You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO THẢO LUẬN


MÔN: AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG AN TOÀN VỆ SINH LAO


ĐỘNG HIỆN NAY TẠI NGÀNH KHAI THÁC ĐÁ
TẠI TỈNH HOÀ BÌNH

Giáo viên hướng dẫn: Kiều Quốc Hoàn


Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Lớp hành chính: K58U3 + K58U4 + K58U5
Lớp học phần: 2308TSMG1411

Hà Nội, tháng 3 năm 2023.



THÀNH VIÊN

S Họ và tên Mã sinh Lớp Nhiệm vụ Điểm Điểm Chữ


T viên hành Tự nhóm ký
T chính ĐG ĐG
1 Trịnh Văn 22D210110 K58U4 Phần kết
Hưng luận
(Nhóm trưởng)
2 Nguyễn Thị 22D210105 K58U4 Tổng hợp
Thu Huyền Word
3 Đào Thị Huyền 22D210102 K58U3 Chương 1
4 Vũ Xuân Huy 22D210100 K58U4 Chương 2
5 Khúc Khánh 22D210123 K58U3 Làm
Linh powepoint
6 Cù Khánh Linh 22D210118 K58U3 Làm
powepoint
7 Trần Thị Thùy 22D210134 K58U4 Chương 1
Linh
8 Trần Thị Mai 22D210133 K58U3 Chương 1
Linh
9 Nguyễn Khánh 22D210125 K58U5 Chương 2
Linh
10 Phạm Hà Linh 22D210130 K58U5 Chương 3
11 Đào Ngọc Linh 22D210119 K58U4 Thuyết
trình
12 Nguyễn Thị 22D210124 K58U4 Phần mở
Thùy Linh đầu
13 Phan Thảo 22D210129 K58U4 Chương 2
Linh
14 Yên Thị Hoài 22D210135 K58U5 Chương 3
Linh
15 Nguyễn Thị 22D210114 K58U4 Chương 2
Hường
16 Khổng Thị 22D210139 K58U4 Chương 1
Hồng Ly
17 Phạm Thị Diệu 22D210113 K58U3 Chương 1
Hương

1
MỤC LỤC
A.LỜI MỞ ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết đề tài 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
3. Câu hỏi nghiên cứu 5
4. Đối tượng nghiên cứu 6
5. Phạm vi nghiên cứu 6
B. NỘI DUNG  6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG 6
1.1. Các khái niệm cơ bản 6
1.2. Tổng quan về ATVSLĐ trong ngành khai thác đá tại Việt Nam 9
1.3 Các nhóm nguyên nhân chính nào gây mất ATVSLĐ số 13
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI
NGÀNH KHAI THÁC ĐÁ TẠI TỈNH HOÀ BÌNH 15
2.1 Công nghệ khai thác đá đang được áp dụng tại mỏ đa tại tỉnh Hoà Bình 15
2.2 Thực trạng điều kiện lao động tại mỏ đá  tại tỉnh Hoà Bình 16
2.3 Tiểu kết chương 2 18
CHƯƠNG 3:  GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ ATVSLĐ Của ngành khái thác đá tại hoà bình
3.1. Biện pháp kiểm soát nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 
18
3.2. Giải pháp phát triển văn hóa an toàn tại một số mỏ đá khu vực Tỉnh Hoà Bình
22
C.KẾT LUẬN 24
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

2
A.LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, thời đại công nghệ 4.0 và công cuộc đổi mới đất nước hiện
nay, chiến lược bảo vệ và phát triển con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bên cạnh
đó, một doanh nghiệp muốn cạnh tranh thắng lợi và phát triển một cách bền vững thì phải
biết cách sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực, thực hiện tốt công tác ATVSLĐ và bảo
vệ môi trường. Công tác ATVSLĐ sẽ tạo ra một điều kiện lao động thuận lợi và tiện nghi
để con người phát huy cao độ khả năng sáng tạo, tiềm lực bản thân,… làm cho môi
trường lao động an toàn hơn, vệ sinh hơn và sức khỏe người lao động được đảm bảo và
cải thiện hơn. Do vậy công tác ATVSLĐ đã và đang là một trong những chính sách kinh
tế - xã hội lớn của Đảng và nhà nước ta và là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Thực tế cho thấy, quá trình lao động sản xuất luôn tiềm ẩn các yếu tố nguy hiểm, yếu tố
có hại gây ra tai nạn lao động và ô nhiễm môi trường. Xét trên góc độ kinh tế, đó là
nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp làm giảm năng suất lao động, lợi nhuận của doanh
nghiệp. Vì vậy, song song với việc không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm, hiệu quả sản xuất và tiềm năng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp
cần phải luôn coi trọng công tác AT, VSLĐ để có thể kiểm soát được các yếu tố nguy
hiểm và yếu tố có hại, hạn chế tối đa TNLĐ, có thể xảy ra trong quá trình lao động sản
xuất.

Khai thác khoáng sản là một trong những ngành nghề có rất nhiều yếu tố nguy hiểm và
yếu tố có hại gây TNLĐ. Tai nạn lao động trong khai thác mỏ, đặc biệt trong khai thác đá
và một số loại khoáng sản khác đã và đang xảy ra rất nghiêm trọng, do sạt lở tầng khai
thác, sạt lở bãi thải, vật rơi đổ sập, ngã cao... (ở mỏ lộ thiên). Trong những năm gần đây,
cùng với sự phát triển khoa học công nghệ thì sự quan tâm đầu tư tới việc cải thiện điều 2
kiện lao động trong các mỏ khai thác khoáng sản đang dần được nâng cao, tuy nhiên tình
hình TNLĐ vẫn diễn ra ngày một gia tăng và rất phức tạp, trong đó có nhiều vụ rất
nghiêm trọng. Theo thống kê của Bộ lao động thương binh và xã hội,  TNLĐ chết người
trong khai thác khoáng sản trong những năm gần gây luôn chiếm tỷ lệ cao. Tình hình tai
3
nạn lao động diễn biến phức tạp: số vụ tai nạn lao động gia tăng, mức độ nghiêm trọng
của tai nạn cũng tăng, nhiều vụ tai nạn gây chết nhiều người. Nguyên nhân của các vụ
TNLĐ trong khai thác khoáng sản có nhiều, gồm cả các yếu tố chủ quan và khách quan.
Hoạt động khai thác và chế biến đá làm phát sinh nhiều mối nguy hại đối với an toàn và
sức khoẻ, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người lao động. Nhiều mối nguy hại gây mất an
toàn lao động như sạt lở đất đá, nổ mìn, đá văng, ngã từ độ cao, điện giật ....là nguyên
nhân gây ra các tai nạn lao động, trong đó, sạt lở đất đá thường dẫn đến các tai nạn lao
động chết người nghiêm trọng và đặt biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó, môi trường lao
động tại các doanh nghiệp khai thác và chế biến đá thường bị ô nhiễm nặng bởi các yếu
tố ô nhiễm (hay còn gọi là các mối nguy hại đối với sức khoẻ) như bụi chứa silic, tiếng
ồn lớn, rung động lớn, bức xạ mặt trời cao…

