You are on page 1of 24

Tiết 43

Tiết 43. CÂU GHÉP


I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU GHÉP:
1. Bài tập: (Sgk/ 111)
(1)Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có
những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của
buổi tựu trường.
(2)Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong
lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
(3)Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết
ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. (4)Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè
núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
(5)Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu
yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. (6)Con đường này
tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. (7)Cảnh vật chung
quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay
tôi đi học.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Tiết 43. CÂU GHÉP
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU GHÉP:
1. Bài tập:
(2) Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như
c v
C V

mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
c v

-> Câu có ba cụm C – V:


Hai cụm C - V nhỏ nằm trong vị ngữ của cụm C – V lớn.
Tiết 43. CÂU GHÉP
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU GHÉP:
1. Bài tập:
(5) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh,
TN
mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
C V

-> Câu chỉ có một cụm C – V


Tiết 43. CÂU GHÉP
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU GHÉP:
1. Bài tập:
(7) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính
C V

lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
C V TN C V

-> Câu có ba cụm C - V:


Các cụm C - V không bao chứa nhau.
Tiết 43. CÂU GHÉP
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU GHÉP:
1. Bài tập:

Kiểu cấu tạo câu Câu cụ


thể

Câu có một cụm C -V (5)

Câu có hai Cụm C - V nhỏ nằm trong cụm C - V lớn


(2)
hoặc nhiều
cụm C - V Các cụm C - V không bao chứa nhau
(7)

2. Kết luận: Câu ghép là câu do được ghép lại từ nhiều vế (từ hai vế
trở lên), mỗi một vế câu sẽ có đủ cấu trúc của câu tức là có một cụm
chủ ngữ – vị ngữ,
Tiết 43. CÂU GHÉP
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU GHÉP
II. CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU:
1. Bài tập:
(1) Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và
TN C V

trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao
TN C V

nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.


Tiết 43. CÂU GHÉP
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU GHÉP
II. CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU:
1. Bài tập:
(7) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính
C V

lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
C V TN C V

- Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt
lại, khoé mắt tôi đã cay cay.
II. CÁCH NỐI CÁC VẾ
CÂU:
Các quan hệ thường gặp trong câu ghép
Biểu thị quan hệ: Nguyên nhân – Kết quả
Các cặp quan hệ từ thể hiện Nguyên nhân – Kết quả bao gồm:
Vì … nên…
Do … nên…
Nhờ … mà…
VD: Vì cuối tháng này tôi thi học kỳ nên tôi phải học hành thật
chăm chỉ
Biểu thị quan hệ: Giả thiết – Kết quả; Điều kiện – Kết quả
Các cặp quan hệ từ thể hiện Giả thiết – Kết quả, Điều kiện – Kết quả bao
gồm:
Nếu … thì…
Hễ … thì…
Giá mà … thì …
VD: Nếu năm nay tôi được học sinh giỏi thì bố mẹ sẽ thưởng cho tôi một
chuyến du lịch.
Biểu thị quan hệ Tương phản, đối lập
Các cặp quan hệ từ thể hiện Tương phản, đối lập bao gồm:
Tuy … nhưng…
Mặc dù … nhưng…
VD: Tuy ai cũng thắc mắc nhưng chúng tôi chẳng ai dám hỏi.
Biểu thị quan hệ Tăng lên
Các cặp quan hệ từ thể hiện Tăng lên bao gồm:
Không những … mà còn…
Không chỉ … mà còn…
VD: Lan không những học giỏi mà còn múa rất đẹp.
Lưu ý: Các quan hệ từ là chỉ có một từ dùng để nối nhưng cặp quan hệ từ
phải có ít nhất 2 từ dùng để nối hai vế lại với nhau.
1. Bài tập:
Các vế trong những câu ghép sau được nối bằng cách nào?
a) Nếu ai có một bộ mặt xinh đẹp thì gương không bao giờ nói dối.
-> Nối bằng một cặp quan hệ từ “nếu...thì...”

b) Mẹ nó càng đánh, nó càng lì ra.


-> Nối bằng một cặp phó từ “càng...càng...”

c) Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
-> Nối bằng đại từ “…bao nhiêu… bấy nhiêu...”

d) Cậu đi đằng này, tớ đi đằng kia.


