You are on page 1of 9

KHỞI NGỮ, CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP, LIÊN KẾT CÂU-ĐOẠN VĂN

Câu 1: Tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp, thành
phần phụ chú trong các trường hợp sau:
a) Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và
cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
(Nguyễn Thành Long)
b) Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
(Thanh Hải)
c) Bỗng nhận ra hương Ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
(Hữu Thỉnh)
d) Mà Ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
(Kim Lân)
e) Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?
(Nguyễn Huy Tưởng)
f) – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ)
g) Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như
có bàn tay ai nắm gì ấy trái tim tôi.
(Nguyễn Quang Sáng)
h) Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bê chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa
quen, thèm người quá, anh ta kiếm kê dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát.
(Nguyễn Thành Long)
Câu 2: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây :
a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân, Làng)
b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một
chặng đường dài. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c) Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế
được. (Kim Lân, Làng)
Câu 3: Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các ví dụ sau:
a) Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn cái mới, hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cái trường (Nam
Cao)
b) Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp.
c) Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như có ai đang bóp nghẹt tim tôi. (Nguyễn Quang
Sáng - Chiếc lược ngà)
d) Kẹo đây, con lấy mà chia cho em.
Câu4: Xét theo mục đích giao tiếp, các câu được chú thích trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu nào?
Đứa con gái lớn gồng đôi thúng không bước vào. (1) Ông cất tiếng hỏi:
 Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày? (2)
Không để đứa con kịp trả lời, ông lão nhỏm dậy vơ lấy cái nón:
 Ở nhà trông em nhá! (3) Đừng có đi đâu đấy. (4).
(Kim Lân, Làng)
Câu 5: Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của các thành phần biệt lập đó.
a) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao, Lão Hạc)
b) Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về. (Hữu Thỉnh, Sang thu)
Câu 6:
Xác định thành phần phụ chú trong câu:
Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga ... và Người đó làm nhiều nghề.
(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh)
Câu 7: Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào.
1. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
2. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
3. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chã nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
4. Hãy bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ô nhiếm môi trường đang gia tăng.
5. Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!
6. Lan, bạn thân nhất của tớ, đã chuyển lên thành phố.
7. Có lẽ chiều nay trời sẽ mưa.
8. Cậu vàng đi đời rồi ông Giáo ạ.
9. Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu.
10. Hình như đó là cô Lan.
11. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
12. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
13. Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng.
14. Chao ôi, bắt gặp một người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một
chặng đường dài.
15. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mệt mỏi lắm.
16. Hôm nay có lẽ trời sẽ nắng.
Câu 8:
a. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba ngàn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
b. Xác định thành phần biệt lập trong câu sau và gọi tên thành phần biệt lập ấy?
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
(Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ)
Câu 9: Lựa chọn trong các từ dưới đây, từ nào thể hiện mức độ tin cậy cao nhất để hoàn thiện câu sau:
“Với lòng mong nhớ của anh, ...anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ
anh” (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
a. Có lẽ b. Dường như c. Chắc chắn d. Chắc là
Câu 10: Hai câu văn sau sử dụng phép liên kết nào?
Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông
minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu
cầu hàng
Câu 11:
Giáo dục tức là giải phóng (1). Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí (2). Những người nắm giữ chìa
khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng
quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại
cho thế giới ấy (3).
(Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khóa của tương lai, Ngữ văn lớp 9, Tập 2)
a) Chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa câu 1 và câu 2 của đoạn văn trên. Cho biết đó là phép liên kết gì?
b) Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong đoạn văn trên. Cho biết tên gọi của thành phần biệt lập đó.
Câu 12: Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập trong phần trích sau:
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đó thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đó nhợt
nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đó vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
("Bến quê"- Nguyễn Minh Châu)
Câu 13: Nối tên thành phần biệt lập ở cột A với tác dụng ở cột B sao cho phù hợp.

A B
1. Thành phần tình thái a. Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến
trong câu

