You are on page 1of 4

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU: DẤU HAI CHẤM, DẤU NGẶC KÉP, DẤU GẠCH NGANG

I. Dấu hai chấm


Tác dụng của dấu hai chấm:
- Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
VD: Loan hoảng hốt nói với Hoa:
- Chúng mình muộn giờ thi rồi.
- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
VD: Trên bàn bày la liệt đủ thứ: Sách, vở, hộp thuốc, giấy tờ, bát, đĩa, …
II. Dấu ngoặc kép
Tác dụng của dấu ngoặc kép:
- Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật
VD: Hòa nghĩ: “Mình không thể làm mẹ buồn thêm nữa”.
- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt.
VD: Cả lớp ồ lên thích thú, thì ra là Ngọc “danh ca” đã quyết định đứng lên hát một
bài.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
VD: Ngọc nói với mẹ: “Con hứa sẽ cố gắng chăm học mẹ ạ”.
III. Dấu gạch ngang
Tác dụng của dấu gạch ngang:
- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
VD: - Cậu đi đâu đấy?
- Mình vừa đi học về.
- Đánh dấu phần chú thích.
VD: Lan – hoa khôi của trường là một cô gái vừa đẹp người lại đẹp cả nết.
- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
VD: Công việc cần làm trong ngày:
- Nấu cơm
- Dọn dẹp nhà cửa
- Đón em
- Hoàn thành bài tập
BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Câu 1: Tìm từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu sau
"Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với …… hay
………"
A. dấu gạch chéo …. dấu ngoặc kép.
B. dấu ngoặc đơn …dấu ngoặc kép.
C. dấu ngoặc kép …. dấu gạch đầu dòng.
D. dấu ngoặc đơn …. dấu gạch ngang.
Câu 2: Tìm câu được đặt trong dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau
Bà đi chợ về. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thúng xuống gọi to: “Bống ơi... ơi... Bống
đâu rồi?”. Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy
về nhà.
A. Bà đi chợ về.
B. Vào đến sân nhà, bà bỏ cái thúng xuống gọi to: “Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?”.
C. Bống ơi... ơi... Bống đâu rồi?
D. Bống đang chơi với các bạn bên hàng xóm. Nghe tiếng bà gọi, nó ù té chạy về nhà.
Câu 3: Em hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau đây
Khi mặt trời mọc, tôi tìm tới bảo ong đất: "Ong đất này, ong đất hãy bay tới đém cỏ
phía đông dưới gốc dẻ gai, cạnh bốn hòn sỏi xanh, ong đất sẽ thây một món quà sẻ
đồng tìm ra và tặng riêng ong đất”. Tôi hồi hộp đợi ong đất trở về.
A. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp
B. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 4: Em hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau đây
Kiến ở đông quá. Thành ngữ “đông như kiến" thật đúng. Đường ngang lối dọc chỗ
nào cũng đầy kiến.
A. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp
B. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 5: Giải thích công dụng có dấu ngoặc kép trong những đoạn trích sau
Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão
già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”.
A. Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp
B. Dấu ngoặc kép dùng với ý mỉa mai, châm biếm
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 10: Tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau
Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”.
Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ.
Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”
A. “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”
B. “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn
mùi soa.”
C. Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp
D. Cả A, B
Câu 11: Em hãy lựa chọn vị trí thích hợp để đặt dấu câu trong câu sau
“Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa ba ơi, con xin phép đi học nhóm.”
A. Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa: “Ba ơi, con xin phép đi học nhóm.”
B. Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa ba ơi, con xin phép: “đi học nhóm”.
C. Dắt xe ra cửa, tôi: “Lễ phép thưa ba ơi, con xin phép đi học nhóm.”
D. Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa ba ơi: “Con xin phép đi học nhóm.”
Câu 12: Dấu ngoặc kép đã được đặt đúng vị trí trong câu nào dưới đây?
“Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận
quà.”
A. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo Em nào làm việc chăm chỉ “sẽ được nhận
quà."
B. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và “bảo: Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận
quà."
C. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: "Em nào làm việc chăm chỉ sẽ được nhận
quà."
D. Nàng tiên vung cây đũa thần lên và bảo: "Em nào làm việc chăm chỉ” sẽ được nhận
quà.
Câu 13: Dấu ngoặc kép đã được đặt đúng vị trí trong câu nào dưới đây?
A. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.
B. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: “Cây xoài này, ông mang từ Cao Lãnh về trồng.”
C. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, “ông mang từ Cao Lãnh về trồng”.
D. Tôi vẫn nhớ như in lời kể của bà: Cây xoài này, ông mang từ “Cao Lãnh” về trồng.
Câu 14: Tìm những câu có chứa dấu gạch ngang (dấu -) trong đoạn văn sau
“Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:
- Cháu con ai?
- Thưa ông, cháu là con ông Thư.”
A. - Cháu con ai?; - Thưa ông, cháu là con ông Thư
B. Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi
C. – Cháu con ai?
D. – Thưa ông, cháu là con ông Thư
D. Câu khiến
Câu 15: Trong khổ thơ sau, dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm
gì?
Có bạn tắc kè hoa
Xây "lầu" trên cây đa
Rét, chơi trò đi trốn
Đợi ấm trời mới ra.
A. Dấu ngoặc kép được dùng trong trường hợp này chính là để đánh dấu từ “lầu”
được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
B. Dấu ngoặc kép được dùng trong trường hợp này chính là để trích dẫn lại một câu
nói.
C. Dấu ngoặc kép được dùng trong trường hợp này chính là để trích dẫn lại một câu
danh ngôn của ai đó.
D. Cả A, B, C

You might also like