You are on page 1of 3

Văn 5 CLC cô Hoài

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 5
MÔN: TIẾNG VIỆT- Ngày: 04/07/2021
- Thời gian làm bài: 40 phút
Bài 1: Câu tục ngữ nào sau đây có nội dung khuyên bảo về cách nói năng? Khoanh vào chữ cái trước
phương án trả lời đúng.
A. Ăn chắc, mặc bền. B. Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
C. Đi đâu mà vội mà tháng/ Mà vấp phải đá mà quàng phải dây
D. Lời nói chẳng mất tiền mua /Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Bài 2: Gạch dưới từ khác loại trong mỗi nhóm từ sau:
A. long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh
B. núng nính, nóng nực, nũng nịu, nóng nảy, nôn nao
Bài 3: Điền dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong đoạn văn sau:
Đầu năm học, Bắc được bố đưa đến trường. Bố cậu nói với thầy giáo: "Xin thầy kiên nhẫn, thật kiên
nhẫn, vì con tôi tối dạ lắm". Từ đó, có người gọi Bắc là "Tối dạ". Bắc không giận và quyết trả lời bằng
việc làm.
Bài 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Hửng nắng
Bé tỉnh dậy. Vừa mở mắt anh đã vội nhắm nghiền lại. Một tia nắng xuyên qua bụi cây, rọi trúng
mắt anh: Nắng rồi. Hàng tháng mưa tầm, mưa tã mới có một ngày nắng đây. Chiếc áo choàng đục
trắng mà bầu trời đang khoác dầm dề cả tháng nay đã bị cuốn phăng đi. Những vạt xanh chợt hé trên
bầu trời loang rất nhanh, phút chốc choáng ngợp hết cả. Nổi lên trên cái nền trời xanh thẳm đó là
ngồn ngộn một sắc bông trắng trôi băng băng. Vầng thái dương vừa mới hiện ra hối hả trút xuống
mặt đất nguồn ánh sáng và sức nóng đến vô tận của mình. Đồng ruộng, xóm làng, dòng sông và
những đỉnh núi ướt sũng nước, ngập trong nắng, xả hơi ngùn ngụt.
(Theo TRẦN MẠI HẠNH Trích “NẮNG THU BỒN”)
Khoanh vào chữ cái trước phương án trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 5).
1. Bài văn miêu tả cảnh gì?
A. Cảnh nắng lên B. Buổi sáng của Bé
C. Bầu trời sau cơn mưa D. Đồng ruộng, xóm làng, dòng sông và những đỉnh núi ngập
trong nắng
2. Những chi tiết nào miêu tả sự xuất hiện của ánh nắng?
A. Vừa mở mắt anh đã vội nhắm nghiền lại.
B. Một tia nắng xuyên qua bụi cây, rọi trúng mắt anh.
C. Hàng tháng mưa tầm, mưa tã mới có một ngày nắng đây.

