You are on page 1of 10

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH QUẢNG BÌNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-UBND Quảng Bình, ngày tháng 11 năm 2020

BÁO CÁO
Tổng kết Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Thực hiện Công văn số 5622/BTNMT-ĐCKS ngày 09 tháng 10 năm 2020


của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc cung cấp thông tin lập Báo cáo tổng
kết Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, UBND tỉnh
Quảng Bình báo cáo kết quả thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
Quảng Bình là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú
và đa dạng. Khoáng sản kim loại gồm có vàng Xà Khía Lệ Thủy, vàng Khe Nang
Tuyên Hóa, mangan Tuyên Hoá, titan Lệ Thuỷ và một số khoáng sản khác như:
Sắt, Wolfram, Chì kẽm, Thiếc….có quy mô nhỏ, trữ lượng không lớn.
Khoáng sản không kim loại gồm có đá vôi xây dựng, đá sét xi măng, Đá ốp
lát, Kaolin, Cát trắng. Đá làm vật liệu xây dựng thông thường chủ yếu là đá vôi
và đá ryolit, có trữ lượng lớn hàng tỷ m3; Các khoáng sản làm vật liệu thông
thường khác như: Cát, sét, sỏi quy mô không lớn nhưng phân bố khá đồng đều
trên địa bàn tỉnh.
Công tác quản lý nhà nước về khoáng sản ngày càng được chú trọng, tăng
cường; công tác lập và thực hiện quy hoạch khoáng sản được triển khai sớm, tạo
hành lang pháp lý cho việc quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản hiệu quả. Ý
thức chấp hành pháp luật trong hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân
ngày càng nâng cao, công tác đào tạo cán bộ đã được quan tâm đúng mức.
Tuy nhiên, ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân chưa
nghiêm túc, còn chạy theo lợi ích bất hợp pháp, làm thất thoát tài nguyên. Công
tác quản lý hoạt động khoáng sản được giao cho nhiều ngành, được điều chỉnh
bởi nhiều văn bản luật khác nhau như: Luật Khoáng sản, Đất đai, Môi trường,
Đầu tư, Xây dựng, Thuế...và còn có nhiều bất cập, chồng chéo và thường xuyên
phải điều chỉnh, bổ sung, nên hạn chế hiệu lực, hiệu quả đối với công tác quản lý
nhà nước về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Việc lãnh đạo, chỉ đạo
a. Ưu điểm
Xác định rõ tầm quan trọng của Nghị Quyết số 02- NQ/TW ngày
25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công
nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, UBND tỉnh Quảng
Bình đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xây dựng Chương trình hành
2

động số 11- CTr/TU ngày 05/4/2012 để tổ chức thực hiện. Theo đó, UBND tỉnh
đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các Sở, ban ngành và địa phương thường xuyên
quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các Nghị quyết, các quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về định hướng chiến lược khoáng
sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Việc
tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính
trị, Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 05/4/2012 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy, Quyết định số 3005/QĐ-CT ngày 04/12/2012 của UBND tỉnh về Kế
hoạch thực hiện Chương trình hành động số 11-CTr/TU được thực hiện dưới
nhiều hình thức, như quán triệt tại các hội nghị cấp tỉnh, giao các Sở, ngành có
liên quan phô tô tài liệu gửi về các Chi bộ, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc để
phổ biến cho cán bộ, công chức và người lao động thông qua sinh hoạt định kỳ
của chi bộ, của cơ quan và của các đoàn thể.

Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đã thực sự
tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường nói riêng và nhân dân trên
địa bàn tỉnh nói chung. Những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chiến lược
khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đối với sự phát triển nền kinh tế, xã hội
của tỉnh nhà đã được nhận thức cơ bản đầy đủ, ngày càng sâu sắc, từng bước tạo
chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng về ý thức tự giác chấp hành pháp luật, sử dụng
hợp lý, tiết kiệm các nguồn tài nguyên, cùng chung tay bảo vệ tài nguyên khoáng
sản, đưa công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn ngày
dần đi vào nề nếp và có hiệu quả.
b. Hạn chế
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản ở giai đoạn đầu
chưa thực sự thường xuyên, chủ yếu là lồng ghép cùng các nội dung khác của
ngành nên chưa tạo ra được sự lan toả đến từng người dân.
- Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình hành động của các Sở,
ngành và địa phương còn lồng gép với nhiều nội dung chương trình khác do đó
việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chiến lược khoáng sản đôi lúc chưa
kịp thời.
2. Tình hình thực hiện mục tiêu
a. Ưu điểm
- Đối với việc chấm dứt các cơ sở chế biến khoáng sản manh mún, công
nghệ lạc hậu gây ô nhiểm môi trường.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình không còn tình trạng đầu tư, khai
thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẽ, kém hiệu quả gây ô nhiểm môi trường. Đặc
biệt, đến nay tỉnh Quảng Bình đã xoá bỏ các cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công
theo đúng mục tiêu của chiến lược.
- Đối với việc khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ:
UBND tỉnh Quảng Bình đã tích cực phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi
trường thực hiện khoanh định khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ và thăm
dò, đánh giá trữ lượng chất lượng khoáng sản đưa vào khai thác thuộc thẩm
3

quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu quả. Đến nay, trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khoanh định được 02 khu
vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẽ, cụ thể: Khu vực Titan tại Bàu Dum, Bàu Sen xã
Sen Thủy theo Quyết định số 1270/QĐ-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 với
diện tích 141,0ha và khu vực mỏ Quặng Mangan tại các xã: Kim Hóa, Thuận
Hóa, Thạch Hóa, Nam Hóa theo Quyết định số 2323/QĐ-BTNMT ngày 28 tháng
9 năm 2017 với diện tích 31,44ha. UBND tỉnh đã phê duyệt bổ sung quy hoạch và
khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-
2020 để có cơ sở cấp phép theo quy định. Hiện nay, các đơn vị được lựa chọn để cấp
phép đang làm các thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản tại các vị trí nêu
trên.
- Công tác điều tra cơ bản địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000:
Theo quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện điều tra
cơ bản địa chất về khoáng sản. Từ năm 2012 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình chưa có đề án điều tra cơ bản địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ
1:50.000. Do công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản còn hạn chế, nên
có một số mỏ khoáng sản do địa phương phát hiện, để khai thác phục vụ cho
phát triển kinh tế - xã hội, chưa đủ cơ sở để đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi
trường khoanh định và công bố khoáng sản phân tán nhỏ lẽ, khó khăn cho việc
quản lý và cấp phép.
b. Hạn chế
Bộ Tài nguyên và Môi trường chậm khoanh định và công bố khu vực có
khoáng sản phân tán nhỏ lẽ nên chưa có cơ sở thực hiện. (UBND tỉnh Quảng
Bình đã tích cực đề xuất kiến nghị nhưng đến nay Bộ mới giải quyết được 02/23
khu vực)
UBND tỉnh đã tăng cường chỉ đạo nhưng việc thăm dò, đánh giá trữ
lượng chất lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép trên địa bàn tỉnh còn
hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu.
c. Nguyên nhân
Thẩm quyền phê duyệt thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh
đã tích cực đề xuất, kiến nghị song Bộ Tài nguyên Môi trường chỉ mới phê
duyệt 02 khu vực nên khó khăn cho việc cấp phép.
Công tác lập bản đồ địa chất, khoáng sản thuộc trách nhiệm của Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, kinh phí thực hiện còn gặp khó khăn nên
chưa thực hiện một cách đầy đủ.
3. Tình hình thực hiện chính sách bảo vệ khoáng sản.
a. Ưu điểm
UBND tỉnh Quảng Bình thường xuyên quan tâm chỉ đạo Sở Tài nguyên và
Môi trường phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã thành phố,
UBND các xã, phường, thị trấn trong công tác bảo vệ tài nguyên, khoáng sản
chưa khai thác, thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác
kiểm tra chấn chỉnh các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Qua đó, Ủy
ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 26/2015/QĐ-UBND ngày
4

