trong một tác
phẩm văn học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm (4-5 HS) tìm hiểu các yêu cầu về luận điểm phân tích,
đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật trong một tác phẩm văn học
c. Sản phẩm: Câu trả lời trong PHT số 2
d. Tổ chức hoạt động:
*Giao nhiệm vụ học tập:

6
(1) GV yêu cầu HS đọc văn bản mẫu phân tích, đánh giá tác dụng của các biện pháp tu từ trong bài thơ
Mây và Sóng (Tagore), SGK tập 2 trang 17, 18.
(2) Các HS thảo luận nhóm (4-5 HS) để hoàn thành PHT số 2 bên dưới:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi Câu trả lời

Ngữ liệu trên là một bài viết hoàn


chỉnh hay trích đoạn? Dựa vào
đâu mà em nhận định như vậy?
Xác định luận điểm được nêu
trong ngữ liệu
Luận điểm đó được làm sáng tỏ
bằng những lí lẽ, bằng chứng nào?
Câu cuối trong ngữ liệu có tác
dụng gì?

*Thực hiện nhiệm vụ học tập:


HS thực hiện nhiệm vụ (1) đến (2)
*Báo cáo, thảo luận:
GV mời 2-3 nhóm HS trình bày nội dung thảo luận, phiếu học tập số 2, các nhóm còn lại lắng nghe, ghi
chép thông tin
Sau khi 2-3 nhóm HS trình bày xong, các nhóm tiến hành nhận xét, trao đổi, thảo luận
*Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc nhóm, phần trình bày, phiếu HT số 2 của nhóm HS
GV trình bày đáp án phiếu HT số 2 và chốt lại yêu cầu về kiểu bài.
Dự kiến sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi Câu trả lời

Ngữ liệu trên là một bài viết hoàn Ngữ liệu trên là một trích đoạn,
chỉnh hay trích đoạn? Dựa vào đâu không phải là một bài viết hoàn
mà em nhận định như vậy? chỉnh. Vì ngữ liệu không có mở bài,
kết bài. Có kí hiệu […] ở đầu bài và
cuối bài thể hiện đây chỉ là đoạn
trích.
Xác định luận điểm được nêu trong Luận điểm được nêu trong ngữ liệu:
ngữ liệu Phân tích, đánh giá tác dụng của các
biện pháp tu từ.

7
Luận điểm đó được làm sáng tỏ Luận điểm này được triển khai qua
bằng những lí lẽ, bằng chứng nào? các ý bàn về biện pháp nghệ thuật
ẩn dụ, điệp ngữ, cách dùng chủ thể
trữ tình nhập vai (nhà thơ nhập vai
vào em bé). Với mỗi ý, tác giả bài
viết đều dẫn ra các bằng chứng từ
bài thơ.

Câu cuối trong ngữ liệu có tác dụng Tác dụng của câu cuối trong ngữ
gì? liệu: Liên hệ với các câu ca dao
khác về tình mẹ con để mở rộng vấn
đề được bàn luận.

3. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VIẾT THEO QUY TRÌNH


Hoạt động 1: Hướng dẫn chuẩn bị trước khi viết
a. Mục tiêu:
Xác định được đề tài, người đọc, tư liệu, mục đích viết của kiểu bài nghị luận phân tích, đánh giá một
tác phẩm văn học: chủ đề, những đặc sắc về nghệ thuật và tác dụng của chúng
b. Nội dung:
GV hướng dẫn cho HS cách xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, tư liệu về kiểu bài
c. Sản phẩm:
Câu trả lời của HS trong PHT số 3
d. Tổ chức hoạt động
*Giao nhiệm vụ học tập:
(1) GV yêu cầu các nhóm HS (4-6 HS) hoàn thành PHT số 3 ở nhà.
Đề bài: Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ
thuật của bài thơ “sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh. (khoảng 500 từ)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu hỏi Câu trả lời
1. Xác định đề tài
Theo em, đề tài của bài viết này là gì?

Phạm vi yêu cầu của đề bài như thế nào?

2. Xác đinh mục đích viết

Em viết bài này nhằm mục đích gì?

Ai sẽ là người đọc bài viết của em?

3. Thu thập tư liệu (HS thống nhất chọn cùng một tác phẩm mà nhóm sẽ phân tích)

Tác phẩm văn học mà em sẽ chọn là

Tác phẩm này em tìm ở đâu?

