You are on page 1of 11

ÔN TẬP GKII

I. LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Câu 1: Câu nào dưới đây là câu ghép?
a. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
b. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn.
c. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy.
Câu 2: Các vế trong câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào?
“Đêm đã rất khuya nhưng anh Thành vẫn ngồi bên máy vi tính.”
a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối)
b. Nối bằng quan hệ từ
c. Nối bằng cặp quan hệ từ.
Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “công dân”?
a. Người làm việc trong cơ quan nhà nước.
b. Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.
c. Người lao động chân tay làm công ăn lương.
Câu 4: Nhóm từ nào chứa tiếng "công" có nghĩa là "không thiên vị"?
a. Công tâm, công minh, công bằng.
b.Công dân, công nghiêp, công lý.
c. Công an, công chúng, công viên.
Câu 5: Chọn cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm cho hoàn chỉnh câu ghép
sau:“...... tôi có đôi cánh...... tôi sẽ bay lên mặt trăng”.
a. Tuy...nhưng...
b. Vì...nên...
c. Giá mà...thì...
Câu 6: Câu ghép: "Mấy người trong nhà vọt ra, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù...."
có mấy vế câu.
a. Có2 vế câu. b. Có 3 vế câu. c. Có 4 vế câu.
Câu 7: Từ "chân" trong câu "Chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở sát chân tường" mang nghĩa gì ?
a. Nghĩa gốc
b. Nghĩa chuyển
c. Cả a và b đều sai
Câu 8: Quan hệ từ trong câu sau là: " Tuy em bị đau chân nhưng em vẫn cố gắng đi học
đầy đủ."
a. Em... em...
b. Tuy...
c. Tuy... nhưng...
Câu 9: Chọn cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm cho hoàn chỉnh câu ghép
sau:“...tôi có đôi cánh...tôi sẽ bay lên mặt trăng ”.
a. Tuy...nhưng... b. Vì...nên... c. Giá mà...thì...
Câu 10: Câu: Tại sao bạn cứ ôm nhiều việc vào người cho vất vả?. Từ ôm trong câu mang
nghĩa?
a. Nghĩa gốc. b. Nghĩa chuyển.
Câu 11: Nhóm từ nào dưới đây chỉ người, cơ quan tổ chức thực hiện công việc bảo vệ trật
tự, an ninh?
a. Công an, đồn biên phòng. b. Cảnh giác, bảo mật. c. Xét xử, giữ bí mật.
Câu 12: Các vế trong câu ghép: “Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn:
hôm nay tôi đi học.” được nối với nhau bằng cách nào?
a. Nối trực tiếp (không dùng từ nối) b. Nối bằng cặp quan hệ từ. c. Nối bằng quan hệ từ.
Câu 13: Dòng nào dưới đây chứa những từ láy ?
a. Mếu máo, rưng rưng, thỉnh thoảng, lung linh, rì rào.
b. Mếu máo, nảy mầm, thỉnh thoảng,lung linh, rì rào.
c. Mếu máo, vài vòng, thỉnh thoảng,lung linh, rì rào.
Câu 14: Trong câu: “Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.” hai vế câu được
nối với nhau bằng:
a.Nối trực tiếp bằng dấu câu. b.Nối bằng cặp quan hệ từ. c. Cả a và b đều đúng.
Câu 15: Các ca sĩ luôn giữ gìn hình ảnh của mình trước …
A. công dân B. công chúng C. công nhân D. người dân
Câu 16: Từ ngữ nào dưới đây có thể thay thế cho từ in đậm để hai câu văn không bị lặp
từ? Ben là một thần đồng âm nhạc. Ben đã dành rất nhiều thời gian để chơi đàn.
A. Cậu B. Mình C. Tôi D. Nó
Câu 17: Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong câu dưới đây:
a. … Ben chơi nhạc với một niềm say mê … bạn còn chơi với một tình yêu mãnh liệt.
b. … sức mạnh của tình bạn … Ben đã vượt qua nỗi đau để tiếp tục hành trình chinh phục âm
nhạc của mình.
Câu 18: Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng “công” có nghĩa là của chung, của nhà
nước?
a. công minh b. công nhân c. công cộng d. công lí
Câu 19: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau:
“Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.”