27/7/2015 về việc ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND
ngày 30/8/2017 về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác
quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi và bảo vệ tài nguyên cát, sỏi trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình, 04 Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về
hoạt động khoáng sản và nhiều văn bản về tăng cường công tác quản lý nhà nước
về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Mặt khác, để quản lý, bảo vệ có hiệu quả tài nguyên khoáng sản chưa khai
thác trên địa bàn tỉnh, ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái
phép, bảo vệ môi trường, sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; Tăng
cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản; Đồng
thời cụ thể hóa công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa
bàn tỉnh theo đúng quy định tại Điều 16, Điều 18 Luật Khoáng sản năm 2010,
Điều 13 Nghị định 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ; Điều 17,
Điều 18 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ. UBND
tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 249/QĐ-UBND ngày 23/01/2018 về
việc phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, nội dung phương
án đã quy định rõ trách nhiệm cho các Sở, ngành và chính quyền địa phương
trong việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, trong đó đặc biệt quan tâm đến trách
nhiệm của UBND cấp huyện, cấp xã. Sau khi phương án được phê duyệt, các Sở,
ngành và chính quyền địa phương đã nghiêm túc triển khai thực hiện có hiệu quả
công tác bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
b. Hạn chế
Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn xẩy ra trên địa bàn tỉnh
nhất là đối với khoáng sản đất san lấp, cát làm vật liệu xây dựng thông thường.
Việc kiểm tra, nắm bắt xử lý vi phạm về khai thác khoáng sản ở một số xã còn
chưa tốt, thiếu kiên quyết, chưa đủ răn đe. Xử lý vi phạm về khai thác cát, sỏi
lòng sông có nhiều khó khăn, phức tạp về tổ chức lực lượng và phương tiện, do
phải thường xuyên và kinh phí khá lớn, trong lúc đó ngân sách địa phương còn
hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu.
Lực lượng quản lý khai thác mỏ tại các đơn vị còn thiếu hiểu biết về pháp
luật khoáng sản và môi trường. Đầu tư cho khai thác, chế biến khoáng sản còn hạn
chế, các đơn vị khai thác thực hiện chưa nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường tại
khu vực mỏ.
c. Nguyên nhân
Trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
của một số ngành, cấp ủy, chính quyền chưa cao, triển khai một số giải pháp đã
quyết liệt nhưng chưa triệt để. Việc chấp hành pháp luật của một số doanh
nghiệp và một bộ phận nhân dân còn thấp, công tác phối hợp tuyên truyền có lúc
có nơi còn mang tính hình thức.

Nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác còn gặp
nhiều khó khăn. Theo nội dung Quyết định số 249/QĐ-UBND ngày 23/01/2018
của UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác đã quy định rõ Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí
5

thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong dự toán ngân sách
nhà nước hàng năm, cân đối từ nguồn thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của
Chính phủ về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản,
đảm bảo để các Sở ngành liên quan và UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực
hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn. Tuy
nhiên, do Bộ Tài chính chưa ban hành định mức chi ngân sách theo quy định tại
Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ nên chưa có cơ sở
để áp dụng. Mặt khác, do nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn chế nên đến nay
nguồn kinh phí phục vụ cho công tác này còn nhiều khó khăn.
4. Tình hình xây dựng và thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và
sử dụng khoáng sản
a. Ưu điểm
Công tác lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản thuộc thẩm
quyền đã được triển khai kịp thời, đúng quy định và phù hợp với chiến lược khoáng
sản đề ra, theo đó, từ khi triển khai thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010 đến nay,
UBND tỉnh đã ban hành 03 Quyết định phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử
dụng khoáng sản, cụ thể:
Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 về việc phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 gồm 148 khu vực khoáng sản. (đã hết
hiệu lực)
Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 của UBND tỉnh về
việc quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2025 (đã hết hiệu lực).
Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND ngày 20/12/2018 của UBND tỉnh về
việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng
khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2025; bao
gồm 186 khu vực mỏ, trong đó: 59 khu vực mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông
thường; 23 khu vực mỏ sét gạch ngói; 54 khu vực mỏ cát, sỏi làm vật liệu xây
dựng thông thường; 48 khu vực mỏ đất làm vật liệu san lấp; 01 khu vực mỏ titan
và 01 khu vực mỏ quặng Mangan.
Quy hoạch hoạt động khoáng sản sau khi được ban hành, được công bố
công khai theo đúng quy định, cụ thể: Công khai trên Báo Quảng Bình, Website
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng Website UBND tỉnh và được công
khai tại bộ phận Một cửa thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các
huyện, thị xã, thành phố.
Nhìn chung công tác rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai
thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua được quan tâm chỉ
đạo thực hiện bảo đảm đúng quy định của pháp luật và kế hoạch của UBND tỉnh
đề ra trong chương trình hành động.
b. Hạn chế
6