Thực tế hiện nay, trừ các mỏ khai thác than, quặng và một số mỏ khai thác đá làm
nguyên liệu sản xuất xi măng được đầu tư quy mô, tổ chức khai thác mỏ tuân thủ đầy đủ
các quy định, quy chuẩn kỹ thuật an toàn khai thác mỏ từ khâu khai thác, vận chuyển đến
chế biến, còn lại phần lớn các mỏ đá hiện nay ở các địa phương, đặc biệt là những mỏ đá
được UBND tỉnh cấp phép có quy mô khai thác nhỏ, không quá 100.000 m3 /năm với
thời gian khai thác không quá 5 năm thì tình trạng phổ biến là không tiến hành thăm dò
khoáng sản, không có thiết kế mỏ và nếu có thì cũng không được cơ quan có thẩm quyền
thẩm định theo quy định. Biện pháp khai thác chủ yếu tại các mỏ 3 là cắt tầng, chiều cao
tầng khai thác và góc dốc sườn tầng khai thác không đáp ứng các quy định về an toàn
trong khai thác. Các mỏ thường không có giám đốc điều hành mỏ đảm bảo đủ điều kiện
năng lực chuyên môn cũng như năng lực quản lý, điều hành mỏ theo quy định hiện hành.
Do vậy, tình hình tai nạn lao động trong khai thác mỏ, nhất là trong khai thác đá và một
số loại khoáng sản khác đã và đang xảy ra rất nghiêm trọng.   Số vụ tai nạn lao động trên
toàn quốc đã xảy ra 3.908 vụ (tăng 296 vụ, tương ứng với 8,19% so với 6 tháng đầu năm
2021) làm 4.001 người bị nạn (tăng 328 người, tương ứng với 8,93% so với đầu năm
2021) (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc
không theo hợp đồng lao động).

 Hiện nay , người dân Hòa bình đang sống rất bất an giữa 2 mỏ đá Phương Nam và mỏ
Cát Hải .Những vụ nổ mìn khiến cuộc sống và an toàn của người dân đang bị đe
dọa.Những lớp bụi trắng xóa làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người

4
dân,nhiều hộ gia đình đã phải di cư đi nơi khác sống vì sự mất an toàn do khai thác đá
gây ra .. Hoạt động khai thác đá luôn tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATLĐ: Đa số người lao
động làm việc trên các công trường khai thác đá trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa là
người nghèo, hoặc là những lao động thời vụ, lao động nông dân được chủ mỏ khai thác
đá xây dựng thuê làm việc theo thời vụ. Do đó, kiến thức về an toàn trong khai thác đá họ
không có và cũng không được học, tập huấn, không được trang bị phương tiện bảo vệ cá
nhân khi được nhận vào làm việc. Các chủ mỏ thường cũng chỉ quan tâm đến lợi ích kinh
tế mà bỏ qua việc đầu tư nguồn lực cho công tác ATVSLĐ, bỏ qua những nguyên tắc cơ
bản trong thi công, kỹ thuật khai thác đá. Điều này dẫn đến nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng
trong khai thác đá.

Công nghệ khai thác, biện pháp kỹ thuật ở các mỏ đá ở Hòa Bình hiện nay mà các doanh
nghiệp tư nhân, hợp tác xã đang áp dụng thường không tuân thủ các quy định kỹ thuật, an
toàn lao động, còn nhiều công đoạn sử dụng công cụ, dụng cụ rất thô sơ, chủ yếu là thủ
công. Đặc biệt, Hòa Bình  là một tỉnh thành đang phát triển nên nguồn lực về kinh tế tài
chính đang còn hạn hẹp dẫn đến máy móc thiết bị chưa được đầy đủ, chủ yếu sử dụng
máy 4 móc cũ,…Bên cạnh đó nhận thức của NLĐ đang còn kém dẫn đến việc chấp hành
các quy định không được tốt, do đó tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp vẫn
đang còn diễn ra rất nghiêm trọng. Với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề
còn tồn tại của công tác AT, VSLĐ trong khai thác đá ở Việt Nam nói chung và khu vực
Hòa Bình nói riêng nhóm 3 xin chọn đề tài “ATVSLĐ của ngành khai thác đá của tình
Hòa Bình”

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng môi trường và điều kiện làm việc trong khai thác đá tại khu vực
tỉnh Hòa Bình .

- Đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động cho người lao động.

3. Câu hỏi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Môi trường và điều kiện làm việc trong khai thác đá tại khu vực
tỉnh Hòa Bình

5
. - Phạm vi nghiên cứu: Một số mỏ đá tại khu vực tỉnh Hòa Bình

4. Đối tượng nghiên cứu

- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về công tác an toàn vệ sinh lao động
trong khai thác đá hiện nay.

 - Đánh giá được thực trạng điều kiện làm việc trong khai thác đá tại khu vực tỉnh Hòa
Bình

 - Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động  trong khai thác đá tại tỉnh
Hòa Bình

5. Phạm vi nghiên cứu

B.NỘI DUNG 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG


1.1. Các khái niệm cơ bản: 

1.1.1 Khái niệm an toàn ,vệ sinh lao động là gì?

Thuật ngữ Bảo hộ lao động (BHLĐ) hoặc thuật ngữ An toàn, Vệ sinh lao động
(ATVSLĐ) được sử dụng tương tự nhau để chỉ các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp
luật, tổ chức quản lý, Kinh tế -  xã hội, Khoa học công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao
động (ĐKLĐ), phòng chống tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN) cho
người lao động (NLĐ).

- An toàn lao động:

“An toàn” là sự không có những “rủi ro không thể chấp nhận được”.

An toàn lao động: là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm
bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

- Vệ sinh lao động:

6
Vệ sinh lao động: là một trong hai nội dung quan trọng của ATVSLĐ. Bao gồm hệ thống
các biện pháp về y sinh học, kỹ thuật vệ sinh, tổ chức quản lý để phòng ngừa tác động
xấu của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động, bảo vệ cho họ khỏi đau
ốm, bệnh tật, bệnh nghề nghiệp.

Để đảm bảo vệ sinh lao động cần:

 Đánh giá được các yếu tố ĐKLĐ, phát hiện, nghiên cứu đặc điểm các yếu tố  có
hại trong sản xuất và những biến đổi sinh lý, sinh hóa, tâm sinh lý của người lao
động dưới tác động của các yếu tố có hại đó.
 Đề xuất các biện pháp phòng ngừa hạn chế ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người lao
động.
 Xây dựng các tiêu chuẩn vệ sinh, đưa ra các quy định về quản lý sức khỏe người
lao động, các chế độ khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ, chế độ quản lý bệnh
nghề nghiệp.