a. đơn giản b. đơn điệu c. đơn sơ d. đơn thuần
Câu 20: Câu nào sau đây là câu ghép:
a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền
thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
Câu 21: Các câu trong đoạn văn sau “Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi
thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô
chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống.” Liên kiết với nhau
bằng cách lặp lại từ:
A. Cô B. Tôi C. Cô và tôi
Câu 22: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “ trật tự”
A. Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
B. Trạng thái bình yên, không có chiến tranh.
C. Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào.
Câu 23: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “bền chắc” ?
a. bền chí b. bền vững c. bền bỉ d. bền chặt
Câu 24: Dòng nào dưới đây có các từ in đậm đồng nghĩa ?
a. gian lều cỏ tranh/ ăn gian nói dối
b. cánh rừng gỗ quý/ cánh cửa hé mở
c. hạt đỗ nảy mầm/ xe đỗ dọc đường
d. một giấc mơ đẹp/ rừng mơ sai quả
Câu 25: Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
Thủy Tinh dâng nước cao………….Sơn Tinh làm núi cao lên……………………..
Câu 26: Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền,
những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn
như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?
a. Lặp từ ngữ. b. Thay thế từ ngữ. c. Dùng từ ngữ nối. d. Dùng quan hệ từ.
Câu 27: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.
b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.
c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn.
d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.
Câu 28: Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề
ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?
a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.
c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.
d. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
Câu 29: “Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức
sinh nhật cho bà”. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là:
A. Danh từ B. Động từ C. D. Quan hệ từ
Câu 30: Có thể thay từ “công dân” trong câu dưới đây bằng từ đồng nghĩa nào?
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân.
A. người dân B. dân tộc C. nông dân D. dân chúng
Câu 31: Chọn cặp từ thích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây:
Prô-mê-tê … vi hành xuống hạ giới, Thần … thấy ngọn lửa bùng cháy khắp nơi.
A. vừa … đã B. càng … càng C. tuy … nhưng D. không những … mà còn
Câu 32: Chọn từ thích hợp nhất trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để liên kết hai câu
văn dưới đây: (Nàng Trăng/ Nàng/ Nó/ Cô ta)
Nàng Trăng hôm nay lộng lẫy hơn hẳn mọi hôm. ...... lặng lẽ kéo chiếc rèm mây xốp như bông
gòn, soi mình vào chiếc gương khổng lồ của mặt sông để rồi tỏa sáng vằng vặc.
Câu 33: Gạch dưới từ ở câu thứ hai được dùng để liên kết với câu thứ nhất.
Thần Prô-mê-tê là vị thần rất tốt bụng. Ông đã lấy ngọn lửa của thần Dớt để trao cho loài
người.
Câu 34: Em hãy chọn cặp từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (0,5 điểm)
(vừa… đã, càng… càng, không những… mà còn, vì … nên)
a. Trời … mưa, đường … trơn.
b. … về đến nhà, nó … gọi mẹ ngay.
c. … trời mưa to … em không đi chơi.
d. Nó … học giỏi … hát hay.
Câu 35: Điền cặp từ thích hợp vào các chỗ trống dưới đây:
a) Tiếng hót vang đến…, khu rừng rộn rã đến…
b) Trời… hửng nắng, những đóa hoa … đua nhau khoe sắc.
Câu 36: Xác định các thành phần trong câu sau:
“Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.”