2. Thành phần cảm thán b. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu

3. Thành phần gọi - đáp c. Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói

4. Thành phần phụ chú d. Dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp

Câu 14: Xác định thành phần biệt lập trong các câu văn sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào?
a) Chẳng lẽ ông ấy không biết.
b) Anh Sơn -vốn dân Nam Bộ gốc, làm điệu bộ như sắp ca một câu vọng cổ.
c) Ôi những buổi chiều mưa ướt đầm lá cọ!
d) Thưa ông, ta đi thôi ạ!
Câu 15: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây :
a, Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
b, Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng
tác còn là một chặng đường dài.
c, Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn
đến thế được.
Câu 16: Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các ví dụ sau:
a, Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi, hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cái
trường
b) Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp.
c. Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như có ai đang bóp nghẹt tim tôi.
d. Kẹo đây, con lấy mà chia cho em.
Câu 17 Cho đoạn văn sau, tìm câu có chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý đó là gì ?:
“Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi “ Ba chắt nước dùm con”, phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ !”
( Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
Câu18 Chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ là các từ được in đậm.
a) Tôi biết rồi nhưng không nói ra được.
b) Tôi nghe bài học hôm nay chăm chú lắm.
Câu 19: Xác định thành phần biệt lập trong câu sau, cho biết đó là thành phần gì và giải thích công dụng của thành phần
đó trong câu?
Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.
(Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà)
Câu 20: Cho biết từ ngữ in đậm trong đoạn trích sau có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu nào? Đó là phép liên kết
nào?
Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và
nhẹ nhàng, đè lên con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui vào bên trong dây mìn, chui vào ruột quả bom...
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 21:
a) Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu sau và giải thích phần ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó.
"Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên" (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ
Sa Pa)
b) Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn văn sau:
"Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang" (Lê Minh Khuê, Những
ngôi sao xa xôi)
Câu 22
Chỉ ra phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong trường hợp sau:
Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống. Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ,
mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng ta, không riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Câu 23: Câu: “Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang” sử dụng phép liên kết
nào?
a. Phép nối b. Phép thế
c. Phép lặp d. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa
Câu 24: Từ in đậm trong câu: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bi bản thân con người là quan
trọng nhất” là thành phần gì?
Câu 25: Trong các câu dưới đây, câu nào có chứa thành phần khởi ngữ:
a. Tôi là con gái Hà Nội
b. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”
c. Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương
d. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá
Câu 25: Trong các thành phần sau, đâu không phải là thành phần biệt lập
a. Thành phần tình thái b. Thành phần cảm thán
c. Thành phần trạng ngữ d. Thành phần phụ chú
Câu 26; Hai câu thơ sau sử dụng phép liên kết gì?
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
a. Phép thế b. Phép lặp c. Phép nối d. Phép liên tưởng
Câu 27 Gạch chân dưới thành phần khởi ngữ được sử dụng trong các câu sau:
a. Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức. ( Kim
Lân – Làng)
b. Tôi thì tôi xin chịu (Nam Cao)
Câu 28 Câu văn: “Dạ, con cũng thấy như hôm qua…” sử dụng thành phần biệt lập nào?
Câu 29 Trong các câu sau, câu nào có khởi ngữ:
a. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường
b. Đơn vị chăm chúng tôi ra trò
c. Đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn
d. Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày
Câu 30 Các câu sau sử dụng phép liên kết nào?
“Trăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Trăng là cái đĩa bạc giữa tấm thảm nhung da trời” (Nam Cao)
a. Phép thế, phép lặp c. Phép liên tưởng, phép nối
b. Phép lặp, phép liên tưởng d. Phép nối, phép thế
Câu 31 Chỉ ra các thành phần biệt lập được sử dụng trong các câu sau:
a. Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi).
b. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh
phải cười vậy thôi.
c. Ôi những cánh đồng quê chảy máu/ Dây thép gai đâm nát trời chiều.
Câu 32: Trong các câu sau, câu nào không chứa khởi ngữ:
a. Giàu, tôi cũng giàu rồi
b. Về các môn tự nhiên, Nam là người học rất giỏi
c. Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được
d. Tôi không đi Hà Nội vào ngày mai
Câu 33: Câu thơ: Tất cả như hối hả/ Tất cả như xôn xao sử dụng phép liên kết:
a. Phép lặp b. Phép thế c. Phép nối d. Phép liên tưởng
Câu 34: Xác định các thành phần biệt lập trong câu sau:
a. Bác sĩ ơi! Đã có ánh sáng rồi! Mời bác sĩ sang xem.
b. Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
c. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu
d. Mùa đông năm nay chắc lạnh hơn mùa đông năm trước
Câu 35:.Phần in đậm trông câu ca dao: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một
giàn” là thành phần biệt lập nào?