1.1.2.  Bảo hộ lao động

- Bảo hộ lao động có thể được hiểu là tổng hợp các biện pháp pháp lý, kỹ thuật, tổ chức,
bảo vệ môi trường… và các biện pháp khác nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các yếu tố
nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, cải thiện điều kiện lao động, bảo
vệ sức khỏe cho người lao động.

- Theo điểm b khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 thì bảo hộ lao động là một trong
những quyền mà người lao động được người sử dụng lao động thực hiện.

1.1.3. Tai nạn lao động là gì ?

(Điều 142 Bộ luật lao động) Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ
phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá
trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

1.2.  Tổng quan về ATVSLĐ trong ngành khai thác đá tại Việt Nam

1.2.1 Tình hình ngành khai thác đá tại việt nam

7
Qua kiểm tra mới đây của các cơ quan chức năng trong tỉnh, trong số 30 doanh nghiệp
khai thác đá chỉ rất ít doanh nghiệp có thiết kế khai trường như Xi măng phòng không,
Hợp tác xã 27/7, Công ty Vĩnh Thịnh...

Những mỏ còn lại do không có thiết kế khai trường nên cơ bản khai thác theo kiểu lộ
thiên, nguy cơ mất an toàn càng lớn. Từ đầu năm 2007 đến nay, lượng thuốc nổ sử dụng
trên địa bàn để khai thác công nghiệp tới gần 645 nghìn kg, song các cơ quan chỉ quản lý
số lượng chứ không kiểm tra xuể từng quả nổ, lượt nổ, quy trình. Đáng lo ngại hơn, việc
nổ mìn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cấu tạo địa chất nhất là ở cấu tạo địa chất ở Lạng Sơn
có nhiều hang động cactơ, khi nổ mìn sẽ bị om và khả năng xô sập là khó tránh khi không
có thiết kế an toàn khai trường. Tuy nhiên, việc cảnh báo từ xa cũng chỉ được các cơ
quan nhắc nhở khi kiểm tra khai trường, nhiều chủ mỏ thấy đoàn kiểm tra đến thì thực
hiện đúng quy trình, nhưng ngay sau đó lại khai thác theo cảm tính, thiếu quy hoạch. Bên
cạnh đó, việc khai mỏ theo thói quen, nổ mìn theo kinh nghiệm khá phổ biến.

Theo thống kê hiện trên địa bàn tỉnh có 44 đơn vị đăng ký sử dụng vật liệu nổ công
nghiệp. Năm 2007 cấp mới 8 giấy phép. 30 doanh nghiệp được phép khai thác đá nằm rải
rác toàn tỉnh. Với những doanh nghiệp lớn, quy trình khai thác khá ổn định, công nhân nổ
mìn đều được tập huấn nhưng tại các khu vực khai thác đá thường xuất hiện hàng loạt
điểm khai thác, thu gom nhỏ lẻ nên tình trạng mất an toàn cao. Hai vụ tai nạn trong năm
2007 do nổ mìn khai thác đá gây chết người, còn những vụ sập hầm, đá lăn, đá văng thì
khá nhiều, nhiều vụ chủ sử dụng lao động và người lao động không báo cáo nên cơ quan
chức năng không thể thống kê hết.

Ở Quảng Ninh hiện có khoảng 40 mỏ khai thác đá đang hoạt động. Kết quả kiểm tra an
toàn lao động gần đây nhất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy, hầu hết
các doanh nghiệp khai thác đá không làm sổ nhật trình theo dõi, phân công công việc
hàng ngày cho công nhân; cấp dụng cụ bảo hộ lao động theo hình thức khoán, phát tiền
cho công nhân tự mua trang bị bảo hộ lao động; công tác khoan nổ mìn không đeo dây
bảo hiểm khi khoan đá, không có các điểm trú ẩn khi nổ mìn cho công nhân... Chưa có
các chứng chỉ đào tạo nghề của người khoan nổ mìn, không tổ chức kiểm tra khám sức
khoẻ định kỳ cho công nhân... nên chưa bảo đảm an toàn lao động.

8
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác
bảo hộ lao động, an toàn lao động. Chỉ thị chỉ rõ người đứng đầu các Bộ, ngành, địa
phương, đơn vị, cơ sở chịu trách nhiệm trước Chính phủ nếu để xảy ra tai nạn lao động
gây hậu quả nghiêm trọng. Theo đó, Bộ TN&MT có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các
Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát việc cấp phép khai thác
tài nguyên, khoáng sản nhằm bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ tài nguyên môi trường,
quy định, hướng dẫn lồng ghép kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật bảo vệ môi
trường và an toàn lao động.

Không chỉ đối với hai tỉnh nói trên, cần tổng kiểm tra, rà soát tình trạng an toàn lao động
trong các mỏ khai thác khoáng sản trên cả nước, tránh hậu họa khôn lường.

1.2.2 Hệ thống. chính sách pháp luật

1.2.2.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật

Quyền lợi của người lao động nói chung và quyền được bảo đảm an toàn, sức khoẻ, bảo
hộ lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong khai thác đá nói riêng đã
được quy định tại:

 - Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Bộ Luật lao động số
10/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013; 

- Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm
2016 ; 

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011; 

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm
2015; 

- Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 10 năm
2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số
40/2013/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2014;

 - Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng
7 năm 2016 
9
Chính phủ, Thủ tướng Chỉnh phủ cũng đã ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật của
quy định chi tiết các quy định pháp luật và chỉ đạo việc tổ chức triển khai các quy định
pháp luật, các biện pháp, giải pháp bảo vệ quyền lợi người lao động và an toàn, vệ sinh
lao động trong các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp khai thác đá nói riêng. 

Các Bộ, ngành, địa phương cũng đã ban hành hệ thống các văn bản quy định, hướng dẫn
về các chính sách, chế độ: tiền lương hợp đồng lao động; bảo hiểm xã hội; an toàn lao
động, vệ sinh lao động; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; chế độ bồi dưỡng bằng hiện
vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; điều
kiện lao động có hại và các công việc không được sử dụng lao động nữ; điều kiện lao
động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên; huấn luyện công tác
An toàn lao động, vệ sinh lao động; chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động
bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đồng thời, là hệ thống các văn bản quy định về về
kỹ thuật an toàn trong khai thác mỏ, bao gồm: các Quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong khai
thác mỏ hầm lò; Quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong khai thác lộ thiên; Quy chuẩn kỹ thuật
an toàn trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp … 

1.2.2.2. Các ấn phẩm xuất bản là sách, sổ tay hướng dẫn 

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức lao động quốc tế (2011), Sổ tay hướng
dẫn hệ thống quản lý AT, VSLĐ. Cuốn sổ tay này dựa trên cơ sở nghiên cứu của các nhà
khoa học, các chuyên gia đầu ngành trên thế giới do chính phủ Nhật Bản tài trợ khổ của
Dự án RAS/08/07M/JPN [4]: Sổ tay là sự chỉ dẫn của ILO về Hệ thống quản lý AT,
VSLĐ; đây cũng là một trong những công cụ quốc tế quan trọng để có thể phát triển Hệ
thống quản lý AT, VSLĐ tại Việt Nam. Những tác động tích cực của Hệ thống quản lý
AT, VSLĐ trong việc nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu nguy cơ đã được các
chính phủ, đại diện của người lao động và người sử dụng lao động động trên thế giới
công nhận. 