-> Nối bằng chỉ từ “…này…kia.”
Tiết 43. CÂU GHÉP
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU GHÉP
II. CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU:
1. Bài tập:
2. Kết luận:
Có hai cách nối các vế câu:
- Dùng những từ có tác dụng nối:
+ Nối bằng một quan hệ từ.
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ.
+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi
với nhau (cặp từ hô ứng).
- Không dùng từ nối:
Dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
Tiết 43. CÂU GHÉP
III. LUYỆN TẬP:
1. Bài 1:
Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong
mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách
nào?

b) - Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.

(Các vế câu được nối với nhau bằng dấu phảy)


- Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ
tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho
kì nát vụn mới thôi.
(Các vế câu được nối với nhau bằng dấu phảy)
Tiết 43. CÂU GHÉP
III. LUYỆN TẬP:
1. Bài 1:
Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong
mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng những cách
nào?
d) Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão
lương thiện quá.
(Các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ “bởi vì”)
Tiết 43. CÂU GHÉP
III. LUYỆN TẬP:
2. Bài 2:
Với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, hãy đặt một câu ghép.
a) vì...nên...
b) nếu ...thì...
c) tuy...nhưng...
d) không những ...mà…
(hoặc không chỉ… mà…; chẳng những…mà…)
Tiết 43. CÂU GHÉP
III. LUYỆN TẬP:
3. Bài 3:
Chuyển các câu ghép em vừa đặt được thành những câu ghép
mới bằng một trong hai cách sau:
a) Bỏ bớt một quan hệ từ.
b) Đảo lại trật tự các vế câu.
Tiết 43. CÂU GHÉP
III. LUYỆN TẬP:
4. Bài 4:
Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau (trong đoạn
văn có sử dụng ít nhất là một câu ghép):
Bài tập: Hãy xác định câu ghép trong đoạn văn sau
a.Thần Nắng cũng đem ấm áp đến vùng ngập lũ. Nước rút nhanh, hoa cỏ
bừng nở, chim gọi bầy làm tổ, ong tìm hoa làm mật. Vạn vật trút bỏ lớp
áo ướt át, vui đón những tia nắng ấm chan hòa. Không ai nói với ai điều
gì nhưng thần Mưa và thần Nắng đều hiểu rằng, mùa xuân chỉ trở về
trong thuận hòa và yêu thương.
-> Đáp án:Nước rút nhanh,/ hoa cỏ bừng nở,/ chim gọi bầy làm tổ, /ong
tìm hoa làm mật/.
b. Đoạn văn 1:
(1) Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ
nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau
một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. (2) Rồi hôm sau, khi phương
đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng chào nắng
sớm. (3) Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần
đâu đó lắng nghe. (4) Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sưong
rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót
dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
Đoạn văn 2:
(1) Đèn Am vừa bật lên, một cảnh đẹp kỳ dị đã phơi ngay trước mắt
tôi. (2) Lẩn trong sương mù, mấy trăm chiếc thuyền đều lên đèn một
lượt. (3) Ngọn đèn xao động trông hơi mờ và xanh nhạt. (4) Thuyền
trôi từ từ nên ánh đèn cứ thay đổi chỗ mãi. (5) Trước cảnh xinh đẹp
ấy, tôi hối hận đã dám nghi dân làng quên cuộc họp hàng năm.
1. Bài cũ: “Câu ghép”
- Nắm kĩ đặc điểm cấu tạo và các cách nối vế câu trong câu
ghép.
- Làm đầy đủ bài tập vào vở bài tập.
- Xác định, gặch chân các thành phần, các bộ phận của các câu
ghép sau:
a) Vì chưng gió thổi, hoa cười với trăng. (Ca dao)
b) Dù ai rào dậu ngăn sân, lòng ta vẫn vững là dân cụ Hồ
(Theo Tố Hữu – “Ta đi tới”)
c) Ngào ngặt hương bay, bướm vẽ vòng. (Nguyễn Bính –
“Xuân về”).
d) Cải chửa ra cây, cà mới nụ. (Nguyễn Khuyến,Bạn đến
chơi nhà)
2. Soạn kĩ bài mới: “Tìm hiểu chung về văn bản Thuyết Minh”:
- Tìm hiểu vai trò của văn bản thuyết minh trong đời sống
con người?
- Phương pháp thuyết minh cụ thể ở từng văn bản (tr.114 
tr.116/SGK)?
- Tìm hiểu đặc điểm chung của văn bản thuyết minh về:
+ Nội dung?
+ Phương thức biểu đạt?
+ Nhiệm vụ cuả văn bản?
+ Tính chất
Từ đồng nghĩa – từ nhiều nghĩa- từ trái
nghĩa – từ cùng nghĩa – từ đồng âm
Từ dồng nghĩa
A. Biểu đạt, diễn tả, lựa chọn, đông đúc
B. Diễn tả, tấp nập, nhộn nhịp, biểu thị
C. Biểu đạt, bày tỏ, trình bày, giãi bày
Từ nhiều nghĩa ( nghĩa đen và nghĩa bóng)
Từ "mắt" có những lớp nghĩa sau:
Mắt cá chân: Một bộ phận trên cơ thể con người, nằm gần cổ chân
Mắt hí: Chỉ những người có đôi mắt nhỏ
Mắt lé: chỉ những người có kích thước mắt không bằng nhau
Mắt bồ câu: Chỉ những người có đôi mắt to tròn, đẹp như mắt chim
bồ câu
Từ đồng âm ( có cách phát âm và mặt chữ giống nhau nhưng khác
nhau về mặt ngữ nghĩa)
Lập dàn ý cho bài văn tả người mẹ