8
Em hãy liệt kê một số tác phẩm khác cùng đề tài
với tác phẩm mà em đã chọn.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập:


Nhóm HS thực hiện nhiêm vụ học tập tại nhà thông qua các ứng dụng mạng xã hội như Zalo, MS team,…
*Báo cáo, thảo luận:
Đại diện 1-2 nhóm HS trình bày sản phẩm PHT số 3 trên lớp; các nhóm HS quan sát, lắng nghe, theo dõi và
đặt câu hỏi (nếu có)
*Đánh giá, kết luận:
GV quan sát, nhận xét, góp ý cho HS về việc chọn tư liệu không nên quá dài (tốn thời gian để phân tích),
quá mới (không có nhiều tài liệu để tham khảo),…
Dự kiến sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu hỏi Câu trả lời
1. Xác định đề tài
Theo em, đề tài của bài viết này là gì? Phân tích, đánh giá chủ đề và đặc sắc về hình
thức nghệ thuật của một tác phẩm thơ hoặc văn
xuôi trữ tình
Phạm vi yêu cầu của đề bài như thế nào? Giới hạn ở một số nét đặc sắc về chủ đề và nghệ
thuật của tác phẩm
2. Xác đinh mục đích viết

Em viết bài này nhằm mục đích gì? Em viết bài này nhằm luyện tập đưa ra những
luận điểm, bằng chứng để thấy được những đặc
sắc về chủ đề và nghệ thuật của một tác phẩm.

Ai sẽ là người đọc bài viết của em? Người đọc bài viết của em sẽ là thầy cô, bạn
bè,…
3. Thu thập tư liệu (HS thống nhất chọn cùng một tác phẩm mà nhóm sẽ phân tích)

Tác phẩm văn học mà em sẽ chọn là Sang thu (Hữu Thỉnh)

Tác phẩm này em tìm ở đâu? Thivien.net


SGK
Em hãy liệt kê một số tác phẩm khác cùng đề tài Thu điếu (Nguyễn Khuyến), Đây mùa thu tới
với tác phẩm mà em đã chọn. (Xuân Diệu), Tiếng thu (Lưu Trọng Lư),…

Hoạt động 2: Tìm ý, lập dàn ý


a. Mục tiêu:
Biết tìm ý, lập dàn ý cho kiểu bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những
đặc sắc về nghệ thuật và tác dụng của chúng.
Chăm chỉ: có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập

9
b. Nội dung: HS thảo luận nhóm và kẻ bảng hoàn thành câu hỏi của phần tìm ý, sau đó hoàn thành PHT
số 4 của phần lập dàn ý.
c. Sản phẩm: bảng kẻ câu trả lời câu hỏi của HS, PHT số 4.
d. Tổ chức hoạt động:
*Giao nhiệm vụ học tập:
Nhiệm vụ (1): tìm ý
GV yêu cầu nhóm HS (4-6 HS) kẻ bảng và thảo luận để trả lời các câu hỏi như sau:

Câu hỏi Câu trả lời


Chủ đề của bài thơ “Sang
thu” là gì?
Theo em, chủ đề của bài
thơ này có gì sâu sắc, mới
mẻ?

Trong bài thơ, tác giả Hữu


Thỉnh đã sử dụng những
biện pháp tu từ nào? Bằng
chứng?

Cách sử dụng những biện


pháp tu từ ấy có tác dụng
như thế nào? Bằng chứng?

Nhiệm vụ (2): Lập dàn ý


Các nhóm HS (4-6 HS) thảo luận và điền vào phiếu học tập số 4 dàn ý sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4


MỞ BÀI
 Giới thiệu tác giả, tác phẩm
……………………………………………………………………………………………..
Nêu nội dung khái quát cần phân tích và đánh giá
……………………………………………………………………………………………...
THÂN BÀI
 Luận điểm 1: phân tích, đánh giá chủ đề (đi kèm bằng chứng, lí lẽ)
Xác định chủ đề của bài thơ
……………………………………………………………………………………………
Em đã từng bắt gặp tác phẩm văn học nào trước đây có cùng chủ đề với bài thơ “sang thu”
hay không?
............................................................................................................................................
Theo em đây có phải là một chủ đề mới hay không? Nếu như đây là một chủ đề cũ thì tác giả
đã có những sáng tạo nghệ thuật nào để tạo ra sự mới mẻ (từ ngữ, biện pháp tu từ, thể thơ,...)
................................................................................................................................................

 Luận điểm 2: Phân tích, đánh giá những đặc sắc về nghệ thuật (đi kèm bằng chứng, lí
lẽ)
Đặc sắc thứ nhất:…………………………………………………………………………….
Tác dụng:…………………………………………………………………………………….

Đặc sắc thứ hai:……………………………………………………………............................


Tác dụng:……………………………………………………………………………………..

10
Đặc sắc thứ ba : ………………………………………………………………………………
Tác dụng:…………………………………………………………………………………….

KẾT BÀI
 Khẳng định một cách khái quát về đặc sắc nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm
…………………………………………………………………………………………………
 Cảm nghĩ của bản thân sau khi đọc tác phẩm
…………………………………………………………………………………………………..

*Thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS thực hiện nhiệm vụ (1) đến (2) trên khổ giấy A1


* Báo cáo, thảo luận:
Đại diện 1-2 nhóm HS trình bày sản phẩm, các nhóm còn lại cùng quan sát, thảo luận, góp ý và đặt câu
hỏi (nếu có)
*Kết luận, nhận định:
GV góp ý, nhận xét cho sản phẩm của các nhóm.