- “Viện Tư vấn và Phát triển, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (2012)
[14], Thực trạng quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong bối cảnh phát triển bền
vững ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. Xuất phát từ thực tiễn những năm
gần đây, ngành khai thác khoáng sản đã bộc lộ rất nhiều yếu điểm dẫn đến nguy cơ
nguồn tài nguyên cạn kiệt, hiệu quả kinh tế thấp, để lại rất nhiều hậu quả đối với môi

10
trường, xã hội cũng như con người. Các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên
khoáng sản cũng đã để lại nhiều lỗ hổng. Để phát triển bền vững, Việt Nam cần có những
điều chỉnh hợp lý về khung pháp lý cũng như tổ chức ngành khai thác khoáng sản theo
hướng sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, hài hòa vấn đề môi
trường, giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và bảo vệ môi trường”. Từ những lý
do trên cuốn sách “Thực trạng quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong bối cảnh
phát triển bền vững ở Việt Nam” được thực hiện trong hai năm 2009-2010, nhằm mục
tiêu cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về ngành khai thác khoáng sản Việt Nam. Từ đó,
mong muốn đóng góp tích cực cho tiến trình sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản trong
chương trình xây dựng pháp luật về AT, VSLĐ của Quốc Hội. Cuốn sách được nghiên
cứu bởi các nhà khoa học, phân tích, đánh giá đã phản ánh rõ các nội dung sau đây:
“Phân tích ý nghĩa, vai trò của quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản đặt trong bối cảnh
phát triển bền vững ở Việt Nam; Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý, khai thác khoáng
sản của Việt Nam trong bối cảnh phát triển bền vững. Cuốn sách khẳng định rõ những kết
quả đạt được và những hạn chế, yếu kém còn tồn đọng và nguyên nhân trong quản lý,
khai thác tài nguyên khoáng sản. Đặc biệt, tác phẩm chỉ rõ hoạt động khai thác tài nguyên
khoáng sản ở Việt Nam chưa thực sự gắn kết sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả tài
nguyên bảo vệ an toàn và sức khỏe cho người lao động; ảnh hưởng tiêu cực đến phát
triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường”; 

- Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, vai trò của
quản lý của Nhà nước; đảm bảo khai thác gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên
khoáng sản, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; nhằm đảm bảo
an toàn vệ sinh lao động và sức khỏe cho người lao động; nhằm gia tăng thu nhập, cải
thiện đời sống tinh thần cũng như vật chất cho người lao động trong ngành khai thác
khoáng sản. - GS.TS Lê Vân Trình (2010), Quản lý môi trường lao động, Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật [12]: Đây là giáo trình phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu cho
sinh viên trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Nội dung cơ bản được tác giả đi sâu nghiên
cứu về môi trường lao động và quản lý môi trường lao động nói chung, với đặc điểm, nội
dung và tiêu chí cụ thể nhằm đảm bảo quản lý tốt môi trường lao động cho người lao
động. - Nguyên Diệp Thành (2010), Giáo trình Luật Lao động cơ bản, Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật [21]: Cuốn sách được biên soạn nhằm mục đích phục vụ việc học
tập, giảng dạy và nghiên cứu cho sinh viên, giảng viên và cán bộ làm công tác liên quan
11
đến lĩnh vực lao động. Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản, phổ biến, rất hữu ích
trong nghiên cứu và hoạch định chính sách nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối
với AT, VSLĐ trong các doanh nghiệp, tổ chức xã hội nói chung, doanh nghiệp sản xuất
– kinh doanh khai thác tài nguyên khoáng sản nói riêng. Nội dung chính của sách tập
trung vào việc phân tích các vấn đề về: Cơ sở lý luận về AT, VSLĐ, bao gồm khái niệm,
nguyên tắc, ý nghĩa của quy định về ATLĐ và VSLĐ; trách nhiệm về ATLĐ và VSLĐ;
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động; quyền và nghĩa vụ của người lao động;
trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực AT, VSLĐ (trong xây dựng chương
trình quốc gia về AT, VSLĐ và quản lý, thanh tra về AT, VSLĐ); vai trò của Công đoàn
trong lĩnh vực AT, VSLĐ; các biện pháp và tiêu chuẩn về 20 AT, VSLĐ; AT, VSLĐ đối
với một số đối tượng lao động đặc biệt (Người lao động chưa thành niên, người cao tuổi,
người lao động là người tàn tật). - Bùi Xuân Nam (2014), An toàn và vệ sinh lao động
trong ngành mỏ, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội [7]: Cuốn sách
“An toàn và vệ sinh lao động trong ngành mỏ” đã chỉ ra những khái niệm cơ bản về AT,
VSLĐ; hệ thống pháp luật và QLNN về AT, VSLĐ; AT, VSLĐ trong ngành mỏ. Cuốn
tài liệu còn cung cấp kiến thức chuyên ngành và các kỹ thuật an toàn cần thiết, cũng như
những nghiên cứu mới cập nhật ở trong nước và thế giới, có liên quan tới các khâu công
nghệ chính trong khai thác lộ thiên, khai thác hầm lò, tuyển khoáng, cơ điện, cơ khí
mỏ… 

- PGS.TS. Nguyễn An Lương (2012), Bảo hộ lao động, Nhà xuất bản Lao động: Cuốn
sách được PGS.TS Nguyễn An Lương – Chuyên gia đầu ngành đã có nhiều năm làm
công tác nghiên cứu, quản lý về bảo hộ lao động chỉ đạo và trực tiếp giữ vai trò chủ biên.
Cuốn sách đã tập hợp được sự đóng góp quý báu của những chuyên gia hàng đầu trong
lĩnh vực bảo hộ lao động. Thực sự là một công trình khoa học đề cập một cách đầy đủ
nhất đến những vấn đề cơ bản của công tác bảo hộ lao động, từ những khái niệm, những
nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động, các vấn đề pháp luật, chế độ chính sách,
công tác quản lý, xây dựng chiến lược, phong trào quần chúng hoạt động về bảo hộ lao
động cho đến những nội dung khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động. Sách gồm có 5 phần
với 21 chương, trình bày một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống nội dung của công tác
bảo hộ lao động. Tác giả khi trình bày các nội dung biên soạn đã cố gắng chọn lọc những
kiến thức cơ bản, tiếp cận với các kiến thức mới, cập nhật kịp thời các thông tin trong
nước và quốc tế.
12
 - PGS.TS. Đỗ Văn Hàn (2009), Sức khỏe nghề nghiệp, trường Đại học Y khoa Thái
Nguyên: “Cuốn sách là một trong những tài liệu chuyên môn phục vụ trong chương trình
đào tạo bác sĩ đa khoa. Cuốn sách cung cấp những 21 kiến thức cơ bản về y học lao động
và BNN bao gồm cả lý thuyết và thực hành. Trong tương lai cùng với sự phát triển kinh
tế - xã hội, các tác hại nghề nghiệp và BNN sẽ có khả năng thay đổi nhiều. Các tác giả hy
vọng cuốn sách này sẽ giúp cho các thầy thuốc tương lai có những kiến thức cơ bản ban
đầu về lý thuyết và thực hành VSLĐ và BNN để sau khi ra trường có thể giải quyết cụ
thể những vấn đề chuyên môn ngày một tốt hơn. Tài liệu biên soạn dựa trên cơ sở sau:
Khung chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa của Bộ Y tế Việt Nam Chương trình hợp tác y
tế Việt Nam - Thụy Điển. Văn kiện tiểu dự án CBE – 2003; Chương trình CBE ban hành
theo Quyết định số 272/YK-QĐ ngày 15 tháng 7 năm 2005 của trường Đại học Y khoa
Thái Nguyên” [5].

