You are on page 1of 5

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT - HKI

Lời chào

Một người cha cùng đứa con nhỏ đang đi trên đường mòn trong rừng. Bốn bề im ắng. Chỉ nghe
đâu đó vọng lại tiếng chim gõ kiến và tiếng suối rì rào giữa rừng lá. Nhìn thấy một cụ già từ xa
chống gậy đi tới, người cha dặn:
- Khi gặp bà cụ chúng ta sẽ nói : “Chào cụ ạ!”
Đứa bé ngạc nhiên hỏi lại:
- Vì sao phải nói với cụ như thế hả cha? Chúng ta có quen gì bà cụ đâu?
- Khi gặp bà cụ, con hãy nói : “Chào cụ ạ!” và con sẽ hiểu nói vậy để làm gì?
Khi bà cụ đến trước mặt, đứa con nói:
- Chào cụ ạ!
- Chào cụ ạ! - Người cha nói.
- Chào ông, chào cháu. - Bà cụ nói và mỉm cười.
Đứa con nhìn với vẻ mặt sửng sốt. Mọi vật xung quanh như đang thay đổi. Mặt trời rực rỡ hơn.
Trên cành cây cao, gió lướt nhẹ nhàng. Những chiếc lá lung linh đùa giỡn. Chú bé cảm thấy vui
sướng trong lòng.
- Vì sao lại thế nhỉ? - Đứa con hỏi.
- Vì chúng ta đã chào bà cụ và bà cụ mỉm cười. Con thấy đấy, lời chào có tác dụng rất kì lạ, nó
khơi dậy những tình cảm tin cậy, gần gũi với nhau giữa người với người. Nó làm cho tâm hồn
con người mở rộng. Bởi vì khi chào, con đã thể hiện sự tôn trọng của con đối với mọi người.
(Theo XU –KHÔM- LIN-XKI)
Đọc bài: “ Lời chào” trả lời các câu hỏi 1, 2 , 3, 4, 5 và thực hiện các bài tập tiếp theo:
Câu 1. Người cha cùng đứa con nhỏ gặp một cụ già trong hoàn cảnh:
a.Đang say sưa nghe chim hót và suối reo. b.Bị lạc vào một khu rừng với bốn bề im ắng.
c.Đi dạo trên đường mòn trong một khu rừng. d.Tìm kiếm một người thân bị lạc trong rừng.
Câu 2. Người cha yêu cầu người con chào bà cụ vì:
a.Người cha muốn làm quen với bà cụ. b.Bà cụ là một người lớn tuổi hơn hai cha con.
c.Bà cụ là một người quen cũ của người cha. d.Người cha muốn dạy con biết tôn trọng người
khác
Câu 3. Khi chào bà cụ và được bà cụ chào lại, cậu bé có cảm nhận:
a.Thấy lòng vui sướng, mọi vật xung quanh đẹp hơn. b.Yêu thương bà cụ hơn và tâm hồn mở
rộng hơn.
c.Bốn bề im ắng, mọi vật xung quanh không thay đổi. d.Ngạc nhiên và sửng sốt nhìn mọi vật
xung quanh
Câu 4. Em học được bài học gì qua câu chuyện này?
………..………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
…………………
Câu 5. Trong lớp học, có một số bạn khi gặp người lớn thì không biết chào hỏi. Nếu em
gặp những tình huống như vậy em sẽ làm gì?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Tìm và gạch dưới quan hệ từ có trong câu sau:

“ Màu xanh và sự im lặng, cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ như làm châm vào da,
tất cả nhè nhẹ đưa óc tôi liên tưởng đến phong cảnh xứ Phần Lan tôi đã nhiều lần tưởng tượng
qua sách vở.”

Câu 8. Tìm một câu thành ngữ, tục ngữ về tình cảm gia đình
………………………………………………………………………………………...……….
………………………………………………..........................................…..……….
……………...
Câu 9. Em hãy đặt 1 câu có sử dụng quan hệ thể hiện cảm xúc của bản thân khi làm được
một việc tốt
………………………………………………………………………………………...……….
………………………………………………..........................................…..……….
………………
Câu 10. Trong câu sau: Đứa bé ngạc nhiên hỏi lại:
- Vì sao phải nói với cụ như thế hả cha? Chúng ta có quen gì bà cụ đâu?
Đại từ xưng hô trong câu trên là: ...................

Câu 11: Trong câu: “Con thấy đấy, lời chào có tác dụng rất kì lạ. Nó khơi dậy những tình cảm
tin cậy, gần gũi với nhau giữa người với người.”

Đại từ “nó” trong câu thay thế cho ......................................................................