Dự kiến sản phẩm:

Câu hỏi Câu trả lời


Chủ đề của bài thơ “Sang Viết về mùa thu, khoảnh
thu” là gì? khắc giao mùa.
Theo em, chủ đề của bài Thể hiện những rung cảm
thơ này có gì sâu sắc, mới của Hữu Thỉnh trước
mẻ? khung cảnh chuyển mùa
của đất trời. Những chiêm
nghiệm sâu sắc của nhà
thơ.
Trong bài thơ, tác giả Hữu Thể thơ: năm chữ
Thỉnh đã sử dụng những Từ láy: dềnh dàng, chùng
từ ngữ, thể thơ, biện pháp chình,…
tu từ nào? Biện pháp tu từ: nhân hóa,
ẩn dụ,…
Em hãy cho biết ví dụ một Vd: nhân hóa hình ảnh
hình thức nghệ thuật được “sương” trong câu thơ
sử dụng trong bài và nó có “sương chùng chình qua
tác dụng như thế nào? ngõ”, “chùng chình” mang
Bằng chứng? nét nghĩa: cố ý chậm lại,
dềnh dàng, “sương chùng
chình” gợi cho người đọc
một hình ảnh đầy sinh
động, “sương” như một cô
gái duyên dáng đang uyển
chuyển nhẹ nhàng qua
ngõ.

11
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
MỞ BÀI
 Giới thiệu tác giả, tác phẩm
-Về tác giả Hữu Thỉnh, ông sinh năm 1942, quê ở Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc…
-Về tác phẩm “sang thu” được sáng tác vào năm 1977, viết trong tập “từ chiến hào đến thành
phố”
 Nêu nội dung khái quát cần phân tích và đánh giá
Bài thơ “sang thu” viết về sự chuyển mùa từ hạ sang thu, bên cạnh đó là những chiêm nghiệm
của tác giả về cuộc đời. Trong bài thơ sử dụng các từ ngữ (từ láy), biện pháp tu từ, thể thơ
năm chữ,… góp phần tạo nên sự đặc sắc cho tác phẩm.
THÂN BÀI
 Luận điểm 1: phân tích, đánh giá chủ đề (đi kèm bằng chứng, lí lẽ)
Xác định chủ đề của bài thơ
Bài thơ viết về chủ đề mùa thu, khoảnh khắc giao mùa
Em đã từng bắt gặp tác phẩm văn học nào trước đây có cùng chủ đề với bài thơ “sang thu”
hay không?
Trong văn học trung đại em đã từng bắt gặp chùm thơ “thu” của Nguyễn Khuyến, văn học
hiện đại đầu thế kỷ XX em bắt gặp “đây mùa thu tới” của Xuân Diệu,…
Theo em đây có phải là một chủ đề mới hay không? Nếu như đây là một chủ đề cũ thì tác
giả đã có những sáng tạo nghệ thuật nào để tạo ra sự mới mẻ (từ ngữ, biện pháp tu từ, thể
thơ,...)
-Thể thơ năm chữ
-Từ láy
-Biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa,...

 Luận điểm 2: Phân tích, đánh giá những đặc sắc về nghệ thuật (đi kèm bằng chứng, lí lẽ)
+Đặc sắc thứ nhất: Sử dụng thể thơ năm chữ
Tác dụng: thể thơ năm chữ gần gũi, dễ nhớ đồng thời trong bài thơ không sử dụng dấu câu để
ngắt nhịp nên tạo ra một sự liên tiếp, mênh manh cho không gian và thời gian bài thơ

+Đặc sắc thứ hai: Sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, ẩn dụ
1. Nhân hóa:
“Sương chùng chình qua ngõ”
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Tác dụng: biến các chủ thể tưởng chừng như vô hồn như sương, đám mây có những tính chất
giống như con người, từ đó làm bài thơ thêm sinh động hơn.
2. Ẩn dụ:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Tác dụng: “Sấm”là hình ảnh ẩn dụ cho những gian truân, khó khăn trong cuộc đời. “Hàng
cây đứng tuổi” là hình ảnh ẩn dụ cho những người từng trải trong cuộc sống. những người
từng trải không còn bất ngờ gì khi đứng trước những sấm chớp, mưa bão trong cuộc đời bởi
lẽ họ đã trải qua những điều ấy trong quá khứ. Đây cũng là sự chiêm nghiệm của tác giả về
cuộc đời.

+Đặc sắc thứ ba : Sử dụng nhiều từ láy mới lạ (dềnh dàng, chùng chình)
Tác dụng: những từ láy mang chung một nét nghĩa là chậm rãi, từ từ; góp phần làm hình ảnh
chuyển mùa không quá vội vã mà nhẹ tênh, có lẽ vì vậy mà nhà thơ mới có thể nhìn ra được
nét đẹp của thiên nhiên, đất trời khi chuyển mùa.