1
Văn 5 CLC cô Hoài

D.Vầng thái dương vừa mới hiện ra hối hả trút xuống mặt đất nguồn ánh sáng và sức nóng đến vô tận
của mình.
3. Hai câu văn: “Bé tỉnh dậy. Vừa mở mắt anh đã vội nhắm nghiền lại.” được liên kết với nhau bằng
cách nào?
A. Lặp từ ngữ. B. Dùng từ ngữ nối.
C.Thay thế từ ngữ. D. Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ.
4. Bộ phận chủ ngữ trong câu văn: “Chiếc áo choàng đục trắng mà bầu trời đang khoác dầm dề cả
tháng nay đã bị cuốn phăng đi.” là:
A. Chiếc áo choàng
B. Chiếc áo choàng đục trắng
C. Chiếc áo choàng đục trắng mà bầu trời đang khoác
D. Chiếc áo choàng đục trắng mà bầu trời đang khoác dầm dề cả tháng nay
5.
a) Trong câu: “Chiếc áo choàng đục trắng mà bầu trời đang khoác dầm dề cả tháng nay đã bị cuốn
phăng đi.”, từ “khoác” được dùng với nghĩa gì?
A. nghĩa gốc B. nghĩa chuyển
b) Từ nào có “khoác” là đồng âm với “khoác” trong câu ở phần a?
A. khoác áo B. khoác tay C. khoác lác D. khoác túi
Bài 5: Đọc đoạn văn sau:
Em sinh ra và lớn lên ở thành phố nhưng em cũng có quê nội, quê ngoại như bao bạn nhỏ khác.
Mỗi lần về quê chơi, em thường được nghe các bác, các cô và các bạn bằng tuổi mình chép miệng:
“Đúng là người thành phố sướng thật. Người lớn thì ăn mặc đẹp, đi xe máy, còn trẻ em thì chỉ việc lo
học, chẳng phải lo việc đồng áng, chăn nuôi”. Khi còn nhỏ, nghe vậy em thấy tự hào và hãnh diện lắm
về cái “mác thành phố” của mình. Nhưng khi lớn lên rồi, em thấy sự so sánh này không hẳn đã đúng.
(Theo PHƯỢNG HỒNG)
Viết tiếp đoạn văn trên (từ 2 đến 3 câu), nếu các lý do giải thích tại sao có ý kiến cho rằng “người
thành phố sướng thật” không hẳn đã đúng.
Ý kiến đó chưa hẳn đúng vì với tôi, từ nhỏ đã phải học bài. Trong khi các bạn bằng tuổi mình ở quê thì
được đi chăn trâu. Có thể đối với một số người, đi chăn trâu thì chẳng có gì sướng. Nhưng với tôi, khi
đi chăn trâu, tôi được ngồi trên lưng trâu và đi chơi tất cả mọi nơi. Còn trên thành phố, ngoài đường
đông đúc nên tôi chỉ được ngồi trong nhà xem TV hay iPad thôi. Dù ở quê, mọi người có thể phải vất
vả để làm việc, nhưng những vất vả ấy lại có thể là niềm vui. Được đi cấy, đi chăn trâu rất vui. Sau khi
thu hoạch gạo, học có thể được ăn những hạt gạo cho chính mình làm ra. Mặc dù là người lớn hay trẻ
con, tôi vẫn luôn mong rằng trên đời sẽ không còn sự so sánh giữa người này và người kia nữa.

Bài 6: Trong “Bài hát trồng cây” của tác giả Bế Kiến Quốc có đoạn:
“Ai trồng cây
2
Văn 5 CLC cô Hoài

Người đó có bóng mát


Trong vòm cây
Quên nắng xa đường dài.
Ai trồng cây
Người đó có hạnh phúc
Mong chờ cây
Mau lớn lên từng ngày.”
a) Những điệp ngữ đi liền với nhau (Ai trồng cây - Người đó có) đã giúp em cảm nhận được điều gì?
Những điệp ngữ đi liền với nhau (Ai trồng cây - Người đó có) đã giúp em cảm nhận được việc khi
mình làm ra việc gì thì mình sẽ được hưởng việc đó. Giống như các bác nông dân, khi các bác cấy lúa,
dù có cực nhọc đến mấy, có vất vả đến mấy thì cuối cùng, mình sẽ là người được hưởng những hạt
gạo do mình làm ra. Trong đoạn thơ, tác giả viết: "ai trồng cây, người đó có bóng mát." Đó cũng là
một trong những ví dụ của việc khi mình làm ra thì sẽ được hưởng. Em mong rằng, những ai sau khi
đọc được bài thơ này sẽ cố gắng làm việc và đạt được mục đích của mình.

b) Từ nội dung đoạn thơ trên và hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 7 câu)
về ý nghĩa của lao động trong cuộc sống.
Trong cuộc sống hiện nay, có rất nhiều công việc. Mọi người luôn muốn được làm giám đốc hay trưởng
phòng ngay khi được nhận làm. Mọi người luôn đem cuộc sống của mình ra và so sánh với người khác,
sau đó thì so sánh và hỏi tại sao lại thế. Nhưng họ không biết rằng, trước khi có được công việc đó, họ
đã phải vất vả và cực nhọc đến nhường nào. Khi những người họ có quyết tâm, ý chí phấn đấu thì họ
sẽ đạt được mục đích mà mình mong muốn. Trước khi làm giám đốc, họ cũng xuất phát từ một nhân
viên bình thường như bao người khác, nhưng nhờ có nghị lực, họ đã vươn lên và làm được điều mà
mình mong muốn. Ý nghĩa lao động trong xã hội hiện này không chỉ là làm để đạt được mục đích, mà
còn là vì xã hội. Chỉ cần một việc nhỏ nhặt thôi nhưng cũng đã giúp được bao nhiêu người rồi. Sau khi
đọc được bài thơ này, em cũng rút ra được bài học cho chính mình. Mục đích của em bây giờ đó chính
là thi được vào ngôi trường cấp 2 mà mình mong ước. Em tự nhủ rằng mình sẽ phải cố gắng hơn nữa
để đạt được mục tiêu. Em cũng mong rằng, nếu như ai đọc được bài thơ này, mọi người sẽ có ý chí
phấn đấu hơn nữa.

You might also like