Câu 12: Chia các từ sau thành 2 nhóm: sung sướng, bất hạnh, may mắn, khốn khổ, cơ cực,
cực khổ, toại nguyện, vô phúc, tốt lành

Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc Từ trái nghĩa với từ hạnh phúc

Câu 13: Gạch dưới cặp quan hệ từ và cho biết ý nghĩa của nó:

a.Hoa sen không những đẹp mà nó còn mang ý nghĩa rất cao quý.
………………………………………………………………………………………………….
b.Hễ bạn Nam cất tiếng hát thì bầu không khí trong lớp sẽ trở nên im ắng hơn.
………………………………………………………………………………………………….

c.Tuy bạn ấy không đẹp nhưng bạn ấy rất tốt bụng.

………………………………………………………………………………………………….

ĐÁP ÁN

Câu 1. Người cha cùng đứa con nhỏ gặp một cụ già trong hoàn cảnh:
a.Đang say sưa nghe chim hót và suối reo. b.Bị lạc vào một khu rừng với bốn bề im ắng.
c.Đi dạo trên đường mòn trong một khu rừng. d.Tìm kiếm một người thân bị lạc trong rừng.
Câu 2. Người cha yêu cầu người con chào bà cụ vì:
a.Người cha muốn làm quen với bà cụ. b.Bà cụ là một người lớn tuổi hơn hai cha con.
c.Bà cụ là một người quen cũ của người cha. d.Người cha muốn dạy con biết tôn trọng người
khác
Câu 3. Khi chào bà cụ và được bà cụ chào lại, cậu bé có cảm nhận:
a.Thấy lòng vui sướng, mọi vật xung quanh đẹp hơn. b.Yêu thương bà cụ hơn và tâm hồn mở
rộng hơn.
c.Bốn bề im ắng, mọi vật xung quanh không thay đổi. d.Ngạc nhiên và sửng sốt nhìn mọi vật
xung quanh
Câu 4. Em học được bài học gì qua câu chuyện này?
- Hiểu được ý nghĩa của lời chào, lời chào thể hiện sự tôn trọng người khác, làm cho mọi
người trở nên gần gũi nhau hơn.
Câu 5. Trong lớp học, có một số bạn khi gặp người lớn thì không biết chào hỏi. Nếu em
gặp những tình huống như vậy em sẽ làm gì?
- Em sẽ khuyên bạn nên chào người lớn và nói cho bạn bết ý nghĩa của lời chào
Câu 7: Tìm và gạch dưới quan hệ từ có trong câu sau:

“ Màu xanh và sự im lặng, cảnh bao la của núi rừng và không khí mát mẻ như làm châm vào
da, tất cả nhè nhẹ đưa óc tôi liên tưởng đến phong cảnh xứ Phần Lan tôi đã nhiều lần tưởng
tượng qua sách vở.”

Câu 8. Tìm một câu thành ngữ, tục ngữ về tình cảm gia đình
………………………………………………………………………………………...……….
………………………………………………..........................................…..……….
……………
Câu 9. Em hãy đặt 1 câu có sử dụng quan hệ thể hiện cảm xúc của bản thận khi làm được
một việc tốt.
- Em không những thấy vui mà em còn cảm thấy hạnh phúc khi giúp mẹ làm việc nhà.
Câu 10. Trong câu sau: Đứa bé ngạc nhiên hỏi lại:
- Vì sao phải nói với cụ như thế hả cha? Chúng ta có quen gì bà cụ đâu?
Đại từ xưng hô trong câu trên là: cha, chúng ta.

Câu 11: Trong câu: “Con thấy đấy, lời chào có tác dụng rất kì lạ. Nó khơi dậy những tình
cảm tin cậy, gần gũi với nhau giữa người với người.”

Đại từ “nó” trong câu thay thế cho cụm từ: “lời chào”

Câu 12: Chia các từ sau thành 2 nhóm: sung sướng, bất hạnh, may mắn, khốn khổ, cơ cực,
cực khổ, toại nguyện, vô phúc, tốt lành

Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc Từ trái nghĩa với từ hạnh phúc
sung sướng, may mắn, toại nguyện, tốt lành Bất hạnh, khổ cực, cơ cực, cực khổ, vô phúc
Câu 13: Gạch dưới cặp quan hệ từ và cho biết ý nghĩa của nó:

a. Hoa sen không những đẹp mà nó còn mang ý nghĩa rất cao quý.
...............................................................................................................................................................
b. Hễ bạn Nam cất tiếng hát thì bầu không khí trong lớp sẽ trở nên im ắng hơn.

.................................................................................................................................................................

c. Tuy bạn ấy không đẹp nhưng bạn ấy rất tốt bụng.

.................................................................................................................................................................

Câu 14: Xác định CN,VN trong các câu sau:


a. Một người cha cùng đứa con nhỏ đang đi trên đường mòn trong rừng.
b. Mọi vật xung quanh như đang thay đổi.
c. Trên cành cây cao, gió lướt nhẹ nhàng.

Câu 15: Tìm từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Đứa con nhìn với vẻ mặt sửng
sốt.”

.............................................................................................................................................................
Câu 16: Tìm nghĩa chuyển và nghĩa gốc từ sau: bánh ........................................................

You might also like