Công tác quy hoạch chất lượng chưa cao, việc thực hiện quy hoạch của
các cấp, các ngành có việc chưa đồng bộ, còn vướng mắc.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chậm khoanh định và công bố khu vực có
khoáng sản phân tán nhỏ lẽ nên chưa có cơ sở để thực hiện việc lập quy hoạch
một số điểm mỏ khoáng sản nhỏ lẽ cho phát triển kinh tế của địa phương.
Nguồn kinh phí hàng năm cấp cho công tác điều tra cơ bản địa chất về
khoáng sản, nhằm phát hiện nhiều loại khoáng sản phục vụ cho phát triển
kinh tế xã hội còn hạn hẹp chưa đáp ứng yêu cầu.
Sau khi quy hoạch được phê duyệt phải điều chỉnh bổ sung một số điểm
mỏ, nguyên nhân do không thoả thuận được phương án bồi thường cho các hộ
gia đình, cá nhân. Nhiều điểm mỏ đã được cấp phép khai thác đúng pháp luật
nhưng trong quá trình hoạt động chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết hoặc
nhiều lý do khác (một số đối tượng xúi dục người dân chống đối nhưng hệ thống
chính quyền không xử lý được...) làm mất an ninh trật tự nên phải thu hồi giấy
phép khai thác.
Thẩm quyền thực hiện quy hoạch, cấp phép còn chồng chéo giữa cơ quan
Tài nguyên và Môi trường và Xây dựng nên khó khăn trong công tác thực hiện.
5. Kết quả khoanh định khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản
Theo quy định tại Điều 28 Luật Khoáng sản năm 2010, việc khoanh định
khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản
đã được UBND tỉnh Quảng Bình rà soát khoanh định đảm bảo quy định pháp
luật. Kết quả khoanh định được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Công văn
số 236a/TTg-KTN ngày 4/02/2016 và UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt tại
Quyết định số 1027/QĐ-UBND ngày 18/4/2016, gồm có 1.787 khu vực cấm với
tổng diện tích 390.657,95 ha và 171 khu vực tạm thời cấm với tổng diện tích
14.034,27 ha.
Theo quyết định được phê duyệt UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và
Môi trường chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành đơn vị có liên quan, Chủ
tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các nội
dung đã được phê duyệt tại Quyết định này theo đúng quy định của pháp luật.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chưa phát hiện trường hợp khai thác
khoáng sản trái phép tại khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản. Trong
thời gian tới UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các Sở, ngành và địa phương rà soát bổ
sung các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đảm bảo quy định
pháp luật, đồng thời đảm bảo an toàn các công trình.
6. Công tác thanh kiểm tra hoạt động khoáng sản
Được sự quan tâm chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài
nguyên và Môi trường, thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực
tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã được quan tâm, chú
trọng và ngày càng được tăng cường nên đã góp phần đưa công tác quản lý nhà
nước về tài nguyên và môi trường đi vào nề nếp, góp phần lập lại kỷ cương pháp
luật.
7