KẾT BÀI
 Khẳng định một cách khái quát về đặc sắc nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác
phẩm
12
Hữu Thỉnh đã có được những cảm nhận vô cùng tinh tế trước khoảnh khắc giao mùa, bên
cạnh đó nghệ thuật cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thành công của
bài thơ
 Cảm nghĩ của bản thân sau khi đọc tác phẩm
Một bài thơ hay và đầy ý niệm, giúp em thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống hơn.

Hoạt động 3: Viết bài (trên lớp)


a. Mục tiêu:
Cách triển khai ý thành đoạn văn của kiểu bài nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn
học: chủ đề, những đặc sắc về nghệ thuật và tác dụng của chúng.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: hình thành và kết nối các ý tưởng
b. Nội dung: GV làm mẫu cho HS một ý trong một luận điểm, sau đó HS viết đoạn văn dựa trên
dàn ý đã có.
c. Sản phẩm: Đoạn văn của HS
d. Tổ chức hoạt động:
*Giao nhiệm vụ học tập:
(1) HS lắng nghe, quan sát GV làm mẫu (nói to) để làm mẫu cách triển khai các ý thành đoạn,
cách diễn đạt, đưa li lẽ, bằng chứng sao cho thuyết phục
Mẫu: GV làm mẫu dựa trên dàn ý, làm mẫu cho HS ý số 2 trong luận điểm 1: “Em đã từng bắt gặp
tác phẩm văn học nào trước đây có cùng chủ đề với bài thơ “sang thu” hay không?” (tất cả quá trình
làm mẫu phải nói to suy nghĩ)
Mùa thu từ lâu đã không còn là một đề tài xa lạ, trong văn học trung đại ta đã từng bắt gặp một mùa thu đặc
trưng ở vùng quê Bắc bộ trong “thu điếu” của Nguyễn Khuyến
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
Đến những năm ba mươi của thế kỉ XX, ta lại gặp trong “đây mùa thu tới” của Xuân Diệu một mùa thu ủy
mị nhưng cũng không kém phần lãng mạn:
“Đây mùa thu tới, mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng”
Với sự đồng hành xuyên suốt từ cổ chí kim, có thể nói mùa thu đã trở thành một đề tài bất hủ được nhiều
thi nhân, văn nhân dùng để làm cảm hứng sáng tác nhưng không vì thế mà mùa thu trở nên nhàm chán, sáo
rỗng bởi lẽ mỗi nhà thơ, nhà văn có một phong cách nghệ thuật khác nhau nên mùa thu luôn được biến hóa
đa dạng khác nhau, có những nét đặc sắc khác nhau. Vì thế mà “sang thu” của Hữu Thỉnh là một bài thơ tuy
cũng nói về “mùa lá rụng” nhưng dưới ngòi bút tài tình của Hữu Thỉnh thì một bức tranh thu đầy tâm
tưởng, ý niệm đã hiện ra trước mắt bạn đọc.

(2) GV yêu cầu HS chọn một luận điểm mà HS tâm đắc để viết nên một đoạn văn. GV hướng
dẫn HS sử dụng bảng kiểm (đoạn) trong quá trình viết bài.

BẢNG KIỂM CHO MỘT ĐOẠN VĂN


Yếu Nội dung kiểm tra Đạt Chưa
Tố đạt

Câu chủ đề
Luận điểm Câu đưa ra luận điểm, quan điểm.
Lí lẽ Thuyết phục, rõ ràng, hợp lí.
Dẫn chứng Nêu được tối thiểu hai tác phẩm trở lên
Phù hợp với đề bài, thuyết phục
Kĩ năng Đúng chính tả, dấu câu
diễn đạt Có sử dụng các từ ngữ liên kết như: tuy-nhưng, vì
thế, bởi lẽ,…
13
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Cá nhân HS thực nhiệm vụ (1) đến (2).
* Báo cáo, thảo luận:
GV mời 1-2 HS trình bày đoạn văn trước lớp, các HS khác lắng nghe, nhận xét và đặt câu hỏi
(nếu có)
*Kết luận, nhận định:
GV quan sát, nhận xét và đánh giá đoạn văn, giao nhiệm vụ xem lại, chỉnh sửa và rút kinh
nghiệm cho HS về nhà.

Hoạt động 4: xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm


a. Mục tiêu:
Góp phần hình thành mục tiêu Biết viết văn bản đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết;
tìm ý, lập dàn ý; viết bài; xem lại , chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.
Biết xem lại, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. Biết đưa ra những lí lẽ thuyết phục và bằng chứng
tin cậy.
b. Nội dung: HS trình bày sản phẩm, GV nhận xét, hướng dẫn học sinh hoàn thiện đoạn văn
để triển khai thành bài văn.
c. Sản phẩm: đoạn văn hoàn chỉnh của HS
d. Tổ chức hoạt động:
*Giao nhiệm vụ học tập:
(1) GV yêu cầu cá nhân HS tự đọc bảng kiểm và tự điều chỉnh.
(2) GV mời 2-3 HS trình bày bài viết của mình trước lớp
*Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS thực hiện nhiệm vụ (1) đến (2).
* Báo cáo, thảo luận:
Cá nhân 2-3 HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp; các HS khác lắng nghe, quan sát,
đánh giá và đặt câu hỏi (nếu có).
* Kết luận, nhận định:
GV quan sát, nhận xét và đánh giá các đoạn văn của HS, nhấn mạnh và giao nhiệm vụ học
tập cho hoạt động luyện tập, vận dụng.

4. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (ở nhà)


a. Mục tiêu:
Viết bài hoàn chỉnh bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề,
những đặc sắc về nghê thuật và tác dụng của chúng.
b. Nội dung: GV giao đề tài cho HS viết thành một bài hoàn chỉnh, HS điền vào cột L của
phiếu KWL
c. Sản phẩm: Bài viết hoàn chỉnh của HS, phiếu KWL
d. Tổ chức hoạt động:
*Giao nhiệm vụ học tập:
(1) GV giao đề bài khác cho HS
Đề bài: “Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về
hình thức nghệ thuật của một bài thơ mà em đã học ở học kì I. (khoảng 500 từ)
Gợi ý: Hương Sơn phong cảnh (Chu Mạnh Trinh), Thơ duyên (Xuân Diệu),…
(2) GV hướng dẫn HS sử dụng bảng kiểm trong SGK để HS có thể tự điều chỉnh trong quá
trình viết.
(3) Điền vào cột L trong phiếu KWL những điều mình đã học được.

Bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

Nội dung kiểm tra Đạt Chưa


đạt
Mở Giới thiệu tác phẩm trữ tình (tên tác phẩm, thể loại, tác giả…).

14
bài Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

Thân Xác định chủ đề tác phẩm trữ tình.


bài
Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.
Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (phù
hợp với đặc trưng của thơ trữ tình hoặc văn xuôi trữ tình.
Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong
việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về tác phẩm.
Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm.

Kết Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét
bài độc đáo về chủ đề của tác phẩm.
Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc,
thưởng thức tác phẩm.
Kĩ Sắp xếp luận điểm, lí lẽ và bằng chứng hợp lí.
năng
trình Lập luận chặt chẽ, trình bày mạch lạc.
bày, Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn.
diễn
đạt Sử dụng các từ ngữ, câu văn để liên kết các luận điểm, bằng chứng và lí
lẽ.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập:


Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ (1)(2)(3) tại nhà
*Báo cáo, thảo luận:
GV mời 1-2 bạn trình bày các bước của viết theo quy trình: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài,
mục đích, tư liệu,…); tìm ý, lập dàn ý; viết bài; xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm khi làm việc
tại nhà.
Các HS khác lắng nghe, quan sát và đặt câu hỏi (nếu có)
*Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, đánh giá và chốt ý về câu trả lời của HS, thu bài của cả lớp.

15
PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP, BẢNG KIỂM
Bảng viết tắt
Viết tắt Diễn giải
GV Giáo viên
HS Học sinh
PHT Phiếu học tập

1. Hoạt động mở đầu:


K W L
-Ở học kì I, em đã được học kĩ -Em muốn biết điều gì khi học bài -Những điều em đã học sau bài
năng viết bài văn nghị luận ở này? dạy này là gì?
những bài học nào?
- Trình bày ít nhất hai kĩ năng cần
có khi viết bài của một thể loại đã
học.

Dự kiến sản phẩm:


K W L
Giới thiệu, đánh giá về nội dung Cách phân tích, đánh giá một tác -Khi viết bài nghị luận phân tích,
và nghệ thuật của: một truyện kể phẩm văn học: chủ đề, những nét đánh giá một tác phẩm văn học
và một bài thơ. đặc sắc nghệ thuật và tác dụng của cần lưu ý đến đặc trưng thể loại.
- Ở thơ: có bằng chứng tin cậy từ chúng thông qua những lí lẽ, dẫn - Cần phải lưu ý triển khai về đặc
thơ; lập luận chặt chẽ, thể hiện chứng đúng đắn. sắc chủ đề cũng như những đặc
được những suy nghĩ, cảm nhận sắc nghệ thuật có trong tác phẩm
của người viết về bài thơ.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:


Hoạt động 1: Hình thành tri thức kiểu bài

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

5. Khi thực hiện bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm em cần phải lưu ý điều gì?
6. Đối với một tác phẩm thơ trữ tình; em cần phân tích, đánh giá những yếu tố nào?
7. Đối với một tác phẩm văn xuôi trữ tình; em cần phân tích, đánh giá những yếu tố nào?
8. Hãy hoàn thành sơ đồ bố cục bài phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

MỞ BÀI THÂN BÀI KẾT BÀI

………………………… ………………………… ………………………


………………………… ………………………… ………………………
……………………….... …………………………. ………………………
. ……….

Dự kiến sản phẩm:

16
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

5. Khi thực hiện bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm em cần phải lưu ý điều gì?
Ngoài những yêu cầu về nội dung và kĩ năng nghị luận văn học nói chung, cần nêu và phân tích thỏa
đáng những nét đặc sắc vê hình thức nghệ thuật theo đặc trưng thể loại của tác phẩm và tác dụng của
chúng.

