You are on page 1of 4

BÀI TẬP THU HOẠCH PHẦN TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT

Câu 1. Để chỉ đơn vị cấu tạo từ của tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học dùng
một số thuật ngữ sau: hình vị, từ tố, tiếng, nguyên vị...

Theo anh ( chị ), khi dạy cho học sinh tiểu học, giáo viên nên sử dụng thuật
ngữ nào ? Vì sao ?

Câu 2. a. Giải bài tập : Cho các cặp từ sau: thuyền nan / thuyền bè; xe đạp/
xe cộ.

- Hai từ trong từng cặp từ trên khác nhau ở chỗ nào? (về nghĩa và về cấu tạo từ)

- Tìm thêm hai cặp từ tương tự.

b. Các từ: tốt tươi, đánh đập, chán chê, mặt mũi, đi đứng, tươi cười là từ láy
hay từ ghép? Vì sao anh ( chị ) hiểu như vậy ?

Câu 3. Nêu mục đích và chi ra cách hướng dẫn học sinh giải các bài tập sau:

a. Nghĩa của từ ghép nhà cửa có hoàn toàn trùng với nghĩa của hai từ đơn
nhà, cửa cộng lại (nhà và cửa) hay không ?

b. Anh em trong hai trường hợp sử dụng dưới đây là một từ ghép hay
hai từ đơn:

- Anh em như chân với tay / Như da với thịt, như cây với cành.

- Anh em đi vắng rồi, chị ạ!

Căn cứ vào đâu mà em biết như vậy ?

Câu 4. a. Phân biệt nghĩa các từ láy sau: nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhoi, nhỏ
nhỏ, nhỏ nhen. Xác lập các ngữ cảnh để đặt câu với mỗi từ láy trên .
b. Các từ láy dưới đây có điểm nào giống nhau ( về cấu tạo và về nghĩa ):
khấp khểnh, mấp mô, lấp ló, lập loè, thập thò, bập bùng... Tìm thêm các từ láy
tương tự.

c. Các từ: ấm áp, ép uổng, êm ái, im ắng, ế ẩm, êm ả, èo uột, ỉ eo, ỏn ẻn... có
phải là từ láy không ? Vì sao anh ( chị ) hiểu như vậy ?

d. Các từ: cuống quýt, cập kênh, cồng kềnh, cò kè, cót két, cọt kẹt... có phải
là từ láy không ? Vì sao anh ( chị ) hiểu như vậy ?

e. Phân biệt nghĩa hai từ trong từng cặp: nhỏ / nhỏ nhắn, lạnh / lạnh lạnh
lùng, run / run rẩy .

Anh (chị) nhận xét gì về sự hình thành nghĩa của các từ láy từ các hình vị
gốc?

Câu 5. a. Xác định các nghĩa biểu vật khác nhau của từng từ nhiều nghĩa (đa
nghĩa) sau: (1). đầu, mặt, chân (danh từ).

(2). đi, chạy (động từ).

(3). nặng, nhẹ (tính từ).

b. Nêu nội dung hai khái niệm : nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong sách
giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 1 ( bài: Từ nhiều nghĩa ). Nêu nhận xét gì về cách
định nghĩa hai khái niệm này của sách giáo khoa ?

Câu 6. Cho bài tập sau:


- Tìm hiểu nghĩa của từ “chân” trong các kết hợp dưới đây:
+ Em bé tự vẽ lên chân của mình rồi cười thích thú.
+ Tớ xin một chân vào việc trông coi đồ cho cả lớp nhé.
- Tìm hiểu nghĩa của từ “ngọt” trong các kết hợp dưới đây:
+ Trẻ em thường thích ăn bánh ngọt.
+ Lời ru ngọt ngào của mẹ đưa em vào giấc ngủ.
a. Phân tích cơ sở ngôn ngữ học của bài tập trên.
b. Nghĩ ra một bài tập khác giúp học sinh phân biệt các từ đồng âm: “mua”, “đá”.
c. Tổ chức một trò chơi để dạy về từ đồng âm.
Câu 7. Để dạy cho học sinh về nghĩa của từ lấp lánh, cô giáo ra bài tập:

Em xem trong câu sau, từ nào có thể thay thế được từ “lấp lánh”

Ngôi sao sáng “lấp lánh” trên bầu trời.

Các từ cần chọn là: Lập lòe - Lóng lánh - Lung linh

Một em học sinh nói: Thưa cô em chọn từ “lập lòe” vì đó mới là từ chỉ ánh
sáng, các từ còn lại là nói về màu sắc.

Vận dụng những hiểu biết về nghĩa của từ và dạy học phát triển năng lực,
anh (chị ) hãy giải thích với học sinh hiểu tình huống trên.

Câu 8. Từ màn ( danh từ ) có một số nghĩa sau: (a). Đồ dùng làm bằng vải
thưa, che xung quanh giường để chắn muỗi. (b). Tấm vải căng ra để che trước bàn
thờ, trước sân khấu hoặc trước cửa. (c). Một hồi trong vở kịch, từ lúc mở màn cho
đến lúc hạ màn. Trong các nghĩa trên, đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển ?
Trong các nghĩa chuyển, nghĩa nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa
nào được hình thành theo phương thức hoán dụ ?

Câu 9. “ Việc dạy từ ngữ theo các chủ đề, chủ điểm từ ngữ hiện nay ở
trường tiểu học thực chất là dạy từ ngữ theo các trường biểu vật hoặc trường biểu
niệm, cũng có nghĩa là dạy từ ngữ theo hệ thống” ( Giáo trình Tiếng Việt 2 - Lê A,
Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh - NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội - trang 165 ).

Anh ( chị ) hiểu ý kiến trên như thế nào ? Lấy ví dụ trong sách giáo khoa
Tiếng Việt tiểu học để minh họa. Theo anh ( chị ), cách cung cấp từ ngữ trong mỗi
bài dạy ( kiểu bài thực hành về từ theo chủ đề ) của sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu
học có những ưu, nhược điểm cơ bản nào ?

Câu 10. a. Phân biệt sự khác nhau giữa từ nhiều nghĩa và từ đồng âm khác
nghĩa. Phân tích các ví dụ để làm sáng tỏ sự khác nhau này.

b. Giải thích và chứng minh nhận định “ Trái nghĩa là hiện tượng
ngược với đồng nghĩa. Cụ thể, trái nghĩa là hiện tượng phân hóa hai cực của cùng
một nét nghĩa lớn ( nét nghĩa phạm trù, nét nghĩa có tính khái quát rất cao ). Nói
cách khác, khi nét nghĩa lớn ấy phân hóa một cách cực đoan thành hai cực ( lưỡng
cực hóa ) thì ta coc các từ trái nghĩa; còn khi các từ đồng nhất với nhau ở một trong
hai cực thì ta có các từ đồng nghĩa ” (Giáo trình Tiếng Việt 2 - Lê A, Đỗ Xuân
Thảo, Lê Hữu Tỉnh - NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội - trang 171)

c. Giải thích và chứng minh nhận định “ Trong hệ thống ngôn ngữ
nói đến từ đồng nghĩa là chủ yếu nói đến sự giống nhau của các nét nghĩa biểu
niệm trong các từ. Nhưng nếu chỉ quan tâm tới nghĩa biểu niệm mà không chú ý tới
hai thành phần ý nghĩa khác là nghĩa biểu vật và nghĩa biểu thái thì việc nghiên
cứu về từ đồng nghĩa chưa được coi là đầy đủ” (Giáo trình Tiếng Việt 2 - Lê A, Đỗ
Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh - NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội - trang 168)

You might also like