You are on page 1of 3

TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

I. Thực trạng

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, toàn tỉnh hiện
có 123 điểm mỏ được cấp phép khai thác khoáng sản, trong đó có 14 mỏ do
Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép. Ngoài ra, có 11 mỏ đang trong thời
gian thăm dò, trong đó có 5 mỏ thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài
nguyên và Môi trường, còn lại của tỉnh cấp phép. Các loại khoáng sản đang
được khai thác trên địa bàn tỉnh Phú Thọ gồm kaolin - fenspat, talc, sét, đá
vôi, đá cát kết phong hóa, quazit, nước khoáng nóng, cát sỏi lòng sông...

Trên thực tế, tại Phú Thọ, việc quản lý hoạt động khai thác, chế biến và kinh
doanh khoáng sản có nơi, có lúc còn chưa chặt chẽ, thường xuyên; ý thức chấp
hành pháp luật của doanh nghiệp chưa cao, chưa có báo cáo chính xác về sản
lượng khai thác, doanh thu.

Một số doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết môi trường và báo cáo đánh
giá tác động môi trường trong quá trình khai thác chế biến khoáng sản. Việc vận
chuyển khoáng sản làm cho hệ thống giao thông nông thôn ở một số xã bị hư
hỏng, gây trở ngại lớn cho hoạt động giao thông và ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng nguồn nước phục vụ sản xuất, môi trường sống trong các khu dân cư…

Ở một số địa phương như Thanh Thủy, Tam Nông, Đoan Hùng, Cẩm Khê… còn
diễn ra tình trạng nhiều tổ chức cá nhân, doanh nghiệp núp bóng "san gạt hạ cốt
nền” để khai thác tài nguyên đất trái phép. Nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp
lợi dụng kẽ hở này khai thác số lượng lớn rồi vận chuyển đất bán cho lò gạch,
thậm chí bán ở ngoài địa bàn.

Một số cá nhân tổ chức khai thác khoáng sản trái phép có giá trị đã bị cơ quan
chức năng bắt giữ, xử phạt.

Phối hợp với các sở, ngành và cấp huyện xây dựng, báo cáo UBND tỉnh dự thảo thay
thế Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm của các ngành, các cấp,
các tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Tham mưu UBND
tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo về tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi
lòng sông, ngăn chặn có hiệu quả hành vi khai thác cát trái phép nhằm hạn chế tình
trạng hạ thấp, biến đổi lòng dẫn trên các tuyến sông; chỉ đạo trong công tác quản lý, cấp
phép, thăm dò, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; chấn chỉnh hoạt động
san hạ cốt nền, vận chuyển đất dư thừa. Rà soát đề nghị bổ sung phương án quy hoạch
thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản để tích hợp vào quy hoạch tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2021-2030 định hướng đến năm 2050. Tổ chức thực hiện, trình UBND tỉnh phê
duyệt công nhận kết quả trúng đấu giá 11 mỏ cát, sỏi lòng sông. Tăng cường công tác
phối hợp với Công an tỉnh, UBND các huyện, thành, thị nắm bắt thông tin, kiểm tra theo
nội dung phán ánh của cơ quan thông tấn báo chí, các kiến nghị của cử tri

Phú Thọ có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng. Hiện nay tỉnh Phú Thọ đã ghi
nhận 241 mỏ và điểm quặng khoáng sản, bao gồm các loại sau:
- Khoáng sản nhiên liệu:
+ Than đá có 5 điểm quặng , đa số các vỉa than có chiều dày không lớn, quy mô chưa
được đánh giá cụ thể
+ Than bùn có 10 mỏ và điểm, tập trung ở thanh phố Việt Trì và huyện Thanh Thủy. Trữ
lượng không lớn, khoảng 1,6 triệu tấn
- Khoáng sản kim loại:
+ Quặng sắt có 39 mỏ và điểm quặng, phân bố chủ yếu ở huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên
Lập,.. Tổng trữ lượng khoảng 44,22 triệu tấn
+ Vàng đã phát hiện đươc 8 điểm quặng, phân bố tại huyên Thanh Sơn, Thanh Thủy, Đoan
Hùng. Tổng trữ lượng dự báo khoảng 23,4 tấn vàng
+ Chì- Kẽm đã phát hiện được 2 điểm quặng là Suối Cẩn và Làng Thượng ( huyện Yên
Lập)
+ Kim loại phóng xạ có 2 điểm quặng uran- thori ở Thượng Cửu và Đông Cửu (huyện
Thanh Sơn), quy mô không lớn
- Khoáng sản phi kim:
+ Cao lanh là khoáng sản có quy mô lớn và mang lại ý nghĩa kinh tế lớn cho tỉnh. Toàn
tỉnh có 35 mỏ và điểm quặng , tổng trữ lượng trên 8,51 triệu tấn. Cao lanh có chất lượng
tốt, được sử dụng trong sản xuất gốm sứ, hóa chất, vật liệu xây dựng,...
+ Felspat có 10 mỏ và điểm quặng, tổng trữ lượng khá lớn, khoảng 18,1 triệu tấn. Đây là
nguyên liệu quan trọng cho sản xuất thủy tinh, gốm, sứ
+ Đôlômit có 4 mỏ và điểm quặng tại các huyện Hạ Hòa, Yên Lập. Tổng trữ lượng
khoảng 44,4 triệu tấn
+ Pirit: mỏ Giáp Lai ( huyện Thanh Sơn) đã khai thác cạn kiệt. Các điểm mỏ khác có quy
mô không đáng kể, chất lượng thấp và ít triển vọng
- Đá quý và bán quý ( berin) phân bố ở La Phù ( huyện Thanh Thủy). Berin có dạng tinh
thể nhỏ, khích thước dưới 10cm, phổ biến là 1-2mm, màu xanh da trời, xanh nhạt rất
đẹp, có thể khai thác làm đồ trang sức

Nước khoáng, nước nóng: Tỉnh Phú Thọ có điểm nước khoáng nóng La Phù (huyện Thanh

Thủy), nhiệt độ trung bình của nước từ 37°C đến40 °C, chất lượng nước tốt với nhiều nguyên

tố vi lượng có lợi cho sức khỏe, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng,..

>>>> Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều ngành kinh tế trong tỉnh. Vì

vậy, việc khai thác nguồn tài nguyên này cần hợp lí, tiết kiệm và hiệu quả
-

You might also like