You are on page 1of 3

ĐƯỜNG CHUYÊN DÙNG

1. Tổng quan về đường chuyên dùng

Hệ thống đường chuyên dùng (ký hiệu là ĐCD) là các đường nội bộ hoặc đường
chuyên phục vụ cho nhu cầu vận chuyển và đi lại của một hoặc nhiều cơ quan, doanh
nghiệp, tư nhân.

Hệ thống đường chuyên dùng do tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết
định sau khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
sở tại.

Đường chuyên dùng: đường lâm nghiệp, đường khai thác mỏ, đường phục vụ thi
công, đường khu công nghiệp, đường nối trực tiếp từ công trình đơn lẻ;

Đường chuyên dùng thường được thiết kế và xây dựng theo các tiêu chuẩn kỹ
thuật cụ thể để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng. Các quy định về đường
chuyên dùng có thể được quản lý và hướng dẫn bởi các cơ quan chuyên môn như Sở
Giao thông vận tải, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các cơ quan tương đương

Ngoài ra, việc quản lý và phát triển hệ thống đường chuyên dùng cũng đòi hỏi sự
phối hợp giữa các cơ quan chức năng như Sở Công thương, Sở Tài chính để đảm bảo
nguồn lực và kế hoạch phát triển hợp lý. Điều này giúp đảm bảo rằng đường chuyên
dùng được quản lý và sử dụng một cách hiệu quả, đồng thời đáp ứng được nhu cầu di
chuyển và phục vụ

2. Đường chuyên dùng ở các tỉnh trung du và miền núi Bắc bộ

Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc bộ nhìn chung có nguồn tài nguyên phong phú
bậc nhất nước ta (than, sắt, thiếc, chì-kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng,
gạch ngói, gạch chịu lửa)

 Chromi: Cổ Định (Tây Thanh Hóa)

 Đồng – nickel: Sơn La

 Đất hiếm: Lai Châu


 Sắt, đá quý: Yên Bái

 Thiếc, nickel và bôxit: Cao Bằng, Tây Nghệ An

 Than đá: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên

 Kẽm – chì: Chợ Đồn (Bắc Kạn)

 Đồng - vàng: Lào Cai

 Thiếc: Tĩnh Túc (Cao Bằng), Tuyên Quang

 Apatit: Lào Cai

 Sắt: Thái Nguyên

 Nước khoáng: Kim Bôi (Hòa Bình), Phong Thổ, Tuần Giáo (Lai
Châu), Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Sông Mã (Sơn La).

 Ruby: Quỳ Châu (Nghệ An)

Tây bắc có một số mỏ khá lớn như mỏ quặng đồng – nickel (Sơn La), đất hiếm
(Lai Châu). Ở đông bắc có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn là mỏ sắt (Yên Bái), thiếc và
bôxit (Cao Bằng), Kẽm – chì (Chợ Điền - Bắc Kạn), đồng – vàng (Lào Cai), thiếc ở Tĩnh
Túc (Cao Bằng). Mỗi năm vùng sản xuất khoản 1.000 tấn thiếc. ác khoáng sản phi kim
loại đáng kể có apatit (Lào Cai). Mỗi năm khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản
xuất phân lân.

Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp, các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc
gồm 17 tỉnh, có tổng diện tích rừng 5,7 triệu ha, chiếm 39,6% tổng diện tích rừng toàn
quốc. Trong đó, rừng tự nhiên khoảng gần 4 triệu ha, diện tích rừng trồng là 1, 8 triệu ha.
Các loài cây trồng chủ yếu là keo, bạch đàn, thông, mỡ, quế... Tính đến hết năm 2020, tỷ
lệ che phủ rừng vùng Trung du miền núi phía Bắc khoảng 52,6%.

Những năm qua, ngành công nghiệp chế biến gỗ tại các tỉnh Trung du miền núi
phía Bắc là ngành hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt trên
13%/năm
Từ những vấn đề trên ta thấy được đường chuyên dụng của các tỉnh Trung du
và miền núi phía Bắc khá phá triển và có nhiều triển vọng trong tương lai

Ví dụ: Như việc xây dựng khu công nghiệp Bình Vàng ở Hà Giang, chúng ta phải
mở các con đường liên kết từ bên trong khu công nghiệp tiếp nối với QL2

You might also like