You are on page 1of 5

I/Tiềm năng và tài nguyên

Ngày nay, với nhu cầu ngày càng phát triển, titan và các hợp kim từ titan càng
được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như công nghiệp hàng
không, vũ trụ, trong luyện kim, công nghiệp chế tạo máy, hóa chất, xây dựng,..

Trong tự nhiên, titan không tồn tại ở dạng tự sinh, mà chủ yếu tồn tại dưới dạng
khoáng vật. Hiện có hơn 80 khoáng vật chứa titan được biết đến, trong thiên
nhiên phổ biến và có giá trị kinh tế lớn nhất là các khoáng vật ilmenit (FeTiO3),
rutil (TiO2); thứ đến là anataz (TiO2), leucoxen (TiO2.nH2O), brookit (TiO2).
Trong quặng chứa titan nói chung còn có nhiều khoáng vật có ích đi kèm khác,
đặc biệt là zircon (ZrSiO4), monazit ((Ce,La,…)PO4).

Hoạt động khai thác chế biến titan ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1990 và có sự gia
tăng không ngừng về sản lượng. Vào những năm đầu của thập kỷ 90, sản lượng
khai thác, chế biến tinh quặng titan, zircon chỉ đạt vài nghìn tấn/năm. Đến năm
2010, sản lượng khai thác khoảng 585.000 tấn. Các địa phương khai thác chế
biến titan, zircon nhiều nhất trong những năm gần đây là Hà Tĩnh, Thanh Hóa,
Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Bình Định, Phú Yên và Bình Thuận.
Vị trí phân bố các khu mỏ khoáng sản Titan
II/ Hiện trạng hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản Titan ở Việt
Nam

Theo thống kê đến đầu năm 2013, có trên 42 giấy phép hoạt động
khoáng sản đối với quặng titan đang hoạt động, trong đó có 22 giấy
phép khai thác với trữ lượng đã cấp phép là 14,2 triệu tấn quặng tinh;
công suất khai thác hàng năm là 1,2 triệu tấn quặng tinh/năm.
Về thăm dò: Trữ lượng dự báo cho 09 khu vực đang thăm dò gần 9,5
triệu tấn quặng tinh. Ngoài ra, còn các khu vực khác thăm dò quặng
titan tại các tỉnh Thái Nguyên, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định,
Quảng Trị với trữ lượng dự báo sau khi thăm dò là 12,7 triệu tấn quặng
tinh. 
Về khai thác: Đến nay, trên cả nước có cơ sở khai thác tại các tỉnh đang
hoạt động với tổng trữ lượng cấp phép là 14,2 triệu tấn quặng tinh, công
suất khai thác 1,2 triệu tấn (quy theo quặng ilmenit là 784 nghìn
tấn/năm). Theo số liệu của các địa phương, trên địa bàn cả nước UBND
cấp tỉnh đã cấp phép với tổng công suất đến 580 nghìn tấn quặng
tinh/năm. Như vậy, hiện tại, tổng công suất khai thác quặng titan của cả
nước đạt đến hơn 1,5 triệu tấn quặng tinh/năm. 
Về chế biến sâu: Hiện nay có 05 nhà máy xỉ titan và 02 nhà máy ilmenit
hoàn nguyên đã và đang hoạt động với tổng công suất các sản phẩm
khoảng 70.000 tấn/năm. Các cơ sở chế biến sâu đều hoạt động có hiệu
quả.
Nhìn chung, các dự án chế biến sâu quặng titan chưa nhiều, đầu tư cầm
chừng, đặc biệt chưa có dự án sản xuất pigment, titan xốp, titan kim
loại.
 Xỉ titan có thành phần chính là TiO2, bên cạnh đó có lẫn 1 số tạp
chất như Fe, MnO, MgO và gang hợp kim

III/ Công nghệ khai thác

Công nghệ khai thác và tuyển khoáng về cơ bản ở Việt Nam đều tương tự nhau,
đó là công nghệ khai thác bằng sức nước kết hợp với máy xúc, máy gạt, tuyển
bằng phân ly côn, tuyển vít đứng và tuyển từ.
Theo đó, trong nhiều năm qua, chỉ chế biến các loại tinh quặng ilmenit (hàm
lượng 50-52% TiO2), rutil (82-93% TiO2), phần lớn được bán ra thị trường
nguyên liệu khoáng trên thế giới, chủ yếu xuất khẩu thô sang Trung Quốc, chỉ
một phần nhỏ được sử dụng trong nước cho các ngành chế tạo sơn, que hàn và
một số thiết bị quốc phòng.
IV/ Dự kiến sản lượng tương lai
V/ Bổ sung

You might also like