You are on page 1of 6

ĐỊNH LÝ, CHỨNG MINH ĐỊNH LÝ

Môn học/HĐGD: Toán; Lớp: 7


(Thời gian thực hiện: 02 tiết)
I. Mục tiêu
Yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT 2018:
−Nhận biết được thế nào là một định lí, chứng minh một định lí
1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: Định lý, cấu trúc của một định
lý(GT,KL), chứng minh một định lý.
2. Về năng lực
− Nhận diện được một định lý.
− Đưa một định lý về dạng “Nếu... thì...”. Làm quen với mệnh đề logic: p
−Viết được cấu trúc của một định lý(GT-KL).
− Cách chứng minh một định lý.
− Vận dụng được kiến thức để chứng minh một số định lý đã gặp.
3. Về phẩm chất: Rèn luyện sự cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học các bài tập liên quan
đến định lý , chứng minh định lý. Tự tin, tự chủ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu: SGK Toán 7.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 5 phút)
a) Mục tiêu: HS làm quen với câu có dạng “Nếu ... thì...”.
b) Tổ chức thực hiện
#1: GV giao nhiệm vụ như sau như mục Nội dung.
Nội dung: HS được yêu cầu hoạt động nhóm,trao đổi với nhau:
-Một bạn của nhóm này đọc “Nếu..”,các nhóm khác sẽ điền tiếp vào câu sau “thì...”
-Điền tiếp vào các câu sau;
“Nếu hai góc đối đỉnh thì....”
“Nếu hai đường thẳng cùng... thì chúng song song.”
#2: HS thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu, trao đổi với các bạn để đưa ra các câu có dạng
“Nếu ...thì...” và điền vào chỗ trống các câu . GV quan sát, điều hành lớp và gợi ý HS theo
yêu cầu.
Sản phẩm: Kết quả của HS được trình bày trước lớp,viết vào vở:
1. Các câu có dạng “Nếu...thì...”: Nếu chuồn chuồn bay cao thì nắng, Nếu chuồn chuồn bay
thấp thì mưa.
2. Điền tiếp vào các câu :
“Nếu hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.”
“Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng
song song”
#3: GV tổ chức báo cáo: GV chọn hai HS trình bày kết quả tại chỗ. GV ghi câu trả lời của
HS lên bảng; yêu cầu một số HS khác nhận xét và bổ sung; thảo luận về ý nghĩa của việc
“cấu trúc” của các câu ví dụ đã nêu.

Trang 1/6
#4: GV kết luận: (i) Trong thực tế,chúng ta dùng đo đạc để kiểm nghiệm tính chất “Nếu hai
góc đối đỉnh thì bằng nhau” là đúng. Tuy nhiên, việc đo đạc chỉ cho ta kết quả gần đúng và
chỉ trong một trường hợp cụ thể.Vậy có cách nào để chắc chắn tính chất đó là đúng trong mọi
trường hợp không? Tập suy luận, khẳng định “(Nếu) hai góc đối đỉnh (thì) hai góc bằng
nhau.” Đã được suy ra từ điều đúng ta đã biết là “hai góc kề bù có tổng số đo bằng 180° ” Đó
là một định lý. Để tìm hiểu kĩ hơn về Định lý, thực hiện Hoạt động 2.
2. Hoạt động 2:
*Tìm hiểu về Định lý, cấu trúc của một định lý. (khoảng 15 phút)
a) Mục tiêu: HS bước đầu nhận diện (hình thành)thế nào là định lý, cấu trúc định lý từ
những khái niệm đã biết.
b) Tổ chức thực hiện
#1: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như nêu ở mục Nội dung.
Nội dung: HS được yêu cầu đọc nội dung về khái niệm định lý, cấu trúc của định lý trong
SGK và làm bài tập sau:
1. Câu “Có một và chỉ một đường thẳng đi qua một điểm vuông góc với một đường thẳng
cho trước” có phải là định lý không?
2. Yêu cầu HS lấy ví dụ.
#2: HS thực hiện nhiệm vụ:
1. Đọc SGK, áp dụng để làm bài, ghi kết quả vào vở.
2. Lấy ví dụ.
Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở:
1. Câu “Có một và chỉ một đường thẳng đi qua một điểm vuông góc với một đường thẳng
cho trước” không là một định lý.
2.Ví dụ: “Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng
song song.”
#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận:
1. GV có thể chọn một số HS đứng lên trả lời câu hỏi 1 và giải thích. Các bạn khác tích
cực nêu ra ý kiến.
2. GV gọi một số bạn lên lấy ví dụ câu 2.
3. GV khuyến khích HS trình bày bài làm tại chỗ, ghi kết quả vào vở.
4. .GV ghi kết quả lên bảng và nhấn mạnh cấu trúc của một định lý.
5. “Định lý là một khẳng định được suy ra từ khẳng định đúng đã biết. Mỗi định lý
thường được phát biểu dưới dạng :
Nếu… thì…
-Phần giữa từ “nếu” và từ “thì “ là giả thiết của định lý;
-Phần sau từ “thì” là kết luận của định lý.”