Câu 37: Đặt một câu ghép mà các vế nối với nhau bằng cặp quan hệ từ vì - nên.
……………………………………………………………………………………………………
Câu 38: Hãy thêm một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:
a.Vì trời mưa to............................................................................................
b.Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn.............................................
Câu 39: Phân tích thành phần câu:
Sấm rền vang, chớp lóe sáng rạch xé không gian.
……………………………………………………………………………………………………
Câu 40: Đặt một câu ghép mà các vế nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ biểu thị
nguyên nhân - kết quả.:
..........................................................................................................................................
Câu 41: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau:
Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới bàn chân đua nhau tỏa

hương.

Câu 42: Phân tích thành phần câu:


Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
……………………………………………………………………………………………………
Câu 43 : Đặt một câu ghép mà các vế nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ biểu thị tương
phản:
……………………………………………………………………………………………………
Câu 44: Phân tích thành phần câu:
Mỗi mùa xuân, thơm lừng hoa bưởi
……………………………………………………………………………………………………
Câu 45: Thêm một vế câu để tạo thành câu ghép.
Mẹ là người em yêu thương nhất nên …………………………………………………………
Câu 46: Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến?
………………………………………….……………………………………………………..
Câu 47 : Em hãy đặt một câu ghép có quan hệ tương phản giữa hai vế câu nói về ý chí
vượt khó của bản thân em.
………………………………………….……………………………………………………..
Câu 48: Khoanh tròn vào quan hệ từ trong câu ghép sau:
Nếu lớp bạn đứng nhất thì chúng tôi cũng vào hàng thứ hai.
Câu 49: Các vế trong câu: “ Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở
bền chắc.” Được nối với nhau bằng cách nào ?
………………………………………….……………………………………………………..
Câu 50: Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?
………………………………………….……………………………………………………..
Câu 51: “Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài
thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.”
Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép?
………………………………………….……………………………………………………..
Câu 52: Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên?
Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà.
………………………………………….……………………………………………………..
Câu 53 Cho câu: “Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương.” Bộ phận nào trả lời
cho câu hỏi “Ai (cái gì)?
………………………………………….…………………………………………………….
Câu 54: Phân tích thành phần câu:
Mấy chục năm qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi có
nhiều
thay đổi.
Câu 55: Tìm từ trái nghĩa với từ “khéo” .
………………………………………….…………………………………………………….
Câu 56: Viết lại câu sau cho hay hơn:
Bố của bạn trong câu chuyện đã chết khi đi tuần tra biên giới.
………………………………………….…………………………………………………….
Câu 10. Viết lại hai câu văn dưới đây có sử dụng từ ngữ nối để liên kết.
Hoa đào tượng trưng cho mùa xuân, sự may mắn, hạnh phúc. Nó được chọn để trang trí hay đặt
trang trọng trên bàn thờ gia tiên ngày Tết.
………………………………………….…………………………………………………….
………………………………………….…………………………………………………….
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
II. BÀI TẬP CHÍNH TẢ
Bài 1: Điền l / n:
...o ...ê, ...o ...ắng, ...ưu ...uyến, ...ô ...ức, ...óng ...ảy, ...ăn ...óc,
...ong ...anh, ...ành ...ặn, ...anh ...ợi, ...oè ...oẹt, ...ơm ...ớp.
Bài 2: Tìm từ có tiếng: la, lạc, lạm, nam, lam, lan, nan, nanh, lao, lát, lăm, lăng, năng, lập,