6. Đối với một tác phẩm thơ trữ tình; em cần phân tích, đánh giá những yếu tố nào?
- Dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình
- Cách gieo vần
- Cách ngắt nhịp
- Ngắt dòng
- Chia đoạn…
7. Đối với một tác phẩm văn xuôi trữ tình; em cần phân tích, đánh giá những yếu tố nào?
- Cách thể hiện tình cảm, cảm xúc xủa chủ thể trữ tình qua các mạch suy tư, cảm xúc
- Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nhằm thể hiện suy tư, cảm xúc, ấy,…
8. Hãy hoàn thành sơ đồ bố cục bài phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học

KẾT BÀI
THÂN BÀI
MỞ BÀI
Khẳng định lại giá trị
- Luận điểm 1: Nêu chủ đề tác
Giới thiệu tác phẩm chủ đề và những nét
phẩm, phân tích và đánh giá/
và tác giả; nêu nhận đặc sắc về nghệ thuật
nhận xét về chủ đề
xét khái quát về nội của tác phẩm; tác
dung, nghệ thuật của -Luận điểm 2: Nêu tên các đặc động của tác phẩm
tác phẩm. sắc về nghệ thuật của tác phẩm đối với bản thân.
(tuỳ theo đặc điểm thể loại là
bài thơ hay văn xuôi trữ tình)
đồng thời phân tích và đánh
giá/ nhận xét tác dụng những
đặc sắc nghệ thuật đối với việc
thể hiện chủ đề tác phẩm. Lưu
ý: Có thể đảo trình tự trình bày
của hai luận điểm này.

Hoạt động 2: Hoạt động phân tích mẫu


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi Câu trả lời

Ngữ liệu trên là một bài viết hoàn


chỉnh hay trích đoạn? Dựa vào đâu
mà em nhận định như vậy?

17
Xác định luận điểm được nêu trong
ngữ liệu

Luận điểm đó được làm sáng tỏ


bằng những lí lẽ, bằng chứng nào?

Câu cuối trong ngữ liệu có tác dụng


gì?

Dự kiến sản phẩm:


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi Câu trả lời

Ngữ liệu trên là một bài viết hoàn Ngữ liệu trên là một trích đoạn,
chỉnh hay trích đoạn? Dựa vào đâu không phải là một bài viết hoàn
mà em nhận định như vậy? chỉnh. Vì ngữ liệu không có mở bài,
kết bài. Có kí hiệu […] ở đầu bài và
cuối bài thể hiện đây chỉ là đoạn
trích.
Xác định luận điểm được nêu trong Luận điểm được nêu trong ngữ liệu:
ngữ liệu Phân tích, đánh giá tác dụng của các
biện pháp tu từ.

Luận điểm đó được làm sáng tỏ Luận điểm này được triển khai qua
bằng những lí lẽ, bằng chứng nào? các ý bàn về biện pháp nghệ thuật
ẩn dụ, điệp ngữ, cách dùng chủ thể
trữ tình nhập vai (nhà thơ nhập vai
vào em bé). Với mỗi ý, tác giả bài
viết đều dẫn ra các bằng chứng từ
bài thơ.

Câu cuối trong ngữ liệu có tác dụng Tác dụng của câu cuối trong ngữ
gì? liệu: Liên hệ với các câu ca dao
khác về tình mẹ con để mở rộng vấn
đề được bàn luận.

3. Hoạt động thực hành viết theo quy trình


Hoạt động 1: Chuẩn bị trước khi viết

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3


Câu hỏi Câu trả lời
1. Xác định đề tài
Theo em, đề tài của bài viết này là gì?

Phạm vi yêu cầu của đề bài như thế nào?

18
2. Xác đinh mục đích viết

Em viết bài này nhằm mục đích gì?

Ai sẽ là người đọc bài viết của em?

3. Thu thập tư liệu (HS thống nhất chọn cùng một tác phẩm mà nhóm sẽ phân tích)

Tác phẩm văn học mà em sẽ chọn là

Tác phẩm này em tìm ở đâu?

Em hãy liệt kê một số tác phẩm khác cùng đề tài


với tác phẩm mà em đã chọn.

Dự kiến sản phẩm:


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu hỏi Câu trả lời
1. Xác định đề tài
Theo em, đề tài của bài viết này là gì? Phân tích, đánh giá chủ đề và đặc sắc về hình
thức nghệ thuật của một tác phẩm thơ hoặc văn
xuôi trữ tình
Phạm vi yêu cầu của đề bài như thế nào? Giới hạn ở một số nét đặc sắc về chủ đề và nghệ
thuật của tác phẩm
2. Xác đinh mục đích viết

Em viết bài này nhằm mục đích gì? Em viết bài này nhằm luyện tập đưa ra những
luận điểm, bằng chứng để thấy được những đặc
sắc về chủ đề và nghệ thuật của một tác phẩm.