1.3 Các nhóm nguyên nhân chính nào gây ra mất ATVSLĐ số

1.3.1. Nguyên nhân về Kỹ thuật.

- Các máy, thiết bị sản xuất, các quy trình công nghệ chứa đựng các yếu tố nguy hiểm, có
hại như: bụi, độc, ồn, rung, bức xạ, điện áp nguy hiểm…

- Máy thiết bị thiết kế không phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người sử dụng ( thuộc
phạm trù nhân trắc học).

- Độ bền của chi tiết máy không đảm bảo khi sử dụng.

- Thiếu các thiết bị che chắc an toàn.

- Không có hệ thống phát tín hiệu an toàn, các cơ cấu phòng ngừa quá tải như: van an
toàn, phanh hãm, cơ cấu khống chế hành trình,…

- Không thực hiện hay thực hiện không đúng các quy tắc an toàn, ví dụ như: thiết bị chịu
áp lực không được kiểm nghiệm trước khi đưa vào sử dụng.

- Không thực hiện cơ khí hóa, tự động hóa những khâu lao động nặng nhọc, nguy hiểm,
độc hại, vận chuyển vật nặng lên cao…

13
- Thiếu các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp, ví dụ như: dùng thảm cách điện không
đúng tiêu chuẩn, dùng nhầm mặt nạ phòng độc…

- Các thiết bị, khu vực sản xuất phát sinh nhiều yếu tố nguy hiểm độc hại như bụi, hơi,
khí độc,...

- Chiếu sáng không hợp lý.

- Ồn, rung, vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

 1.3.2. Nguyên nhân về Vệ sinh công nghiệp.

- Không gian, mặt bằng, nơi làm việc xấu.

- Điều kiện vi khí hậu xấu.

- Ánh sáng thiếu hoặc chói lóa.

- Tiếng ồn, độ rung cao.

- Vệ sinh cá nhân không được thực hiện.

 1.3.3. Nguyên nhân Tổ chức sản xuất và quản lý

- Bố trí lao động chưa hợp lý, không phù hợp với trình độ nghề, sức khỏe, trạng thái tâm,
sinh lý người lao động.

- Không xây dựng các quy trình, quy phạm nội quy an toàn phù hợp với các quy định
pháp luật chung, với từng chỗ làm việc cũng như không thường xuyên bổ sung, sửa đổi.

- Thiếu huấn luyện về phương pháp làm việc an toàn cho người lao động.

- Nơi bảo quản, cất giữ vật liệu, hóa chất, sản phẩm không an toàn.

- ATVSLĐ, BNN từ tổ sản xuất trở lên. Không có sổ kiến nghị của NLĐ về ATVSLĐ, ý
kiến giải quyết của các cấp quản lý.

- Không có cán bộ chuyên trách về ATVSLĐ.

14
- Không thực hiện khám sức khỏe ban đầu, định kỳ để bố trí lao động phù hợp.

- Không thực hiện các chính sách về bồi dưỡng bằng hiện vật, về giảm giờ làm việc…
cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

1.3.4.  Nhân tố con người

Khi bản thân người lao động không đảm bảo đủ sức khỏe, thể trạng, tâm lý thì rất dễ xảy
ra tai nạn lao động. Đặc biệt, việc người lao động chủ quan, tự ý vi phạm kỷ luật lao
động, không mang trang bị bảo hộ lao động là một trong những nguyên nhân chính yếu
gây ra mất an toàn và để lại nhiều hậu quả nặng nề.

Các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động

Để đảm bảo an toàn cho người lao động và tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra,
cần có những biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động phù hợp.

 Kiểm tra máy móc, thiết bị, vật tư… thường xuyên, đảm bảo nghiêm ngặt các quy
chuẩn về an toàn lao động.
 Cần xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và các biện pháp an toàn lao động,
vệ sinh lao động hằng năm.
 Đối với những lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại cần được
trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị bảo hộ cần thiết và có các biện pháp an
toàn riêng.
 Người sử dụng lao động, người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động
cần phải tham dự các khóa huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh an toàn lao
động.
 Phổ biến đầy đủ thông tin về tình trạng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cũng
như nguyên nhân gây ra mất an toàn lao động cho người lao động nắm rõ.
 Người lao động cần được đi khám sức khỏe định kỳ hằng năm và có chế độ chăm
sóc sức khỏe phù hợp.

Người lao động là một trong những nhân tố chính yếu trực tiếp tạo ra của cải, mang lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy việc đảm bảo an toàn cho người lao động trong
quá trình sản xuất và làm việc là vô cùng quan trọng và cần thiết. Các công ty, doanh

15
nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này và tăng cường thực hiện nhiều biện pháp
phòng ngừa tai nạn lao động trong thời gian sắp tới.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI
ngành khai thác đá tại tỉnh hoà bình

2.1 Công nghệ khai thác đá đang được áp dụng tại mỏ đa tại tỉnh Hoà Bình

1. Khai thác đá bằng xe tải: Đây là phương pháp khai thác đá truyền thống, sử dụng xe tải
để vận chuyển đá từ mỏ đến nơi sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ảnh
hưởng đến đường bộ và môi trường nếu không được quản lý tốt.

2. Khai thác đá bằng máy nghiền: Phương pháp này sử dụng máy nghiền để nghiền đá tại
mỏ và sau đó vận chuyển đá đã được nghiền đến nơi sử dụng. Phương pháp này giảm
thiểu ảnh hưởng đến đường bộ và môi trường, nhưng đòi hỏi tốn kém về chi phí và năng
lượng.

3. Khai thác đá bằng phương tiện nước: Đây là phương pháp khai thác đá bằng cách sử
dụng nước để phun mạnh vào mặt đá để phân tách và loại bỏ đá. Phương pháp này có thể
giảm thiểu đáng kể thời gian và chi phí khai thác đá, nhưng có thể gây ảnh hưởng đến
nguồn nước và môi trường.