neo, nép, linh, nòng, lóng, lỗi, lung, nương.
………………………………………….…………………………………………………….
………………………………………….…………………………………………………….
………………………………………….…………………………………………………….
………….……………………………….…………………………………………………….
Bài 3: Điền ch / tr:
……ong …..ẻo, …..òn ….ĩnh, ….ập ….ững, ….ơ ….ọi,
….e ….ở, …..úm ……ím, ….ẻ ….ung, ….en …..úc,
….ải …..uốt, …..ạm ….ổ, ….ống ….ải.
Bài 4: a, Điền chung / trung: b) Điền chuyền hay truyền:
Trận đấu …….... kết. (chung) Vô tuyến .... hình. (truyền)
Phá cỗ .......... Thu. (Trung) Văn học ... miệng. (truyền)
Tình bạn thuỷ ……....(chung) Chim bay .... cành. (chuyền)
Cơ quan ……... ương. (trung) Bạn nữ chơi .... (chuyền)
Bài 5: Tìm từ có chứa tiếng: cha, chả, chai, trải, chạm, tranh, châm, chân, châu, che, trí,
chí, triều, chông, trống, trở, chuyền, trương, chướng.
………………………………………….…………………………………………………….
………………………………………….…………………………………………………….
………………………………………….…………………………………………………….
………….……………………………….…………………………………………………….
Bài 6: Điền x/s:
……ơ ……uất …..uất ……ứ …..ót …..a …..ơ …..ài
……ứ ……ở …..a ……ôi ….ơ ……ác …..ao …..uyến
……ục ……ôi …..ơ …..inh …..inh …..ôi ……inh ……ắn
Bài 7: Tìm:
- Từ láy có phụ âm đầu s: ………………………………………….
- Từ láy có phụ âm đầu x: ………………………………………….
- Từ ghép có phụ âm đầu s đi với x: ………………………………………….
Bài 8: Tìm từ có tiếng: sa, xác, xao, xát, sắc, song, sổ, xốc, xông, sôi, sơ, xơ, xuất, suất, sử, xử.
………………………………………….…………………………………………………….
………………………………………….…………………………………………………….
………….……………………………….…………………………………………………….
Bài 9: Điền gi/ d/ r:
…..ạy …..ỗ, ……ìu …..ắt, ……áo ……ưỡng, …...ung …..inh,
…..ực …..ỡ, ……ảng …..ải, …..óc …..ách, …..an …..ối,
Bài 10: Điền d/ r/ gi:
- …….ây mơ ……ễ má.
- …..út ….ây động …ừng.
- …..ấy trắng mực đen.
- ……ương đông kích tây.
- …..eo …..ó gặt bão.
- …..ãi …..ó ….ầm mưa.
- ….ối …..ít tít mù.
- …..ốt đặc cán mai.
- …..anh lam thắng cảnh.
Bài 11: Tìm 3-5 từ có chứa tiếng: gia, da, rả, giả, dã, rã, dán, gián, dang, giang, danh, giành,
rành, dành, giao, dò, dương, giương, rương.
………………………………………….…………………………………………………….
………………………………………….…………………………………………………….
………….……………………………….…………………………………………………….
Bài 12: Điền c/k/q:
….ì …..ọ ….iểu ….ách ….ì …uan …..im …..ương
….ính ….ận …..ảm ….úm ….uả …..uyết ….ảnh ….uan
Bài 13: Tìm các từ láy có phụ âm đầu “cờ” ghi bằng các con chữ q/k/c.
………………………………………….…………………………………………………….
………………………………………….…………………………………………………….
………….……………………………….…………………………………………………….
Bài 14: Điền c/k/q
- …..ày sâu cuốc bẫm.
- …..ốc mò …..ò xơi.
- ……ết tóc xe tơ.
- ……ông thành danh toại.
- ……uýt làm …..am chịu.
- ……en hơi bén tiếng.
- …..én …..á chọn …..anh.
- ……ề vai sát ……ánh.
Bài 15: Điền g/gh
…..ần …..ũi, …..ắt ….ỏng, ….an …..óc, …..en ….ét,
….i nhớ, …..ọn ….àng, …..ê …..ớm, …..ang thép,
…..ồng …..ánh, …..ồ …….ề.
Bài tập 16: Điền ng/ngh
……e …..óng, …..ả ……iêng, ……ênh …..ang, …..uệch …..oạc,
….úng ….uẩy, …..ốc …..ếch, ……ĩ …..ợi, …..êu …..ao,
…..ịch …..ợm, …..oan …..oãn, ……ấp …..é, …..ang ….ạnh,
…..ay ….ắn, …..ượng …..ịu, …..ông …..ênh.
Bài 17: Hãy viết tên 5 địa danh của Việt Nam.
………………………………………….…………………………………………………….
………………………………………….…………………………………………………….
Bài 18: Hãy viết tên 5 người và địa danh vùng dân tộc ít người.
………………………………………….…………………………………………………….
………………………………………….…………………………………………………….
Bài 19: Hãy viết tên 5 người và địa danh nước ngoài
………………………………………….…………………………………………………….
………………………………………….…………………………………………………….
Bài 20: Hãy tìm 5 cụm từ chỉ các tổ chức, đơn vị, cơ quan, đoàn thể,... và viết lại cho đúng
quy tắc viết hoa.

………………………………………….…………………………………………………….
………………………………………….…………………………………………………….

You might also like