Ai sẽ là người đọc bài viết của em? Người đọc bài viết của em sẽ là thầy cô, bạn
bè,…
3. Thu thập tư liệu (HS thống nhất chọn cùng một tác phẩm mà nhóm sẽ phân tích)

Tác phẩm văn học mà em sẽ chọn là Sang thu (Hữu Thỉnh)

Tác phẩm này em tìm ở đâu? Thivien.net


SGK
Em hãy liệt kê một số tác phẩm khác cùng đề tài Thu điếu (Nguyễn Khuyến), Đây mùa thu tới
với tác phẩm mà em đã chọn. (Xuân Diệu), Tiếng thu (Lưu Trọng Lư),…

Hoạt động 2: Tìm ý, lập dàn ý


NV1: Tìm ý

Câu hỏi Câu trả lời

19
Chủ đề của bài thơ “Sang .
thu” là gì?
Theo em, chủ đề của bài
thơ này có gì sâu sắc, mới
mẻ?

Trong bài thơ, tác giả Hữu


Thỉnh đã sử dụng những
từ ngữ, thể thơ, biện pháp
tu từ nào?
Em hãy cho biết ví dụ một
hình thức nghệ thuật được
sử dụng trong bài và nó có
tác dụng như thế nào?
Bằng chứng?

Dự kiến sản phẩm:

Câu hỏi Câu trả lời


Chủ đề của bài thơ “Sang Viết về mùa thu, khoảnh
thu” là gì? khắc giao mùa.
Theo em, chủ đề của bài Thể hiện những rung cảm
thơ này có gì sâu sắc, mới của Hữu Thỉnh trước
mẻ? khung cảnh chuyển mùa
của đất trời. Những chiêm
nghiệm sâu sắc của nhà
thơ.
Trong bài thơ, tác giả Hữu Thể thơ: năm chữ
Thỉnh đã sử dụng những Từ láy: dềnh dàng, chùng
từ ngữ, thể thơ, biện pháp chình,…
tu từ nào? Biện pháp tu từ: nhân hóa,
ẩn dụ,…
Em hãy cho biết ví dụ một Vd: nhân hóa hình ảnh
hình thức nghệ thuật được “sương” trong câu thơ
sử dụng trong bài và nó có “sương chùng chình qua
tác dụng như thế nào? ngõ”, “chùng chình” mang
Bằng chứng? nét nghĩa: cố ý chậm lại,
dềnh dàng, “sương chùng
chình” gợi cho người đọc
một hình ảnh đầy sinh
động, “sương” như một cô
gái duyên dáng đang uyển
chuyển nhẹ nhàng qua
ngõ.

NV2: Lập dàn ý

20
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
MỞ BÀI
 Giới thiệu tác giả, tác phẩm
……………………………………………………………………………………………..
Nêu nội dung khái quát cần phân tích và đánh giá
……………………………………………………………………………………………...
THÂN BÀI
 Luận điểm 1: phân tích, đánh giá chủ đề (đi kèm bằng chứng, lí lẽ)
Xác định chủ đề của bài thơ
……………………………………………………………………………………………
Em đã từng bắt gặp tác phẩm văn học nào trước đây có cùng chủ đề với bài thơ “sang thu”
hay không?
............................................................................................................................................
Theo em đây có phải là một chủ đề mới hay không? Nếu như đây là một chủ đề cũ thì tác giả
đã có những sáng tạo nghệ thuật nào để tạo ra sự mới mẻ (từ ngữ, biện pháp tu từ, thể thơ,...)
................................................................................................................................................

 Luận điểm 2: Phân tích, đánh giá những đặc sắc về nghệ thuật (đi kèm bằng chứng, lí
lẽ)
Đặc sắc thứ nhất:…………………………………………………………………………….
Tác dụng:…………………………………………………………………………………….

Đặc sắc thứ hai:……………………………………………………………............................


Tác dụng:……………………………………………………………………………………..

Đặc sắc thứ ba : ………………………………………………………………………………


Tác dụng:…………………………………………………………………………………….

KẾT BÀI
 Khẳng định một cách khái quát về đặc sắc nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm
…………………………………………………………………………………………………
 Cảm nghĩ của bản thân sau khi đọc tác phẩm
…………………………………………………………………………………………………..