Hàng năm, UBND tỉnh Quảng Bình đã giao cho các Sở, ngành và địa phương
chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra trong đó có lĩnh vực khoáng sản. Ngoài hoạt
động thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện
thường xuyên các cuộc kiểm tra đột xuất ngoài giờ hành chính để xử lý các hoạt
động khai thác khoáng sản trái phép. Hoạt động thanh tra được tiến hành đúng trình
tự, thủ tục, thẩm quyền. Kết luận thanh tra tạo được sự đồng thuận của các cơ quan,
đơn vị, địa phương và đối tượng được thanh tra. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, đã
phát hiện, xử lý nghiêm minh các sai phạm và có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung
về cơ chế, chính sách, pháp luật phù hợp với thực tiễn.
Từ năm 2012 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức và phối
hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương, tiến hành 06 cuộc Thanh tra về việc
chấp hành pháp luật trong hoạt động khoáng sản, 05 cuộc thanh tra trách nhiệm
quản lý nhà nước đối với các huyện thành phố, 03 cuộc kiểm tra theo kế hoạch
và hàng trăm cuộc kiểm tra đột xuất về việc chấp hành các quy định của pháp
luật trong hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, từ năm 2012 đến nay trên địa bàn tỉnh còn có các cuộc Thanh
tra, kiểm tra, giám sát của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra chính phủ, Thanh tra
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đoàn Đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh
thực hiện, cụ thể:
- Năm 2012: Đoàn giám sát HĐND tỉnh và Ban chỉ đạo phòng chống tham
nhũng tỉnh tổ chức giám sát hoạt động khoáng sản tại 12 đơn vị.
- Năm 2013: Kiểm toán Nhà nước thực hiện Kiểm toán chuyên đề lồng
ghép cấp phép, quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản giai đoạn 2009-2012;
Thanh tra Bộ TNMT thực hiện thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp
luật tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (thời điểm thanh tra
từ 2005-2013).
- Năm 2014: Đoàn Giám sát HĐND tỉnh Quảng Bình giám sát tình hình
thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản từ năm 2011-2014.
- Năm 2015: Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm tra việc thực
hiện Kết luận Thanh tra đối với các tổ chức khai thác khoáng sản trên địa bàn.
- Năm 2016: Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam kiểm tra hoạt
động khai thác cát xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Năm 2017: Thanh tra chính phủ tổ chức thanh tra việc quản lý nhà nước
về thực hiện pháp luật môi trường, đất đai, khoáng sản và đầu tư xây dựng trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Năm 2017: Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam kiểm tra hoạt
động khai thác đá xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Năm 2018: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ
chức thực hiện Chương trình hành động số 11- CTr/TU ngày 05/4/2012 về thực
hiện Nghị Quyết số 02- NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng
chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
8

- Năm 2018: Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam kiểm tra hoạt
động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Năm 2020: Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam kiểm tra hoạt
động khai thác vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh.
Qua thanh tra cho thấy hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản tại các
đơn vị đã dần đi vào nề nếp, việc lập và hoàn thiện các hồ sơ trong khai thác
khoáng sản đã được các đơn vị quan tâm thực hiện, các đơn vị được cấp phép
khai thác đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư máy móc thiết bị nhằm khai
thác, chế biến khoáng sản ngày một hiệu quả; công tác bảo vệ môi trường đã
được các đơn vị từng bước chú trọng quan tâm, đã có những giải pháp để giảm
thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác chế biến khoáng sản. Đa số
các đơn vị đã thực hiện chương trình quan trắc giám sát chất lượng môi trường
định kỳ hàng năm theo đúng quy định; công tác quản lý, sử dụng đất tại các khu
vực khai thác mỏ về cơ bản đã được tuân thủ theo quy định. Công tác quản lý
nhà nước về khoáng sản trên địa bàn đã đi vào nề nếp và từng bước được tăng
cường.
Bên cạnh đó, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện các vi phạm như: Khai
thác cát lòng sông, cát san lấp không có giấy phép; Mua bán, vận chuyển, tiêu
thụ và tàng trữ cát, sạn là vật liệu xây dựng thông thường không có nguồn gốc
hợp pháp, lập bến bãi tập kết cát sỏi trái phép; Khai thác khoáng sản vượt so với
công suất được phép khai thác... Qua đó, đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành
chính hàng trăm trường hợp, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và truy
thu lợi nhuận thu được với số tiền trên 8,9 tỷ đồng.
Việc theo dõi, đôn đốc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra của Kiểm
toán, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tất cả các cuộc kết luận thanh tra, kiểm tra đều có kế hoạch kiểm tra việc
khắc phục các sai phạm, sau kiểm tra đều có báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo các
đơn vị được Thanh tra, các ngành, đơn vị có liên quan để theo dõi đôn đốc và
hướng dẫn thực hiện thanh tra theo Kế hoạch. Tuy nhiên, vẫn còn một số vi
phạm có tính chất hệ thống như bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ, chậm nộp
tiền thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, tiền cấp quyền...Mặc dù đã được
đôn đốc nhưng do năng lực tài chính của doanh nghiệp, do một số quy định pháp
luật chưa phù hợp thực tiễn, hoặc do đặc điểm địa hình nên việc khắc phục của
đơn vị được thanh tra chưa được triệt để.
b. Hạn chế
Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn xẩy ra ở một số địa
phương; Việc phối hợp với các ngành và địa phương trong việc giám sát trữ
lượng khai thác chưa thường xuyên, nhất là đối với cát, sỏi lòng sông;
Ý thức chấp hành pháp luật về kê khai sản lượng khai thác và quy định
khác trong hoạt động khoáng sản của một số đơn vị chưa tốt (như chậm nộp tiền
cấp quyền, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường; khai thác không theo thiết
kiết mỏ đã được phê duyệt; thực hiện không đầy đủ việc cắm mốc theo quy định;
Việc bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ chưa đúng tiêu chuẩn quy định; Một số mỏ
chậm làm thủ tục thuê đất do chưa giải phóng được mặt bằng.
9