Câu 36:.Phần in đậm trong câu thơ: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam” là thành phần gì?
41.Đoạn thơ: “Mùa xuân người cầm súng/ Lộc giắt đầy trên lưng/ Mùa xuân người ra đồng/ Lộc trải dài
nương mạ” sử dụng phép liên kết nào?
Câu 37:. Xác định phép liên kết có trong các câu sau:
a. Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khóa, trốn ra sao được.
b. Ngựa con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế
Câu 38:. Thành phần biệt lập trong câu: “Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và
sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi.”
Câu 39:. Câu thơ: “ Dù ở gần con/ Dù ở xa con” sử dụng phương thức liên kết nào?
a. Phép lặp b. Phép thế . Phép nối d. Phép liên tưởng
Câu 40:. Xác định các phép liên kết có trong các câu sau (2đ):
a. Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối bao trùm lấy hai con mắt. (Kim Lân)
Câu 41:.Câu: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam
độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa” sử dụng
phép liên kết nào?
Câu 42: Chỉ ra các phép liên kết về hình thức trong những đoạn văn sau.
a.Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không có gì quí bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh
bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.
b.Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. thích Ca-chiu –sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối
mơ màng…
c.Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi
hỏi tinh thần kỉ luật cao và thái độ nghiêm túc đối với công cụ và qui trình lao động với những máy móc, thiết
bị rất tinh vi.
d. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ
nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con ngườ. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh
hùng chiến đấu!
e.Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Câu 43:.Xác định các phương tiện liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những phần trích sau:
a)Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công
dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn
hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng
hơn nữa để tiến bộ .
b)Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.
Sự sống ấy toả đều cho mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyên với tất cả tâm hồn chúng ta, không
riêng gì trí tuệ, nhất là trí thức.
c)Thật ra, thời gian không phải là một mà là hai: đó vừa là một định luật tự nhiên, khách quan, bao trùm thế
giới, vừa là một kháI niệm chủ quan của con người đơn độc. Bởi vì chỉ có con người mới có ý thức về thời
gian. Con người là sinh vật duy nhất biết rằng mình sẽ chết, và biết rằng thời gian là liên tục.
d)Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.
Câu 44:. Chỉ ra các thành phần phụ chú trong các đoạn văn sau và cho biết chúng bổ sung điều gì?
a.Nhà tôi chỉ nuôi một người ở tháng (địa phương tôi, người đi làm thuê chia làm ba hạng, ở năm gọi là
“trường niên”, làm thuê từng ngày gọi là “đoản công”, nhà mình cũng có cày, chỉ giỗ tết hay vụ thu tô đến
làm mướn cho người ta thì gọi là “ở tháng’).
b.Đến chiều anh dọn xong mấy thứ: một đôi bàn dài, bốn chiếc ghế dựa, một bộ tam sự và một chiếc cân. Anh
lại xin tất cả các đám tro(ở quê tôi, người ta nấu bằng rơm, rạ, tro có thể dùng bón ruộng), chờ khi nào chúng
tôi lên đường là đem thuyền đến chở. . (Tố Hữu)
c. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám – năm đó ta chưa võ trang –
trong một trận càn lớn của quân Mĩ – Ngụy, anh Sáu hi sinh. (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng
Câu 45:. Chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ:
a) Tôi không đi chơi được.
b) Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được.
c) Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
Câu 46:. Tìm các thành phần biệt lập có trong các phần trích sau:
1.Ông lão bỗng ngờ ngợ như lời mình nói không đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế . . (Kim
Lân)
2.Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh
động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu.
3.Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)
4.Ngủ ngoan Akay ơi, ngủ ngoan Akay hỡi! (Nguyễn Khoa Điềm)
5.Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ! (Phạm Duy Tốn)
6.Này, hãy đến đây nhanh lên.
7.Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh.
8.Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy cho sướng miệng tôi. (Tô Hoài)
9.- Ông giáo để tôi nói … Nó hơi dài một tí.
- Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ!… (Nam Cao)
10.Thật đấy, chuyến này không được độc lập thì chết cả đám chứ sống làm gì cho nó nhục. (Kim Lân)
11.Có thể bàn thắng này đã được sắp đặt từ trước, Nguyên nghi ngờ, nhưng cậu không có bằng chứng cụ thể.
12.Bài “Tràng giang” của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, nhưng phải đợi tới lúc tôi nằm trên chiếc ghe
bầu, lênh đênh trên trên những sông Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, mới thấm hết cái
buồn man mác của nó. (Xuân Diệu)
13.Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. (Nguyễn
Quang Sáng)
14.Bạn ấy nói nhiều hơn mọi ngày, tôi nghĩ, chắc là muốn cho cô ấy để ý.
15.Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá! (Kim Lân)
Xác định thành phần khởi ngữ trong câu sau:
Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm."
Câu 47:.. Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau:
a. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh
trói thì khổ. (Chị Dậu – Ngô Tất Tố)
b. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những
người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho thế hệ mai
sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy. (giáo dục – chìa khóa tương lai – P.
May – o)

CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!

You might also like