4. Khai thác đá bằng phương tiện nhiệt: Đây là phương pháp khai thác đá bằng cách sử
dụng nhiệt để phá vỡ mặt đá và phân tách đá. Phương pháp này giảm thiểu ảnh hưởng
đến môi trường và tiết kiệm năng lượng, nhưng đòi hỏi đầu tư kỹ thuật cao.

5. Khai thác đá bằng cơ khí: Đây là phương pháp sử dụng máy móc và thiết bị cơ khí để
phá vỡ mặt đá và khai thác đá. Phương pháp này có thể giảm thiểu đáng kể sức lao động
và tăng hiệu quả sản xuất, nhưng đòi hỏi đầu tư vốn lớn.

6. Khai thác đá bằng kỹ thuật dò đường: Đây là phương pháp sử dụng các kỹ thuật đo đạc
và dò tìm các tầng đá để xác định vị trí và định hướng khai thác đá. Phương pháp này
giúp tối ưu hóa quá trình khai thác đá và giảm thiểu tác động đến môi trường.

7. Khai thác đá bằng kỹ thuật dùng thuốc nổ: Đây là phương pháp sử dụng thuốc nổ để
phá vỡ mặt đá và loại bỏ đá. Phương pháp này giúp tăng hiệu quả và tối ưu hóa quá trình

16
khai thác đá, nhưng có thể gây ảnh hưởng đến môi trường nếu không được thực hiện
đúng cách.

8. Khai thác đá bằng kỹ thuật bắn cát: Đây là phương pháp sử dụng cát và khí nén để
phun mạnh vào mặt đá để phân tách và loại bỏ đá. Phương pháp này giúp giảm thiểu ảnh
hưởng đến môi trường và tối ưu hóa quá trình khai thác đá.

2.2. Thực trạng điều kiện lao động tại mỏ đá  tại tỉnh Hoà Bình

 Khai thác, chế biến đá xây dựng là hoạt động nằm trong danh mục những ngành nghề có
tính chất nguy hiểm và độc hại. Thế nhưng, công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động ở
loại hình sản xuất này chưa được chủ doanh nghiệp quan tâm, cùng với đó ý thức chủ
quan của người lao động cho nên nỗi lo tai nạn lao động có nhiều nguy cơ xảy ra.

Tại các mỏ đá ở Hòa Bình thuộc các huyện Lương Sơn, Kim Bôi,..., các điều kiện về an
toàn về sinh vẫn chưa thực sự được chú trọng. Những vách núi cao dựng đứng thành khối
đồ sộ, có nơi khai thác không hoàn toàn đúng theo kỹ thuật, không phân tầng khai thác
hoạt động khai thác đá diễn ra cùng lúc, trong khi máy xay đá vẫn chạy, ô tô ra vào vận
chuyển đá bụi bay mù mịt. Nhiều người lao động điều khiển xe đều không mang đồ bảo
hộ. Những người làm việc khác như: chế biến, đục, khoan, nghiền, đặt mìn để phá đá trên
vách núi gần như không trang bị gì ngoài vài sợi dây thừng. 

Công trường khai thác có rất nhiều đã nham nhở, không được quy hoạch theo đúng quy
định. Đặc biệt hơn, có những cung đường di chuyển trong mỏ đá chỉ vỏn vẹn đủ cho một
chiếc xe ben di chuyển với những dốc cao và con đường quanh co, nguy hiểm. Nhiều
phương tiện tại mỏ cũng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng, các xe ben chở đá đã cũ
kỹ, không gắn biển số, lốp xe đã mòn và có lẽ cũng không được kiểm định, tiềm ẩn nguy
cơ mất an toàn lao động khi phải chuyên chở khối lượng đá rất lớn. Bên cạnh đó, hầu như
các mỏ không có giải pháp rửa xe trước khi vận chuyển ra khỏi mỏ nên mang theo đất đá
ra đường vận chuyển làm ảnh hưởng đến môi trường. Không tưới nước trong quá trình
xoay đá để bụi đá bay mù mịt.

 Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, trong 3 năm gần đây, trên địa bàn tỉnh xảy ra 9 vụ tai
nạn lao động (TNLĐ) tại các mỏ đá, làm 9 người chết, trong đó huyện Lương Sơn xảy ra
7 vụ. Từ đầu năm đến nay xảy ra 4 vụ TNLĐ làm 4 người chết. Riêng trong tháng 9 xảy

17
ra 2 vụ. Năm 2022, Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH đã thanh tra 14 mỏ đá trên địa bàn tỉnh.
Kết quả có 13/14 doanh nghiệp bị phạt 287 triệu đồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu liên quan
đến không khám sức khỏe cho người lao động, vi phạm về thời gian làm việc, không
đóng đầy đủ BHXH… Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH đã đưa ra 107 kiến nghị, trong đó có
việc chưa xây dựng kế hoạch ATVSLĐ; chưa đánh giá đầy đủ yếu tố nguy hiểm nơi làm
việc; chưa lập các biện pháp an toàn tại những nơi treo leo; công nhân không sử dụng đầy
đủ phương tiện bảo vệ cá nhân…

2.3 Tiểu kết chương 2: Đánh giá lại thực trạng Atvslđ tại ngành khai thác đá tại tỉnh
hoà bình

Ngành khai thác đá tại tỉnh Hòa Bình đã áp dụng được đa dạng công nghệ trong việc khai
thác của mình. Mặc dù một số công nghệ còn tồn tại nhược điểm, tuy nhiên cũng không
thể phủ nhận ưu điểm của từng công nghệ khai thác mang lại. Bên cạnh đó, điều kiện làm
việc trong quá trình khai thác đá tại tỉnh chưa được chủ doanh nghiệp quan tâm, cùng với
đó ý thức chủ quan của người lao động cho nên nỗi lo tai nạn lao động có nhiều nguy cơ
xảy ra. Điều kiện lao động vẫn xuất hiện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đến con
người trong quá trình làm việc. Rủi ro cho các mối nguy phát sinh từ hoạt động khai thác
đá bao gồm 2 nhóm chính là nhóm mối nguy về an toàn và nhóm mối nguy về sức khoẻ.
Cụ thể đã nhận diện được những mối nguy chính thuộc nhóm mối nguy về an toàn như:
trơn trượt; dịch chuyển đất đá; trang bị bảo hộ lao động không đảm bảo; người lao động
không được đào tạo bài bản về ATLĐ; cắt, kẹp do các vật thể hay dụng cụ gây ra, tai nạn
do phương tiện; kỹ thuật và phương pháp khai thác chưa phù hợp… và thuộc nhóm mối
nguy về sức khoẻ như: vi khí hậu khắc nghiệt, bụi silic, tiếng ồn, rung động. Bản thân
người sử dụng lao động, người lao động cũng không thực hiện nghiêm những quy định
về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh mới để xảy ra nhiều vụ
việc thương tâm như vậy. Qua đó thấy được, khai thác đá tại khu vực Hòa Bình đang còn
tồn tại rất nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động
đồng thời thấy được công tác an toàn vệ sinh lao động rất quan trọng trong khai thác đá.