1. Mở bài: Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.

2. Thân bài:

a) Hình dáng:

Mẹ đã ngoài tuổi bốn mươi, thân hình mảnh mai, thon thả.

Khuôn mặt tròn, làn da trắng mịn.

Mái tóc đen óng mượt mà.

Đôi mắt mẹ đen láy, khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng

Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú.

Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương.

b) Tính tình:

Mẹ là một người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng, vậy nên nhà tuy nhỏ nhưng trông vẫn thông thoáng.

Mỗi khi khách đến nhà, mẹ luôn đón tiếp niềm nở, nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát.

Mẹ chưa bao giờ mắng em một lời. Mỗi khi em mắc lỗi, mẹ vẫn dịu dàng nhắc nhở em sửa lỗi.

Mẹ là người hết lòng với công việc, ở trường mẹ được các thầy cô quý mến. Việc dạy học chiếm của mẹ rất nhiều thời gian, sau giờ dạy ở trường mẹ còn phải đem bài của học sinh về nhà nhận xét, rồi soạn giáo án chuẩn
bị cho những tiết dạy sắp tới.

Tuy công việc bận rộn, thế nhưng buổi tối mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em. Lúc chuẩn bị bài mới có gì chưa hiểu, mẹ luôn là người giúp em tìm cách giải quyết một cách tài tình. Nhờ vậy mà em
luôn tự tin khi đến lớp, được thầy cô đánh giá cao trong giờ học tập.

3. Kết bài:

Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.

Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.

Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.

Em rất yêu quý mẹ em. Em sẽ cố gắng học giỏi để xứng đáng với công sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ.
a) Mở bài: Giới thiệu về cảnh đẹp mà em muốn miêu tả: cảnh cánh đồng lúa chín:
•Cánh đồng lúa ấy nằm ở đâu? Của ai?
•Hoàn cảnh em được chiêm ngưỡng cảnh đẹp đó (cánh đồng lúa chín)
b) Thân bài:
- Tả cảnh cánh đồng lúa chín:
•Thời tiết: có nắng ấm, gió thổi nhè nhẹ, không khí trong lành, trời quang đãng, ít mây…
•Đồng lúa: chín vàng như cả một bãi biển; thân lúa cong cong trĩu xuống vì sức nặng
của hạt ngọc trời; gió thổi làm lúa đồng loạt ngả rạp về một phía…
•Mùi hương: mùi lúa chín ngọt bùi; mùi cỏ non ven bờ hòa lẫn mùi bùn non đang khô lại
•Âm thanh: tiếng gió thổi qua bông lúa nghe lao xao; tiếng đàn chim lích rích; tiếng
người nông dân trò chuyện…
•Mương nước: ngập cao gần đến bờ, trong vắt, có nhiều ốc và cá nhỏ; ngăn không cho
chảy vào trong ruộng để chờ thu hoạch nên lối dẫn vào ruộng khô quắt, trơ đáy bùn…
- Tả hoạt động của con người, động vật trên cánh đồng:
•Con người: thăm lúa, kiểm tra lúa để xác định ngày thu hoạch; hào hứng, phấn khởi trò
chuyện về mùa màng, về dự định trong tương lai sau khi gặt lúa…
•Trâu, bò: thảnh thơi nằm gặm cỏ bên bờ ruộng
•Chim chóc: đậu trên tán cây, thỉnh thoảng sà xuống bắt sâu, hoặc mong chờ người
nông dân gặt lúa để nhặt các hạt thóc vương lại…
c) Kết bài:
•Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cánh đồng lúa chín
•Những mong ước tốt đẹp của em dành cho cánh đồng lúa vào mùa màng năm sau

You might also like