Giả thuyết Kết luận


Trang 2/6

Định lý
*Tìm hiểu cách chứng minh một định lý.
a) Mục tiêu: HS biết cách chứng minh một định lý.
b) Tổ chức thực hiện
#1: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ như nêu ở mục Nội dung.
Nội dung: HS được yêu cầu đọc “Cách chứng minh một định lý” trong SGK và thực hiện
các nội dung sau:
1. HS vẽ hình minh họa định lý, ghi GT,KL ( cấu trúc) của định lý.
2. HS suy luận để chứng minh yêu cầu của KL.
#2: HS thực hiện nhiệm vụ:
1. HS vẽ hình và nêu GT,KL.
2. HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi tại sao lại có được KL đó.
Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở:
1. Ví dụ 1:
Định lý “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”

Giả thiết Góc O1 và góc O3 đối đỉnh


Kết luận Góc O1 = Góc O3
2.Ta có hai góc kề bù có tổng bằng 180°
Ta có :

{^1+ O
O
^ +O
O 3
^2=180°
^ =180 °
2
¿> ¿ {^1=180 °−O
O
^ =180 °−O
O 3
^2
2
^ ^
^ ¿> O1 =O3 (đpcm)

#3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận:


1. GV có thể chọn một số HS đứng lên trả lời câu hỏi 1. Các bạn khác tích cực nêu ra ý kiến.
2. GV khuyến khích HS trình bày bài làm tại chỗ; ghi kết quả vào vở.
3. GV ghi kết quả lên bảng và nhấn mạnh cách chứng minh một định lý.
“Chứng minh một định lý là ta dùng lập luận để từ giả thiết và những khẳng định đúng đã
biết suy ra kết luận của định lý.”
3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 55 phút)
a) Mục tiêu: HS rèn luyện các cách xác định một định lý, cấu trúc một định lý và cách chứng
minh.
b) Tổ chức thực hiện
#1: GV giao cho HS hệ thống câu hỏi, bài tập (từng câu) và yêu cầu làm vào vở.

Trang 3/6
Nội dung: HS được yêu cầu làm các câu hỏi, bài tập sau đây:
Câu 1:Hãy phát biểu phần còn thiếu của kết luận (hoặc giả thiết) trong các định lý sau:
-Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong….?
-Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng… với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song
với nhau.
-Hai góc cùng phụ với một góc thứ ba thì…
Câu 2: Vẽ hình,viết giả thiết,kết luận và trình bày chứng minh định lý sau : “Góc tạo bởi
hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc vuông.”
Câu 3: Có thể coi định lí: “Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba
thì chúng song song với nhau” được suy ra trực tiếp từ định lí về dấu hiệu nhận biết hai
đường thẳng song song không? Suy ra như thế nào?