Dự kiến sản phẩm

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4


MỞ BÀI
 Giới thiệu tác giả, tác phẩm
-Về tác giả Hữu Thỉnh, ông sinh năm 1942, quê ở Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc…
-Về tác phẩm “sang thu” được sáng tác vào năm 1977, viết trong tập “từ chiến hào đến thành
phố”
 Nêu nội dung khái quát cần phân tích và đánh giá
Bài thơ “sang thu” viết về sự chuyển mùa từ hạ sang thu, bên cạnh đó là những chiêm nghiệm
của tác giả về cuộc đời. Trong bài thơ sử dụng các từ ngữ (từ láy), biện pháp tu từ, thể thơ
năm chữ,… góp phần tạo nên sự đặc sắc cho tác phẩm.
THÂN BÀI
 Luận điểm 1: phân tích, đánh giá chủ đề (đi kèm bằng chứng, lí lẽ)
Xác định chủ đề của bài thơ
Bài thơ viết về chủ đề mùa thu, khoảnh khắc giao mùa

21
Em đã từng bắt gặp tác phẩm văn học nào trước đây có cùng chủ đề với bài thơ “sang thu”
hay không?
Trong văn học trung đại em đã từng bắt gặp chùm thơ “thu” của Nguyễn Khuyến, văn học
hiện đại đầu thế kỷ XX em bắt gặp “đây mùa thu tới” của Xuân Diệu,…
Theo em đây có phải là một chủ đề mới hay không? Nếu như đây là một chủ đề cũ thì tác
giả đã có những sáng tạo nghệ thuật nào để tạo ra sự mới mẻ (từ ngữ, biện pháp tu từ, thể
thơ,...)
-Thể thơ năm chữ
-Từ láy
-Biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa,...

 Luận điểm 2: Phân tích, đánh giá những đặc sắc về nghệ thuật (đi kèm bằng chứng, lí lẽ)
+Đặc sắc thứ nhất: Sử dụng thể thơ năm chữ
Tác dụng: thể thơ năm chữ gần gũi, dễ nhớ đồng thời trong bài thơ không sử dụng dấu câu để
ngắt nhịp nên tạo ra một sự liên tiếp, mênh manh cho không gian và thời gian bài thơ

+Đặc sắc thứ hai: Sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, ẩn dụ
Nhân hóa:
“Sương chùng chình qua ngõ”
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Tác dụng: biến các chủ thể tưởng chừng như vô hồn như sương, đám mây có những tính chất
giống như con người, từ đó làm bài thơ thêm sinh động hơn.
Ẩn dụ:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Tác dụng: “Sấm”là hình ảnh ẩn dụ cho những gian truân, khó khăn trong cuộc đời. “Hàng
cây đứng tuổi” là hình ảnh ẩn dụ cho những người từng trải trong cuộc sống. những người
từng trải không còn bất ngờ gì khi đứng trước những sấm chớp, mưa bão trong cuộc đời bởi
lẽ họ đã trải qua những điều ấy trong quá khứ. Đây cũng là sự chiêm nghiệm của tác giả về
cuộc đời.

+Đặc sắc thứ ba : Sử dụng nhiều từ láy mới lạ (dềnh dàng, chùng chình)
Tác dụng: những từ láy mang chung một nét nghĩa là chậm rãi, từ từ; góp phần làm hình ảnh
chuyển mùa không quá vội vã mà nhẹ tênh, có lẽ vì vậy mà nhà thơ mới có thể nhìn ra được
nét đẹp của thiên nhiên, đất trời khi chuyển mùa.

KẾT BÀI
 Khẳng định một cách khái quát về đặc sắc nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác
phẩm
Hữu Thỉnh đã có được những cảm nhận vô cùng tinh tế trước khoảnh khắc giao mùa, bên
cạnh đó nghệ thuật cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thành công của
bài thơ
 Cảm nghĩ của bản thân sau khi đọc tác phẩm
Một bài thơ hay và đầy ý niệm, giúp em thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống hơn.

Hoạt động 3: Hoạt động viết bài


BẢNG KIỂM CHO MỘT ĐOẠN VĂN
Yếu Nội dung kiểm tra Đạt Chưa
Tố đạt

Câu chủ đề
22
Luận điểm Câu đưa ra luận điểm, quan điểm.
Lí lẽ Thuyết phục, rõ ràng, hợp lí.
Dẫn chứng Nêu được tối thiểu hai tác phẩm trở lên
Phù hợp với đề bài, thuyết phục
Kĩ năng Đúng chính tả, dấu câu
diễn đạt Có sử dụng các từ ngữ liên kết như: tuy-nhưng, vì
thế, bởi lẽ,…

4. Hoạt động luyện tập, vận dụng


Bảng kiểm kĩ năng viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

Nội dung kiểm tra Đạt Chưa


đạt
Mở Giới thiệu tác phẩm trữ tình (tên tác phẩm, thể loại, tác giả…).
bài
Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.

Thân Xác định chủ đề tác phẩm trữ tình.


bài
Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.
Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (phù
hợp với đặc trưng của thơ trữ tình hoặc văn xuôi trữ tình.
Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong
việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về tác phẩm.
Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm.

Kết Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét
bài độc đáo về chủ đề của tác phẩm.
Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc,
thưởng thức tác phẩm.
Kĩ Sắp xếp luận điểm, lí lẽ và bằng chứng hợp lí.
năng
trình Lập luận chặt chẽ, trình bày mạch lạc.
bày, Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn.
diễn
đạt Sử dụng các từ ngữ, câu văn để liên kết các luận điểm, bằng chứng và lí
lẽ.

23
24

You might also like