You are on page 1of 5

1

TỪ ĐƠN TỪ PHỨC
Bài 1. Bộ phận in đậm trong câu nào là cụm từ (kết hợp của hai từ đơn) trong câu
nào là từ phức:
1. Bạn Lan học giỏi nhất lớp tôi.
2. Cậu bé cầm bút chưa chuẩn.
3. Cô gái ăn nói thật có duyên.
4. Nhà cửa xây xong chưa?
5. Cô ấy chẳng bao giờ để ý đến quần áo.
6. Các anh chị công nhân làm việc trong nhà máy rất vất vả.
7. Mèo tha chân vịt đi.
8. Máy khâu bị hỏng chân vịt.
9. Tôi đang ăn cơm trong nhà.
10. Bóng cha in trên mặt đất rất dài.
11. Lá ngô quắt lại, rủ xuống.
12. Người chạy đi, kẻ chạy lại.
13. Xe đang chạy xuống dốc.
14. Bánh dẻo lắm bà ạ.
15. Mua cho cháu một cái bánh dẻo bà nhé!
16. Bà làm bánh dày quá, ăn không ngon.
17. Mẹ mua cho con một cái bánh dày.
18. Con thích ăn bánh nướng hơn.
19. Con nướng bánh mẹ nhé!
20. Cánh gà nướng rất ngon.
21. Một chị đứng sau cánh gà để xem
Bài 2. Chỉ ra từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau
1.
Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch
2. Mùa xuân mong ước đã đến....Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ
sực nức bốc lên.
3. “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nướcta được độc
lập tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”
4. Xe chúng tôi lao chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên Tỉnh Hoàng
Liên Sơn. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên một cảm giác
bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời,
những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối đỏ rực lên như ngọn lửa.
5. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới,...Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà
như nhảy nhót.
2

6. Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào
cũng quý. Nhưng thân thuộc nhất vẵn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre
ngút ngàn Điện Biên Phủ.

Bài 3. Trong các nhóm từ dưới đây, nhóm từ nào là nhóm từ phức, nhóm từ nào là
kết hợp của hai từ đơn?
a. Lung linh, long lanh, lóng lánh, óng ánh, ngọt ngào, xanh xanh, đỏ đỏ, lênh
khênh, tươi tắn, mong manh.
b. xanh lè, xanh ngắt, đỏ rực, đỏ ối, tròn xoe, thẳng tuột, thẳng tắp.
c. chợ búa, đường sá, thuyền bè, bếp núc, ăn nói, cơm nước, viết lách...
d. Chân gà, chân vịt, chân người, chân mèo.
e. Chân núi, chân mây, chân bàn, chân ghế.
f. Tay người, tay khỉ.
g. Tay chơi, tay súng, tay vợt, tay áo.
h. Đầu ấm, tay mát.
i. Ấm đầu, mát tay, hoa mắt.
k. Bởi vì, tại sao, do vì, cho nên, để mà, để cho, mặc dầu, dầu sao, nếu như, nếu
mà, hồ như.
Bài 4: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành những nhận định
sau:
tạo nên câu; một tiếng; hai hay nhiều tiếng; có nghĩa; Tiếng
_______cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm_______gọi là từ đơn, từ gồm_______ gọi là
từ phức. Từ nào cũng ________và dùng để _______
Bài 5: Con hãy điền những từ còn thiếu vào chỗ trống:
"Từ chỉ gồm một tiếng là ….. . Từ gồm hai hay nhiều tiếng là ……"
A. từ phức …. từ đơn. B. từ đơn …. từ phức.
C. từ láy …. từ đơn. D. từ ghép …. từ phức.
Bài 6: Trong các từ sau đây từ nào là từ phức:
A. Giúp đỡ. B. Có. C. Chí. D. Học sinh.
E. Tiên tiến. F. Nhờ. G. Bạn. H. Bưởi
Bài 7: Trong các từ sau đây từ nào là từ đơn:
A. Hoa hồng B. Vở C. Nhớ D. Màu xanh
E. Và F. Lại G. Hoàng tử
Bài 8: Đọc hai câu sau:
a. Nam vừa được bố mua cho một chiếc xe đạp.
b. Xe đạp nặng quá, đạp mỏi cả chân.
Các từ in đậm trong hai câu trên đều là từ phức. Nhận định đó đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Bài 9: Trong những câu dưới đây, từ in đậm nào là từ phức?
3