Câu 4: Em hãy chứng minh định lý: “Hai góc kề bù bằng nhau thì mỗi góc là một góc
vuông.”
#2: GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài.
Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở:
Câu 1:Hãy phát biểu phần còn thiếu của kết luận (hoặc giả thiết) trong các định lý sau:
-Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau.
-Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng
song song với nhau.
-Hai góc cùng phụ với một góc thứ ba thì bằng nhau.
Câu 2:

GT ^
xOy và ^
yOz là hai góc kề bù. Ou là tia phân giác của góc ^
xOy , Ov là tia
^
phân giác của góc yOz .
KL ^ là góc vuông.
uOv

1
xOy nên u^
Vì . Ou là tia phân giác của góc ^ Oy= ^xOy .
2
1
yOz nên ^
Vì . Ov là tia phân giác của góc ^ yOv= ^ yOz
2
1
Vậy .u^Oy+ ^ yOv= ( ^xOy+ ^yOz). (*)
2
^ ^
Vế trái của (*) là uOy+ ^ . Vì ^
yOv= uOv xOy và ^
yOz là hai góc kề bù nên
^ ^
xOy+ yOz=180° .

Trang 4/6
1
Vậy đẳng thức (*) trở thành u^ ^ là góc vuông.
Ov= .180° =90 ° , tức là uOv
2
Câu 3:

Giả sử 2 đường thẳng phân biệt a, b cùng vuông góc với một đường thẳng c.
Ta có : ^ ^2 , mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên a//b (dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng
A 1= B
song song)
Như vậy,định lý “Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng
song song với nhau” được suy ra trực tiếp từ định lí về dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng
song song.
Câu 4:

GT ^
A1 , ^
A 2là 2 góc kề bù ; ^
A 1= ^
A2
KL ^
A 1= ^A 2 = 90°

Ta có : ^
A1 + ^
A2 = 180° (2 góc kề bù)
Mà ^A 1= ^
A2
⇒^
A 1+ ^
A 2 = 180°
⇒2 ^
A1 = 180°
^
⇒ A 1 = 180° :2=90 °
Vậy ^A 1= ^
A 2 = 90°
#3: GV chữa bài tập, thảo luận và kết luận:
Câu 1: a) Chọn một HS trả lời yêu cầu đề bài.GV mời các bạn khác nêu ý kiến .b) GV viết
kết quả lên bảng;
Câu 2: a) Chọn một HS lên bảng làm bài .b)GV nhận xét kết quả bài làm, lưu ý cách trình
bày.Lưu ý: “Hai góc kề bù tổng bằng 180° ”
Câu 3: a) Chọn một HS lên bảng làm bài .b)GV nhận xét kết quả bài làm, lưu ý cách trình
bày.Lưu ý:Dấu hiệu của hai đường thẳng vuông góc “Nếu một đường thẳng cắt hai đường
thẳng phân biệt sao cho cặp góc ở vị trí đồng vị bằng nhau thì hai đường thẳng đó song
song,”

Trang 5/6
Câu 4: a) Chọn một HS lên bảng làm bài .b)GV nhận xét kết quả bài làm, lưu ý cách trình
bày.Lưu ý: “Hai góc kề bù tổng bằng 180° ”
4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ; làm ở nhà)
a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức về định lý, chứng minh một định lý để chứng minh
được một số định lý.
b) Tổ chức thực hiện
#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện.
Nội dung
Câu 1:Vẽ hình minh họa và viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu cho mỗi định lý sau:
a,Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó vuông góc
với đường thẳng còn lại.
b,Hai đường thẳng phân biệt cùng song somg với một đường thẳng khác thì chúng song
song nhau.
c,Qua một điểm cho trước có duy nhất một đường thẳng vuông góc vowsu đường thẳng
cho trước.
Câu 2:Chứng minh định lý “ Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng phân biệt và trong
số các góc tạo thành có một cắp góc so le trong bằng nhau thì các gặp góc đồng vị bằng
nhau .”

#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.


Sản phẩm: Bài làm của HS được ghi vào vở.
#3: GV chọn một số HS nộp bài làm vào thời điểm thích hợp ở buổi sau; nhận xét (và có thể
cho điểm đánh giá quá trình).
#4: GV tổng hợp từ một số bài nộp của HS và nhận xét, đánh giá chung để các HS khác tự
xem lại bài làm của mình.

Trang 6/6

You might also like