Công tác kiểm tra giám sát của một số ngành địa phương còn bị động; hiệu
lực quản lý tại một số địa bàn còn thấp (nhất là cấp cơ sở); Công tác hậu kiểm việc
khắc phục sai phạm chưa được triệt để.
Việc thỏa thuận giải phóng mặt bằng đối với đất cho hoạt động khoáng
sản còn nhiều khó khăn bất cập.
Lực lượng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản
đã được tăng cường nhưng còn thiếu, nhất là ở cơ sở và thiếu trang thiết bị cần
thiết để phục vụ công tác kiểm tra.
Ngân sách bố trí cho hoạt động bảo vệ tài nguyên khoáng sản tại địa
phương còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, xử
lý các vi phạm về khai thác khoáng sản trái phép.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực
khoáng sản đã được tăng cường nhưng so với yêu cầu thực tế đặt ra vẫn chưa
thực sự đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của công tác quản lý nhà nước.

c. Nguyên nhân
Một số quy định chưa hoàn thiện, còn chồng chéo dẫn đến khó khăn trong
công tác quản lý.
Điều kiện về nhân lực, kinh phí thực hiện nhiệm vụ chuyên môn còn khó
khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Luật Đất đai năm 2013 quy định hạn chế các dự án Nhà nước thu hồi đất để
giải phóng mặt bằng, hầu hết các dự án khai thác khoáng sản do nhà đầu tư phải
tự thỏa thuận với người sử dụng đất nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình
giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
- Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị cấp có thẩm quyền xem
xét sửa đổi Luật đất đai và các văn bản thực hiện theo hướng Nhà nước thu hồi
đất, giải phóng mặt bằng để cho nhà đầu tư thuê đất sau khi được cấp giấy phép
hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đặc biệt cần có quy
định việc giải phóng mặt bằng sạch trước khi tổ chức đấu giá quyền khai thác
khoáng sản hoặc có quy định cấp phép không qua đấu giá đối với các khu vực
khoáng sản chưa được giải phóng mặt bằng.
- Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam mở nhiệm vụ điều tra địa chất về khoáng sản bằng vốn
ngân sách nhà nước đối với các điểm khoáng sản nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình, nhằm phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh; Thăm dò tài nguyên khoáng
sản vùng ven biển ở độ sâu 1.000m theo quy định của pháp luật nhằm đánh
giá đầy đủ, toàn diện tiềm năng khoáng sản.
- Quy định về tiêu chuẩn giám đốc điều hành mỏ đối với các mỏ làm vật
liệu xây dựng thông thường, khai thác lộ thiên, không sử dụng vật liệu nổ theo
hướng đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với thực tế của địa phương.
- Đề nghị Bộ Tài chính Ban hành định mức chi ngân sách, phương tiện
cho địa phương để thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo
10

quy định tại điểm a khoản 1, Điều 17 Nghị định 158/2016/NĐ-CP ngày
29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Khoáng sản.
- Tăng cường đầu tư từ ngân sách hàng năm để điều tra cơ bản địa chất
về khoáng sản, nhằm phát hiện nhiều loại khoáng sản phục vụ cho phát triển
kinh tế xã hội.
- Kiến nghị chính phủ giao cơ quan Tài nguyên và Môi trường thực
hiện công tác lập quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo đồng bộ trong việc quy hoạch và cấp phép
theo quy định Luật Khoáng sản.
Uỷ ban nhân dâ tỉnh Quảng Bình báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường./.
Nơi nhận: TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
- Tổng cục ĐC&KS Việt Nam; KT. CHỦ TỊCH
- Sở Tài nguyên và Môi trường; PHÓ CHỦ TỊCH
- VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CVTNMT.

Trần Phong

You might also like