A. Bà nội lên chơi mang cho nhà em một hũ tương rất ngon.
B. Mẹ ốm, nhà cửa vắng bóng mẹ như cũng buồn theo.
C. Nhờ bạn giúp đỡ, lại quyết tâm học tập, năm nay Linh đã đạt được danh hiệu
học sinh tiên tiến.
D. Loan vô cùng thích cái rét ngọt ngào, lành lạnh của những ngày đầu đông.
Bài 10: Tìm từ ghép, từ láy chứa các tiếng sau:
chân thật         thành thật           thật thà           thật lòng         thật lực       thật tâm
Từ ghép: ..................................................................
Từ láy: ....................................................................
Bài 11: Xác định các từ đơn có trong đoạn thơ sau:
Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang"
Bài 12: Xác định các từ đơn có trong đoạn văn sau:
 "Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Cứ chốc
chốc, tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa hai chân lên vuốt râu."
Bài 13: Xác định các từ phức trong các trường hợp sau:
a. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Cứ chốc
chốc, tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa hai chân lên vuốt râu.
b. Chỉ còn truyện cổ thiết tha 
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình 
Rất công bằng, rất thông minh 
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang
4

Câu 1: Đáp án:


Các từ được điền như sau:
Tiếng cấu tạo nên từ. Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn, từ gồm hai hay nhiều
tiếng gọi là từ phức.
Từ nào cũng có nghĩa và dùng để tạo nên câu.
Câu 2: Đáp án:
"Từ chỉ gồm một tiếng gọi là từ đơn, từ gồm hai hay nhiều tiếng gọi là từ phức."
-> Đáp án đúng: B.
Câu 3: Đáp án:
- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.
- Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng.
Vậy nên những từ là từ phức đó là: giúp đõ, học sinh, tiên tiến.
Câu 4: Đáp án:
- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.
- Từ phức là từ gồm hai hay nhiều tiếng.
-> Vậy nên những từ là từ đơn đó là: vở, nhớ, và, lại
Câu 5: Đáp án:
Trong câu a từ xe đạp là từ phức, vì ta không thể thêm được bất cứ từ nào vào
giữa xe và đạp.
-> chúng vốn đã là một kết cấu vững chắc.
Trong câu b từ xe đạp là hai từ đơn, vì ta có thể thêm được một từ chen giữa hai
từ này, ví dụ xe này đạp vào câu:
“Xe này đạp nặng quá, đạp mỏi cả chân” mà không hề làm thay đổi ý nghĩa của
câu. Vậy nên xe đạp trong câu b vốn không phải là một kết cấu vững chắc, nên
chúng là hai từ đơn.
Từ đó có thể kết luận, nhận định xe đạp trong cả hai trường hợp là từ phức là một
nhận định sai.
-> Vậy chọn: Sai.
Câu 6: Đáp án:
Lành lạnh là từ phức.
Mẹ ốm, Nhờ bạn, rất ngon là hai từ đơn được ghép lại. Bởi vì với các từ này ta
có thể thêm được một từ vào xen kẽ ví dụ: Mẹ bị ốm, nhờ có bạn, rất là ngon
chứng tỏ tổ hợp của chúng không được vững chắc nên chúng là hai từ đơn.
-> Đáp án đúng: D.
Câu 7: Đáp án:
- Từ ghép: chân thật, thật lòng, thật lực, thật tâm
5

- Từ láy: thành thật, thật thà


Đáp án đúng: 
Từ ghép Từ láy
chân thật, thật lòng, thật
thành thật, thật thà
lực, thật tâm
Câu 8: Đáp án:
"Chỉ còn truyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang"
->> Các từ đơn có trong đoạn thơ là: chỉ, còn, cho, tôi, của, mình, rất, rất, vừa, lại.
Câu 9: Đáp án:
"Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Cứ chốc
chốc, tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa hai chân lên vuốt râu."
-> Các từ đơn có trong đoạn văn là: bởi, tôi, và, nên, tôi, lắm, cứ, tôi, lại, và, đưa,
hai, chân, lên.
Câu 10: Đáp án:
a. Bởi / tôi / ăn uống / điều độ / và / làm việc / chừng mực / nên / tôi / chóng
lớn / lắm./ Cứ / chốc chốc,/ tôi / lại / trịnh trọng / và / khoan thai / đưa / hai /
chân / lên / vuốt / râu./
-> Các từ phức có trong đoạn văn là: ăn uống, điều độ, làm việc, chừng mực,
chóng lớn, chốc chốc, trịnh trọng, khoan thai.
b.
Chỉ / còn / truyện cổ / thiết tha /
Cho / tôi / nhận mặt / ông cha / của / mình /
Rất / công bằng,/ rất / thông minh /
Vừa / độ lượng / lại / đa tình,/ đa mang/
-> Các từ phức có trong đoạn thơ là: truyện cổ, nhận mặt, ông cha, công bằng,
thông minh, độ lượng, đa tình, đa mang.

You might also like