CHƯƠNG 3:  GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ ATVSLĐ Của ngành khái thác đá tại hoà bình

18
3.1. Biện pháp kiểm soát nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự quan tâm
đầu tư cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp khai thác mỏ đá, nên tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp đối với các lao động có chiều hướng giảm. Tuy nhiên
trong lĩnh vực khai thác mỏ đá vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm nhất là tai nạn do khai
thác như: sạt lở đá, cháy nổ các vật liệu nổ, bụi silic, đổ máy móc thiết bị.  Các nguy cơ
gây bệnh nghề nghiệp và ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động như bụi, bụi silic, tư
thế lao động gò bó, say nắng, say nóng,... thường xuyên đe dọa đến tính mạng và sức
khỏe người lao động, vì vậy việc có những biện pháp kiểm soát nhằm giảm tối thiểu
những rủi ro cho người lao động là hết sức cần thiết và cần được chú trọng. Các biện
pháp kiểm soát đang sử dụng và biện pháp kiểm soát bổ sung được trình bày trong bảng
sau:

Mối nguy BPKS đang sử dụng BPKS bổ sung

Vi khí hậu - Trang bị quần áo, mũ, giầy bảo - Trang bị lều che nắng để nghỉ
hộ lao động. ngơi giữa giờ ở khu vực khai thác.

- Tổ chức thời gian tránh làm - Cung cấp đủ nước uống cho
việc khung giờ nắng nóng vào NLĐ.
buổi trưa từ 11-15h.
 - Có quy trình cấp cứu khi NLĐ
bị say nắng.

- Giảm thời gian làm việc (tuỳ


theo điều kiện cụ thể của cơ sở).

Sạt lở/ - Đầy đủ hồ sơ khảo sát địa chất, Thường xuyên kiểm tra, đặc biệt
chuyển dịch thisết kế mỏ đảm bảo an toàn sau nổ mìn và những trận mưa dài,
đất đá khai thác. làm rào chắn và biển cảnh báo.

- Đảm bảo các thông số thiết kế - Không để đá hay bất kì vật gì


và sự ổn định của tầng khai thác cách mép tầng 0,5m.
để tránh nguy cơ sạt lở.

19
Mìn nổ do - Chỉ huy và công nhân nổ mìn - Xây dựng và áp dụng chương
không kiểm có giấy phép, được huấn luyện trình ứng cứu tình huống khẩn cấp
soát được về nổ mìn an toàn. và định kỳ tổ chức diễn tập.

- Tuân thủ quy trình nổ mìn an


toàn, chỉ huy nổ mìn giám sát
quá trình nổ mìn.

- Công tác chuẩn bị kỹ càng.

Ngã từ độ - Trang bị mũ,quần áo,.. - Cắm biển báo các vị trí cao.
cao
- Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ. - Đảm bảo mặt bằng làm việc đủ
rộng, ổn định.

- Trang bị mũ an toàn.

Cháy vật - Có bảo vệ canh tác và đi tuần. - Xây dựng và áp dụng chương
liệu nổ trình ứng cứu tình huống khẩn
- Thủ kho chỉ vào kho khi có
cấp, tổ chức diễn tập định kỳ
lệnh giám đốc.

- Có nội quy an toàn kho.

- Thủ kho và thợ mìn đều được


đào tạo về an toàn.

Tiếng ồn - Trang bị nút tai chống ồn (tuy - Thường xuyên bảo dưỡng thiết
nhiên vẫn có trường hợp NLĐ bị.
không sử dụng trong giờ làm)
- Quy định NLĐ bắt buộc đeo nút
tai khi làm việc.

Tai nạn do - NLĐ có giấy phép sử dụng, - Thường xuyên bảo dưỡng, sửa
phương tiện chữa đường ô tô đảm bảo an toàn

20
gây ra (xe được huấn luyện về ATVSLĐ. vận chuyển.
tải, máy
- Công nhân đi lại trong khu vực
xúc, xe
quy định.
nâng)
- Khu vực di chuyển máy móc
được san bằng rộng rãi.

- Trang bị biển báo, biển chỉ dẫn,


bố trí đường tránh đoạn hẹp, cua.

Điện giật - Thiết bị điện nối đất, nối không - Quy định đeo găng tay khi làm
(khu vực việc.
- Công tắc, tủ điện kín treo cao,
chế biến đá,
có cầu dao từng thiết bị. - Quy định người được phép vận
xẻ nghiền )
hành đối với từng hệ thống thiết bị
- NLĐ trang bị ủng cao su, găng
cụ thể.
tay,...

Vật thể bay, - Trang bị quần áo BHLĐ, khẩu - Trang bị lưới thép che chống
văng bắn trang, găng tay, mũ an toàn. văng, kính bảo hộ.
(máy nghiền
sàng)

Bụi silic - Không có hệ thống hút lọc hay - Trang bị hút lọc cục bộ hoặc
dập bụi ở máy nghiền, sàng, phun sương dập bụi.
khoan.
- Trang bị khẩu trang chống bụi,
- Trang bị khẩu trang, khi quan quy định bắt buộc sử dụng.
sát vẫn có người không dùng.

Trơn ngã Khu vực khai thác, chế biến đá Khu vực khai thác:
xẻ:
- Tạo lối đi có bậc lên núi.

21
- Trang bị quần áo, giày BHLĐ, - Trang bị giày chống trơn trượt.
giày chống trơn trượt.
Khu vực chế biến đá, xẻ:

- Lắp hệ thống thu gom nước từ


nơi làm việc, rãnh thoát nước đảm
bảo nơi làm việc khô ráo.

Mức nặng -  Kiểm tra độ nặng trước khi - Thay đổi tư thế, nghỉ ngơi khi
nhọc nâng. giải lao.

- Nâng đỡ tập thể nếu cần thiết.

- Bồi dưỡng bằng hiện vật.

Mức căng - Có thời gian nghỉ giữa ca - Tổ chức nghỉ giữa ca nhiều lần
thẳng
- Chế độ làm việc luân phiên

Danh mục các chữ viết tắt

STT Chhữ viết tắt Nghĩa đầy đủ

1 ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động

2 BHLĐ Bảo hộ lao động

3 BPKS Biện pháp kiểm soát

4 NLĐ Người lao độn

3.2. Giải pháp phát triển văn hóa an toàn tại một số mỏ đá khu vực Tỉnh Hoà Bình

22
Doanh nghiệp khai thác mỏ đá có những yếu tố đặc thù so với các loại hình doanh nghiệp
khác như điều kiện sản xuất khó khăn và biến động, máy móc thiết bị công suất lớn, cấu
tạo phức tạp, vận hành đòi hỏi kiến thức và kĩ năng nhất định, tính chất công việc đơn
điệu, nặng nhọc, vất vả, độc hại, nguy hiểm,... Do đó văn hóa doanh nghiệp nói chung và
văn hóa an toàn trong doanh nghiệp khai thác mỏ đá nói riêng cũng phức tạp và đặc thù
hơn nhiều doanh nghiệp khác đặc biệt là các giá trị và niềm tin về tinh thần như sự đồng
tâm, cam kết, tinh thần đồng đội, truyền thống, kinh nghiệm. Điều này đòi hỏi khi xây
dựng văn hóa an toàn cần chú trọng đề cao sự thấu hiểu về tính chất công việc, điều kiện
sản xuất, quy trình quản trị rủi ro, vai trò của lãnh đạo, tính kỷ luật, tâm lý và trình độ
người lao động. Giải pháp phát triển văn hóa an toàn trong sản xuất cần bao gồm những
nội dung chính như sau:

(1) Tổ chức bộ máy và phân định trách nhiệm hoạt động: Doanh nghiệp cần thành lập bộ
phận quản lý chung về an toàn - vệ sinh lao động theo các quy định hiện hành. Đảm bảo
các cán bộ quản lý văn hóa an toàn có chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn, kỹ
thuật phòng, chống cháy nổ, kỹ thuật môi trường, vệ sinh lao động, cũng như có hiểu biết
về thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ.

(2) Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động: kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động nằm
trong tổng thể kế hoạch hoạt động hàng năm của doanh nghiệp, được lập từ tổ sản xuất,
phòng, ban trở lên, đồng thời phải được thông báo để mọi người lao động tham gia ý
kiến. Kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động phải bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí,
thời gian hoàn thành, phân công tổ chức thực hiện. Việc tổ chức thực hiện các kế hoạch
về văn hóa an toàn của cơ sở cần được triển khai thực hiện ngay sau khi kế hoạch an toàn
- vệ sinh lao động được phê duyệt, các cán bộ văn hóa an toàn được giao nhiệm vụ phải
phối hợp với bộ phận an toàn - vệ sinh lao động và bộ phận y tế để tổ chức triển khai,
đồng thời đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.

(3) Công tác kiểm tra và đánh giá: Người sử dụng lao động phải quy định và tổ chức thực
hiện công tác tự kiểm tra an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động và hoàn toàn
được chủ động quyết định thực hiện, nhưng phải đảm bảo việc kiểm tra toàn diện được
tiến hành ít nhất 6 tháng/lần ở cấp cơ sở lao động và 3 tháng/1 lần ở cấp phân xưởng, tổ,
đội sản xuất.

23
(4) Thống kê, báo cáo, sơ kết và tổng kết: Doanh nghiệp phải mở sổ thống kê các nội
dung cần phải báo cáo theo quy định hiện hành. Các số liệu thống kê phải được lưu giữ ít
nhất là 5 năm ở cấp phân xưởng và 10 năm ở doanh nghiệp để làm căn cứ theo dõi, phân
tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn - vệ sinh lao động ở doanh
nghiệp. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, doanh nghiệp phải tổ chức sơ kết, tổng kết công
tác an toàn - vệ sinh lao động, với các nội dung: Phân tích các kết quả, các thiếu sót, tồn
tại.

Văn hóa an toàn trong sản xuất giúp mọi người trong doanh nghiệp có nhận thức đúng
đắn về an toàn vệ sinh lao động, coi việc bảo đảm điều kiện làm việc và vệ sinh, phòng
chống tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp cho người lao động là quyền rất cơ bản. Các
quy định của pháp luật, các chính sách về an toàn vệ sinh lao động cũng như các giá trị
truyền thống dân tộc Việt Nam cần được mọi người nắm vững, có thái độ và hành vi ứng
xử đúng, thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, có cam kết rõ ràng, tự giác và hợp tác cùng nhau
thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động, thực hiện tốt chương trình hành động, lấy
biện pháp phòng ngừa làm ưu tiên hàng đầu, kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm để làm
cho công tác an toàn vệ sinh lao động ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Thống nhất các
nguyên tắc xây dựng văn hóa an toàn cho các doanh nghiệp khai thác mỏ đá là công cụ
hữu hiệu để hình thành văn hóa lao động với giá trị cốt lõi là đề cao tự chủ an toàn và ưu
tiên phòng ngừa rủi ro.

C. KẾT LUẬN
Hệ thống luật pháp về vấn đề An toàn vệ sinh lao động  đã quy định rất rõ Quyền lợi của
người lao động nói chung và quyền được bảo đảm an toàn, sức khoẻ, bảo hộ lao động và
bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong khai thác đá nói riêng đã được quy định và
công tác tổ chức nhưng các mỏ đá tại Tỉnh Hoà Bình công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh
lao động ở loại hình sản xuất này chưa được chủ doanh nghiệp quan tâm, cùng với đó ý
thức chủ quan của người lao động cho nên nỗi lo tai nạn lao động có nhiều nguy cơ xảy
ra. 
Nhóm 2 đã chỉ ra được những nguyên nhân gây mất An toàn vệ sinh lao động như: là do
các hành vi chủ quan, hành vi mất an toàn của NLĐ, cụ thể như: NLĐ không tuân thủ
đúng các quy trình kỹ thuật an toàn trong các công tác như: công tác khoan, công tác nổ
24
mìn, trong vận chuyển tải,..; ý thức tự giác của NLĐ đang còn rất kém như: không sử
dụng PTBVCN trong quá trình làm việc, cụ thể: làm việc trên vách đá cao nhưng không
sử dụng dây đai an toàn, không đội mũ an toàn công nghiệp chống chấn thương sọ não,
không sử dụng nút tai chống ồn khi làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn như khu
nghiền sàng,.... . Từ đó đã đưa ra đựa những GIẢI PHÁP VẤN ĐỀ ATVSLĐ Của ngành
khái thác đá tại hoà bình
-Biện pháp kiểm soát nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp 
- Giải pháp phát triển văn hóa an toàn tại một số mỏ đá khu vực Tỉnh Hoà Bình

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cảnh báo từ các mỏ khai thác đá | Cục Địa Chất Việt Nam (dgmv.gov.vn)

2. Công nghệ khai thác đá đang được áp dụng - (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực
trạng điều kiện làm - (123docz.net)

3. Cổng TTĐT Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (molisa.gov.vn)

4. Siết chặt quy định về an toàn lao động và môi trường tại các mỏ đá
(baohoabinh.com.vn)

5. Hòa Bình: Cảnh báo mất an toàn lao động tại các mỏ đá - Báo Công an Nhân dân điện
tử (cand.com.vn)

6. 11_ NGO THI THUONG.pdf (dhcd.edu.vn)

7. An toàn lao động tại các mỏ đá (123docz.net)


8. Văn hóa an toàn trong các doanh nghiệp khai thác than: Một số nhân tố ảnh hưởng và
mô hình văn hóa an toàn phù hợp với ngành khai thác than Việt Nam - Luận văn, đồ án,
luan van, do an
9. https://dhcd.edu.vn/userfiles/Description/file/Dao tao/2021/LV THAC SY NGANH
QLAT VA SKNN/11_ NGO THI THUONG.pdf

25

You might also like